Đề tài Điều kiện kinh tế - Xã hội và điều kiện tự nhiên

Cảng Hải Phòng là một thương cảng trọng điểm Quốc Gia, một cảng trung tâm hiện đại nhất khu vực phía Bắc có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với tên tuổi và lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng. Nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của tổ quốc, Cảng Hải Phòng không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của hệ thống đường thuỷ nội địa vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và của 2 tuyến Quốc lé lớn QL5, QL10, là điểm cuối của tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ thông ra biển nối với các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế. Bởi vậy trong gần 100 năm qua tuy tuyến luồng ra vào cảng có nhiệu hạn chế nhưng Cảng Hải Phòng vẫn luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng nhất trong quan hệ trao đổi hàng hoá thương mại của các tỉnh phía Bắc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, với tổng lượng hàng hoá thông qua riêng cảng Hải Phòng hiện đạt trên 11,9tr.T/n, chiếm khoảng 85% tổng lượng hàng tổng hợp thông qua các cảng biển phía Bắc. Cùng với chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) là sự hình thành và phát triển hàng loạt các khu kinh tế, công nghiệp tập trung, các Nhà máy với quy mô lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện kinh tế - Xã hội và điều kiện tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.Giới thiệu chung về cảng Đình Vò - Hải Phòng: Cảng Hải Phòng là một thương cảng trọng điểm Quốc Gia, một cảng trung tâm hiện đại nhất khu vực phía Bắc có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với tên tuổi và lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng. Nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của tổ quốc, Cảng Hải Phòng không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của hệ thống đường thuỷ nội địa vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và của 2 tuyến Quốc lé lớn QL5, QL10, là điểm cuối của tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ thông ra biển nối với các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế. Bởi vậy trong gần 100 năm qua tuy tuyến luồng ra vào cảng có nhiệu hạn chế nhưng Cảng Hải Phòng vẫn luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng nhất trong quan hệ trao đổi hàng hoá thương mại của các tỉnh phía Bắc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, với tổng lượng hàng hoá thông qua riêng cảng Hải Phòng hiện đạt trên 11,9tr.T/n, chiếm khoảng 85% tổng lượng hàng tổng hợp thông qua các cảng biển phía Bắc. Cùng với chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) là sự hình thành và phát triển hàng loạt các khu kinh tế, công nghiệp tập trung, các Nhà máy với quy mô lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…và sự phát triển kinh tế chung trong cả vùng với sự chuyển đổi sâu sắc làm cho sự luân chuyển hàng hoá qua cảng tăng nhanh, đây thực sự là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với việc nâng cấp, phát triển cảng Hải Phòng nói riêng và cụm cảng phía Bắc nói chung trong thời gian tới. Để đáp ứng tốc độ tăng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng trong những năm gần đây (giai đoạn 1990-2000 đạt trên 15,8%/năm, giai đoạn 2000-2003 đạt 14,0%/năm), cảng đã hoàn thành giai đoạn cải tạo khẩn cấp và đang thực hiện đầu tư bước 1 – Dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II; đầu tư giai đoạn I – khu cảng Đình Vũ để chuẩn bị cho những năm tiếp theo. Tuy vậy theo mục tiêu của các dự án trên, năng lực toàn cảng Hải Phòng (bao gồm các khu Vật Cách, Hoàng Diệu, Đoạn Xá, Chùa Vẽ cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông qua cảng đến năm 2005 và một vài năm sau đó. Mặt khác theo định hướng quy hoạch phát triển không gian thành phố đến 2020, khu cảng chính Hoàng Diệu nằm ngay trung tâm thành phố Hải Phòng cũng cần được chuyển đổi chức năng, giảm dần quy mô khai thác hàng hoá, tránh gây ô nhiễm, ách tắc giao thông vùng nội thị. Như vậy để tạo cơ sở vật chất hậu cần cho khai thác cảng ổn định trong giai đoạn sau năm 2005 đến 2010, đồng thời thực hiện mục tiêu