Đề tài Đề xuất một chương trình khung cho ngành đào tạo Cơ điện tử

Cơ điện tử là chuyên ngành tích hợptrong một phạm trù nghề nghiệp rộng. Các khía cạnh và vấn đề chuyên môn của nó thật ra không phải làmới xuất hiện, trái lại phần nhiều trong số đó vốn là những nội dung truyền thống tr-ớc đây đã từng đ-ợc đề cập đến, đ-ợc nghiên cứu và xử lý trong nhiều ngành khoa học, kỹ thuật đơn lẻ.Điều mới mẻ chính là ở quan điểm tích hợp các chuyên ngành đơn lẻ ấy trong điều kiện không ngừng cập nhật các thành tựu khoa học công nghệ mới cũng nh-áp dụng các giải pháp kỹ thuật đa dạng, phong phú và ngày càng tinh xảo. Chính vì vậy, việc đi tới nhất quán giữa các quan điểm tích hợp khác nhau của các tr-ờng phái chuyên môn là một quá trình kiến giải và thảo luận không hề đơn giản, nó gắn liền một cách hữu cơ với tính chất năng động, sáng tạo và phát triển liên tục của bản thân chuyên ngành cơ điện tử. Khái niệm “ch-ơng trình khung” cũng cần đ-ợc l-u ý đúng mức, bởi nó chỉ mô tả đ-ợc những yêu cầu tối thiểu cho một mức đào tạo nào đó của một lĩnh vực nghề nghiệp. Trong kết cấu của “khung”th-ờng bao gồm một học phần đào tạo cơ bản và một học phần đào tạo chuyên sâu, nhằm mở rộng và nâng cao trình độ cũng nh-kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của chính các học phần tr-ớc đó. Nh-ng “khung”cũng bị không chế, ràng buộc bởi nhiều điều kiện: luật giáo dục, thời l-ợng, mục tiêu và nội dung đào tạo, bài thi tốt nghiệp, điều kiện thừa nhận một tên nghề, một trình độ nghề nghiệp. “Khung”lại có tính liên thông với các chuyên ngành khác cũng nh-với các cấp độ đào tạo khác, nó vừa phải đảm bảo cho ng-ời theo học có một trình độ hành nghề nào đó, lại vừa phải tạo ra một khả năng tự đào tạo, đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao cho chính họ. Mặt khác, ch-ơng trình khung không hàm chứa các quy định về ph-ơng pháp giảng dạy. Tuy nhiên, trong khi lựa chọn các giảipháp tổ chức đào tạo, những ph-ơng pháp s-phạm nào động viên đ-ợc tính chủ động, quan hệ hợp tác và ý thức trách nhiệm cao trong t-duy và hành động của học viên đều là thích hợp với nội dung chuyên môn của ngành học này và phải đ-ợc quan tâm, chú trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện từng bài giảng. “Khung”- bên cạnh tính nguyên tắc cũng còn bao bàm một gợiý cho sự thích ứng hoá một cách mềm dẻo về thời l-ợng cũng nh-về nội dung chuyên mônđối với những điều kiện hạ tầng cụ thể 2 khác nhau của mỗi cơ sở đào tạo hoặc các cấp độ đào tạo khác nhau trong cùng một hành lang pháp lý của bộ luật giáo dục. Chuyên ngành tích hợp cơ điện tử đòi hỏi tính thực tiễn cao trong mục tiêu đào tạo. Môi tr-ờng đào tạo của chuyên ngành này vì vậy cũng mang tính tích hợp: nhà máy và nhà tr-ờng; công x-ởng và phòng thí nghiệm, học tập và nghiên cứu. Những khía cạnh đó t-ởng chừng x-a nay vốn vẫn thế, nh-ng đối với chuyên ngành cơ điện tử, nó thật sự đòi hỏi thiết thực hơn và hiệu quả hơn. Bởi vậy phải tổ chức đào tạo theo nhóm (team work), gắn các đề tài do thực tiễn sản xuất đặt ra với nội dung học tập và nghiên cứu (project working / learning by doing).Vả chăng, có gắn các đề tài học tập và nghiên cứu với sản xuất thì mới có kinh phí để duy trì và phát triển học thuật. Tuy vậy để thực hiện đ-ợc yêu cầu của một “khung đào tạo”, việc xác định nhiệm vụ cho mỗi địa điểm học tập là vấn đề có tính nguyên tắc. Chẳng hạn, nhà tr-ờng vốn là một địa điểm đào tạo độc lập, mang tính truyền thống. Với hạ tầng kỹ thuật của một cơ sở tr-ờng học, nó có nhiệm vụ truyền thụ những nội dung học tập mang tính phổ cập, cơ bản với sự chú ý đặc biệt đến những đòihỏi của nghề nghiệp do nó đào tạo. Trong quá trình truyền thụ kiến thức, mục tiêu chính yếu của nhà tr-ờng là đảm bảo cho ng-ời học tiếp thu tốt học phần đào tạo cơ bản và học phần đào tạo chuyên sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao trình độ cũng nh-kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của các học phần tr-ớc đó và các học phần liên thông khác. Với “nghề nghiệp đào tạo”, nhà tr-ờng một mặt hoàn thành nhiệm vụ truyền thụ kiến thức nh-trên đã nêu của mình, mặt khác nó cũng chỉ là một đối tác xã hội, bình đẳng với các đối tác khác (nh-nhà máy, xí nghiệp, phòng thí nghiệm chuyên ngành, viện nghiên cứu.) cùng tham gia vào việc tạo dựng một môi tr-ờng làm việc, cung cấp một lực l-ợng lao động bằng trách nhiệm đối với xã hội và môi tr-ờng sinh thái nói chung. Nói cách khác, nhà tr-ờng không phải là tất cả trong việc đảm bảo chất l-ợng toàn diện của đội quân lao động xã hội. Chính sự hợp tác chặt chẽ và trung thực giữa các đối tác xã hội, vì quyền lợi chung của cộng đồng, mới là yếu tố đảm bảo tin cậy cho tiêu chí đó.

pdf11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đề xuất một chương trình khung cho ngành đào tạo Cơ điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên