Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua
năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã xác
định: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông
qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các
giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng
khoán và thông qua các định chế tài chính trung
gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư gián tiếp nước ngoài (fii) và vấn đề kiểm soát ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày : Nhóm 14
Đề tài
ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI (FII)
VÀ VẤN ĐỀ KiỂM SOÁT Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
2. Đặc điểm của FII
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài
II. Tình hình đầu tư gián tiếp tại Việt Nam
1. Quá trình hình thành dòng FII vào Việt Nam
2. Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài
3. Các kênh thu hút vốn chính tại Việt Nam
4. Đánh giá
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA TiỂU LUẬN
III. Kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp như thế nào
1. Kiểm soát vốn là gì
2. Vì sao phải kiểm soát vốn
3. Giá phải trả của kiểm soát vốn
4. Kiểm soát vốn tại Việt Nam – nên hay không?
5. Kiểm soát vốn như thế nào?
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA TiỂU LUẬN
1. Khái niệm
Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua
năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã xác
định: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông
qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các
giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng
khoán và thông qua các định chế tài chính trung
gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FII
2. Đặc trưng cơ bản của ĐTGTNN là:
o Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán
hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ
quan phát hành chứng khoán
o Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết
chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo
lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI.
ĐTGTNN là đầu tư tài chính thuần túy trên thị
trường tài chính.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FII
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài:
• Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ
ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi
• Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài
• Mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu
đãi tài chính và sự thân thiện, thuận tiện của quản lý
nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư
trong nước
• Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói
chung của nước tiếp nhận đầu tư…..
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FII
Nhưng khác với FDI, vốn ĐTGTNN chịu
ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn từ phía
các nhân tố, như:
• Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường
chứng khoán, chất lượng của các cổ
phiếu, trái phiếu
• Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của
các định chế tài chính trung gian
• Sự phát triển và chất lượng của hệ thống
thông tin và dịch vụ chứng khoán,
• Đặc biệt, dòng vốn ĐTGTNN sẽ chảy
mạnh vào trong nước theo mức tỷ lệ
thuận và cấp số nhân cùng với sự gia tăng
quá trình cổ phần hóa các DNNN, doanh
nghiệp tư nhân, cũng như cùng với việc
nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các
nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp đó.
II. TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM
Giai đoạn 1 (1988 – 1997): là thời kỳ
mở đầu tư cho dòng vốn ĐTGTNN để
vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và
mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn
ra trong phạm vi cả nước và tạo động
lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở Việt
Nam đã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài
được thành lập với tổng số vốn được
huy động khoảng 400 triệu USD.
1. Quá trình hình thành dòng vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Giai đoạn 2 (1998 – 2002): là thời kỳ khủng
hoảng và hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ
châu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại
và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của
xu hướng này với việc giảm sút và thu hẹp
đáng kể quy mô thu hút cảu cả FDI và FPI.
Giai đoạn 3 (từ 2003 đến nay): là thời kỳ phục
hồi trở lại của dòng vốn ĐTGTNN vào Việt Nam
cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi
trường đầu tư, phát triển các định chế thị
trường tài chính, trong đó có lập sàn giao dịch
chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng
7/2000 và TTGDCK Hà Nội tháng 3/2005
2.1 Những tác động tích cực:
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư của
xã hội
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường
tài chính nói riêng
Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng
hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người
dân
Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả
quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
2. Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài:
2.2 Một số tác động tiêu cực:
Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về
kinh tế có nhân tố nước ngoài
Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập,
khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các
doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán
Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết
đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế
3.1 Sức hút lớn của thị trường chứng
khoán
3.2 Sôi động lĩnh vực bất động sản (BĐS)
và hạ tầng
3. Các kênh thu hút vốn chính tại Việt Nam
4.1 Khả năng hấp thụ vốn:
4.2 Biện pháp nâng cao khả năng hấp thụ
vốn của nền kinh tế
4.2.1 Các doanh nghiệp chỉ nên thu hút vốn khi
thực sự cần vốn
4.2.2 Cho phép DN huy động vốn ngoại tệ
4.2.3 Mặt khác đòi hỏi phải khắc phục tình trạng
dư thừa ngoại tệ ở NHTM
4.2.4 Một vấn đề quan trọng là một mặt tăng dự
trữ ngoại hối, mặt khác cần có quy chế làm
cho lượng vốn này sinh lời.
4. Đánh giá
III. KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ
GIÁN TIẾP NHƯ THẾ NÀO?
Kiểm soát vốn chính là thực hiện các
biện pháp can thiệp của chính phủ dưới
nhiều hình thức khác nhau để tác động
(hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy
vào và ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt
“mục tiêu nhất định” của chính phủ.
