Ngày 10/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương mại thế giới, đây cũng là thời điểm đánh dấu bước ngoặt phát triển, hội nhập
kinh tế sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu.
Gia nhập WTO là điều kiện cần để Việt Nam thu hút có hiệu quả dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Nhưng làm sao để sử dụng dòng vốn này có hiệu quả để làm cơ sở
cho dòng vốn này tiếp tục tăng lên vẫn đang là một bài toán khó đối với Việt Nam.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về tác động của WTO tới dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời đánh giá những kết quả và vấn đề còn tồn tại của
Việt Nam khi thu hút dòng vốn này trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay. Từ đó rút ra
những nguyên nhân và đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO
- Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn ở phạm vi nghiên cứu vấn đề vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau
khi gia nhập WTO
* Bố cục của đề tài
- Chương I : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của WTO đến dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
- Chương II : Thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
4
- Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam hậu WTO
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................3
CHƯƠNG I : VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ......................................5
1. Sự cần thiết của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam hiện nay .........................5
2. Tác động của WTO đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào Viêt Nam................................5
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT
NAM HẬU WTO.............................................................................................................................7
1. FDI và sự gia tăng đột biến sau khi gia nhập WTO .................................................................7
2. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian
qua ..............................................................................................................................................10
3. Những hạn chế còn tồn tại......................................................................................................11
3.1. Về luật pháp, chính sách..................................................................................................11
3.2. Về công tác quy hoạch .....................................................................................................11
3.3. Về cơ sở hạ tầng ..............................................................................................................12
3.4. Về nguồn nhân lực ...........................................................................................................12
3.5. Về xúc tiến đầu tư ............................................................................................................12
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO ...13
3.1. Chính sách thu hút đầu tư ....................................................................................................13
3.2. Quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch ngành kinh tế kỹ thuật ............................................13
3.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................................14
3.4. Cơ chế chính sách pháp luật ................................................................................................15
3.5. Cải cách hành chính ............................................................................................................17
3.6. Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI ........................................................................17
3.7. Xúc tiến đầu tư ....................................................................................................................18
3.8. Một số giải pháp khác .........................................................................................................19
KẾT LUẬN....................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................21
2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 10/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương mại thế giới, đây cũng là thời điểm đánh dấu bước ngoặt phát triển, hội nhập
kinh tế sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu.
Gia nhập WTO là điều kiện cần để Việt Nam thu hút có hiệu quả dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Nhưng làm sao để sử dụng dòng vốn này có hiệu quả để làm cơ sở
cho dòng vốn này tiếp tục tăng lên vẫn đang là một bài toán khó đối với Việt Nam.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về tác động của WTO tới dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời đánh giá những kết quả và vấn đề còn tồn tại của
Việt Nam khi thu hút dòng vốn này trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay. Từ đó rút ra
những nguyên nhân và đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO
- Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn ở phạm vi nghiên cứu vấn đề vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau
khi gia nhập WTO
* Bố cục của đề tài
- Chương I : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của WTO đến dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
- Chương II : Thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO
3
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
- Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam hậu WTO
4
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG I : VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA WTO ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
VIỆT NAM
1. Sự cần thiết của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam hiện nay
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh
tế giai đoạn 2006-2007 là 7.5-8% và đến năm 2013 là 5.5%, nền kinh tế Việt Nam cần
huy động một lượng lớn vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó 65% huy động từ các nguồn
vốn trong nước và 35% huy động từ vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy vốn đầu ư trực
tiếp nước ngoài FDI là nguồn vốn chiếm vị trí quan trọng cần được chú trọng thu huets
và sử dụng có hiệu quả.
Với những tiềm năng kinh tế sẵn có, việc khơi thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam là một yêu cầu vô cùng bức thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
Hội nhập kinh tế và đặc biệt là sự kiện gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO là con
đường để Việt Nam có thể tiếp cận và thu hút nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất.
2. Tác động của WTO đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào Viêt Nam
Tác động tích cực đầu tiên mà WTO mang đến là mức độ rủi ro trong quyết định
đầu tư vào Việt Nam sẽ ngày càng giảm mạnh song song với sự mở cửa ngày càng lớn
của nền kinh tế Việt Nam theo lộ trình cam kết với WTO. Khi luật pháp của Việt Nam
càng phù hợp với thông lệ quốc tế ,những rào cản được dỡ bỏ … sẽ mang lại tác động
tích cực thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tiếp theo.Là thành viên của
WTO, Việt Nam cam kết sẽ tuân thủ toàn bộ những hiệp định và nghị định mang tính
ràng buộc của tổ chức này với nguyên tắc chính là mở cửa thi trường về hàng hóa và dịch
vụ, không phân biệt đối xử giữa các đối tác, thực hiện các quy định về đầu tư, bảo hộ sở
hữu trí tuệ, công khai minh bạch về chính sách, giải quyết các tranh chấp thông qua cơ
quan của WTO . . .Điều này sẽ giúp môi trường kinh doanh tại Việt Nam trở nên hấp dẫn
hơn , tạo lòng tin cho các nhà đầu tư khi đến với Việt Nam.
