Đề tài Đào tạo công tác xã hội tại Việt Nam hội nghị “đào tạo và phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam” ngày 10-12 tháng 11/ năm 2008

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam từng bước đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế-xã hội nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân và tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước chúng ta cần phải chuyên môn hoá các hoạt động nghề nghiệp. Trong đó đặc biệt cần kể tới hoạt động nghề nghiệp của những cán bộ làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội. Mọi vấn đề xã hội đều cần có các nhà chuyên môn để giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề sức khoẻ cần có các nhà chuyên môn về y tế và đòi hỏi đào tạo các bác sỹ, y sỹ để giải quyết vấn đề nhà ở cho người nghèo ở đô thị cần có các kiến trúc sư, các kỹ sư xây dựng; Việc giải quyết các vấn đề thuộc về pháp luật đòi hỏi phải có các luật gia và vì vậy phải đào tạo các luật sư. Như vậy muốn giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội chúng ta cần có các cán bộ xã hội (CBXH) chuyên nghiệp (Social Worker) và họ cần được đào tạo Công tác xã hội (CTXH) một cách hệ thống và bài bản.

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đào tạo công tác xã hội tại Việt Nam hội nghị “đào tạo và phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam” ngày 10-12 tháng 11/ năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM Hội nghị “Đào tạo và phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam” Ngày 10-12 tháng 11/ năm 2008 Đại Học Lao động - Xã hội Hà Nội - Việt nam TS. Bùi Thị Xuân Mai Trưởng Khoa CTXH - ĐH LĐ -XH Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam từng bước đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế-xã hội nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân và tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước chúng ta cần phải chuyên môn hoá các hoạt động nghề nghiệp. Trong đó đặc biệt cần kể tới hoạt động nghề nghiệp của những cán bộ làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội. Mọi vấn đề xã hội đều cần có các nhà chuyên môn để giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề sức khoẻ cần có các nhà chuyên môn về y tế và đòi hỏi đào tạo các bác sỹ, y sỹ để giải quyết vấn đề nhà ở cho người nghèo ở đô thị cần có các kiến trúc sư, các kỹ sư xây dựng; Việc giải quyết các vấn đề thuộc về pháp luật đòi hỏi phải có các luật gia và vì vậy phải đào tạo các luật sư. Như vậy muốn giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội chúng ta cần có các cán bộ xã hội (CBXH) chuyên nghiệp (Social Worker) và họ cần được đào tạo Công tác xã hội (CTXH) một cách hệ thống và bài bản. 1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo công tác xã hội - Nhu cầu đào tạo Thực tế cho thấy chúng ta đang rất thiếu những CBXH có trình độ kiến thức, kỹ năng CTXH chuyên nghiệp. Một đề tài nghiên cứu của trường Cao đẳng Lao động – Xã hội (nay là Trường Đại học Lao động – Xã hội) vào năm 1997 với trên 234 khách thể là cán bộ đang công tác tại ngành Lao động - Thương binh Xã hội đã cho thấy 100% những người được hỏi, cho rằng công việc họ đang làm là cần thiết và rất cần thiết. Một trong những khó khăn mà họ gặp phải trong thực hiện công việc này là sự thiếu kiến thức và kỹ năng trong công tác trợ giúp những nhóm đối tượng. Đại đa số họ (87%) tuy có kinh nghiệm và lòng yêu thích nghề nghiệp, song việc thiếu kiến thức, kỹ năng vấn như một rào cản lớn đối với họ. Một nghiên cứu khác trường Cao đẳng Lao động- Xã hội được tiến hành năm 2000 với trên 400 cán bộ làm công tác với trẻ em ở các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (trước đây), Hội Phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên... cho thấy 100% số người được hỏi cho rằng họ rất cần kỹ năng nghiệp vụ Công tác xã hội như kỹ năng làm việc, hỗ trợ cá nhân, hỗ trợ nhóm, làm