Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài như một tất yếu quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong đường lối đổi mới được khởi xướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế kín sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001-2010 (tính đến hết 21/12/2010), Việt Nam có 12.213 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 192,9 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 63 tỷ USD với số vốn bình quân đạt 16,2 triệu USD/dự án (vốn đăng ký) và 5,5 triệu USD/dự án (vốn thực hiện). Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4 năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 3,9% (Trung ương quản lý tăng 4,2%; địa phương quản lý tăng 2,3%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,1%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,5%. Tính chung bốn tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,1% (Trung ương quản lý tăng 5,4%; địa phương quản lý tăng 3,8%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,8%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,7%. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, dựa vào chính sách và khả năng phát triển của mình mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI. Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận như là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa khoa học thực tiễn.

doc88 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6766 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài như một tất yếu quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong đường lối đổi mới được khởi xướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế kín sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001-2010 (tính đến hết 21/12/2010), Việt Nam có 12.213 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 192,9 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 63 tỷ USD với số vốn bình quân đạt 16,2 triệu USD/dự án (vốn đăng ký) và 5,5 triệu USD/dự án (vốn thực hiện). Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4 năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 3,9% (Trung ương quản lý tăng 4,2%; địa phương quản lý tăng 2,3%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,1%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,5%. Tính chung bốn tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,1% (Trung ương quản lý tăng 5,4%; địa phương quản lý tăng 3,8%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,8%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,7%. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, dựa vào chính sách và khả năng phát triển của mình mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI. Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận như là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm…Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa khoa học thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với sự hiện diện của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài rất phong phú và đa dạng, thực hiện bởi các cơ quan quản lý Nhà nước và các cá nhân. Có thể nêu các công trình sau: Bùi Anh Tuấn, Tạo việc làm cho người lao động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội – 2000. TS. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2001. ThS. Lê Minh Toàn, Tìm hiểu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội - 2002. TS. Trần Nguyễn Trọng Xuân, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội - 2002. TS. Đinh Văn Ân, Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Báo cáo hội thảo về tác động của Hội nhập kinh tế tháng 6 năm 2004. TS. Trần Xuân Tùng, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia - 2005. ThS. Nguyễn Văn Tuấn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội - 2005. PGS.TS.Trần Quang Lâm – TS An Như Hải, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Hà Nội – 2005. Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế ở Việt Nam – Bùi Thị Thu Hà, 2009. Đồng thời, các đề tài nghiên cứu khoa học về đầu tư nước ngoài của các bộ ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng khá phong phú tập trung vào các vấn đề: phân cấp quản lý nhà nước trong công tác quản lý đầu tư nước ngoài, xây dựng các danh mục thu hút đầu tư nước ngoài, dự báo nguồn vốn đầu tư nước ngoài quốc tế và khu vực, khảo sát nghiên cứu nguồn vốn FDI các khu vực EU, Nhật Bản, Mỹ… Những phân tích khoa học trên là rất quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ mới. Cần đánh giá đẩy đủ những hiệu ứng tích cực và tiêu cực có thể tạo ra qua thu hút FDI. Trên cơ sở đó chỉ ra những định hướng và giải pháp cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thu hút FDI thời gian qua, khoá luận chỉ ra một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào hoạt động thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến bốn tháng đầu năm 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, logic, lịch sử cụ thể… 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái quát chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là một khoản đầu tư với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cũng đưa ra một khái niệm về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI  bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. Cụ thể, FDI gồm có 3 bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty. Trong đó: - Vốn đầu tư cổ phần: là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua từ doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần của doanh nghiệp trong nước tại nước đi đầu tư. - Thu nhập tái đầu tư: là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư. - Các khoản vay trong công ty: là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn giữa công ty mẹ và công ty thành viên. Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này hoặc mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa về FDI: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài” và Hoa Kỳ coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài. Có thể nhận biết FDI theo quan điểm Hoa Kỳ theo bảng sau: Bảng 1.1: Định nghĩa FDI của Hoa Kỳ Đầu tư trực tiếp nước ngoài  Đầu tư gián tiếp nước ngoài   Công ty Alcoa của Hoa Kỳ mua 50% cổ phần của một công ty khai khoáng của Jamaica.  Công ty Alcoa của Hoa Kỳ mua 5% cổ phần của một công ty khai khoáng Jamaica   Công ty Ford của Hoa Kỳ cho một chi nhánh ở Canada vay, trong đó Ford chiếm 55% cổ phần  Công ty Ford của Hoa Kỳ cho một chi nhánh ở Canada vay, trong đó Ford chiếm 8% cổ phần.   Nguồn: International Economics Peter H.Lindert and Thomas A.pugel Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. => Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế có thể hiểu là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngoài các đặc điểm vốn có của hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) còn có các đặc điểm sau: Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Ngoài sự lưu chuyển của vốn còn có thêm sự luân chuyển công nghệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Về vốn góp: các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn “đủ lớn” để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức độ “đủ lớn” của nguồn vốn tùy theo quy định của từng quốc gia. Về quyền kiểm soát: quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý. Nếu thành lập liên doanh thì chủ đầu tư nước ngoài tham gia điều hành tùy theo mức vốn góp của mình. Về tỷ lệ phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận được phân chia dựa trên tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi các khoản phải đóng góp khác. Do vậy thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài thường không ổn định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang tính rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn lâu và khó thu hồi vốn hơn đầu tư gián tiếp do phần lớn vốn đầu tư của nhà đầu tư nằm trực tiếp trong máy móc nhà xưởng tại nước sở tại. 1.1.3. Các hình thức và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài Về bản chất, hình thức đầu tư thực chất là hình thức tổ chức kinh doanh mà nhà đầu tư có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư. Theo Luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức kinh doanh sau: Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh ( Joint Venture Enterprise ) là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân Việt Nam. Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu doanh nghiệp liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở có sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh có những ưu điểm và nhược điểm sau: Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc doanh nghiệp liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của doanh nghiệpliên doanh. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa các bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh, khó giải quyết trong các vấn đề về tập quán, văn hoá. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (100% Foreign – Invested Enterprise) là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có những ưu điểm và nhược điểm sau: Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài. Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Ưu điểm: độc lập về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; không phải chia sẻ lợi nhuận, dễ dàng chuyển nhượng vốn. Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại. 1.1.3.3. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Business Co-operation Contract) là văn bản được ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Đặc điểm của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là: - Các bên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở ký kết một hợp đồng hợp tác mà không hình thành một pháp nhân mới tách biệt với các bên hợp doanh như hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Có sự phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên hợp doanh, mỗi bên được hưởng lợi hay phải chịu lỗ tương ứng theo tỷ lệ vốn góp. - Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có những ưu điểm và nhược điểm sau: Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhược điểm: khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại để vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập như thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. Đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT BOT (xây dựng – kinh doanh - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT
Luận văn liên quan