Thế giới hiện nay đang ở trong thời kỳ có những chuyển biến mới mẻ, mau lẹ, đột biến cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển chính là những thành tựu to lớn về khoa học công nghệ, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới… Những đóng góp to lớn của những thành tựu này trong mọi lĩnh vực của đời sống đã hình thành nên nền sản xuất hiện đại, mà trong đó lao động cơ bắp của con người chỉ chiến một phần nhỏ.
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đưa đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “ Thực sự coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Xây dựng con người phát triển toàn diện - nhân tố phát triển của xã hội thế kỷ 21 là mục tiêu cao cả mà cách mạng nước ta hướng tới.”
Việt Nam sẽ sớm chuyển sang giai đoạn mới của công nghiệp hóa trong những năm tới và đòi hỏi nhiều nguồn lực cho phát triển. Phát triển nguồn nhân lực tương xứng với yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đang là vấn đề trung tâm. Kinh nghiệm thành công của các nước đang phát triển trong thế kỷ XX cho thấy vai trò thiết yếu của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách chiến lược. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực trong nước phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các công ty trong nước và nước ngoài, của các ngành và nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh phát triển mới cho những nước đang phát triển trong thể ký XXI với nhiều khó khăn và thách thức hơn.
Con người, nguồn nhân lực đã trở thành mục tiêu của sự phát triển, là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển. Một câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước đang phát triển là: “Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực và đầu tư bao nhiêu, đầu tư như thế nào cho nguồn nhân lực là phù hợp?”.
58 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 6769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực trạng và giải pháp
Nhóm 15:
1. Đinh Xuân Cương
2. Trần Thị Thu Hà
3. Phạm Thị Thanh Nga
4. Nguyễn Thị Minh Quý
5. Bùi Thị Bích Thủy
6. Mai Thanh Tùng
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay đang ở trong thời kỳ có những chuyển biến mới mẻ, mau lẹ, đột biến cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển chính là những thành tựu to lớn về khoa học công nghệ, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới… Những đóng góp to lớn của những thành tựu này trong mọi lĩnh vực của đời sống đã hình thành nên nền sản xuất hiện đại, mà trong đó lao động cơ bắp của con người chỉ chiến một phần nhỏ.
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đưa đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “ Thực sự coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Xây dựng con người phát triển toàn diện - nhân tố phát triển của xã hội thế kỷ 21 là mục tiêu cao cả mà cách mạng nước ta hướng tới.”
Việt Nam sẽ sớm chuyển sang giai đoạn mới của công nghiệp hóa trong những năm tới và đòi hỏi nhiều nguồn lực cho phát triển. Phát triển nguồn nhân lực tương xứng với yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đang là vấn đề trung tâm. Kinh nghiệm thành công của các nước đang phát triển trong thế kỷ XX cho thấy vai trò thiết yếu của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách chiến lược. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực trong nước phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các công ty trong nước và nước ngoài, của các ngành và nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh phát triển mới cho những nước đang phát triển trong thể ký XXI với nhiều khó khăn và thách thức hơn.
Con người, nguồn nhân lực đã trở thành mục tiêu của sự phát triển, là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển. Một câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước đang phát triển là: “Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực và đầu tư bao nhiêu, đầu tư như thế nào cho nguồn nhân lực là phù hợp?”.
Chương I
Một số vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển nguồn nhân lực
A – Lý luận chung về nhân lực
1. Một số khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường ( không bị khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh).
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tể xã hội là khả năng lao động của xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Theo cách hiểu này thì nguồn nhân lực chính là nguồn lao động,
Theo nghĩa rộng, nguồn lực con người chính là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
2 . Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực ở đây thể hiện qua hai khía cạnh là quy mô nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Đây là cơ sở để đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho nhân lực.
2.1.Các chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn nhân lực.
Có nhiều yếu tố đánh giá quy mô nguồn nhân lực nhưng tập trung ở các chỉ tiêu sau :
- Tỉ lệ nguồn nhân lực trong dân số.
- Tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số.
- Tỉ lệ tham gia lao động của người từ 15 tuổi trở lên.
- Tỉ lệ tham gia lao động của người lao động trong độ tuổi lao động.
- Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong dân số.
- Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm trong dân số.
2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.
Một người có sức khoẻ không đơn thuần là người đó không có bệnh tật. Sức khoẻ theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.
Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tuổi thọ bình quân.
- Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động.
- Chỉ tiêu phân loại sức khoẻ.
- Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khoẻ.
- Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc HIV/AIDS…
2.2.2.Chỉ tiêu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.
Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn. Những chỉ tiêu đó là:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ.
- Tỉ lệ đi học chung.
- Tỉ lệ đi học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó( nó biểu hiện trình độ đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng:
- Tỉ lệ cán bộ tổ chức.
- Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học
- Tỉ lệ cán bộ trên đại học.
2.2.4.Chỉ số phát triển con nguời HDI
HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người trên ba phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần phản ánh các khía cạnh sau:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình.
- Kiến thức được đo bằng tỉ lệ nguời lớn biết chữ ( với quyền số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học,trung học và đại học (với quyền số 1/3)
- Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người (tính theo sức mua tương đương PPP USD Mỹ)
Chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng xã hội.
2.2.5.Một số chỉ tiêu khác.
Bên cạnh những chỉ tiêu có thể lượng hoá được như trên, người ta còn xem xét đến các chỉ tiêu định tính thể hiện năng lực phẩm chất của người lao động. Chỉ tiêu này được thể hiện qua các mặt:
-Truyền thống dân tộc bảo vệ Tổ Quốc.
- Truyền thống về văn hoá văn minh dân tộc.
- Phong tục tập quán, lối sống
3. Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam
3.1. Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển.
Phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia phải dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực…. Song yếu tố chính vẫn là nguồn lực con người, vì chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra sự phát triển. Những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng phải thông qua nguồn lực con người. Nguồn lực con người chính là động lực của mọi sự phát triển.
Từ xa xưa con người đã tự tạo ra những công cụ lao động thủ công để phục vụ cuộc sống của mình. Khi sản xuất phát triển, phân công lao động ngày càng chi tiết làm cho năng suất lao động đuợc cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, sự thay thế của máy móc đã làm cho tính chất lao động có phần thay đổi, từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và trí tuệ. Và chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của con người trong việc sáng tạo ra những trang thiết bị hiện đại cũng như vận hành chúng hoạt động. Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia nếu biết khai thác hợp lý sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển, nhất là với những quốc gia đang phát triển, có dân số đông và nguồn nhân lực dồi dào như nước ta hiện nay.
3.2. Nguồn nhân lực là đối tượng mà sự phát triển kinh tế xã hội phải hướng vào phục vụ
Phát triển kinh tế xã hội cũng chính là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn. Con người vừa là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất tinh thần của xã hội, nhưng cũng chính nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nhu cầu của con người là vô hạn và ngày càng phong phú, đa dạng. Chính vì vậy nó đã tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
B - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
1.Quan điểm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, vì mục tiêu phát triển.
Tài sản mới bao gồm tài sản vật chất (Nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, trí năng, chuyên môn nghiệp vụ…).
Đầu tư phát triển bao gồm:
- Đầu tư tài sản vật chất (Tài sản thực)
- Đầu tư phát triển tài sản vô hình.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Nó cũng là việc chi dùng vốn hiện tại, tiến hành các hoạt động làm tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
2.Nội dung của đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng việc phát triển mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia. Gia nhập WTO không lâu, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức trên con đường phát triển. Trong đó có việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực thế nào để đạt hiệu quả ? Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của vấn đề này để từ đó tìm ra những giải pháp và hướng đi đúng đắn cho bài toán nan giải này. Về cơ bản, đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung sau:
- Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo ( chính quy, không chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…)
- Đầu tư cho đội ngũ lao động.
- Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ.
- Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động, trả lương đúng, đủ cho người lao động….