việc với cộng đồng, phát triển cộng đồng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra trong số họ chưa ai được đào tạo về Công tác xã hội, phần đông số họ được đào tạo ở các ngành rất khác nhau, không ít người được đào tạo về kỹ sư máy, nông nghiệp, kế toán, số còn lại về kinh tế, giáo dục và chỉ có một số từ các khoa học cơ bản như xã hội học, tâm lý học. Chỉ có rất ít số họ được tập huấn một số nội dung liên quan tới chuyên môn công tác xã hội. Nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2005, một nghiên cứu mang tính tổng quát “Nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam” do Trường Đại học Lao động - Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh, và Đồng Tháp) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của UNICEF đã đưa ra một bức tranh khá tổng quát về thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay càng khẳng định thêm về thực trạng trên. Hầu hết số họ đang thực hiện công tác trợ giúp, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, hôn nhân và gia đình, mại dâm, sức khoẻ tâm thần, HIV/AIDS, lạm dụng chất gây nghiện, nghèo đói, người cao tuổi... Số cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn là rất nhỏ, chủ yếu là qua các lớp ngắn hạn về CTXH. Số cán bộ đã qua các khoá tập huấn “công tác xã hội” mới chỉ chiếm trên 1/2. Mặc dù thâm niên công tác của họ tương đối cao nhưng chuyên môn, nghiệp vụ của họ lại rải rác ở nhiều lĩnh vực như y tế, điều dưỡng, giảng dạy, luật, xã hội học, kế toán và thậm chí còn gồm cả nông nghiệp. Chính vì vậy 100% số họ khẳng định họ rất cần được đào tạo hay tập huấn nâng cao về CTXH. Nếu tính riêng trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trung bình mỗi xã phường cần 1 CBXH, quận huyện cần 2 CBXH, và sở (tại các tỉnh thành) cần 2 CBXH và mỗi trung tâm cần 4 CBXH ở trình độ đại học và họ được bố trí tại 9,976 xã phường, 625 quận huyện, 64 tỉnh thành và hàng trăm trung tâm thì chúng ta cần có trên 12.000 CBXH đã qua đào tạo CTXH. Đó là chưa kể tới số CBXH cần có trong những ngành liên quan như Hội phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, trường học, toà án, các viện nghiên cứu ... Như vậy tổng số nhu cầu CBXH có trình độ đại học cần được đào tạo trên cả nước có thể lên tới 30.000 và phải mất một thời gian khá dài mới đào tạo hết số lượng CBXH trên để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để góp phần đáp ứng nhu cầu CBXH chuyên nghiệp, trong những năm qua Việt nam cũng đã có nhiều nỗ lực để phát triển đào tạo CTXH chính quy hoặc bồi dưỡng nâng cao cho các cán bộ hiện đang làm việc. Bước đầu chúng ta cũng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn. Đến nay chúng ta đã có gần 30 trường tham gia đào tạo CTXH. Tiêu biểu như các trường: ĐH LĐ -XH, ĐH KHXH và NV, ĐH Công đoàn... Khu vực miền trung có Đại học Huế, đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Khu vực phía nam có Đại học mở thành phố HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hiện số lượng thí sinh đăng ký dự thi CTXH tại các trường đại học đào tạo ngành CTXH trong những năm qua tăng liên tục lên tới hàng trăm, hàng nghìn (đơn cử số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào đại học và cao đẳng CTXH của Đại học Lao động Xã hội năm 2006 là 300, năm 2007 là 1000 em), tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh lại hạn chế. Năm 2007 chỉ tiêu được phép tuyển vào hệ đại học của Đại học Lao động - Xã hội là 450 (riêng năm 2008 là 700), đại học KH XH NV là 80, Đại học công đoàn là 60 sinh viên... Sở dĩ, các trường không thể mở rộng qui mô đào tạo bởi họ còn thiếu rất nhiều điều kiện để đáp ứng được nhu cầu đào tạo trên. - Nội dung chương trình đào tạo Nội dung chương trình đào tạo CTXH ở nước ta đã từng bước hội nhập với chương trình đào tạo CTXH trên thế giới. Chương trình khung về đào tạo đại học CTXH do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt năm 2004 bao gồm các nội dung kiến thức về giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp cho ngành CTXH. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp một mặt được cấu thành bởi những kiến thức khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội học, văn hoá, pháp luật, mặt khác nó bao gồm những kiến thức về nghề nghiệp công tác xã hội, như các lý thuyết về CTXH, giá trị đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội và những kỹ năng CTXH như kỹ năng làm việc với cá nhân, gia đình hay nhóm xã hội. Trên cơ sở “phần cứng” với khoảng 60- 70% nội dung do bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, các trường xây dựng thêm các nội dung (môn học/học phần) được xem là thích hợp với đặc thù của lĩnh vực chuyên sâu mà mỗi trường quan tâm trong chương trình đào tạo của trường mình với khoảng 30% số đơn vị học trình toàn khoá. - Hình thức đào tạo Hình thức đào tạo được thực hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo chính qui tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo liên thông. Hình thức đào tạo liên thông từ trung học lên đại học hay cao đẳng lên đại học do Bộ giáo dục và Đào tạo vừa mới thông qua đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng. Lý do là cấp đào tạo CTXH cao nhất trong thời gian vừa qua mới chỉ là cao đẳng và từ năm 2005 mới chính thức có đào tạo CTXH ở trình độ đại học. Đây cũng là một bước tiến mới tạo đà cho đào tạo nguồn nhân lực về CTXH ở bậc cao hơn tại Việt Nam trong thời gian gần đây. - Đội ngũ giảng viên Hiện các trường đang nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực giảng viên CTXH bằng nhiều hình thức như gửi đi đào tạo ở nước ngoài hay đào tạo bồi dưỡng trong nước. Các trường cũng chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực hành. Song đây vẫn đang thực sự là một bất cập lớn nhất trong đào tạo CTXH ở Việt Nam. Hiện nay trong cả nước đã gần 30 trường đào tạo CTXH ở cấp đại học và cao đẳng, tuy nhiên số giảng viên đã có bằng thạc sỹ CTXH (trình độ cao nhất hiện nay) còn rất ít và tập trung ở trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và trường đại học Lao động – Xã hội. Số giáo viên hướng dẫn thực hành CTXH hầu như cũng rất thiếu ở tất cả các trường đặc biệt là cán bộ hướng dẫn thực hành tại cơ sở. - Điều kiện giảng dạy và học tập Cần kể tới các yếu tố như tài liệu, trang thiết bị và hệ thống cơ sở thực hành thực tập. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt tài liệu học tập các trường rất có ý thức tăng cường công tác biên soạn bài giảng, giáo trình CTXH nhằm đáp ứng được nhu cầu của người học. Một số trường như đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Lao động - Xã hội hay đại học Đà Lạt... được xem như nơi cung cấp nguồn tài liệu cho các cơ sở đào tạo khác. Bên cạnh đó các trường đại học như đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ... đã tiến hành biên dịch để đưa vào sử dụng trong trường. Hệ thống cơ sở thực hành cũng được các trường chú trọng như các trường đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh đại học Mở, đại học Lao động - Xã hội và đại học Công Đoàn ... đã xây dựng mạng lưới với sự tham gia của 40-50 các cơ quan, tổ chức, trung tâm, cộng đồng làng, xã tham gia vào hướng dẫn thực hành thực tập cho sinh viên. - Đối với đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện đang làm việc Hiện nay có số cán bộ rất lớn trong các ngành LĐTBXH, UBDSGĐTE (trước đây), Hội phụ nữ, Chữ thập đỏ... có nhiệm vụ chăm sóc giúp đỡ các đối tượng như: cá nhân, gia đình người có công, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nghiện ma tuý, nguời mại dâm, ma tuý, người khuyết tật, gia đình nghèo, người bị bệnh tâm thần, cá nhân hoặc gia đình bị thiên tai, rủi ro, nạn nhân chiến tranh, người bị nhiễm HIV/ AIDS, thất nghiệp. Nhưng họ rất thiếu hụt những kiến thức, kỹ năng CTXH chuyên nghiệp, do vậy các ngành cũng đã tổ chức