Đề tài Đẩy mạnh phát triển kinh tế trí thức

Bắt nguồn từ hai phát minh vĩ đại: thuyết Tương đối và thuyết Lượng tử, khoa học – công nghệ (KHCN) thế kỷ XX phát triển vũ bão, bùng nổ cách mạng tri thức và cách mạng thông tin, hệ thống công nghệ cao ra đời, LLSX phát triển nhảy vọt lên thang bậc mới, xã hội loài người biến đổi sâu sắc về mọi mặt, nền văn minh công nghiệp chuyển sang nền văn minh trí tuệ. Nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế dựa vào tri thức (KTTT), xã hội công nghiệp chuyển lên xã hội tri thức, xã hội thông tin. Nền KTTT là nền KTTT toàn cầu hóa; là hệ quả tất yếu của 3 quá trình: phát triển kinh tế thị trường, phát triển KHCN và toàn cầu hóa. Đối với mỗi quốc gia hiện nay cũng vậy, phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phất triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trọng tâm. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, từ thực tiễn phát triển của chính nước ta trong những năm vừa qua đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, Việt Nam có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thành công đường lối phát triển kinh tế tri thức, một đường lối táo bạo và đầy tính sáng tạo. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin- viễn thông, việc chế tạo thành công các sản phẩm Nano, những thành tựu trong công nghệ sinh học cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học cho thấy, nếu mạnh dạn, có quyết tâm và nghiêm túc bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Niềm tin còn trở nên mạnh mẽ gấp bội nếu chúng ta ý thức đầy đủ hơn về lợi thế to lớn của một nước đi sau như Việt Nam hiện nay.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đẩy mạnh phát triển kinh tế trí thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG CHÍNH NHẬN ĐỊNH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TẦM QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC. KINH TẾ TRI THỨC LÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA MỘT NỀN CÔNG NGHIỆP MỚI. KTTT TRONG NỀN KINH TẾ MỞ BẮT ĐẦU THÂM NHẬP VÀO DOANH NGHIỆP, NGƯƠI DÂN KTTT PHẢI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUẨN BỊ CHO HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CƠ CHẾ BAO CẤP, TƯ DUY BAO CẤP VÀ CÒN BỊ ÁM ẢNH NẶNG NỀ CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KTTT CẦN GIẢI QUYẾT HAI NHIỆM VỤ CƠ BẢN I. LỜI MỞ ĐẦU Bắt nguồn từ hai phát minh vĩ đại: thuyết Tương đối và thuyết Lượng tử, khoa học – công nghệ (KHCN) thế kỷ XX phát triển vũ bão, bùng nổ cách mạng tri thức và cách mạng thông tin, hệ thống công nghệ cao ra đời, LLSX phát triển nhảy vọt lên thang bậc mới, xã hội loài người biến đổi sâu sắc về mọi mặt, nền văn minh công nghiệp chuyển sang nền văn minh trí tuệ. Nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế dựa vào tri thức (KTTT), xã hội công nghiệp chuyển lên xã hội tri thức, xã hội thông tin. Nền KTTT là nền KTTT toàn cầu hóa; là hệ quả tất yếu của 3 quá trình: phát triển kinh tế thị trường, phát triển KHCN và toàn cầu hóa. Đối với mỗi quốc gia hiện nay cũng vậy, phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phất triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trọng tâm. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, từ thực tiễn phát triển của chính nước ta trong những năm vừa qua đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, Việt Nam có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thành công đường lối phát triển kinh tế tri thức, một đường lối táo bạo và đầy tính sáng tạo. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin- viễn thông, việc chế tạo thành công các sản phẩm Nano, những thành tựu trong công nghệ sinh học cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học… cho thấy, nếu mạnh dạn, có quyết tâm và nghiêm túc bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Niềm tin còn trở nên mạnh mẽ gấp bội nếu chúng ta ý thức đầy đủ hơn về lợi thế to lớn của một nước đi sau như Việt Nam hiện nay. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. NHẬN ĐỊNH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TẦM QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC. - Thực tiễn phát triển trong những năm vừa qua đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, Việt Nam có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thành công đường lối phát triển kinh tế tri thức Tại phiên họp chiều 13/1 của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã nhận định “ Một trong những điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 là việc khẳng định, Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là thay đổi một trong các yếu tố rất cơ bản đã giúp công cuộc đổi mới đạt được những thành công to lớn về kinh tế trong 25 năm qua. Đó thực sự là tư duy cách mạng, dám nhìn thẳng vào sự thực, nghiêm túc phê phán, nắm bắt được xu thế và yêu cầu phát triển để tự đổi mới của Đảng ta” Và chúng ta có đủ căn cứ để nhận định như vậy: Một là việc thay đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với xu thế thời đại, với trào lưu phát triển của thế giới mà Việt Nam đã hội nhập sâu và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Hai là sự thay đổi đó xuất phát từ nhu cầu nội tại cấp bách của chính nước ta, khi mà động lực và nguyên lý hoạt động của mô hình tăng trưởng đã từng mang lại thành công nay không còn đủ khả năng bảo đảm cho chúng ta giải quyết thành công các nhiệm vụ phát triển đầy khó khăn của giai đoạn mới khi mà sự cạnh tranh trong toàn cầu hoá ngày càng khốc liệt hơn. Từ sự phân tích khách quan, thẳng thắn thực tiễn phát triển của đất nước cho phép chúng ta nhận thấy rõ, bên cạnh việc mang lại những thành công nổi bật, mô hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang áp dụng đã bộc lộ những bất cập, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới khi bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước đã thay đổi sâu sắc. Tiếp tục mô hình đó, đất nước ta sẽ phải trả giá đắt về môi trường, phải hy sinh các cơ sở tăng trưởng dài hạn, nghĩa là dành lại phần rủi ro cho các thế hệ tương lai, cho con cháu chúng ta. Và nguy hiểm hơn, sự tiếp tục đó không cho phép Việt Nam thành công trong cạnh tranh và hội nhập vào mạng lưới phát triển toàn cầu, đẩy nền kinh tế tụt hậu và tụt hậu xã hơn. Quan điểm phát triển KTTT một cách bền vững được coi là yêu cầu, là trục xuyên suốt toàn bộ Chiến lược. Sự khẳng định này nhất quán với định hướng thay đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới. Trong tầm nhìn dài hạn, phù hợp với xu hướng thời đại và các cam kết quốc tế, việc thay đổi mô hình tăng trưởng để thực hiện quan điểm phát triển bền vững, như các luận điểm Cương lĩnh và Chiến lược cho thấy, dựa chủ yếu vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và áp dụng công nghệ hiện đại. Đây chính là định hướng phát triển KTTT. Vấn đề thực tiễn đặt ra là: trong khung khổ chiến lược chung, cần phải có những giải pháp chiến lược gì để Việt Nam phát triển nền kinh tế tri thức một cách hiệu quả? Sau đây là một số đề xuất giải pháp cụ thể, góp vào việc khởi động triển khai nhiệm vụ chiến lược quan trọng bậc nhất này. Thứ nhất, khẩn trương xây dựng một Chương trình phát triển kinh tế tri thức mang tầm cỡ chiến lược quốc gia, coi đây là “trục” của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Thứ hai, tập trung ưu tiên xây dựng hai Trung tâm Quốc gia về Công nghệ cao ở Hà Nội và ở TP Hồ Chí Minh, coi đây là mẫu hình, là đầu tàu phát triển khoa học- công nghệ- cộng nghiệp của cả nước. Thứ ba, phát triển các Khu công nghiệp- công nghệ cao cấp vùng, với hạt nhân là các Vườn ươm công nghệ- Vườn ươm doanh nghiệp hiện đại, thay thế các Khu Công nghiệp kiểu cũ, đang tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí cản trở sự phát triển. Thứ tư, coi trọng nguyên tắc phát triển khoa học công nghệ với sự dẫn dắt, hỗ trợ của thị trường- doanh nghiệp, được khuyến khích, nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh thị trường lành mạnh. Đặc biệt chú trọng phát triển thị trường công nghệ, coi đây là sức kích thích quan trọng nhất của nền khoa học. Thứ năm, Nhà nước thực sự đóng vai trò người hỗ trợ, tạo khung khổ pháp lý và hỗ trợ các điều kiện cần thiết để phát triển khoa học- công nghệ và cho hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu - triển khai. Thứ sáu, thực hiện một chiến lược phát triển khoa học có lộ trình phù hợp với năng lực nội sinh và có khả năng tranh thủ các thành tựu của thế giới.Trong giai đoạn đầu tiên, chiến lược đó cần dành sự ưu tiên cho việc khuyến khích hoạt động tiếp nhận, học hỏi và ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ của thế giới; trên nền tảng đó, tạo ra và làm mạnh lên năng lực nghiên cứu nội sinh, từ đó, xây dựng nền khoa học- công nghệ mạnh của Việt Nam, sánh vai với thế giới. Thứ bảy, thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia, có tiềm lực khoa học- công nghệ và tài chính mạnh đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích họ xây dựng các trung tâm nghiên cứu- phát triển, tạo kênh để từ đó, tri thức công nghệ lan toả rộng rãi ra toàn bộ nền kinh tế. 2. KINH TẾ TRI THỨC LÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA MỘT NỀN CÔNG NGHIỆP MỚI. Đại hội  VI khởi xướng công cuộc đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập, đề ra: “CNH nước ta trong bối cảnh quốc tế mới, không thể lặp lại con đường CNH các nước đi trước, mà phải biết tận dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học –công nghệ hiện đại, để có thể đi tắt”... Đại hội xác định: Khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu.Đại hội nhấn mạnh: “Chiến lược kinh tế-xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể và của cả cộng đồng dân tộc”....  Hội nghị Trung ương 7 khóa VII xác định CNH phải gắn với HĐH, coi việc sử dụng KHKT tiên tiến là cốt lõi của CNH. "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện kinh tế, xã hội… từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng … công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,… dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao". Đại hội VIII khẳng định cần chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước …để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Coi khoa học và giáo dục là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. Đại hội IX nhận định, kinh tế tri thức đang trở thành xu thế nổi bật trong phát triển LLSX hiện đại. Nước ta từng bước phát triển KTTT. Mục tiêu CNH, HĐH là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội X dành một chương nói về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, nêu ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTTT  trong quá trình CNH, HĐH nước ta.. Đó là quá trình phát triển, từng bước nâng cao và cụ thể hóa tư duy coi khoa học là động lực của sự phát triển, tinh thần kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; quá trình đó tất yếu dẫn đến phát triển triển KTTT. Tư duy, đường lối chính sách đó là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp xu thế phát triển của thời đại, đã chi phối cách thức, con đường đi tới CNXH của Việt Nam. Ngay từ Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã xác định: "KTTT có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất" và xác định "từng bước phát triển KTTT". Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng tiếp tục nhấn mạnh "Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với từng bước phát triển KTTT". Trong Văn kiện Đại hội nhấn mạnh, Đảng phải có sự phát triển mới về nhận thức lý luận và thực tiễn thể hiện ở định hướng “phát triển KTTT, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Sự đánh giá đúng đắn vị trí vai trò của KTTT còn thể hiện trong việc coi phát triển KTTT là phương hướng số 1 trong 8 phương hướng cơ bản xây dựng nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH; là một trong những định hướng lớn về khoa học công nghệ; và là nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong sự nghiệp đổi mới trong nhiệm kỳ 5 năm tới của Đảng. Có thể coi đây là một trong những chủ trương có tính đột phá để rút ngắn quá trình CNH, HĐH ở nước ta và là nhân tố bảo đảm sự phát triển cân bằng, nhanh và bền vững của nền kinh tế nước nhà trong tương lai. Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại chuyển tiếp trọng đại nhất trong lịch sử loài người chuyển từ xã hội có áp bức bóc lột, bất công sang một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được hoàn toàn giải phóng. KHCN, KTTT là tác nhân chính thúc đẩy cuộc đấu tranh đó. 3. KTTT PHẢI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG NGHỆ THÔNG TIN - Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị năm 2000 Về phát triển công nghệ thông tin đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa, cần được thực hiện nhanh và đầy đủ, nếu chậm trễ thì khó hội nhập, khó phát triển KTTT. - Xây dựng hạ tầng CNTT &TT phủ khắp nước, cả nước ta hiện nay người dân phần lớn đã tiếp cận được với internet, khai thác và sử dụng có hiệu quả đáp ứng nhu cầu tìn kiếm thông tin của mình. Mọi người làm việc, học tập, sản xuất kinh doanh, quản lý, nghiên cứu sáng tạo ... nhờ CNTT Nước ta đang thực hiện kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử, văn phòng điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, học tập từ xa, y tế từ xa... để nâng cao hiệu lực, sự trong sạch, minh bạch của hệ thống quản lý, thực hiện dân biết, dân bàn dân làm dân kiểm tra, loại trừ tham nhũng, đổi mới, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng suất nền kinh tế, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, tạo môi trường phát triển khả năng sáng tạo, hiện đại hóa lực lượng an ninh quốc phòng, sẵn sàng đối phó với chiến tranh điện tử, sự chống phá các thế lực thù địch. Tốc độ phát triển CNTT là từng ngày từng giờ, mỗi ngày có cả nghìn ứng dụng trong thực tế được đưa ra thị trường nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. chứa đựng trong mỗi ứng dụng là hàm lượng tri thức cao thể hiện nền KTTT phát triển. Mục tiêu Việt Nam phải trở thành một nước mạnh về CNTT, hình thành xã hội thông tin trước năm 2020. 