Vậy hiện nay mục tiêu của kiểm soát vốn
ở nước ta là gì? Có thể trả lời ngay rằng
rất tiếc là chúng ta chưa bao giờ có một
hệ thống chính sách và mục tiêu nhất
quán trong việc kiểm soát dòng vốn
1. Kiểm soát vốn là gì?
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt
Nam thì phải đem ngoại tệ để đổi lấy nội tệ
(VNĐ). Kết thúc quá trình kinh doanh, nhà đầu
tư nước ngoài sẽ đem cả vốn lẫn lời đổi lấy
ngoại tệ và mang về nước nếu muốn. Tuy
nhiên vấn đề không có gì đáng nói nếu không
xảy ra cùng lúc các nhà đầu tư nước ngoài
(thường là các nhà đầu tư ngắn hạn) đồng loạt
đổi ngoại tệ mang về nước làm cho cầu ngoại
tệ tăng đột biến gây áp lực lớn lên tỷ giá. Lịch
sử thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng
hoảng tiền tệ bắt nguồn từ những sự việc như
vậy.
2. Vì sao phải kiểm soát vốn:
Thứ nhất, kiểm soát vốn nếu không khéo sẽ
mâu thuẫn với pháp lệnh ngoại hối mới vừa
ban hành vào tháng 12-2005, mà tinh thần
chung là tự do hóa các giao dịch ngoại hối.
Thứ hai, kiểm soát vốn làm chi phí giao dịch
vốn (tính trên tổng qui mô dòng vốn) tăng
cao và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng
sang các quốc gia khác
Thứ ba, những cái giá phải trả như trên, đến
lượt nó, có khả năng làm cho TTCK nước ta
vốn đang ở vào giai đoạn khởi sắc có khả
năng bị chững lại,
Vì sự phát triển ổn định và lành mạnh của
hệ thống tài chính, kiểm soát vốn là cần
thiết, tuy nhiên các biện pháp cần phải theo
nguyên tắc bất hồi tố, rõ ràng và có thể dự
đoán được
3. Giá phải trả của kiểm soát vốn?
Vấn đề kiểm soát vốn đối với TTCK là một vấn
đề hết sức nhạy cảm và cần được cân nhắc
thận trọng- Nên hay không? Và nếu nên thì nên
dùng những biện pháp nào để vừa đảm bảo cho
đảm bảo sự lành mạnh , bền vững của nền kinh
tế , vừa không cản trở sự phát triển của TTCK.
• TTCKVN hiện đang tăng trưởng nhanh chóng,
kéo theo làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài,
đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát
lên, và kèm theo đó là nỗi sợ hãi về bong bóng
chứng khoán. Nếu so với những gì đang xảy ra
trên thế giới , ta có thể thấy việc sẵn sàng để
ứng phó với sự đảo chiều của dòng vốn của
TTCKVN là một đòi hỏi bức thiết và khá nhạy
cảm hiện nay.
4. Kiểm soát vốn tại Việt Nam – nên hay không?
4.1 Bài học kinh nghiệm của Malaysia và
Thái Lan
Trước khi khẳng định nên hay không nên
kiếm soát vốn ở VN , nếu nhìn sang các
nước láng giềng của VN: Thái Lan và
Malaysia. Hai bức tranh tương phản khi so
sánh hiệu quả của kiểm soát vốn.
Malaysia: sự kiếm soát khôn ngoan
Thái Lan: sự kiểm soát ‘bồng bột”
Kết luận:
Có thể thấy, cùng là thực hiện kiểm soát
vốn nhưng Malaysia lại đạt được những
thành công kỳ diệu, trong khi Thái Lan lại
vấp phải thất bại nặng nề. Do vậy, vấn đề
kiểm soát vốn hay không là một bài toán
không hề đơn giản. Và nếu kiểm soát vốn
thì phải thực hiện như thế nào cho hiệu
quả cũng là một bài toán đau đầu các
nhà hoạch định chính sách.
4. Xét thực tế Việt Nam
Và cho đến thời điểm này thì chính phủ Việt
Nam vẫn chưa thực
hiện quản lý vốn ĐTNN vào TTCKVN, tuy
nhiên cá nhân nhóm nghĩ môi trường kinh tế
chung cũng như sức khỏe nền kinh tế của VN
chưa đủ thực hiện tự do hóa vốn.
Chỉ khi thị trường vốn và các định chế tài
chính hội đủ những điều kiện cần thiết thì tự do
hóa vốn mới mang lại những hiệu ứng tích cực.
Theo IMF những điều kiện nên
được cân nhắc là:
• Trình độ quản trị công ty
• Chính sách tỷ giá
• Mức độ mở cửa hội nhập
• Việc điều hành chính sách vĩ mô
• Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước
Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz- người
từng đoạt giải Nobel- ,cựu Chủ tịch Hội
đồng Tư vấn kinh tế dưới thời Tổng thống
Bill Clinton, giám đốc Ngân hàng Thế giới
(WB) trong thời gian xảy ra khủng hoảng
cũng đồng tình. Ông đã trả lời báo chí:
kiểm soát vốn đang hiện đang phổ biến tại
những thị trường mới nổi, và trong nhiều
trường hợp thì nó lại là một điều tốt.
“Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không cho
phép vốn chảy ra ngoài mà hoàn toàn không
có sự can thiệp của chính phủ. Ảnh hưởng
của việc này sẽ ngăn mọi người đổ tiền vào
rồi lại rút ra trong một sớm một chiều. Những
biện pháp như vậy nhằm hạn chế đầu tư
ngắn hạn và rút vốn khỏi Việt Nam. Việc này
sẽ giúp ổn định lại dòng vốn”
Ngay cả giám đốc một quỹ đầu tư nước
ngoài- Ông Dominic Scriven - giám đốc
Quĩ Dragon Capital cũng cho rằng:
“Không một quốc gia nào ở châu Á phát
triển thị trường vốn mà không có biện
pháp để kiểm soát dòng vốn ĐTNN. Do
đó, nếu VN không đưa ra biện pháp kiểm
soát sẽ là một ngoại lệ trong khu vực.
Ngay những quốc gia có thị trường vốn
phát triển cũng có biện pháp giám sát
luồng vốn nước ngoài.
Tỉ lệ vốn đầu tư ngắn hạn của nhà
ĐTNN trên TTCK VN hiện nay cao
hơn tỉ lệ vốn đầu tư trung và dài
hạn. Không nên khuyến khích xu
hướng này vì cái mà VN cần là
những đồng vốn trung và dài hạn.
VN cần có những biện pháp quản
lý dòng vốn ĐTNN vào TTCK trong
tầm nhìn tổng thể và dài hạn của
nền kinh tế”
Như vậy có thể thấy, kiểm soát vốn ở Việt
Nam là một điều cần thiết. Vấn đề còn lại
là thực hiện như thế nào đề không gây
sốc đối với nhà đầu tư và thị trường. Làm
sao để thị trường chứng khoán tiếp tục
phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững,
bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà
đầu tư trong nước và ngoài nước là
những vấn đề nên được cân nhắc cẩn
thận.
5.1 Kiểm soát vốn trực tiếp
Là việc hạn chế những giao dịch vốn, những
khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn
và việc chuyển tiền bằng những qui định
mang tính chất hành chính (như đặt ra các
thủ tục kê khai...)..
5.2 Kiểm soát vốn dựa trên cơ sở thị trường
Là việc hạn chế những biến động của dòng
vốn và những giao dịch khác thông qua các
biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các
giao dịch vốn phải tốn kém nhiều chi phí hơn,
từ đó hạn chế (không phải ngăn cấm) các
giao dịch này.
5. Kiểm soát vốn như thế nào?
Trong hai biện pháp trên, cần phải
hạn chế đến mức thấp nhất biện
pháp kiểm soát mang tính hành
chính. Ngoại trừ một số ngành nghề
và lĩnh vực nhạy cảm, việc dừng lại
chủ trương mở room (kiểm soát
trực tiếp) đồng loạt cho các lĩnh vực
như trong thời gian qua là điều mà
Chính phủ cần phải xem xét lại bởi
nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ
trương thu hút vốn hiện nay.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng khi tiến
hành kiểm sóat vốn thì chắc chắn sẽ
có mặt được và cái giá phải trả cho
việc kiểm soát vốn. Vấn đề là làm sao
đề hạn chế tối đa tác động xấu của
chính sách kiểm sóat vốn, tăng tác
động tích cực đối với thị trường tài
chính.
Và nếu một chính sách kiểm soát vốn
được áp dụng, các nhà hoạch định
chính sách nên áp dụng nó một cách
từ tốn thay vì áp dụng một cách đột
ngột. Những chính sách gián tiếp sẽ tốt
hơn việc quản lý một cách trực tiếp.
Những chính sách này nên đi theo
hướng chiến lược lâu dài nhằm củng
cố hệ thống ngân hàng và thị trường
tài chính nhằm thích ứng với nguồn
đầu tư ồ ạt từ bên ngoài.
Ở đây có 2 điểm mà người làm chính sách
có thể cần lưu tâm:
TTCK là một thị trường rất nhạy cảm với
thông tin vì thế chính phủ nên có sự trao
đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh
đưa ra những chính sách mà chưa có sự
đối thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác
động không hay đến thị trường.
Khi đưa ra các chính sách nên áp dụng
nguyên tắc "bất hồi tố" để quản lý. Nghĩa
là chỉ tác động đến những luồng vốn nước
ngoài vào thị trường từ sau thời điểm ban
hành chính sách, để yên cho nguồn vốn
nước ngoài hiện nay. Như vậy sẽ giảm ảnh
hưởng tiêu cực của thị trường trước
những biện pháp kiểm soát vốn của chính
phủ.
Tài liệu tham khảo
Báo, tạp chí:
• Báo Thế giới & Việt Nam số 48
• Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế -
xã hội số 8/2006
Trang web:
•
•
•
•
•
•
•
Cảm ơn sự lắng nghe và vui lòng
đóng góp ý kiến cho đề tài.