Đề tài Địa lý ngành công nghiệp dầu khí

Trong Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ: Ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định sự phát triển nền kinh tế, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Tại diễn đàn hội thảo Quốc tế “Xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp Việt Nam”, Hà Nội đầu năm 2005, giáo sư Nhật Bản Ohno đã phát biểu: “Việt Nam cần tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, có khả năng hút vốn lớn, khuyến khích phát triển các ngành và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, quy trình công nghệ cao, tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ hiện đại ” Thật vậy, trong quá trình phát triển đất nước, ở mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước luôn xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, để đề ra các cơ chế, chính sách thích hợp, nhằm tạo những đòn bẩy, phát triển kinh tế. Trong xu thế hội nhập, cả thế giới đang hòa mình vào dòng chảy lớn của nền kinh tế toàn cầu hóa. Những năm đầu của thế kỷ mới, đã ghi dấu những bước phát triển quan trọng của đất nước. Vị thế của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định bằng hàng loạt các sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng. 17h ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 Với ngành dầu khí – một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, sau hơn 30 năm kể từ khi thành lập (năm 1975), mô hình mới - Tập đoàn kinh tế được xem là bước ngoặt quan trọng để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam tăng tốc, khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế đất nước. Năm 2006 cũng là một năm đánh dấu một bước chuyển lớn lao của ngành dầu khí. Bộ chính trị, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến 2025. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt. Không những thế, công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đã được thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả Có thể nói, vận hội đang “gõ cửa”, thời gian đến năm 2020 không còn nhiều. Những nước được gọi là “con rồng”, “con hổ” trong khu vực đã tìm được cho mình một mô hình phát triển phù hợp với thế mạnh của họ. Trước bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra từng ngày từng giờ, công nghiệp Việt Nam đang tìm cho mình một cách đi riêng. Chúng ta đang học hỏi, tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời đang phát huy thế mạnh từ thực tiễn phát triển đất nước, để xây dựng một mô hình phát triển công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp trọng điểm - có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng đáng kể tại thị trường trong nước và quốc tế; có khả năng tạo hiệu ứng lan toả, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Chỉ có như thế, ngành công nghiệp Việt Nam mới tạo ra những điểm nhấn, những bước tiến mạnh mẽ, rút ngắn nhanh khoảng cách với các nước khác. Mô hình ấy sẽ tạo nên bản sắc công nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, là giáo viên Địa lý chuyên ngành KT – XH, được sự đồng tình, ủng hộ của GS. TS. Lê Thông, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Địa lý ngành công nghiệp dầu khí cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình, với tham vọng tìm hiểu, nghiên cứu một ngành công nghiệp trọng điểm còn rất mới, rất trẻ, rất thời sự trong xu thế hội nhập và xa hơn nữa mong góp phần như một tài liệu tham khảo.

doc121 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa lý ngành công nghiệp dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ: Ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định sự phát triển nền kinh tế, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Tại diễn đàn hội thảo Quốc tế “Xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp Việt Nam”, Hà Nội đầu năm 2005, giáo sư Nhật Bản Ohno đã phát biểu: “Việt Nam cần tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, có khả năng hút vốn lớn, khuyến khích phát triển các ngành và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, quy trình công nghệ cao, tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ hiện đại…” Thật vậy, trong quá trình phát triển đất nước, ở mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước luôn xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, để đề ra các cơ chế, chính sách thích hợp, nhằm tạo những đòn bẩy, phát triển kinh tế. Trong xu thế hội nhập, cả thế giới đang hòa mình vào dòng chảy lớn của nền kinh tế toàn cầu hóa. Những năm đầu của thế kỷ mới, đã ghi dấu những bước phát