2.1. Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo
2.1.1. Đầu tư cho chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy là những nội dung, kiến thức sẽ được đưa vào nhà trường nhằm nâng cao tri thức cho mỗi người tham gia khoá học. Vì vậy chương trình giảng dạy ở các cấp cần đựợc coi trọng đúng mức.
Ở nứớc ta chương trình học ở các cấp phần lớn thể hiện trong sách giáo khoa (SGK). Đây là loại sách cung cấp kiến thức chuẩn, phục vụ cho việc dạy và học.SGK được phân loại theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Kiến thức SGK là một kiến thức khoa học, chính xác theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công kĩ lưỡng về mặt sư phạm, phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập.
Hệ thống SGK ở nước ta còn nhiều hạn chế. Trên thế giới có nhiều bộ SGK khác nhau cùng biên soạn cho cùng một môn học, nhưng ở nước ta chỉ tồn tại một bộ sách duy nhất cho một môn học. Nội dung mặc dù có sự nghiên cức kĩ lưỡng để phù hợp với trình độ của học sinh nhưng chưa thật sự đáp ứng được với nhu cầu giảng dạy.
Để cải thiện tình hình nói trên Chính Phủ đã đầu tư rất nhiều cho công cuộc cải cách giáo dục. Đáng lưu ý nhất là vấn đề cải cách sách giáokhoa. cải cách chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp: bỏ lối học thụ động ở cấp đại học, thay vào đó là đào tạo theo hình thức mới ( hình thức tín chỉ), giúp sinh viên có thể chủ động hơn trong cách dạy và học. Trường đại học Xây Dựng hay đại học Kinh Tế Quốc Dân là những ví dụ điển hình cho hình thức đào tạo này.
2.1.2. Đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học.
Đại hội Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Coi đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề là làm thế nào để có chất lượng giáo dục tốt đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Trước hết phải có một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có chuyên môn sư phạm cao. Họ là những người hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cơ bản cho mỗi học viên tham gia khoá học. Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ này, đặc biệt là đội ngũ giáo viên mới ra trường.
Phuơng pháp giáo dục hay còn gọi là phương pháp giảng dạy là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như: giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để truyền đạt kiến thức cho người học.
Ở nước ta hiện nay đã hình thành và phát triển nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như
- Phương pháp giáo dục truyền thống: Giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kĩ năng còn người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên đọc, học sinh chép và hầu như chỉ học lượng kiến thức mà giáo viên cho ghi, hoàn toàn không có sự sáng tạo.
- Phương pháp giáo dục hiện đại: Giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học sinh là người tự tìm hiểu kiến thức. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học viên phải tự học hỏi, tự tìm tòi qua sách báo và các phương tiện khác. Theo phương pháp này thì học sinh chủ động hơn trong cách học, vì vậy tăng khả năng sáng tạo, tìm tòi của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên ở nước ta thì phương pháp giáo dục truyền thống vẫn phổ biến hơn cả. Chúng ta đã đang và dần dần thay chuyển đổi sang phương pháp học mới nhưng còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại không ít những bất cập. Phương pháp giảng dạy kiểu mới có nhiều ưu điểm nhưng đòi hỏi sự hoàn thiện về cơ sở vật chất nên rất cần sự đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ vào công tác này.
Đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy là hai yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đây là một trong những điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Ý thức được điều này, Nhà nước rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, cập nhật và vận dụng các phương pháp giảng dạy trong nhà trường cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng dạy.
2.1.3. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục.
Cơ sở hạ tầng giáo dục là những điều kiện vật chất, phương tiện giảng dạy đáp ứng nhu cầu giáo dục. Nhà nước đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho việc xây dựng nhà trường, đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng dạy và học, mua sắm bàn ghế mới, đầu tư cho phương pháp giảng dạy mới như giảng dạy bằng slide, trình chiếu power-point…
Theo luật giáo dục của Việt nam năm 2005 thì hệ thống giáo dục quốc dân của Việt nam bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Giáo dục đại học và sau đại học (trong Luật gọi chung là giáo dục đại học), đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Ngoài ra, bên cạnh hệ thống giáo dục quốc dân của Việt nam thì còn có các cơ sở giáo dục khác đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực. Các cơ sở giáo dụckhác bao gồm:
- Nhóm trẻ, nhà trẻ.
