Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình - Yếu

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có nền giáo dục rất phát triển ở nước ta; là nơi có rất nhiều trường chuyên, lớp chọn, đào tạo nhiều HS giỏi, nhân tài cho đất nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận HS yếu kém không nhỏ. Tỉ lệ HS yếu kém tập trung chủ yếu ở các trường bán công, dân lập, các trường thuộc ‘‘tốp thấp’’ của thành phố. Đối tượng HS chủ yếu của các trường bán công, dân lập, tư thục là HS trung bình – yếu. Kết quả học tập của đa số các HS đều thấp, trong đó hóa học là một trong những môn có kết quả rất thấp. Những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đó là: đầu vào lớp 10 của HS còn thấp; từ kết quả học tập thấp làm cho HS dễ chán nản, ham chơi, lười học; môn Hóa học là môn học tương đối khó với HS; giáo viên chưa có các biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả với đối tượng học sinh trung bình – yếu. Xuất phát là giáo viên hóa học của một trường THPT công lập tự chủ tài chính ở Tp. Hồ Chí Minh (trước đây là trường bán công); tôi luôn trăn trở, nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng học sinh trung bình-yếu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học với đối tượng HS này. Đây cũng chính là ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân ‘‘. lâu nay chúng ta chưa chú trọng lắm tới phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu kém. Cụ thể như số tài liệu, giáo trình giảng dạy cho đối tượng học sinh này còn rất khiêm tốn. Nên chăng, các tỉnh tự nghiên cứu, biên soạn tài liệu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tuyển chọn, tập hợp thành tài liệu chung nhất, phổ biến cho cả nước. ’’. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI LỚP 11 VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH-YẾU’’.

pdf164 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình - Yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Duyên LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Duyên Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUY HẢI Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các chữ viết Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 4 1.2. Nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT ................................................ 5 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 5 1.2.2. Các nguyên tắc của việc dạy học hiệu quả .......................................... 6 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học ....................................... 6 1.2.4. Sử dụng phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông ........................................................................................................ 7 1.3. Thực trạng học sinh yếu bộ môn hóa ở một số trường Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 11 1.3.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 11 1.3.2. Đối tượng điều tra .............................................................................. 11 1.3.3. Tiến hành điều tra .............................................................................. 12 1.3.4. Kết quả điều tra về định lượng ........................................................... 13 1.3.4. Kết quả điều tra về định tính .............................................................. 16 1.4. Học sinh trung bình – yếu ......................................................................... 20 1.4.1. Khái niệm tuổi thanh thiếu niên [21] ................................................. 20 1.4.2. Hoạt động và nhân cách của HS tuổi phổ thông ................................ 21 1.4.3. Đặc điểm tâm lý của HS trung bình – yếu [21], [47] ........................ 22 1.4.4. Những nguyên nhân dẫn đến HS học yếu môn Hóa........................... 23 1.5. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản [45] ............................................................................................................. 26 Kiến thức ...................................................................................................... 27 Kiến thức ...................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA LỚP 11 VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH-YẾU 31 2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình – yếu ............................................... 31 2.1.1. Các kiến thức và quy luật của triết học duy vật biện chứng .............. 31 2.1.2. Các kiến thức về tâm lý học: hứng thú, trí nhớ .................................. 32 2.1.3. Các nguyên tắc dạy học hiệu quả (mục 1.2.2) ................................... 34 2.1.4. Đặc điểm của HS trung bình – yếu (mục 1.4) .................................... 34 2.1.5. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản (mục 1.5) ........................................................................................... 34 2.2. Những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản với đối tượng học sinh trung bình – yếu.................................................... 34 2.2.1. Tổng quan về các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản với đối tượng học sinh trung bình – yếu .................. 