Đạo đức kinh doanh không còn là khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng theo nhận định của tác giả đây là vấn đề vẫn mang tính thời sự rất cao mặc dù đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này dưới các hình thức bài báo, sách, giáo trình, tiểu luận, luận văn. như:
- Đề tài của TS Nguyễn Hoàng Ánh, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội về đề tài “ Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, năm 2006, đề tài có đi sâu vào phân tích thực trạng của đạo đức kinh doanh cả nền kinh tế Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu nhưng do việc phân tích lí luận mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm đạo đức kinh doanh nên các đánh giá đưa ra còn chung chung.
94 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang
Danh mục sơ đồ, biểu đồ
Danh mục từ viết tắt
Lời mở đầu………………………………………………………………………1
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1 Khái quát về đạo đức kinh doanh…………………………………………
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.2. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh.
1.1.3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
Tính trung thực.
Tôn trọng con người.
Trung thành và bí mật.
Kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh.
1.1.4.1. Nhân tố bên trong.
1.1.4.2. Nhân tố bên ngoài.
1.2. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp.
1.2.1. Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
1.2.2 .Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng doanh nghiệp.
1.2.3 .Đạo đức kinh doanh góp phần vào cam kết và tận tâm của nhân viên.
1.2.4 .Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.
1.2.5. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận.
1.2.6. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
1.3. Đạo đức kinh doanh ở các nước trên thế giới
1.3.1. Đạo đức kinh doanh của các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết luận chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
2.1. Tổng quan các doanh nghiệp Việt Nam.
2.2. Khái quát văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
2.3. Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1. Doanh nghiệp trong nước
2.3.2. Doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
2.4. Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
2.4.2. Những tồn tại trong đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Kết luận chương 2
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1. Một số định hướng chung phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong thời gian tới.
3.2. Giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.1 Giải pháp về phía Nhà nước
3.2.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp
3.2.3 Giải pháp về phía người tiêu dùng
3.3. Điều kiện thực thi các giải pháp.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Hình 1.1 Vai trò của đạo đưc kinh doanh trong kinh doanh
Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa của từ
Cty
CR
FDI
GSO
MPI
NLĐ
NXB
PGS – TS
TS
QH
UBND
USD
TMCP
TNHH
TP
Công ty
Tem chuẩn hợp quy (Certificate of Registration)
Khu vực vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment)
Tổng cục thống kê (General Statistics Office)
Bộ kế hoạch và đầu tư (Ministry of Plans Investment)
Người lao động
Nhà xuất bản
Phó giáo sư – Tiến sĩ
Tiến sĩ
Quốc hội
Ủy ban nhân dân
Đô la Mĩ
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
LỜI MỞ ĐẦU
Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Đạo đức kinh doanh không còn là khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng theo nhận định của tác giả đây là vấn đề vẫn mang tính thời sự rất cao mặc dù đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này dưới các hình thức bài báo, sách, giáo trình, tiểu luận, luận văn... như:
- Đề tài của TS Nguyễn Hoàng Ánh, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội về đề tài “ Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, năm 2006, đề tài có đi sâu vào phân tích thực trạng của đạo đức kinh doanh cả nền kinh tế Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu nhưng do việc phân tích lí luận mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm đạo đức kinh doanh nên các đánh giá đưa ra còn chung chung.
- Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Đặng Thi Kim Anh nghiên cứu về đề tài: “ Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)”, năm 2011, luận văn nghiên cứu đạo đức kinh doanh trong phạm vi các doanh nghiệp ở Hà Nội và đạo đức kinh doanh được đặt trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội để nghiên cứu nên nghiên cứu về mặt lí luận đưa ra còn bị giới hạn, chưa đầy đủ.
- Luận án tiến sĩ triết học của Đinh Công Sơn về vấn đề “ Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay”, năm 2014, đây một đề tài nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong phạm vi rất rộng đó là toàn bộ nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả đã có sự khảo sát và tổng kết từ những công trình nghiên cứu trước đó để kế thừa, bổ sung thêm những tình hình mới trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của nước ta thời gian gần đây để đưa ra những đánh giá của mình. Theo nhận định của tác giả đạo đức kinh doanh ở Việt Nam đã có những thành tựu ban đầu song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế. Từ đó tác giả đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác và bài tiểu luận do học sinh, sinh viên ở các trường thực hiện về vấn đề đạo đức kinh doanh. Các bài luận được các giáo viên dạy các môn Văn hóa doanh nghiệp hay các môn học có đề cập đến đạo đức kinh doanh đưa ra làm bài tập cho học sinh. Nhìn chung các bài tiểu luận này tập chung phân tích tình hình hình thực tế của đạo đức kinh doanh, do giới hạn của thời gian và phạm vi nghiên cứu nên vẫn đề vẫn chưa được đi sâu.
2.Tính cấp thiết của đề tài.
Tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam thì Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới. Tỷ lệ các cuộc khảo sát năm 2011 cho thấy Việt Nam có bệnh nhân tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần so với Lào, Thái Lan, Philipin và các nước trong khu vực châu Á.