5
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
Tác động tích cực thứ hai có thể kể đến là việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Tác
động này chủ yếu diễn ra đối với việc nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu cho sản xuất
hàng tiêu dung trong nước, cũng như để phục vụ tiêu dung tư nhân và chính phủ. Mức
thuế nhập khẩu thấp sẽ có tác động làm giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm mặt bằng giá
cả ở Việt Nam, do đó làm tăng mức hấp dẫn của thi trường Việt Nam đối với các doanh
nghiệp FDI sản xuất hướng xuất khẩu.
Tác động tích cực thứ ba của WTO lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam thông qua cam kết tự do hóa thị trường dịch vụ. Đây là một trong những cam
kết mang tính cải cách lớn nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam. Tự do hóa ngành dịch
vụ sẽ có tác động mạnh đến FDI. Đặc biệt phần lớn những ngành dịch vụ bị đóng cửa/hạn
chế chặt chẽ từ trước đến nay sẽ được mở rộng và là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu
tư nước ngoài khai thác. Bên canh đó, tự do hóa ngành dịch vụ mà kết quả là tính cạnh
tranh được nâng cao sẽ dẫn đến năng suất trong các ngành này được cải thiện mạnh mẽ.
Do dịch vụ là một mắt xích quan trọng liên kết toàn bộ các ngành kinh tế khác trong nền
kinh tế nên nó cũng góp phần làm tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế, cải thiện đáng
kể môi trường đầu tư, giảm chi phí và thời gian sản xuất tại Việt Nam. Điều này cũng tác
động tích cực đến thu hút FDI hướng xuất khẩu như tác dụng giảm thuế nhập khẩu nói
trên.
Hơn thế nữa, WTO sẽ còn nhiều tác động trực tiếp và tích cực khác lên việc thu hút
FDI vào Việt Nam thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn các hạn chế về lượng (quota) của Mỹ
và EU hay các nước thành viên khác áp đặt lên các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
như dệt may, thủy sản, da giầy, đồ gỗ…chừng nào Việt Nam không vi phạm các quy định
về gian lận thương mại và bán phá giá.
Sở hữu một lực lượng lao động dồi dào với trình độ tương đối, chi phí cạnh tranh
với một nền chính trị ổn định thì Việt Nam ngày càng có sức hút đối với các nhà đầu tư
nước ngoài.
6
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM HẬU WTO
Việt Nam có môi trường tự nhiên thuận lợi, môi trường chính trị - xã hội ổn định, hệ
thống chính sách, pháp luật đang dần được điều chỉnh nhằm tạo môi trường đầu tư thông
thoáng, minh bạch với thủ tục đầu tư đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng cho các nhà đầu
tư, đồng thời đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng
mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế nói chung và thu hút FDI
nói riêng, tuy nhiên hiện nay cũng đang được Chính phủ rất quan tâm để đầu tư phát
triển.
1. FDI và sự gia tăng đột biến sau khi gia nhập WTO
Qua biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy mức tăng đột biến của FDI vào Việt Nam kể
từ sau khi gia nhập WTO. Nếu như năm 2006, vốn FDI vào Việt Nam chỉ dừng lại ở con
số khiêm tốn khoảng 12 tỷ USD , thì đến 2007 con số đó đã tăng lên khoảng 21 tỷ USD
và đỉnh điểm là năm 2008 với thành tích ấn tượng là hơn 71 tỷ USD. Cho đến 2009, mặc
7
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
dù cả thế giới đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì lượng FDI chảy
vào Việt Nam vẫn đạt khoảng 22 tỷ USD, tuy rằng đã có sự sụt giảm mạnh về nguồn vốn
FDI nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thì đây vẫn là một con số ấn
tượng.
Trong giai đoạn 1998-2009 Việt Nam đã thu hút được 12.575 dự án FDI với tổng số
vốn 194,4295 tỷ USD và đến cuối năm 2011, số dự án FDI thu hút được đã lên đến
13.440 dự án tương đương số vốn FDI thu thút đạt 199.078 tỷ USD. Như vậy chỉ trong 3
năm gần đây ( từ 2009-2011) thì số dự án FDI đã tăng 6.8% so với giai đoạn 10 năm
trước đây, tổng số vốn FDI tăng 2.4%.
Đây là những con số khá ấn tượng bởi nó không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam mà nó còn cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài,
trong đó có những đối tác lớn như Mỹ và EU, đối với thị trường còn mới mẻ và đầy tiềm
năng này.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn đăng ký, cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh
vực, theo đối tác đầu tư và theo vùng lãnh thổ tiếp tực có những chuyển biến tích cực.
