Đề tài Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 bộ luật dân sự - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Di sản dùng vào việc thờ cúng là loại di sản được hình thành từ ý nguyện của người lập di chúc với những mục đích thể hiện truyền thống, đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam. Nhằm đảm bảo quyền thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc thì pháp luật đã có những quy định điều chỉnh, ngoài ra đó còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra về các vấn đề này. Và những quy định của pháp luật để điều chỉnh về vấn đề này có phù hợp, kịp thời và cụ thể hay không? Trong bài tập cuối kì này em xin đề cập tới một số vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng: Những quy định của pháp luật, những vấn đề lí luận, so sánh giữa di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản tặng để thấy rõ sự khác biệt và những vấn đề thực tiễn áp dụng những quy định này của các Tòa án trong hoạt động xét xử. Đề bài: “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 BLDS - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 bộ luật dân sự - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời mở đầu…………………………………………………………2 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM………………………………………...3 1. Khái niệm di chúc………………………………………......3 2. Khái niệm di sản……………………………………………3 3. Di sản dùng cho việc thờ cúng…………………………......5 II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN…………………………………5 1. Di sản dùng vào việc thờ cúng không thể bị chuyển nhượng ………………………………………………….......6 2. Di sản dùng vào việc thờ cúng không thể bị kê biên….......8 3. Việc quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng………………..9 4. Chấm dứt việc dùng một phần di sản vào việc thờ cúng…………………………………………………….........11 III. THựC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ SI SẢN THỜ CÚNG ÁP DỤNG ĐIỀU 670 BLDS HIỆN NAY………………………………..........................12 Khái quát những trường hợp thường gặp trong tranh chấp di sản thờ cúng…………………………………………………………12 Ví dụ về một vụ án tranh chấp di sản thờ cúng cụ thể….14 Kết luận…………………………………………………….17 LỜI MỞ ĐẦU Di sản dùng vào việc thờ cúng là loại di sản được hình thành từ ý nguyện của người lập di chúc với những mục đích thể hiện truyền thống, đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam. Nhằm đảm bảo quyền thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc thì pháp luật đã có những quy định điều chỉnh, ngoài ra đó còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra về các vấn đề này. Và những quy định của pháp luật để điều chỉnh về vấn đề này có phù hợp, kịp thời và cụ thể hay không? Trong bài tập cuối kì này em xin đề cập tới một số vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng: Những quy định của pháp luật, những vấn đề lí luận, so sánh giữa di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản tặng để thấy rõ sự khác biệt và những vấn đề thực tiễn áp dụng những quy định này của các Tòa án trong hoạt động xét xử. Đề bài: “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 BLDS - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” MỘT SỐ KHÁI NIỆM Khái niệm di chúc Theo Điều 646 BLDS 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, theo quy định này, di chúc trước hết phải là sự thể hiện ý chí của cá nhân, đây là ý chí mạng tính đơn phương của người lập di chúc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung (Điều 663, BLDS 2005). Trường hợp này xuất hiện ý chí của cả vợ và chồng (hai người) nhưng vẫn là sự thể hiện tính đơn phương của di chúc vì vợ, chồng là hai chủ thể đứng về một phía (trong việc lập di chúc) để định đoạt tài sản cho những người thừa kế. Mặc dù di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc nhưng ý chí này phải phù hợp với quy định của pháp luật thể hiện qua các quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc. Khi lập di chúc, mục đích của người lập di chúc là nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nếu di chúc không đề cập đến việc “chuyển tài sản” này thì di chúc cũng không tồn tại giá trị pháp lý dưới góc độ pháp luật dân sự. Thông thường, khi nói tới việc “chuyển tài sản” của người lập di chúc, có thể hiểu đây là sự định đoạt tài sản một cách trực tiếp. Khái niệm di sản Muốn xác định, giải quyết được tranh chấp về thừa kế thì vấn đề đầu tiên cần xác định được chính xác cùng với thời điểm và địa điểm mở thừa kế đó là vấn đề di sản. Di sản được hiểu là toàn bộ tài sản do người chết để lại. Theo quy định tại Điều 634 BLDS 2005 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Di sản là tài sản riêng cuả người chết: Tài sản riêng của người chết là tài sản mà người đó có được từ các căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác đều có thể thuộc sở hữu của tư nhân và tài sản thuộc sở hữu của tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Như vậy, tất cả