34 2.2.2. Biện pháp 1: Thiết kế vở ghi bài chương sự điện li lớp 11 cơ bản ... 37 2.2.3. Biện pháp 2: Xây dựng algorit phương pháp giải các dạng bài tập chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản dùng cho học sinh trung bình – yếu ......................... 49 2.2.4. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập chương sự điện li lớp 11 cơ bản dùng cho học sinh trung bình – yếu ...................................................................... 79 2.3. Thiết kế một số giáo án thực nghiệm ...................................................... 100 2.3.1. Giáo án bài “Sự điện li” .................................................................. 100 2.3.2. Giáo án bài “Axit – Bazơ – Muối” .................................................. 102 2.3.3. Giáo án bài “Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ” ... 105 2.3.4. Giáo án bài “Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li” 108 2.3.5. Giáo án bài “Luyện tập chương 1” ................................................. 112 CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 116 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 116 3.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................... 116 3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 117 3.4. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................ 117 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm ...................................................................... 117 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................ 118 3.4.3. Thu, chấm bài kiểm tra ..................................................................... 119 3.4.4. Thống kê và xử lí số liệu các bài kiểm tra và phiếu điều tra ........... 119 3.4.5. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................... 120 3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSVC : cơ sở vật chất Dd : dung dịch ĐC : đối chứng GV : giáo viên HS : học sinh HTTC : hình thức tổ chức PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PT : phương trình Pư : phản ứng Sbt : sách bài tập Sgk : sách giáo khoa SL : số lượng STT : số thứ tự THCS : trung học cơ sở THPT : trung học phổ thông TN : thực nghiệm TNKQ : trắc nghiệm khách quan TS : Tổng số TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Danh sách các GV tham gia điều tra điều tra thực trạng ........................... 11 Bảng 1. 2. Danh sách các trường có HS được điều tra thực trạng .............................. 12 Bảng 1.3. Phần trăm số HS yếu kém môn Hóa (đánh giá của GV) ............................ 13 Bảng 1.4. Phần trăm số HS có học lực trung bình môn Hóa (đánh giá của GV) ....... 13 Bảng 1.5. Học lực môn Hóa của HS (tự đánh giá của HS) ........................................ 14 Bảng 1.6. Đánh giá về độ khó của môn Hóa (HS) ..................................................... 14 Bảng 1.7. Thống kê học lực cuối năm học 2009 – 2010 (THPT Nguyễn Thị Diệu) . 14 Bảng 1.8. Thống kê hạnh kiểm cuối năm học 2009 – 2010 (THPT Nguyễn Thị Diệu)14 Bảng 1.9. Thống kê TB môn Hóa cả năm 2009 – 2010 (THPT Nguyễn Thị Diệu) .. 15 Bảng 1.10. Thống kê học lực cuối năm học 2009 – 2010 (THPT DL Đông Đô) ........ 15 Bảng 1.11. Thống kê hạnh kiểm cuối năm học 2009 – 2010 (THPT DL Đông Đô) ... 15 Bảng 1.12. Thống kê TB môn Hóa cả năm 2009 – 2010 (THPT DL Đông Đô) ......... 15 Bảng 1.13. Nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa thấp của học sinh THPT (đánh giá của GV)16 Bảng 1.14. Tầm quan trọng của việc tìm ra các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học cho đối tượng học sinh học yếu môn Hóa .............................................................. 17 Bảng 1.15. Nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa của học sinh THPT thấp (tự đánh giá của HS) .................................................................................................................... 18 Bảng 1.16. Nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa cao của học sinh THPT (tự đánh giá của HS) .................................................................................................................... 19 Bảng 2.1. Phân loại một số dạng bài tập chương “Sự điện li” ................................... 50 Bảng 2.2. Số lượng bài của mỗi dạng bài tập ............................................................. 79 Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm (năm học 2010-2011) .......................... 116 Bảng 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm (năm học 2011-2012) .......................... 116 Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm học 2010 – 2011 ................................... 120 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích điểm kiểm tra năm học 2010 – 2011 .................................................................................................................. 121 Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm học 2010 - 2011 ...................................... 