Đề tài Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển

Dân số là cơ sở tự nhiên để hình thành nguồn nhân lực - một nhân tố cơ bản có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Dân số với các yếu tố cơ bản của mình bao gồm: quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố dân số, khi các yếu tố này đạt đến một sự phù hợp nhất định sẽ có vai trò và tác động rất lớn đối với sự phát triển. Ngược lại, mọi sự phát triển suy cho cùng đều hướng tới mục tiêu phục vụ con người, nâng cao đời sống và đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu của con người. Như vậy có thể thấy rằng giữa dân số và phát triển hình thành nên một mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó dân số được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ này, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều có chung một cách nhìn nhận coi đầu tư cho dân số là đầu tư cho sự phát triển. Việc phân tích , đánh giá vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa ở tầm lý luận mà trên thực tế có vai trò đặc biệt quan trọng tác động vào sự phát triển dân số nói riêng và sự phát triển bền vững của quốc gia nói chung. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng em sẽ tập trung phân tích mối quan hệ dân số và phát triển trên hai phương diện lý luận và thực tiễn để làm rõ vấn đề “Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và viết bài, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

doc39 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Dân số là cơ sở tự nhiên để hình thành nguồn nhân lực - một nhân tố cơ bản có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Dân số với các yếu tố cơ bản của mình bao gồm: quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố dân số, khi các yếu tố này đạt đến một sự phù hợp nhất định sẽ có vai trò và tác động rất lớn đối với sự phát triển. Ngược lại, mọi sự phát triển suy cho cùng đều hướng tới mục tiêu phục vụ con người, nâng cao đời sống và đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu của con người. Như vậy có thể thấy rằng giữa dân số và phát triển hình thành nên một mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó dân số được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ này, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều có chung một cách nhìn nhận coi đầu tư cho dân số là đầu tư cho sự phát triển. Việc phân tích , đánh giá vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa ở tầm lý luận mà trên thực tế có vai trò đặc biệt quan trọng tác động vào sự phát triển dân số nói riêng và sự phát triển bền vững của quốc gia nói chung. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng em sẽ tập trung phân tích mối quan hệ dân số và phát triển trên hai phương diện lý luận và thực tiễn để làm rõ vấn đề “Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và viết bài, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn cô! CHƯƠNG I: QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 1. Các vấn đề cơ bản của dân số 1.1. Dân số: là số lượng và chất lượng người của một cộng đồng dân cư, cư trú trong một vùng lãnh thổ (hành tinh, châu lục, khu vực, quốc gia...) tại một thời điểm nhất định. 1.2. Quy mô dân số: là số người trên một vùng lãnh thổ tại thời điểm nhất định. Quy mô dân số được xác định thông qua tổng điều tra dân số hoặc thống kê dân số thường xuyên hoặc dự báo dân số. 1.3. Phân bố dân cư: là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống của họ và với các yêu cầu của xã hội. Đó là sự phân chia tổng số dân theo địa bàn hành chính, khu vực địa lý, khu vực kinh tế. Chỉ tiêu thường được dùng để đo lường sự phân bố dân cư là mật độ dân số. 1.4. Cơ cấu dân số: là tổng số dân được phân chia theo: giới tính, tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân.... 2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 2.1. Mức sống: được tính theo chỉ tiêu thu nhập trong nước tính theo đầu người, theo công thức: GDP/người = tổng GDP/tổng số dân Năm 2008 GDP/ng của Việt Nam theo ước tính từ 1027-1030 USD/ng. Lần đầu tiên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. 2.2. Trình độ dân trí: là sự tổng hợp của hai tiêu chí Tỷ lệ dân số biết chữ tính cho dân số từ 15 tuổi trở lên. Số năm bình quân đã được nhận đến trường học của những người từ 25 tuổi trở lên. 2.3. Tuổi thọ bình quân: là tuổi sống trung bình của mỗi người tính theo cả nước. Việt Nam giai đoạn 1995-2000 tuổi thọ trung bình là 67,4 tuổi, ở nước Indonexia là 65,1 tuổi, Ấn Độ là 62,6 tuổi và Mianma là 60,1 tuổi.