khá nhiều khoá tập huấn nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng CTXH cơ bản cho những cán bộ hiện đang quản lý và chăm sóc các nhóm đối tượng yếu thế tại các cộng đồng nghèo hay trung tâm, nhà mở... Các khoá tập huấn đều chú trọng tới những nội dung liên quan về kiến thức, kỹ năng làm việc với các nhóm đối tượng đặc thù như trẻ em, người già, gia đình nghèo, trợ giúp những đối tượng xã hội, phát triển cộng đồng, xây dựng kế hoạch chương trình, chính sách xã hội và nghiên cứu trong những lĩnh vực liên quan. Nội dung liên quan tới những nguyên tắc đạo đức giá trị nghề nghiệp cũng được xem như vấn đề quan trọng. 2. Những rào cản trong hoạt động đào tạo và tập huấn nâng cao CTXH ở nước ta hiện nay Đối với đào tạo chính quy: Trước hết là đội ngũ giáo viên về CTXH còn thiếu và yếu. Hiện tính trên cả nước chúng ta chưa có tiến sỹ được đào tạo chính qui về CTXH và cũng mới chỉ có vài ba chục người có bằng thạc sỹ CTXH. Số tiến sỹ, thạc sỹ này quá ít ỏi khiến cho có những trường đang đào tạo CTXH nhưng lại chưa có một giáo viên cơ hữu có bằng cử nhân về CTXH và khi đào tạo họ phải cần tới sự trợ giúp của các giảng viên của những cơ sở đào tạo khác. Điều này dẫn đến chất lượng đào tạo thực sự là một nỗi băn khoăn của các cơ quan đào tạo cũng như của các nhà quản lý. Cấp bậc đào tạo của chúng ta hiện nay mới chỉ ở trình độ cử nhân là cao nhất. Trong khi đó nhiều trường đào tạo, nhiều viện nghiên cứu cần tới cán bộ xã hội có trình độ cao hơn như thạc sỹ và tiến sỹ. Hiện chúng ta cũng chưa có cơ sở đào tạo nào liên kết với các trường đại học nước ngoài để đào tạo đội ngũ CBXH có trình độ sau đại học. Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo về CTXH bằng tiếng Việt còn quá ít ỏi. Khó có thể tìm thấy cuốn giáo trình về CTXH dù là đại cương hay chuyên sâu về CTXH cá nhân, nhóm hay phát triển cộng đồng tại các hiệu sách của các trường hay hiệu sách của địa phương ngay cả đến hai thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi tập trung các trường đào tạo CTXH. Vấn đề tổ chức thực hành và mạng lưới cơ sở, giáo viên hướng dẫn thực hành thực tập tay nghề ở nhiều trường còn gặp nhiều lúng túng. Một số trường như ĐH Mở bán công Tp. HCM và ĐH LĐ-XH, Đại học Đà Lạt tuy đã thiết lập được mạng lưới các giáo viên hướng dẫn thực hành tại cơ sở nhưng số lượng chưa đáp ứng và tay nghề nghiệp vụ CTXH của không ít cán bộ hướng dẫn còn hạn chế. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho chương trình đào tạo hiện nay thiên về lý luận và hạn chế về thực hành. Chương trình đào tạo còn có nhiều bất cập về sự trùng lặp nội dung trong các môn học. Thời lượng giành cho lý thuyết vẫn chiếm phần nhiều. Số giờ thực tế cho thực hành đã ít nhưng thực tiễn của việc thực hành các kỹ năng tay nghề còn ít hơn. Do vậy sản phẩm đầu ra là cử nhân CTXH trong một vài năm tới chắc chắn còn nhiều bất cập về tay nghề nghiệp vụ. Một vấn đề có ý nghĩa quyết định cho tính chuyên nghiệp và sử dụng sản phẩm của đào tạo CTXH chuyên nghiệp đang gặp khó khăn đó là chưa có mã nghề Công tác xã hội. Bởi khi chưa có một qui định cụ thể cho việc tuyển dụng cán bộ xã hội qua đào tạo, nhận thức của không ít cán bộ quản lý tại cơ sở rằng công tác xã hội chủ yếu bằng sự nhiệt tình chứ chưa coi trọng tính chuyên nghiệp của hoạt động này. Bên cạnh đó mức lương của các cán bộ tại cơ sở khá thấp so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội khiến cho sức thu hút lao động qua đào tạo vào vị trí này rất hạn chế. Đối với tập huấn nâng cao cho các cán bộ hiện đang làm việc tại các cơ sở xã hội: 1. Các khoá tập huấn ngắn ngày hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số kỹ năng chuyên môn mang tính cấp bách cho các cán bộ hiện đang công tác, bởi vậy nó mang tính sơ đẳng và chắp vá. Các khoá tập huấn mở ra mang tính “lấp chỗ trống”, tạm thời nên kiến thức không được hệ thống, bài bản. 2. Quy mô tập huấn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về cán bộ có nghiệp vụ và tay nghề Công tác xã hội của các cơ quan như Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tổ chức Đoàn, phụ nữ và và chăm sóc trẻ em… còn thiếu nghiêm trọng. 