Tại hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư tổ chức ở bệnh viện Bạch Mai tháng 4/2013, ông Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai đã cho biết, số tử vong do ung thư hàng năm ở Việt Nam lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới (tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%).
Vậy đâu là nguyên nhân cho thực trạng trên?
Ung thư được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia thì chủ yếu do nguồn nước và các loại thực phẩm chứa chất độc hại mà người dân phải sử dụng hàng ngày. Thời gian gần đây gần đây, dư luận không ít hoang mang với vụ bún có chất tẩy trắng gây ung thư, 80% rau ngót được tắm thuốc kích thích, thuốc sâu, 90% mẫu nước uống bày bán tại vỉa hè Hà Nội (được kiểm tra ngẫu nhiên) bị phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, khô mực xé đốt cháy tỏa ra mùi nilon... Qua các thông tin được đăng tải trên các trang báo hàng ngày mà thấy xót xa cho người dân Việt Nam, thiết nghĩ ăn để sống, để thưởng thức tận hưởng vậy mà người dân ta “ăn cũng chết mà không ăn cũng chết”.
Để tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc tràn lan và Việt Nam lọt vào top 20 nước có số bệnh nhân ung thư nhiều nhất thế giới như hiện nay, ai phải chịu trách nhiệm? Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là từ sự suy thoái đạo đức và lương tâm con người, người sản xuất lương thực, thực phẩm chỉ còn biết đến tiền đến lợi nhuận mà quên hết đi hai chữ “nhân đức”. Nhưng lỗi chính là do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan nhà nước, sự chồng chéo trong việc xác định trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến hiện trạng đáng buồn là “cha chung không ai khóc”. Để khắc phục suy nghĩ sai lầm và góp phần nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam về đạo đức kinh doanh chúng em đã lựa chọn đề tài: “Đạo đức kinh doanh – Thực trạng và giải pháp ” để nghiên cứu.
3.Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực chất đạo đức và đạo đức kinh doanh.
Thực trạng kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đề xuất giải pháp.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam ( bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… và các doanh ngiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam).
5. Phạm vi nghiên cứu:
Đạo đức kinh doanh được nghiên cứu dưới góc độ nghĩa rộng, là toàn bộ các nhân tố đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Không gian : Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian: Lấy số liệu từ năm 2007 đến năm 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu về kinh tế - tài chính như:
+ Phương pháp luận: tư duy trừu tượng.
+ Phương pháp nghiên cứu 1 vấn đề cụ thể.
+ Phân tích dự báo để đưa ra các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu báo cáo kết quả thực tế để tìm ra các vẫn đề cần giải quyết.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về đạo đức kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Khái niệm đạo đức
Theo quan điểm của chủ nghĩ duy vật lịch sử, đạo đức là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức đặc thù, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người và xã hội loài người. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đạo đức: “ Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội” .
Tuy nhiên nhìn nhận từ góc độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” ( theo từ điển điện tử American Heritage Dictionary).
Do những khái niệm trên nên khi nói đến danh từ đạo đức cần lưu ý một số đặc điểm thuộc về bản chất như sau:
Thứ nhất, đạo đức là một ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là cái có sau và bị tồn tại xã hội quy định.
Thứ hai, chức năng chính của đạo đức là điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người trong xã hội.
Thứ ba, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người dựa trên những quan niệm và các chuẩn mực và quy tắc được xã hội thừa nhận.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thiện, ác, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín…
Thứ tư, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại.
Khái niệm kinh doanh.
Theo điều 2 khoản 4 luật Doanh nghiệp 2005 : Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi cho chủ thể (kinh doanh).
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa trong đó có ý kiến cho rằng : “ Mọi vật chất có thể biến mất đi nhưng cái còn lại sau cùng chính là văn hóa” hay quan điểm “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. . Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa riêng và doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi doanh nghiệp bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh càng trở nên gay gắt thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi chính điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có cái nhìn chính xác về văn hóa doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể hiểu: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp, được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá và hướng dẫn hành vi của các chủ thể hoạt động kinh doanh, chúng được những người hữu quan tự nguyện, tự giác thực hiện và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi mà doanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp.
Đạo đức kinh doanh là một trong những căn cứ quan trọng để một người hay một tổ chức định hình các quyết định, hành động và sau đó được đánh giá từ bên trong ra bên ngoài. Chúng có thể được coi là đúng đắn hoặc không đúng đắn, tùy thuộc cách biện giải của những người hữu quan.
Sự cần thiết cuả đạo đức kinh doanh.
“Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Khi doanh nghiệp tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người luôn được thị trường ủng hộ”
Giáo sư tiến sĩ Koenraad Tommissen cho biết: “Đạo đức trong kinh doanh là vấn đề nền tảng của mọi giá trị, là phần không thể tách rời của mọi hoạt động, là kim chỉ nam, là yếu tố cơ bản tạo ra danh tiếng cho một công ty. Đạo đức là nền tảng của sự thành công và phát triển bền vững. Ông nhấn mạnh: đạo đức được đặt ra và thể hiện khi có sự tương tác với các đối tác, qua cách cư xử với khách hàng, cơ quan chính quyền, báo chí… Có những doanh nghiệp công bố rất nhiều các chuẩn mực về đạo đức nhưng nhân viên không biết hoặc không nhớ, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty”.
Các doanh nghiệp kinh doanh ngày nay được mong chờ sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh có trách nhiệm vượt xa những mong đợi truyền thống. Mặc dù người ta thường nói về kinh doanh theo ý nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận, khắp nơi trên thế giới đều thừa nhận rằng một doanh nghiệp kinh doanh vẫn là một thành viên trong cộng đồng. Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và sự tiến bộ kinh tế không có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị, những chuẩn mực tôn trọng, sự liêm chính và chất lượng của cộng đồng.
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
Tính trung thực.
Đây là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức kinh doanh và cũng là tiêu chí cơ bản để xây dựng đạo đức kinh doanh. Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh có nghĩa là các doanh nhân phải luôn trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, luôn trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (trong giao dịch, đàm phám và kí kết hợp đồng) với người tiêu dùng và trung thực ngay cả với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, chiếm công vi tư dù hàng ngày, hàng giờ vẫn quản lý, tiếp xúc với hàng hóa, tiền bạc của công ty, lại nắm trong tay quyền quyết định, cũng có thể không ai biết việc mình làm ngoài lương tâm của mình. Tính trung thực còn được thể hiện qua việc không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong lời nói và hành động.
Tôn trọng con người.
Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra ác cảm, tự ti. Do đó để xây dựng đạo đức kinh doanh tốt các doanh nghiệp cần quan tâm tôn trọng đến ba nhóm đối tượng sau
Thứ nhất, đối với những ngươi cộng sự dưới quyền không bao giờ đánh giá con người nhân viên, chỉ đánh giá trên phương diện công việc, mọi người trong bộ phận đều phải được đối xử công bằng, không được quyền đối xử tệ với bất kỳ ai, luôn tin tưởng họ khi giao việc, luôn động viên, khuyến khích, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, không bao giờ bắt nhân viên mình phải làm những việc mà chính bản thân mình không muốn làm, tôn trọng thời gian và các quyền hạn hợp pháp khác của nhân viên dưới quyền của mình.
Thứ hai, đối với khách hàng: Khách hàng là người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá tổng hợp trực tiếp của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đó là sự công nhận của khách hàng đối với doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ và công nhân. Sự tôn trọng đầy đủ đối với khách hàng mới là nền để nhận được sự hài lòng của khách hàng. Do đó các doanh nghiệp cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng.
Thứ 3, đối với đối thủ cạnh tranh nhà kinh doanh có đạo đức không nhằm triệt tiêu đối thủ cạnh tranh mà có thái độ cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh bằng tài năng, trí tuệ, bằng uy tín và chất lượng, giá cả, tinh thần phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
1.1.3.3 Trung thành và bí mật.
Bí mật kinh doanh là những thông tin mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh, duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thường không được biết đến ở bên ngoài doanh nghiệp. Trung thành và bí mật đặt ra yêu cầu cho các nhân viên và các cấp quản lý một lòng vì sự phát triển và tồn vong của công ty, trung thành với các nhiệm vụ được giao phó. Ra sức bảo vệ những bí mật kinh doanh của công ty mình, phải coi công ty, doanh nghiệp như chính ngôi nhà của mình, các đồng nghiệp là người thân để cùng nhau giúp doanh nghiệp mình tạo ra những lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
1.1.3.4 Kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận phải giải quyết hài hòa nhất mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa lợi nhuận và đạo đức. Việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ này chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh khi thực hiện các lợi ích chính đáng của mình, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội. Các chủ thể kinh doanh khi hướng tới lợi ích cá nhân mà vẫn tôn trọng lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội thì lợi ích cá nhân mới ổn định và lâu dài.
1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh
1.1.4.1 Nhân tố bên trong.
1.1.4.1.1 Động cơ, mục đích kinh doanh.
Là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến đạo đức kinh doanh. Xác định động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn sẽ giúp các nhà kinh doanh có nhu cầu về sự thành đạt, say mê kinh doanh, khát vọng về cuộc sống giàu sang, sung túc hướng tới hoạt động vì mục đích làm giàu cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
1.1.4.1.2 Quan điểm đạo đức kinh doanh:
Là hệ thống những tư tưởng, quan niệm về đạo đức kinh doanh. Đó là hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo hành vi đạo đức của nhà kinh doanh.
Quan điểm đạo đức kinh doanh chịu sự quy định của những quan điểm đạo đức xã hội. Quan điểm đạo đức của nhà kinh doanh là yếu tố tâm lý ảnh hưởng, chi phối và điều chỉnh thái độ, hành vi của nhà kinh doanh.
1.1.4.1