- Các lớp độc lập: lớp mẫu giáo, lớp xoá mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng.
- Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
Đầu tư cho giáo dục tại Việt Nam tăng dần hàng năm. Ngân sách dành cho giáo dục chiếm một phần lớn trong tổng đầu tư của quốc gia. Điều đáng chú ý là ngân sách nhà nước dành cho phát triển hệ thống trường đào tạo nghề tăng lên rõ rệt. Việt Nam ngày càng coi đào tạo nghề là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực và lực lượng lao động xã hội. Điều này cũng phản ánh qua chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là phải đẩy mạnh giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo dục cơ bản, giáo dục đại học và đang được triển khai với vốn vay từ các tổ chức tính dụng quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).. để mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam. Điển hình là các dự án tài trợ của ADB cho hệ thống giáo dục cơ bản. Việt Nam đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học.
2.2. Đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ.
Chăm sóc sức khoẻ là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên khác với một số ngành dịch vụ khác, chăm sóc sức khoẻ có nhiều đặc điểm riêng:
- Chúng ta không thể lường trước được các chi phí y tế phải trả vì chúng ta không thể dự đoán được thời kì mắc bệnh, đặc biệt thể trạng của mỗi người là khác nhau, do đó nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng khác nhau.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do các cơ sở y tế quy định.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống với các nhu cầu khác, khi có bệnh, mặc dù tài chính eo hẹp nhưng người ta vẫn phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Có ba loại dịch vụ y tế :
- Dịch vụ y tế công cộng : là các dịch vụ mà lợi ích của nó không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp các dịch vụ khám chữa bệnh cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh, giáo dục y tế.
- Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần được chăm sóc ưu tiên: là các dịch vụ giành cho các đối tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ-trẻ em, người có công với cách mạng….
- Dịch vụ y tế cá nhân : là các dịch vụ chỉ cung cấp cho người sử dụng dịch vụ.
Trong thị trường dịch vụ y tế giá dịch vụ do bên cung ứng quyết định. Do vậy, thị trường dịch vụ y tế cũng tồn tại nhiều “ Thất bại thị trường ” không thể tránh khỏi:
- Thị trường dịch vụ y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. Muốn cung ứng một dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về nhu cầu vật chất.
- Thông tin không hoàn hảo. Có sự bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Bệnh nhân hoàn toàn dựa vào các quyết định cùa thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế. Vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới các tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế
- Dịch vụ y tế cũng là loại hàng hoá công cộng, vì thế việc cung ứng dịch vụ sẽ trở nên khó khăn đối với các dịch vụ y tế mang tính công cộng. Do đó cần có sự can thiệp của nhà nước trong việc cung ứng đối với loại hang hoá dịch vụ này.
Chính vì những đặc điểm trên của ngành y tế mà việc đầu tư phát triển y tế chăm sóc sức khoẻ phải được quan tâm một cách đặc biệt để phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Đầu tư cho công tác y tế chăm sóc sức khỏe bao gồm các nội dung:
2.2.1. Đầu tư xây dựng bệnh viện ở các tuyến.
Bệnh viện là hệ thống không thể thiếu được trong nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước trích một số tiền lớn nhằm xây dựng và nâng cấp hệ thống bệnh viện một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, thực hiện mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mục tiêu chung là:
- Đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc chất lượng tại các bệnh viện.
- Đảm bảo tính hệ thống và liên tục trong điều trị chuyên môn, từ cấp cơ sở đến cấp TW, phát triển cân đối hợp lý giữa bệnh viện đa khoa va chuyên khoa theo hướng chuyên sâu.
- Nâng cấp chất lượng dịch vụ, đầu tư vào các trang thiết bị mới, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Theo vùng lãnh thổ hệ thống bệnh viện được phân bổ rộng rãi trên cả