triển quan trọng của đất nước. Vị thế của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định bằng hàng loạt các sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng. 17h ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009… Với ngành dầu khí – một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, sau hơn 30 năm kể từ khi thành lập (năm 1975), mô hình mới - Tập đoàn kinh tế được xem là bước ngoặt quan trọng để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam tăng tốc, khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế đất nước. Năm 2006 cũng là một năm đánh dấu một bước chuyển lớn lao của ngành dầu khí. Bộ chính trị, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến 2025. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt. Không những thế, công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đã được thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả… Có thể nói, vận hội đang “gõ cửa”, thời gian đến năm 2020 không còn nhiều. Những nước được gọi là “con rồng”, “con hổ” trong khu vực đã tìm được cho mình một mô hình phát triển phù hợp với thế mạnh của họ. Trước bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra từng ngày từng giờ, công nghiệp Việt Nam đang tìm cho mình một cách đi riêng. Chúng ta đang học hỏi, tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời đang phát huy thế mạnh từ thực tiễn phát triển đất nước, để xây dựng một mô hình phát triển công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp trọng điểm - có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng đáng kể tại thị trường trong nước và quốc tế; có khả năng tạo hiệu ứng lan toả, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác… Chỉ có như thế, ngành công nghiệp Việt Nam mới tạo ra những điểm nhấn, những bước tiến mạnh mẽ, rút ngắn nhanh khoảng cách với các nước khác. Mô hình ấy sẽ tạo nên bản sắc công nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, là giáo viên Địa lý chuyên ngành KT – XH, được sự đồng tình, ủng hộ của GS. TS. Lê Thông, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Địa lý ngành công nghiệp dầu khí cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình, với tham vọng tìm hiểu, nghiên cứu một ngành công nghiệp trọng điểm còn rất mới, rất trẻ, rất thời sự trong xu thế hội nhập và xa hơn nữa mong góp phần như một tài liệu tham khảo. 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu. 2.1. Mục đích. Vận dụng cơ sở lý luận chung về công nghiệp và thông qua sự phát triển của công nghiệp trọng điểm Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước, đề tài làm rõ vai trò, điều kiện, thực trạng phát triển và định hướng phát triển của ngành công nghiệp dầu khí với tư cách là một ngành công nghiệp trọng điểm. 2.2. Nhiệm vụ. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí với tư cách là một ngành công nghiệp trọng điểm. - Tìm hiểu vai trò, tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trong xu thế hội nhập. - Kiểm kê, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. - Kiểm kê, phân tích thực trạng phát triển của ngành. - Đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển cho ngành công nghiệp trọng điểm dầu khí. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: Công nghiệp dầu khí, chủ yếu là khai thác với tư cách là ngành công nghiệp trọng điểm - Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi cả nước. - Thời gian nghiên cứu: Tập trung vào khoảng từ 1995 – 2006. 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 3.1. Quan điểm. 3.1.1.Quan điểm hệ thống - cấu trúc. Đây là hệ quan điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu địa lý. Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích đối tượng như một hệ thống “động” trong các mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là một bộ phận cấu thành. Dầu khí là lĩnh vực rất rộng, một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ phức tạp. Nội dung nghiên cứu về công nghiệp dầu khí vừa đa dạng, vừa liên quan đến nhiều vấn đề có quy mô và bản chất khác nhau. Vì thế trong nghiên cứu này phải được phân tích trong sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp, cũng như trong giai đoạn đầu của hội nhập và phát triển. 3.1.2. Quan điểm lãnh thổ. Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian (lãnh thổ) và được xác định trong một thời điểm nhất định. Vì vậy, cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian mà nó đang tồn tại cũng như không gian xung quanh. Công nghiệp dầu khí được đặt trong cơ cấu kinh tế Việt Nam và là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng của lãnh thổ. Sự phát triển và phân bố của ngành dầu khí vừa có tác động và vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc đến các vùng lãnh thổ trên toàn quốc, cũng như khu vực và thế giới. 3.