( Nguồn Bộ y tế, Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản y học, Hà nội 2001, trang 12). Sự tổng hợp ba chỉ tiêu cơ bản ở trên đã thể hiện mục tiêu phát triển con người, và được gọi là chỉ số phát triển con người. Để phát triển con người thì việc nhà nước đầu tư cho dân số giữ vai trò quan trọng và cần thiết. Đổi mới chính sách dân số - nguồn nhân lực là nội dung hàng đầu trong công cuộc đổi mới các chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. II. HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở CAIRO – AI CẬP NĂM 1994 Bước vào thập kỷ 80, 90 của thế kỷ 20 quy mô dân số thế giới tăng nhanh từ 4 tỷ người năm 1975 lên 5 tỷ người năm 1987 và đạt gần 6 tỷ người vào những năm đầu của thập kỷ 90. Dân số tại nhiều quốc gia, khu vực, vùng miền đều có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát. Những con số này còn có thể gia tăng trong những thập kỷ tiếp theo nếu các quốc gia và cả thế giới không có những nỗ lực hướng tới việc giảm sinh tích cực và tiến tới ổn định quy mô dân số. Mối quan tâm về sự phát triển hài hoà giữa các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội, trong đó con ngưòi được coi là mục đích và động lực chủ yếu của quá trình phát triển đã trở thành cơ sở cho việc hình thành và thực thi những chính sách, chương trình dân số mang tính toàn cầu và của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Thời gian để đi đến sự thống nhất và chia sẻ không những trong nhận thức về mối quan hệ dân số và phát triển mà cả trong việc xác định mục tiêu và các giải pháp cho chương trình dân số của các quốc gia trên thế giới đã được hơn 40 năm.Cho đến nay thế giới đã trải qua 5 kỳ hội nghị quốc tế về vấn đề dân số, trong đó Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ở Cairo năm 1994 với sự tham gia của 180 nước, là hội nghị quan trọng liên quan trực tiếp đến nội dung dân số và phát triển Nội dung của hội nghị đề cập đến các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực dân số và phát triển như: gia tăng dân số và phát triển kinh tế; dân số và an ninh lương thực; dân số và lao động việc làm; dân số và đói nghèo; dân số và giáo dục; dân số và di dân, đô thị hoá; dân số và bảo vệ môi trường sống; công bằng, bình đẳng giới, vị thế người phụ nữ; dân số và sức khoẻ, quyền sinh sản, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Hội nghị đã đưa ra Chương trình hành động Cairo 1994 cho 20 năm, trong đó nhấn mạnh mối liên hệ tổng thể giữa dân số và phát triển, đặt ra mục tiêu đáp ứng nhu cầu cá nhân phụ nữ và nam giới chứ không giới hạn bới các mục tiêu nhân khẩu thuần tuý như giảm mức sinh hay thúc đẩy quy mô gia đình ít con. Các nguyên tắc của Chương trình hành động khẳng định: con người là trung tâm của những mối quan tâm đối với phát triển bền vững, vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị nhất của mọi dân tộc. Quyền phát triển phải được thực hiện để đáp ứng nhu cầu về môi trường và phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Để đạt được phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các nước cần giảm bớt và loại trừ những hình mẫu sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững, đồng thời tăng cường các chính sách thích hợp, kể cả các chính sách liên quan đến dân số. Theo những nguyên tắc này các nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung, sức khoẻ sinh sản nói riêng trong đó có kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ tình dục dựa trên cơ sở bình đẳng nam nữ. Như vậy, Hội nghị quốc tế Cairo là một dấu mốc quan trọng khẳng định tư duy và nhận thức thống nhất của các quốc gia về mối quan hệ dân số và phát triển. Trên cơ sở nội dung và nguyên tắc của Chương trình hành động Cairo các quốc gia căn cứ vào điều kiện của nước mình đưa ra những chính sách dân số phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Tình hình thực hiện các nỗ lực giải quyết vấn đề dân số ở các quốc gia hiện nay đã cho thấy điểm trọng tâm của mối quan hệ dân số và phát triển là gắn kết các nỗ lực phát triển ở các khu vực khác nhau của đời sống như kinh tế, chăm sóc sức khẻo, giáo dục, bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng cường sự bình đẳng giới với sự phát triển con người. Như vậy, mối quan hệ dân số và phá triển có thể được thể hiện qua sơ đồ sau: Các quá trình phát triển: Tiêu thụ hhoá và dịch vụ:lương thực, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, nhà ở... Tiết kiệm và đầu tư. Sử dụng nguồn nhân lực. Sử dụng nguồn lực khác; đất đai, vốn công nghệ .... Chính sách, chươg trình phát triển Các kết quả dân số: Quy mô dân số Cơ cấu dân số Phân bố dân số Các kết quả phát triển: Thu nhập và phân phối thnhập Việc làm, trình độ học vấn. Sức khoẻ và dih dưỡng Chất lượng mtrường... Chính sách, chươg trình dân số Các quá trình dân số: Sinh Chết Di dân III. QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Để phân tích làm rõ đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển thì vấn đề trước hết là nắm vững mối quan hệ giữa dân số và phát triển, giữa chúng sod quan hệ trên những mặt nào? , tác động theo những chiều hướng nào để từ đó hình thành chính sách dân số hợp lý làm động lực cho quá trình phát triển. Quan hệ giữa dân số và phát triển được thể hiện trên 3 nội dung cơ bản, tương quan với nội hàm của quan niệm phát triển bền vững hiện đại. Đó là: dân số và kinh tế, dân số với xã hội và dân số với tài nguyên môi trường. 