tài sản riêng của người chết không phân biệt tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng, không phân biệt là vật, tiền, giấy tờ có giá hay quyền tài sản nếu thuộc sở hữu hợp pháp của người đó thì đều trở thành di sản thừa kế. Di sản là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Bên cạnh tài sản riêng thì phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác cũng được xác định là di sản thừa kế. Trong thực tế, có những trường hợp tài sản là tài sản chung của nhiều chủ sở hữu do được tặng cho chung, thừa kế chung, hoặc do cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh… Trong trường hợp đó, khi một đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó có trong khối tài sản chung. Ngoài phần quyền trong sở hữu chung theo phần thì một người cũng có thể là đồng chủ sở hữu trong khối tài sản chung hợp nhất. Theo quy định của pháp luật dân sự thì có hai loại sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia thì về nguyên tắc khi một bên chết trước thì một nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và sẽ được coi là di sản để phân chia thừa kế. Tuy nhiên, đối với sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia (sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung trong nhà chung cư…) thì do pháp luật quy định đó là sở hữu chung không được phấn chia nên khi có một người mất đi thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của những chủ thể còn lại chứ không thể xác định là di sản thừa kế của người chết. Di sản dùng vào việc thờ cúng Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối với người đã chết, giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phéo cá nhân dành một phần tài sản của mình để dung vào việc thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di sản thừa kế. Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Di sản này có thể là một tài sản cụ thể ( cây lâu năm, nhà ở,…). Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lí có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lí không được sử dụng vào mục đích của riêng mình, không có quyền định đoạt đối với phần di sản thờ cúng. Tất cả những nội dung liên quan đến di sản dung vào việc thờ cúng được pháp luật qui định ở điều 670 BLDS. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 670 BLDS: “1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2.Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. 1. Di sản dùng vào việc thờ cúng không thể được chuyển nhượng Căn cứ xác định di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 là do người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó là phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Trên thực tế thì di sản dùng vào việc thờ cúng còn do con, cháu tự sắm sửa trong một năm, nhiều năm để dùng vào việc thờ cúng, thậm chí di sản dùng vào việc thờ cúng còn do các con, cháu trong dòng họ hiến tặng cho nhà thờ họ hoặc di sản dùng vào việc thờ cúng do các thế hệ trước để lại một cách tự nhiên mà không có bất kì một lời dặn dò hay văn bản xác định đó là di sản dùng vào việc thờ cúng. Có thể khẳng định, di sản dùng vào việc thờ cúng của một người, hay các thành viên đã chết của một gia đình, dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau nhưng pháp luật quy định căn cứ xác lập di sản dùng việc thờ cúng do một người để lại theo di chúc và căn cứ này có ý nghĩa pháp lí trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Theo quy định trên, người có tài sản có quyền lập di chúc định đoạt một phần di sản giao cho một người quản lí để dùng vào việc thờ cúng. Người lập di chúc chỉ định một người cụ thể quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng và thực hiện việc thờ cúng. Nhưng người được chỉ định quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng đã không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác để quản lí để thờ cúng. Ngoài trường hợp trên, nếu người để lại di chúc không chỉ định trong di chúc ai là người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng. Tuy pháp luật không quy định rõ những cá nhân phải có những điều kiện nào thì được quản lí di sản thờ cúng và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng nhưng theo thông lệ và phong tục trong nhân dân, người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng và thực hiện việc thờ cúng thường là con, cháu, anh, em ruột của người để lại di sản đó. Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng nếu không được người để lại di sản đó viết rõ trong di chúc thì việc thờ cúng cũng tuân theo phong tục trong cộng đồng dân cư và dòng họ của người để lại di sản đó, thường là việc thờ cúng được tiến hành vào ngày giỗ hàng năm của người chết, ngày rằm, ngày tết và thờ cúng người để lại di sản đó khi mới chết ba ngày, cúng đầu tuần, cúng bốn chin ngày, cúng một trăm ngày và cúng cơm thường hàng ngày kể từ ngày người đó được mai táng xong cho đến hết một trăm ngày… Đây là nghi thức phổ biến trong nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, còn có những cách thức thờ cúng khác được lưu truyền trong nhân dân không thể xác định hết được. Hình thức thờ cúng rất phong phú, đa dạng gắn với phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích thờ cúng người chết và tổ tiên người đó là nhằm tưởng nhớ và biết ơn những người đã chết mang tính giáo dục sâu sắc và tính nhân văn cao cả. Việc xử lí di sản dùng vào việc thờ cúng, theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS, trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó, với điều kiện người đang quản lí di sản đó thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Người quản lí và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng này phải là người hoặc thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật (Điều 676 BLDS) hoặc là người thừa kế thế vị hưởng di sản của người để lại di sản (Điều 677 BLDS). Pháp luật không quy định, trong trường hợp người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng là hợp pháp nhưng người này không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó và trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản dùng vào việc thờ cúng được giải quyết như thế nào. Tuy nhiên, căn cứ vào những quy định của pháp luật tại Điều 670 BLDS về di sản dùng vào việc thờ cúng thì trường hợp này di sản được chuyển giao cho những người thừa kế tại hàng thừa kế được hưởng của người để lại di sản để họ tự định đoạt hoặc là cử một người trong số họ quản lí di và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng hoặc là thỏa thuận để chia thừa kế theo pháp luật; nếu họ không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. 2. Di sản thờ cúng không thể bị kê biên Di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần thuộc di sản của người chết để lại, do vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 670 BLDS thì trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, tuy rằng người lập di chúc đã định đoạt một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, một khi được lập trong phạm vi cho phép,các tài sản thuộc di sản dung vào việc thờ cúng không thể bị kê biên theo yêu cầu của chủ nợ của người chết hay chủ nợ các chi phí mai tang và những chi phí phát sinh gắn với cái chết của người đó. Nguyên tắc này không được áp dung trước khi thừa kế được mở vì lúc đó di chúc chưa có hiệu lực, cũng không áp dụng cho các tài sản dung vào việc thờ cúng đồng thời là vật bảo đảm nghĩa vụ dân sự trước ngày mở thừa kế. Di sản dùng vào việc thờ cúng không thể bị kê biên theo yêu cầu của các chủ nợ của người thừa kế hoặc người quản lý tài sản đó vì nó không phải là tài sản thuộc sở hữu của họ. Việc quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng Chỉ định người quản lý di sản thờ cúng: Khoản 1 điều 670 BLDS quy định: người quản lý di sản thờ cúng là người do người lập di sản thờ cúng chỉ định trong di chúc, nếu người lập di chúc không chỉ rõ người quản lý đó trong di chúc thì những người thừa kế sẽ làm việc đó. Như vậy, có hai trường hợp đặt ra với vấn đề chỉ định thừa kế: hoặc do người lập di chúc chỉ định trong di chúc nhưng không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế; hoặc do người lập di chúc không chỉ định người quản lý phần di sản dung vào việc thờ cúng. Người thừa kế, theo luật quy định có quyền chỉ định người quản lý phần di sản đó, tuy nhiên không chỉ rõ các điều kiện thỏa mãn để có thể thực hiện quyền đó. Một số trường hợp như : người không có quyền hưởng di sản, người từ chối nhận di sản, người bị truất quyền hưởng di sản là những trường hợp đặc biệt. +) Người không có quyền hưởng di sản: có thể khẳng định, những trường hợp thuộc khoản 1 điều 643 không có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý di sản do người không có quyền hưởng di sản, bên cạnh việc mất các quyền lợi về vật chất còn mất cả tư cách của người thừa kế theo pháp luật, và không phải người thừa kế đương nhiên sẽ không có tư cách tham gia vào việc chỉ định người quản lý. +) Người từ chối nhận di sản: người từ chối nhận di sản là những người mất quyền lợi về tài sản thuộc di sản để lại, nhưng không vì thế mà bị mất đi tư cách người thừa kế và thể hiện mâu thuẫn giữa các bên liên quan nên họ có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý. +) Người bị truất quyền hưởng di sản: tuy không mất tư cách thừa kế về mặt pháp luật nhưng xét về ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc, những người này lại không được công nhận. Vì vậy, ta có thể xét theo 2 trường hợp: Nếu người lập di chúc chỉ truất quyền hưởng di sản theo pháp luật của người này bằng cách lập 1 hay nhiều người thừa kế theo di chúc và cho họ thừa kế toàn bộ số tài sản khác không dung vào việc thờ cúng thì người thừa kế vẫn có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý phần di sản thờ cúng đó. Còn nếu trong di chúc, người lập chỉ rõ người bị truất quyền hưởng di sản không có quyền hạn gì đối với phần di sản dung vào việc thờ cúng thì người đó không có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý. Quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng Người quản lý di sản thờ cúng có quyền chiếm hữu và sử dụng các tài sản dung cho việc thờ cúng, có quyền sinh sống trong nhà, canh tác đất đai,, thu hoa lợi tức từ các tài sản có lien quan, có quyền khởi kiện đòi lại các tài sản bị chiếm giữ bất hợp pháp. Người quản lý di sản thờ cúng phải thực hiện việc thờ cúng theo yêu cầu của di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế. Như vậy, người quản lý có 2 nghĩa vụ: nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng và nghĩa vụ quản trị tài sản thừa kế. Về nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng: người quản lý di sản thờ cúng phải thực hiện các việc lễ giỗ đầy đủ, đúng quy định và thời gian. Trong trường hợp di chúc hoặc thỏa thuận của người thừa kế còn quy định những hình thức thờ cúng nào khác thì phải thực hiện đầy đủ. Người quản lý phải chịu tất cả các chi phí tổ chức lễ giỗ. Về nghĩa vụ quản trị tài sản thừa kế: tuy không có quyền sở hữu đối với các di sản dùng cho việc thờ cúng, nhưng người quản lý vẫn có quyền quản trị nó như tài sản của mình : giữ gìn, chăm sóc, sửa chữa, … Người quản lý tham gia vào các thủ tục như hành chính, tư pháp để đảm bảo tính toàn vẹn cho những tài sản có lien quan. Người quản lý phải tự mình quản trị những tài sản đó mà không được đùng đẩy cho người khác. Trong trường hợp bất khả kháng không thể trực tiếp quản lý được những tài sản này thì vợ, con hoặc một người than sẽ tạm thời thay thế với tư cách là người được ủy quyền. Chấm dứt việc dùng một phần di sản vào việc thờ cúng Các trường hợp chấm dứt việc dung một phần di sản vào việc thờ cúng Theo khoản 1 điều 670 BLDS: trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần tài sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp số di sản đó trong số những người thuộc dạng thừa kế theo pháp luật. Đây là trường hợp dự liệu duy nhất của Luật về việc chấm dứt tính chất của di sản thờ cúng. Lúc này, người đang thừa hưởng di sản thờ cúng một cách hợp pháp được hưởng một quy chế đặc biệt và trở thành chủ sở hữu của di sản thờ cúng, đồng thời di sản thờ cúng lại trở thành một tài sản thường. THựC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ SI SẢN THỜ CÚNG ÁP DỤNG ĐIỀU 670 BLDS HIỆN NAY Khái quát những trường hợp thường gặp trong tranh chấp di sản thờ cúng. Ngày nay, việc để lại di sản thờ cúng không còn phổ biến như trước kia, do đó các tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng không nhiều như việc tranh chấp các di sản khác. Tuy nhiên, các vụ việc liên quan đến tranh chấp di sản thờ cúng ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và gay gắt hơn do xã hội ngày càng phát triển, giá trị của cải vật chất ngày càng tăng cao, và lòng tham muốn thì ngày càng cao hơn các giá trị đạo đức. Có thể thấy các trường hợp phổ biến về tranh chấp di sản thờ cúng như sau: Người quản lý di sản dung vào việc thờ cúng chiếm hữu trái phép di sản đó: Thực tế, có rất nhiều vụ việc người quản lý di sản thờ cúng muốn chiếm đoạt, hoặc tìm cách để có giấy chứng nhận quyền sở hữu di sản đó. Ta có thể thấy, điều 670 quy định: Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Như vậy, có thể thấy rằng người quản lý di sản thờ cúng chỉ có thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thuộc di sản thờ cúng khi thỏa mãn các điều kiện: Những người thuộc diện thừa kế theo di chúc đều đã chết. Người quản lý di sản thừa kế đó phải nằm trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Như vậy, trừ khi người quản lý thỏa mãn được cả hai điều kiện trên, còn nếu không đảm bảo thì những người có liên quan hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu đối với chứng nhận quyền sở hữu đó. Di sản thờ cúng bị đem ra thế chấp, cầm cố: Có thể khẳng định, di sản thờ cúng không thể đem ra thế chấp, cầm cố. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lí do khách quan và chủ quan mà trường hợp trên vẫn xảy ra, ví dụ như ở trường hợp sau: A là đứa con duy nhất của B. B chết và để lại toàn bộ tài sản của mình cho A, còn ngôi nhà thì để A quản lí và dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, vào lúc mở thừa kế, A đã giấu đi phần di chúc về ngôi nhà và tất cả tài sản của B ( bao gồm cả ngôi nhà dung vào việc thờ cúng ) thuộc quyền sở hữu của A. Sau đó, vì cần tiền làm ăn, A đem căn nhà ra thế chấp tại ngân hang để vay tiền. Khi vụ việc bị phát giác, ngân hang đưa đơn khởi kiện A. Mặc dù những trường hợp trên xảy ra không nhiều nhưng chúng đem lại rất nhiều khó khăn cho cơ quan thụ lý giải quyết. Nhận thấy, trong trường hợp này, việc A mang căn nhà ra thế chấp là hoàn toàn trái pháp luật, hợp đồng thế chấp – cho vay giữa A và ngân hàng sẽ bị tòa án t
Luận văn liên quan