122 Bảng 3.6. Các tham số thống kê cơ bản năm học 2010 – 2011 ................................ 122 Bảng 3.7. Thống kê điểm số kiểm tra năm học 2011 – 2012 ................................... 123 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích điểm kiểm tra năm học 2011 - 2012 .................................................................................................................. 123 Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm học 2011 - 2012 ...................................... 124 Bảng 3.10. Các tham số thống kê cơ bản năm học 2011 - 2012 ................................ 124 Bảng 3.11. Ý kiến HS về tác dụng của tài liệu hướng dẫn ghi bài ............................. 125 Bảng 3.12. Ý kiến HS về tác dụng của các algorit (các bước) giải một số dạng bài tập cơ bản .................................................................................................................. 126 Bảng 3.13. Ý kiến HS về hệ thống bài tập kèm theo từng dạng bài tập .................... 127 Bảng 3.14. Ý kiến HS về hiệu quả của các biện pháp mà GV đã sử dụng ................ 128 Bảng 3.15. Ý kiến GV về tác dụng của tài liệu hướng dẫn ghi bài ............................ 129 Bảng 3.16. Ý kiến GV về tác dụng của các angorit (các bước) giải một số dạng bài tập cơ bản và hệ thống bài tập kèm theo ........................................................................ 129 Bảng 3.17. Ý kiến GV về các giáo án đã thiết kế ....................................................... 130 Bảng 3.18. Ý kiến GV về hiệu quả giờ học ............................................................... 131 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt những nguyên nhân HS học yếu môn Hóa ............................... 26 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm học 2010 - 2011 ............ 121 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập năm học 2010 – 2011 ............................. 122 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm học 2011 - 2012 ............ 124 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập năm học 2011 – 2012 ............................. 124 − MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có nền giáo dục rất phát triển ở nước ta; là nơi có rất nhiều trường chuyên, lớp chọn, đào tạo nhiều HS giỏi, nhân tài cho đất nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận HS yếu kém không nhỏ. Tỉ lệ HS yếu kém tập trung chủ yếu ở các trường bán công, dân lập, các trường thuộc ‘‘tốp thấp’’ của thành phố. Đối tượng HS chủ yếu của các trường bán công, dân lập, tư thục là HS trung bình – yếu. Kết quả học tập của đa số các HS đều thấp, trong đó hóa học là một trong những môn có kết quả rất thấp. Những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đó là: đầu vào lớp 10 của HS còn thấp; từ kết quả học tập thấp làm cho HS dễ chán nản, ham chơi, lười học; môn Hóa học là môn học tương đối khó với HS; giáo viên chưa có các biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả với đối tượng học sinh trung bình – yếu. Xuất phát là giáo viên hóa học của một trường THPT công lập tự chủ tài chính ở Tp. Hồ Chí Minh (trước đây là trường bán công); tôi luôn trăn trở, nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng học sinh trung bình-yếu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học với đối tượng HS này. Đây cũng chính là ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân ‘‘... lâu nay chúng ta chưa chú trọng lắm tới phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu kém. Cụ thể như số tài liệu, giáo trình giảng dạy cho đối tượng học sinh này còn rất khiêm tốn. Nên chăng, các tỉnh tự nghiên cứu, biên soạn tài liệu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tuyển chọn, tập hợp thành tài liệu chung nhất, phổ biến cho cả nước... ’’. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI LỚP 11 VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH-YẾU’’. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa lớp 11 dành cho đối tượng học sinh trung bình yếu. − 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa lớp 11 dành cho đối tượng học sinh trung bình – yếu. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài. - Khảo sát thực trạng, tìm ra nguyên nhân học sinh học yếu môn hóa ở một số trường phổ thông ở Tp. HCM. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh yếu lấy lại cơ bản. - Thiết kế giáo án nâng cao hiệu quả dạy học chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản dùng cho học sinh trung bình – yếu. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp đã đề xuất: vở ghi bài, các phương pháp giải bài tập, hệ thống bài tập. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản. - Về địa bàn: Tp. HCM. - Về thời gian: 01/06/2010 – 30/11/2011. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu có tính khoa học, phù hợp, có tính khả thi cao thì sẽ giúp học sinh yếu môn hóa lớp 11 lấy lại căn bản, nâng cao kết quả học tập, nâng cao hiệu quả dạy học. 7. Phương pháp nghiên cứu • Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa. - Phương pháp xây dựng giả thuyết. − • Nhóm các phương pháp nghiên cứu về thực tiễn - Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. • Nhóm các phương pháp toán học - Sử dụng thống kê toán học. - Logic toán học. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Dùng sơ đồ xương cá để biểu diễn nguyên nhân HS học yếu môn hóa. - Xây dựng được tài liệu giảng dạy phù hợp chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản dùng cho học sinh trung bình – yếu, như: + Vở ghi bài. + Algorit phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản. + Hệ thống bài tập. - Thiết kế giáo án có tích hợp các tài liệu đã biên soạn chương “Sự điện li” lớp 11 cơ bản dùng cho học sinh trung bình – yếu. − Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Từ lúc hình thành ý tưởng đến khi bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài; Về vấn đề bồi dưỡng nâng cao kết quả học tập cho HS THPT đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án đề cập đến. Sau đây là một số ví dụ: - Trần Thị Hoài Phương (1996), Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu hóa lấy lại căn bản, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Trần Đức Hạ Uyên (2003), Phụ đạo học sinh yếu, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Nguyễn Nữ Hoàng Duyên (2004), Giúp học sinh ghi nhớ hiệu quả trong dạy học chương “Oxi – Lưu huỳnh” lớp 10THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Lê Thị Phương Thúy (2004), Nâng cao hiệu quả của bài lên lớp hóa học ở trường THPT phần liên kết hóa học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Văn Vi Hồng (2005), Những sai lầm mà học sinh THPT thường mắc phải khi giải bài tập hóa học và những biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm đó, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Nguyễn Yến Phương (2007), Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn hóa học THPT bằng các hoạt động của người học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Trịnh Thị Hiền (2008), Một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học các bài về chất ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Trần Thị Trúc Linh (2008), Nâng cao hiệu quả dạy học chương halogen lớp 10 bằng bài tập hóa học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Đào Thị Vân Hạnh (1995), Nghiên cứu sử dụng PPDH có hiệu quả cao trong giảng dạy hoá học ở trường PTCS Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. - Phạm Thế Nhân (1999), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở trường PTTH một số tỉnh miền núi, Luận văn thạc sĩ, ĐH SP Hà Nội. - Đào Nguyên (2004), Sử dụng phương pháp grap kết hợp với một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế. − - Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Xây dựng và giải quyết tình huống có vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy hóa học chương “Sự điện li” lớp 11 PTTH chuyên ban, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh. - Trịnh Thị Huyên (2004), Sử dụng dạy học nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy các khái niệm, định luật và học thuyết hoá học cơ bản trong chương trình hoá học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh. - Nguyễn Vũ Cẩm Thạch (2004), Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học lóp 11 thông qua việc xây dựng blog hóa học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM. - Phạm Thị Hằng (2009), Nâng cao hiệu quả dạy học các nội dung hóa học phân tích ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM. - Phạm Thị Thanh Nhàn (2009), Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới Hóa học 12 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM. - Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề - ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hoá đại cương và hoá vô cơ ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. - Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hoá học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. Trong các đề tài nghiên cứu trên, phần lớn nói về HS giỏi hoặc HS nói chung. Số đề tài về HS yếu còn rất ít, chỉ ở một số khóa luận tốt nghiệp. Đây là điều khó khăn cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài nhưng cũng chính điều này khẳng định tính cấp thiết của đề tài. 1.2. Nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT 1.2.1. Khái niệm Hiệu quả là gì? Theo tác giả Chu Bích Thu [29], “Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”. Theo Tác giả Văn Trân [32], “Hiệu quả là kết quả rõ rệt”. Như vậy, hiệu quả là một danh từ dùng để chỉ kết quả của một việc làm mang lại, kết quả này đạt được theo như yêu cầu, như mong muốn, như mục tiêu đã đặt ra của một người hoặc của tập thể đã thực hiện việc làm đó. Hiệu quả dạy học là gì? − Theo tác giả Bùi Hiền [15], “Hiệu quả giáo dục” là kết quả do hoạt động giáo dục nói chung mang lại trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ cho đối tượng so với yêu cầu đặt ra trong những điều kiện xác định. Hiệu quả giáo dục của một cơ sở đào tạo, một đơn vị trường học cao hay thấp thể hiện bằng những chỉ số đạt được so với kế hoạch như về học lực (xuất sắc, giỏi, khá, yếu kém), về
Luận văn liên quan