1. Dân số và kinh tế Qua hệ giữa dân số và kinh tế là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo 1994. Nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và kinh tế là tập trung xem xét những vấn đề cơ bản sau: quan hệ giữa dân số với nguồn lao động và việc làm; giữa dân số với tăng trưởng kinh tế; giữa dân số với tiêu dùng tiết kiệm và đầu tư. 1.1. Dân số với nguồn lao động và việc làm Các quá trình biến động dân số về mặt tự nhiên và cơ học đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và đi kèm với nó là vấn đề việc làm. Thực tế trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy mối quan hệ giữa dân số với nguồn lao động và việc làm cần được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau. Một mặt, sự tái sản xuất dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động duy nhất cho xã hội, mặt khác việc đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động lại là vấn đề hết sức khó khăn nếu gia tăng dân số nhanh, nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, trong khi nền kinh tế chưa phát triển không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm. Vì vậy, ở đây chúng ta xem xét mối quan hệ qua lại giữa biến động dân số với nguồn nhân lực và vấn đề giải quyết việc làm. 1.1.1. Dân số và nguồn nhân lực Dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ rất chặt chẽ và mật thiết về quy mô, cơ cấu, sự phân bố, chất lượng... Sự tăng trưởng dân số hiện nay sẽ là nguồn nhân lực trong tương lai. Vì vậy, dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn nhân lực xã hội. Cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọ kéo dài, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ngày càng tăng lên. Ở các nước phát triển tỉ lệ này thường cao hơn ở các nước đang phát triển. Việt Nam do thực hiện khá thành công các chính sách về dân số nên trong thời gian qua, tỉ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi lao động dưới 15 tuổi đang giảm và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động 15-59 đang tăng. Quá trình này được thể hiện thông qua: Bảng 1. Dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động Năm Chỉ báo 1995 1997 1999 2002 Tổng dân số (nghìn người) Dân số trong độ tuổi lao động (nghìn ng) Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (%) Tỉ số phụ thuộc 73.962,4 39.854,2 53,88 85/100 75.644,2 43.819,6 57,91 73/100 76.327,9 44.566,2 58,39 71/100 79.677,9 47.415,9 59,51 69/100 (Nguồn: - Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 1997 và 2002, NXB. Thống kê, 1998, 2003 - Bộ Lao động Thương binh xã hội: Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam các năm 96,97,99, nxb. Thống kê Hà Nội 97, 98, 2000 và Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999.) Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực trong tương lai sẽ vẫn còn cao: một mặt do chính sách giáo dục và do nhu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhân lực có trình độ cao, tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-24 tham gia vào quá trình đào tạo sẽ tăng, vì vậy sự tham gia của họ vào lực lượng lao động giai đoạn đầu sẽ thấp. Mặt khác sự tham gia của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào lực lượng lao động tăng nhanh do họ có gia đình muộn và ít con. Như vậy, xét trên tổng thể quy mô dân số của cả nước tăng thì tỉ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ tăng. Theo dự báo trong những năm tới Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “ Kỷ nguyên dân số vàng” khi đó số người trong độ tuổi lao động là dồi dào nhất và là nguồn lực vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 1.1.2. Dân số với việc làm Một trong những mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu việc làm cho người lao động muốn lao động trong xã hội, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của lao động. Các quốc gia đều cố gắng tìm kiếm các giải pháp để tạo ra số lượng việc làm lớn nhất đáp ứng nhu cầu lao động của con người. Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển, lao động làm việc trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, gần 70%. Song do tác động của quá trình công nghiệp hóa nên lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần và lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đang tăng lên, đặc biệt là khu vực dịch vụ có mức tăng mạnh nhất cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ. Bên cạnh lao động có việc làm thường xuyên thì còn một bộ phận người lao động có khả năng lao động và nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm gọi là thất nghiệp. Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cân bằng của thị trường lao động khi nhu cầu việc làm cao hơn chỗ làm việc. Nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn có sự tăng trưởng kinh tế thì đều phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp nhất định mà gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Việc làm và thất nghiệp là hai phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không ngừng của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam còn tương đối cao và không ổn định. Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung , bao cấp, thất nghiệp thường được ẩn dưới hình thức thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Từ khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thất nghiệp và thị trường lao động được thừa nhận, do vậy chỉ báo và số liệu về thất nghiệp cao hơn và sát với thực tế hơn thời kỳ trước. Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế các nước phải đối mặt với một tỷ lệ thất nghiệp lớn do hậu quả của khủng hoảng kinh tế và dân số vẫn không ngừng gia tăng thì giải quyết việc làm trở thành vấn đề bức thiết hơn cả, nhằm ổn định đời sống của nhân dân. 1.2. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Điều đầu tiên có thể khẳng định rằng, gia tăng dân số có ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hàng năm. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau thể hiện thông qua công thức sau: Tỉ lệ gia tăng GNP = tỉ lệ gia tăng GNP - tỉ lệ gia tăng dân số tính theo đầu người Như vậy, thu nhập bình quân đầu người phụ thuộc rất lớn vào tỉ lệ gia tăng dân số. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới trong những năm gần đây cho thấy: đối với các nước đang phát triển trong khi mức bình quân GNP/ ng thấp thì tỉ lệ gia tăng dân số lại cao, ngược lại đối với các nước phát triển thì mức bình quân GNP/ ng rất cao nhưng tỉ lệ gia tăng dân số đặc biệt là gia tăng tự nhiên lại thâp và có xu hướng giảm. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới 1989-1992, quan hệ giữa thu nhập và GNP bình quân đầu người và tỉ lệ gia tăng dân số năm 1988 của một số quốc gia trên thế giới như sau: GNP/ng/năm (USD) Tỉ lệ gia tăng dân số (%) Nhật Bản Mỹ Các nước có GNP/ng trung bình Các nước có GNP/ng thấp 21.060 19.870 1.940 320 0,3 0,9 1,8 3,4 Gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển đã hạn chế tăng trưởng kinh tế, đã và đang làm cho khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển về chỉ tiêu GNP/ng ngày càng lớn. Năm 1968 mức chênh lệch giữa bình quân GNP/ng ở các nước giàu so với nước nghèo là 30 lần, đến năm 1988 đã tăng lên 55 lần. Mối quan hệ ngược lại giữa tăng trưởng kinh tế với gia tăng dân số thể hiện ở điểm: trước hết, mức thu nhập có ảnh hưởng đến hành vi sinh đẻ. Mức thu nhập cao, đời sống khá có ảnh hưởng thuận chiều đến việc sinh con. Trong bối cảnh hiện nay khi các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo đã phải trả tiền thì việc mang thai và nuôi dạy con cái sẽ đòi hỏi những khoảng chi tương đối lớn. Bên cạnh đó bước chuyển đổi về nhận thức từ việc nhấn mạnh tầm quan trọng của số lượng sang chất lựơng con cái cũng hỗ trợ thêm ảnh hưởng đối với việc sinh con. Thực tế nước ta cho thấy, nhóm dân cư đô thị có mức thu nhập cao hơn so với nông thôn và cũng là nhóm có mức sinh thấp hơn, mặc dù khả năng kinh tế cho phép họ có thể có nhiều con hơn. Tuy nhiên trong sự lựa chọn của mình, việc cân nhắc các chi phí nuôi dạy con cái cùng với các chi phí cơ hội của quá trình mang thai đã khiến cho các gia đình ở đô thị tự nguyện hạn chế số con của gia đình. Theo số liệu của cuộc điều tra giàu nghèo năm 1993, bình quân số con của hộ giàu là 2,5, trong khi đó con số này ở hộ nghèo là 3,3. Như vậy, giữa các biến động dân số đặc biệt là gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ qua lại mật thiết, thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu GNP/ng cùng với các tiến bộ về dân số như giảm mức sinh và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao. 1.3. Dân số với tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư Dân số càng đông thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế càng lớn. Tiêu dùng là vấn đề cốt lõi của thị trường. Tiêu dùng mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất. Dân số đông và sức mua cao sẽ tạo ra một nhu cầu về thị trường hàng hóa lớn và chính nó lại thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên do phụ thuộc vào sức mua của dân cư nên hiện nay có những nước đông dân nhưng thị trường vẫn chưa phát triển, và ngược lại những nước ít dân nhưng thị trường rất phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy rằng gia tăng dân số nhanh sẽ có những mặt tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, mà cụ thể là tiêu dùng. Ví dụ như sản xuất lương thực, thực phẩm không đủ phục vụ cho tiêu dung, làm nảy sinh nhiều hệ quả khác trong xã hội. Tiết kiệm và đầu tư là hai yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, bởi tiết kiệm nhiều sẽ tạo thêm vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tiết kiệm quốc gia được tính theo công thức: S = GDP – C .Trong đó: - S là tiết kiệm quốc gia - GDP là thu nhập quốc dân sử dụng - C là tiêu dùng cuối cùng Người ta chứng minh được rằng: khối lượng tích lũy của mỗi quốc gia phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số, nhất là cơ cấu dân số theo độ tuổi. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em nói riêng và tỷ số phụ th
Luận văn liên quan