8
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
Trong năm 2006 vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,
chiếm tới 69% và 28% vào lĩnh vực dịch vụ, còn lại là nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy
nhiên đến năm 2011 – 4 năm sau gia nhập WTO – thì cơ cấu FDI đã có sự chuyển biến rõ
rệt. Vốn FDI vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp và xây dựng đều
sut giảm chỉ còn 58%, và 1%. Ngược lại, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lại tăng
mạnh, chiếm 41 %, gần gấp đôi năm 2006. Như vậy có thể thấy xu hướng đầu tư đã bắt
đầu chú trọng hơn tới lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn
trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển. Điều này sẽ gps phần năng cao chất lượng khu
vực dịch vụ bao goomg tài chính ngân hàng, bảo hiểm… góp phần thúc đẩy sự phát triển
của một số ngành kinh tế trong thời gian tới. Điều này cũng phù hợp với sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam là hướng tới phát triển dịch vụ.
Tính đến tháng 9/2013 đã có tới 872 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 9.29 tỷ USD, bằng 92.7% về số
dự án và 134.9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2012. Các nhà đầu tư nước ngoài
đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút
được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 400 dự án đầu tư đăng ký mới,
tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,969 tỷ USD, chiếm 86,4% tổng vốn đầu tư đăng
ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
9
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
và tăng thêm là 588,11 triệu USD, chiếm 4,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba
thuộc hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 116 dự án đầu tư mới, tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 380,59 triệu USD.
Có 50 tỉnh, thành phố đã nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.
Trong đó, với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn,
Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,9 tỷ USD vốn đăng ký mới và
tăng thêm, chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 2,15 tỷ USD, chiếm 14,4%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,94 tỷ USD, chiến 12,9% vốn đăng ký. Theo thứ tự,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đang là 3 quốc gia có nhiều vốn FDI vào Việt Nam nhất
tính đến thời điểm hiện tại. Vốn đăng ký mới và tăng thêm của 3 quốc gia này đang ở con
số 11,3 tỷ USD, chiếm đến 75,4% vốn FDI trong 9 tháng.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
thời gian qua
Nguyên nhân chính là do có nhiều tác động từ việc gia nhập WTO, gia nhập WTO
có tác động tích cực đến các yếu tố sau:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế về kinh tế, chính trị và ngoại giao… Các đối tác thương mại đã dánh gia
Việt Nam như một đối tác quan trọng và giaiuf tiềm năng của khu vực Đông Nam Á. Vai
trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức
quốc tế ngày càng được nâng cao. Đặc biệt việc trở thành ủy viên không thường trực Hội
đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng
được nâng cao của Việt Nam.
Thứ hai, việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa
bỏ các rào cản và tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thương mại, cải thiện môi
trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn.
10
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
Thứ ba, do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, môi trường
kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn dẫn đến sự gia tăng luồng
vốn FDI vào Việt Nam. Điều này phản ánh qua sự tăng đột biến về vốn FDI vào Việt
Nam trong ba năm sau gia nhập WTO và cho đến nay, qua đó cho thấy niềm tin của các
nhà đầu tư nước ngoài vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường cũng như vào triển vọng
và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội
và những quyết sách tích cực và hiệu quả của chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với
những khó khăn hiện nay.
Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ giúp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng
cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất dẫn tới việc tăng cường thu hút đầu tư nước
ngoài. Mặt khác, thông qua liên doanh hợp tác với nước ngoài các doanh nghiệp Việt
Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ quản lý nhân sự và phát triển công
nghệ.
3. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thuân lợi thì Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong việc thu hút vốn FDI mà chủ yếu nguyên nhân là :
3.1. Về luật pháp, chính sách
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu
đồng bộ giữa các bộ luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vãn tạo ra các
cách hiểu khác nhau gây nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư
cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển
khai dự án.
3.2. Về công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc
biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để về việc cấp pháp và quản lý đầu tư ở các địa phương,
dẫn đến mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan, khai tăng vốn đăng ký
11
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
của dự án để có thành tích, để cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến tình trạng cùng cấp quá nhiều
giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không đến khả năng thị trường
gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp.
3.3. Về cơ sở hạ tầng
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây
tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến
độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ công trình hạ tầng ngoài hàng rào để tránh tình
trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường
giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất – nhập khẩu hàng hóa.
3.4. Về nguồn nhân lực
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và
kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả
những trung tâm công nghiệp lớn.
3.5. Về xúc tiến đầu tư
Công tác xức tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên
nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo,
mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Chủ yếu là do Việt Nam chưa có một chiến lược tổng
thể về xức tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có
tính hệ thống. Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật
chất và điều kiện hoạt động. Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các bộ,
ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung
chưa được xác định rõ rang do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề
này.
12
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hậu WTO.Thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH GIA NHẬP WTO
3.1. Chính sách thu hút đầu tư
Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính
đến hiệu quả kinh tế và sự tăng trưởng bền vững cũng như đảm bảo về môi trường.
Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít
tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần
đây, đặc biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở Châu