4. KTTT TRONG NỀN KINH TẾ MỞ BẮT ĐẦU THÂM NHẬP VÀO DOANH NGHIỆP, NGƯỜI DÂN Mục tiêu của phát triển nền kinh tế là đạt hiệu quả cao, tức năng suất cao và khả năng sinh lợi lớn. Muốn vậy phải tạo cho được nền sản xuất có sức cạnh tranh, phát triển bền vững, khai thác tối đa các lợi thế so sánh. Nói một cách cụ thể là phải có nhiều sản phẩm và dịch vụ bán được, giữ vững và mở rộng thị phần, nhất là những sản phẩm chủ lực quyết định cơ cấu là xương sống của nền kinh tế. Trước thực tế nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, áp lực thị trường bắt đầu tác động mạnh, nên đặt các doanh nghiệp vào tình huống phải tự thân vận động, nhưng thực tế những điều kiện và môi trường cho các doanh nghiệp chuyển đổi và phát triển theo hướng chất lượng còn ở trong tình trạng thấp kém. Một số doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận thức được sự cần thiết phải cạnh tranh bằng chất lượng theo cách tiếp cận mới. Hiện nay, Việt Nam có 5.000 doanh nghiệp quốc doanh và gần 80.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có hơn 2,1 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể trong toàn quốc. Các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực và thế giới đã có mặt tại VN từ nhiều năm nay đã minh chứng cho tiềm năng phát triển này. Tuy nhiên cần phải có các tiêu chuẩn đo lường như áp dụng ISO 9000, cùng với những biến thể của nó đang là mô hình được người cung ứng, cũng như khách hàng quan tâm đòi hỏi. Hiện nay, số doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận ISO 9000 còn khiêm tốn, trong cả nước con số được chứng nhận là xấp xỉ 1.250 doanh nghiệp. Cùng với Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng các đơn vị tư vấn trong ngoài nước như: SGF, BVQI, DNV, APAVE,Quacert, Trung tâm chất lượng quốc tế… đang hoạt động tại Việt Nam. Với những bức bách đòi hỏi của cơ chế thị trường, thì hoạt động của các đơn vị này cần được khuyến khích nhiều hơn nữa. tuy nhiên, hiện nay có một vài tổ chức tư vấn, chứng nhận thường đặt mục tiêu tài chính là quan trọng chạy theo lợi nhuận. Cho nên, đã có nhiều trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến tình trạng vội vàng trong khâu tư vấn, dễ dãi trong chứng nhận. Ngoài ra còn xuất hiện “cò ISO” chào giá đủ loại, giá tư vấn cho 1 doanh nghiệp từ 10.000 - 15.000 USD của những năm trước, thì nay được mời chào trên dưới 50 triệu đồng VN cũng nhận. Tiền nào của đấy! Dĩ nhiên, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xây dựng chất lượng quản lý tại VN. Về phía doanh nghiệp, việc áp dụng ISO 9000 có hạn chế thế nào? Chúng tôi nhận thấy DN, do chưa nắm được tính chất tiêu chuẩn, nên nghĩ rằng khi làm thì phải thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi quy trình công nghệ, phải mua máy móc thiết bị hiện đại, bên cạnh đó còn ngại tốn kém chi phí, tốn thời gian v.v… Ngay đến khi DN đã nhận thức được bắt tay vào làm rồi thì cũng có trở ngại như phải thay đổi thói quen làm việc tùy tiện trước đây, phải có mục tiêu công việc rõ ràng, phải được sự tham gia của mọi thành viên, đương nhiên không loại trừ nguyên nhân trở ngại là thiếu sự quan tâm của lãnh đạo DN. Về phía thị trường cũng có những nguyên nhân hạn chế khách quan như thị trường nội địa chưa đòi hỏi nhiều, người tiêu dùng chưa đặt tiêu chí “được chứng nhận ISO 9000” lên trên các tiêu chí khác khi mua sản phẩm Trong giai đoạn sắp tới những thành tựu tạo ra từ làn sóng thứ 3 của nền kinh tế trí thức (Knowledge Economy), nền kinh tế phần mềm (Soft - economy) với đặc điểm của một nền kinh tế hậu công nghiệp. Trong đó: trí thức là yếu tố hàng đầu của nền sản xuất, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất, sáng tạo chính là động lực tạo ra sự phát triển của một xã hội văn minh… tất cả như thúc bách những nhà quản lý, những chuyên gia về chất lượng, những doanh nghiệp… bước qua cánh cửa tư duy, không ngừng cải tiến và hướng tâm, hướng sức vào chất lượng sản phẩm của VN. 5. CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - Xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức và công nhân tri thức, đó là lực lượng tiên phong và chủ lực để phát triển nền KTTT, họ là những người làm việc bằng bộ óc của mình, sử dụng tri thức mới để tạo ra giá trị mới, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý, dịch vụ công....Có đội ngũ trí thức lớn mạnh về phẩm chất và năng lực - lực lượng tiên phong, đại diện cho phương thức sản xuất mới- thì mới có KTTT. Trí thức là những người hướng dẫn xã hội, lại là những người tạo ra phần lớn của cải xã hội. - Điều cần thiết nhất đối với trí thức là môi trường thực sự tự do dân chủ, họ được tiếp cận các nguồn thông tin, được tự do tư tưởng, được trình bày, tranh luân, phản biện và bảo vệ ý kiến của mình, không bị ai áp đặt, trấn áp, qui chụp. Những ý tưởng mới, khác với chính thống cần được tôn trọng, để cho tranh luận, khảo nghiệm. Tìm ra cái chưa biết là sáng tạo cái mới, là động lực của phát triển. - Các cấp lãnh đạo biết tin dùng, tạo điều kiện làm việc cho trí thức, chú ý lắng nghe những ý kiến khác mình, thẳng thắng tranh luận tìm ra chân lý. Muốn thực sự là Đảng tiền phong của dân tộc, Đảng phải kết tinh được trí tuệ của cả dân tộc, phải tập hợp được đội ngũ trí thức, có nhiều trí thức ưu tú đứng trong hàng ngũ của Đảng. - Cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn để huy động trí thức người Việt ở nước ngoài chuyển giao tri thức mới về nước phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. - Trí thức hóa công nhân, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân tri thức, họ cùng với đội ngũ trí thức là lực lượng chủ lực đi tiên phong vào KTTT, là tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới, đó là giai cấp công nhân mới trong thời đại KTTT. - Cải cách triệt để nền giáo dục để gấp rút đào tạo nguồn nhân lực cho KTTT. Giáo dục nhằm đào tạo những con người có phẩm chất, bản lĩnh, có trách nhiệm với xã hội, dám nghĩ dám làm, có tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực tiếp thu, làm chủ tri thức mới, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tiễn. Từ bỏ cách dạy học thụ động, áp đặt, nặng về nhồi nhét kiến thức; chú trọng vào phát triển trí tuệ, bồi dưỡng năng lực, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, ứng xử. làm việc trong cộng đồng. Phải đổi mới tư duy giáo dục, giao quyền tự chủ cho trường đại học, còn áp đặt thì không có trường đại học tốt, khó có nhân tài. Đổi mới cơ bản chính sách tài chính cho giáo dục. Để giáo dục phát triển tốt, cần có môi trường xã hội thuận lợi, việc sử dụng đãi ngộ theo đúng năng lực và cống hiến, không có tham nhũng, hối lộ, chạy quyền, chạy chức, chạy việc. Xã hội hóa giáo dục phải đi đôi với chính sách hỗ trợ và kiểm tra của Nhà nước, phải có hệ thống kiểm định chất lượng. Chỉ khi có một thị trường lao động lành mạnh, minh bạch thì mới có sự cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, mới nâng cao được chất lượng giáo dục. - Thiết lập hệ thống học tập suốt đời, nhanh chóng hình thành xã hôi học tập. - Mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới, liên kết với các đại học tiên tiến thế giới, mở các trường chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho các trường đại học tiên tiên nước ngoài mở trường đào tạo tại Việt Nam. - Cử đông đảo sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học đi học tập, thực tập ở các nước tiên tiến, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam (như điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ nanô...), khi về nước có đủ lực lượng triển khai ngay từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất kinh doanh. 6. CHUẨN BỊ CHO HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nền KTTT là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, xã hội, bao gồm truy cập vào kho tri thức toàn cầu đồng thời làm chủ và sáng tạo tri thức mới cần thiết cho riêng mình. Ngày nay hội nhập quốc tế tức là hội nhập vào nền KTTT toàn cầu hóa, do CNTB thao túng., Nếu ta vẫn giữ tư duy cũ, cách làm cũ để hội nhập, thì dễ trở thành thuộc địa kiểu mới, bãi thải công nghệ. Nhưng đây cũng là cơ hội lớn để nắm bắt vận dụng tri thức mới, phát triển KTTT, rút ngắn khoảng cách với các nước. Hội nhập là hợp tác và đấu tranh, phải có chiến lược, sách lược đúng, biết tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế của nước đi sau, hạn chế tối đa sự thua thiệt. Hội nhập để tiếp nhận tri thức mới, phát triển KTTT, rút ngắn CNH, HĐH. Hội nhập để hợp tác cùng các nước, các khối nước đấu
Luận văn liên quan