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh. Các quá trình kinh tế xã hội không ngừng vận động theo thời gian và biến đổi trong không gian. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép cắt nghĩa được sự biến động của đối tượng trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai. Vì thế sự phát triển và phân bố công nghiệp dầu khí cũng phải được xem xét trong mối quan hệ với những thay đổi lịch sử và những thay đổi về thể chế, chính sách, chiến lược trong từng thời kỳ. 3.1.4.Quan điểm sinh thái. Sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí cũng như tất cả các ngành kinh tế khác đều dựa trên nền tảng của tự nhiên và tác động lại tự nhiên. Ngành càng phát triển, càng tác động mạnh đến môi trường càng tác động mạnh đến môi trường tự nhiên theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Phát triển ngành công nghiệp dầu khí một cách bền vững trên cơ sở khai thác tự nhiên, đồng thời phải bảo vệ tự nhiên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu. Thu thập các tài liệu và thông tin cần thiết, liên quan đến đề tài dưới mọi dạng và mọi nguồn. Đây là phương pháp quan trọng ảnh hưởng nhiều đến đề tài như: tiến trình của đề tài; độ chân thực của hiện trạng ngành công nghiệp dầu khí... Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: niên giám thống kê, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành, các chính sách công nghiệp dầu khí, các tài liệu liên quan đến ngành… và các website. 3.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp trong phòng. Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được (hầu hết là các thông tin, số liệu thô), tác giả tiến hành xử lý để so sánh, phân tích đánh giá và thông qua việc phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được tác giả đưa ra các kết quả nghiên cứu theo nội dung và theo mục đích của đề tài. 3.2.3. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý. Sử dụng hệ thống các phần mềm thông dụng và phần mềm chuyên ngành để nhập thông tin lưu trữ, quản lý và truy xuất, xử lý thông tin, hiển thị thông tin theo mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.2.4. Phương pháp bản đồ. Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý. Bản đồ vừa là nội dung, vừa là phương tiện trong nghiên cứu khoa học địa lý nói chung và trong địa lý kinh tế - xã hội nói riêng. Tác giả đã sử dụng công nghệ thông tin địa lý với chương trình Mapinfo 7.5 để thành lập 3 bản đồ và các lược đồ về ngành dầu khí. 3.2.5. Phương pháp thống kê. Các số liệu thống kê địa lý và việc biểu diễn trực quan chúng, thông qua các biểu đồ giúp ích rất lớn cho việc phân tích, nó chứng minh sự phát triển của các hoạt động của kinh tế trong đó có ngành công nghiệp dầu khí. Các bảng thống kê và biểu đồ không chỉ là phương tiện minh họa mà thực sự là bộ phận không thể tách rời của các nghiên cứu địa lý kinh tế – xã hội. 3.2.6. Phương pháp chuyên gia. Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí cũng là một phương pháp hiệu quả để giải quyết các khúc mắc trong quá trình nghiên cứu. Tác giả luận văn đã tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia trong ngành dầu khí để có thêm thông tin, hiểu biết khách quan và nhìn nhận nội dung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. 4. Đóng góp của đề tài. - Tổng quan, hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận về ngành công nghiệp trọng điểm nói chung và công nghiệp dầu khí nói riêng. - Bước đầu kiểm kê, đánh giá các điều kiện phát triển công nghiệp dầu khí nước ta, bao gồm cả các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, phát hiện ra những thế mạnh và hạn chế của ngành. - Góp phần làm sáng tỏ những lợi thế, hạn chế và khái quát được những nét cơ bản về bức tranh ngành công nghiệp dầu khí. - Đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển ngành nhằm tương xứng với tiềm năng và thách thức hội nhập. 5. Cấu trúc của luận văn. Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu; nội dung; kết luận. Phần nội dung bao gồm 3 chương. Ngoài ra còn có một số phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo. Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM. 1.1. Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp. 1.1.1. Khái niệm. Công nghiệp là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống. Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó. Công nghiệp có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hoá của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1.1.2. Phân loại. Ngành công nghiệp có nhiều cách phân loại khác nhau, dựa vào các tiêu chí như: Công dụng kinh tế của sản phẩm, tính chất công nghệ, tính chất tác động vào đối tượng lao động, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất… trong đó căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm là cách phân loại quan trọng và phổ biến nhất. 1.1.2.1. Phân loại ngành công nghiệp theo công dụng kinh tế của sản phẩm. Chia công nghiệp thành 2 bộ phận lớn nhất, bao gồm: - Công nghiệp nặng (nhóm A), gồm có các ngành sản xuất tư liệu sản xuất bao gồm: Công nghiệp năng lượng; Công nghiệp luyện kim và chế biến kim loại; Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp hoá chất; Công nghiệp sản xuất VLXD. - Công nghiệp nhẹ (nhóm B), gồm các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng trực tiếp của con người: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 1.1.2.2. Phân loại ngành công nghiệp theo tính đồng nhất của công dụng sản phẩm hay căn cứ vào tính chất chung của nguyên liệu được sử dụng hoặc dựa vào tính chất giống nhau của các quy trình công nghệ. Chia toàn bộ nền công nghiệp thành các nhóm ngành, bao gồm: Công nghiệp luyện kim; Công nghiệp gia công kim loại; Công nghiệp chế biến gỗ; Công nghiệp sản xuất VLXD; Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp thực phẩm. 1.1.2.3. Phân loại ngành công nghiệp theo tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động. Chia toàn bộ nền công nghiệp nói chung thành 3 nhóm ngành, bao gồm: - Công nghiệp khai thác bao gồm: Công nghiệp khai thác than; Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên; Công nghiệp khai thác quặng kim loại; Công nghiệp khai thác đá và các mỏ khác. - Công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp hoá chất; Công nghiệp luyện kim; Công nghiệp chế tạo máy; Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử và tin học; Công nghiệp sản xuất VLXD. - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt; Công nghiệp sản xuất và phân phối nước. 1.1.2.4. Tương tự với các cơ sở phân loại công nghiệp trên (mục 1.1.2.3), công nghiệp còn được chia thành 6 nhóm ngành chính, bao gồm: - Công nghiệp khai thác: Công nghiệp khai thác than; Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên; Công nghiệp khai thác quặng kim loại. Công nghiệp khai thác đá và các mỏ khác. - Công nghiệp cơ bản: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp luyện kim; Công nghiệp điện tử và CNTT; Công nghiệp hoá chất. - Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản. - Công nghiệp sản xuất hàng dệt, may, da, giầy. - Công nghiệp sản xuất VLXD. - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện. 1.1.2.5. Phân loại ngành công nghiệp theo mức độ tiến bộ trong quy trình sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ thuật cũng như giá trị sản phẩm làm ra cuối cùng. Chia toàn bộ nền công nghiệp nói chung thành 3 nhóm ngành, bao gồm: - Ngành công nghiệp thế hệ thứ nhất: Là những ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ chủ yếu là của nước ngoài. Những ngành công nghiệp này dễ dàng xây dựng, nhu cầu về vốn không lớn, ít sáng tạo, giá trị gia tăng thấp nhưng có thể xuất khẩu thu được ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, tạo đà phát triển kinh tế và khai thác được các lợi thế của nguồn tài nguyên, môi trường. Bao gồm: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp sản xuất hàng dệt, may, da, giầy. - Ngành công nghiệp thế hệ thứ hai: Đây là những ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao hơn. Những ngành công nghiệp được xây dựng trên cơ sở của những ngành công nghiệp thế hệ thứ nhất, có mối liên hệ và tạo đầu vào cho ngành công nghiệp thế hệ thứ nhất. Ngành công nghiệp thế hệ thứ hai có tác động lan toả và nâng cao năng xuất lao động của nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác, là mục tiêu quan trọng thu hút đầu tư của nước ngoài và phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bao gồm: Công nghiệp dệt; Công nghiệp cơ khí chế tạo; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; Công nghiệp điện tử, CNTT. - Ngành công nghiệp thế hệ thứ ba: Là những ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao. Các sản phẩm của các ngành công nghiệp này có nhu cầu lớn về số lượng và ngày càng cao về chất lượng khi nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Bao gồm: Công nghiệp hoá dầu; Công nghiệp