3. Các khoá tập huấn Công tác xã hội còn lẻ tẻ ở các cơ quan khác nhau nên nội dung chương trình tập huấn công tác xã hội chưa mang tính thống nhất. 4. Thiếu các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Công tác xã hội, thiếu các kiểm huấn viên (hướng dẫn viên thực hành) Công tác xã hội tại cơ sở nên tập huấn chủ yếu dừng lại ở cung cấp kiến thức hiểu biết hơn là rèn luyện kỹ năng tay nghề trong thực tiễn. 5. Nhiều khoá tập huấn chỉ mang tính chất bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và ghi nhận bằng hình thức chứng chỉ tham dự khóa học mà chưa mang tính xâu chuỗi kết quả theo hình thức tích luỹ của các khoá tập huấn từ cơ bản tới nâng cao để người học có bằng cấp tương ứng. Điều này khiến cho nhiều cán bộ tham dự nhiều khoá tập huấn có những nội dung trùng lặp nhiều lần. Trong khi đó có cán bộ lại chưa được tham dự tập huấn lần nào. 6. Việc bố trí, sử dụng cán bộ được đi học tập huấn tại một số cơ quan chưa thực sự dựa trên căn cứ của kết quả học tập sau mỗi khóa tập huấn khiến cho động lực đi học không phải là để có kiến thức kỹ năng nâng cao và có bằng cấp tương ứng với nhiệm vụ sẽ đảm nhận sau khoá học tại cơ quan. Do vậy không ít cán bộ đi học, tập huấn chỉ nhằm để biết, thậm chí là có cơ hội thư giãn. Chất lượng các khoá tập huấn đã phần nào bị ảnh hưởng bởi yếu tố này trong thực tiễn. 3. Một số khuyến nghị giải pháp thúc đẩy đào tạo CTXH hiện nay ở Việt Nam Khuyến nghị đối với đào tạo chính quy: - Trước hết chúng ta cần huy động nguồn lực trong nước và ngoài nước để đào tạo gấp rút đội ngũ cán bộ máy cái là các giảng viên có trình độ giảng dạy CTXH cho các trường đại học và cao đẳng hiện nay. - Đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo CTXH ở tất cả các cấp: trung học, đại học và tiến tới xây dựng chương tình đào tạo sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ) CTXH trong nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc điểm thực tiễn của Việt Nam. - Tăng cường sự giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy giữa các trường Việt Nam và các trường CTXH quốc tế. - Tạo lập mạng lưới các trường đào tạo CTXH nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giảng viên, sinh viên giữa các trường trong và ngoài nước tiến tới thành lập Hiệp hội các trường đào tạo CTXH quốc gia và chuẩn bị điều kiện để gia nhập Hiệp hội các trường đào tạo CTXH quốc tế (International Association of Schools of Social Work) và Hội đồng thẩm định nghề CTXH trên thế giới. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện đồng thời các trường chủ động mở rộng liên kết và hợp tác với các trường đào tạo CTXH nước ngoài để tạo nền tảng cho sự giao lưu và trao đổi sinh viên, giảng viên của trường mình với các trường bạn cũng là một biện pháp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giảng viên và sinh viên của trường mình. - Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề án phát triển CTXH là một nghề ở Việt Nam với những chức danh tiêu chuẩn, bậc, ngạch lương cụ thể làm cơ sở cho việc tuyển dụng và sử dụng sản phẩm của đào tạo. Khuyến nghị đối với hình thức đào tạo lại/tập huấn: - Sớm tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình cập nhật kiến thức theo cấp bậc nghề, triển khai loại hình đào tạo tích luỹ chứng chỉ nghề và liên thông để những cán bộ có thể vừa học vừa làm và nâng cao kiến thức tiến tới hướng chuyên nghiệp hoá. - Duy trì hình thức đào tạo tại chức để tạo điều kiện vừa học vừa làm. - Tăng cường hình thức đào tạo liên thông chính quy để giúp các cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn CTXH của mình trên một nền tảng kiến thức chung và kinh nghiệm thực tiễn đã có.
Luận văn liên quan