hoá chất quy mô lớn; Công nghiệp luyện kim… 1.1.2.6. Phân loại ngành công nghiệp trên cơ sở đánh giá khả năng cạnh tranh và vai trò quan trọng của từng ngành công nghiệp theo mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế. Người ta chia toàn bộ nền công nghiệp nói chung thành 3 nhóm ngành, tạo ra cơ sở để xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong giai đoạn toàn cầu hoá. Chúng bao gồm: - Nhóm ngành công nghiệp thứ nhất (nhóm ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh), chúng bao gồm: Công nghiệp sản xuất hàng dệt, may, da, giầy; Công nghiệp nhựa; Tiểu thủ công nghiệp, đồ gỗ; Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Nhóm ngành công nghiệp thứ hai (nhóm ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng quan trọng), chúng bao gồm: Công nghiệp thép; Công nghiệp khai thác chế biến; Công nghiệp hoá chất. - Nhóm ngành công nghiệp thứ ba (nhóm ngành công nghiệp tiềm năng), chúng bao gồm: Công nghiệp cơ khí chế tạo; Công nghiệp thiết bị điện tử, viễn thông và CNTT; Công nghiệp sản phẩm từ công nghệ mới (nano, gen, bionic...). 1.2 Ngành công nghiệp trọng điểm (CNTĐ). 1.2.1. Sự cần thiết phải lựa chọn ngành công nghiệp trọng điểm. Bất kỳ một quốc gia nào khi phát triển kinh tế luôn cần có những ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, những ngành mà với một lượng đầu vào sẵn có, có thể tạo ra giá trị đầu ra cao nhất trong một thời gian dài. Vì là dài hạn, nên các ngành được lựa chọn phải đảm bảo sự hài hòa giữa bốn yếu tố: hiệu quả, cân bằng, công bằng và sự tiến triển (cân bằng 4E). Hơn nữa, trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện của nền kinh tế quốc dân còn hạn chế, ngành công nghiệp phải tìm ra những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh để có chính sách khuyến khích phát triển phù hợp với sự đầu tư thỏa đáng mới có thể đứng vững khi hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới . Trong xu thế hội nhập, lợi thế so sánh giữa các quốc gia vô cùng quan trọng. Quốc gia nào nắm được lợi thế so sánh của nước mình sẽ là quốc gia có nhiều điều kiện để giành được chiến thắng. Không một ngành công nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào lại có khả năng cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực. Vậy nên, việc phải lựa chọn ngành công nghiệp trọng điểm là một yêu cầu thực tế. Ngành CNTĐ không phải là ngành bất biến, mà có thể thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Nó biểu thị sự năng động, thích ứng trong từng hoàn cảnh, giai đoạn nhất định. Bảng 1.1: Thứ tự ưu tiên của ngành CNTĐ Việt Nam (giai đoạn 2006 – 2010) TT Các ngành CNTĐ ưu tiên phát triển Thứ tự ưu tiên phát triển qua các giai đoạn 2001- 2006 2006 – 2010 1 Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 1 1 2 Khai thác mỏ 2 2 3 Dệt may, da giầy 3 4 4 Công nghiệp cơ bản (*) 4 3 5 SX và PP điện, ga, nước 5 5 6 SX vật liệu xây dựng 6 6 Nguồn: Bộ Công Thương. (*) Gồm Điện tử và CNTT, Cơ khí, Hoá chất, Luyện kim. 1.2.2. Quan niệm về ngành công nghiệp trọng điểm. Có nhiều quan niệm về ngành CNTĐ. - Quan niệm thứ nhất về ngành CNTĐ. Ngành CNTĐ là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong trong cơ cấu công nghiệp, có thế mạmh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. - Quan niệm thứ hai về ngành CNTĐ. Ngành CNTĐ là ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường trong nước và quốc tế, có khả năng tạo hiệu ứng lan toả, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành kinh tế khác. - Tổng hợp các quan niệm về ngành CNTĐ. Tập hợp các quan niệm về ngành CNTĐ có thể thấy rằng: Ngành CNTĐ là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô sản xuất ngày càng phát triển, có công nghệ kỹ thuật hiện đại, có sản phẩm thâm nhập nhiều trên thị trường thế giới, đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia, có khả năng sử dụng tay nghề cao của người lao động và cũng có thể dựa vào vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển sản xuất và ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại. 1.2.3. Các tiêu chí xây dựng ngành công nghiệp trọng điểm. Xác định ngành công nghiệp trọng điểm phải theo hướng khai thác triệt để các lợi thế của nền kinh tế, nhằm chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của các hoạt động đối nội và đối ngoại, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong quá trình xác định ngành công nghiệp trọng điểm phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững, lâu dài, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi t
Luận văn liên quan