lâu dài là từng bước di dời khu cảng chính – Cảng Hải Phòng ra khái trung tâm thành phố. 1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng cảng Đình Vò –Hải Phòng: 1.2.1.Vùng hấp dẫn của cảng Hải Phòng: Chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2010 xác định Cảng Hải Phòng là một thương cảng lớn nhất miền Bắc, có vai trò quan trọng trong việc luân chuyển hàng hoá phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế Bắc Bộ. Khu vực hấp dẫn của cảng Hải Phòng bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Bắc Bộ và Nam Trung Quốc, trong đó vùng hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hưng Yên- Hải Dương- Hải Phòng - Quảng Ninh), vùng hấp dẫn gián tiếp là các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Nam Trung Quốc. 1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội vùng hấp dẫn: HiÖn tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi vïng hÊp dÉn: Khu vực hấp dẫn cảng Hải Phòng được xác định gồm ba tiểu vùng: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng Đông Bắc và Vùng Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên trên 119 nghìn Km2, chiếm 35% diện tích toàn quốc. Dân số năm 2002 là 28.943 nghìn người chiếm 36% dân số cả nước. Tổng sản phẩm xã hội chiếm 29% của cả nước. Sản lượng lương thực quy thóc chiếm gần 30% sản lượng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991- 2000 đạt 7,5%/ năm, bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước cùng thời kỳ. Về tiềm năng và động lực phát triển của khu vực nghiên cứu : Tiềm năng đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên trên 119 nghìn Km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 17,4%, đất lâm nghiệp chiếm 17%, đất chuyên dùng chiếm 6%, đất đồi trọc và chưa sử dụng chiếm 59,6%. Tiềm năng khoáng sản: Khu vực nghiên cứu có khoáng sản đa dạng, phong phú, có vai trò then chốt trong công nghiệp khai khoáng ở nước ta. Một số khoáng sản lớn nh­ sau : Than: tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh với trữ lượng trên 3 tỷ tấn. Ngoài Quảng Ninh than còn có ở Bắc Thái (Núi Hồng), Lạng Sơn (Na Dương) trữ lượng cỡ 100 triệu tấn. ở Đồng bằng Bắc Bộ rải rác còn có than nâu có thể dùng cho sản xuất vật liệu xây dùng . Đá các loại: tập trung hầu hết ở các tỉnh trung du miền núi và một số tỉnh vùng đồng bằng như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây với trữ lượng lớn thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, đá ốp, đá xuất khẩu, đá xây dựng. Quặng sắt: có nhiều ở Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái (Quý Sa). Quặng Apatit: tập trung ở Lào Cai với trữ lượng dự báo khoảng 2 tỷ tấn. Ngoài các loại khoáng sản chính kể trên còn có Mangan, thiếc (Cao Bằng), Pyrit trữ lượng 12 triệu tấn ở Ba Trại (Hà Tây) và nhiều loại khoáng sản quý hiếm nh­ vàng, nhôm, đồng .... đang được thăm dò và khai thác. Tiềm năng về thuỷ năng: theo sự tính toán của ngành năng lượng thì tiềm năng thuỷ năng ở Miền Bắc chiếm tới 60% của cả nước, tập trung chủ yếu ở sông Đà, sông Lô - Gâm, sông Chảy. Trên những sông này có thể xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài nguyên biển: với khoảng trên 470 km bờ biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình hàng năm có thể khai thác bình quân 300.000 tấn cá các loại, trong đó có 62 loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Trên dải bờ biển còn có nhiều nơi sản xuất muối ăn, muối công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, hàng năm sản xuất bình quân 100.000 tấn cung cấp cho miền Bắc. Thềm lục địa ở Thái Bình, Nam Định còn có dầu khí đã được thăm dò trữ lượng chưa được xác định. Bờ biển khu vực nghiên cứu còn có tiềm năng lớn về du lịch nh­: Hạ Long, Trà Cổ, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồng Châu, Hải Thịnh… có khả năng thu hót rất lớn đối với khách trong và ngoài nước. Tiềm năng lao động: Lao động bao gồm con người và trình độ của người lao động. Khu vực nghiên cứu có ba tiểu vùng, mỗi tiểu vùng có một đặc điểm khác nhau. Về người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 49 - 51% dân số. Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tập trung các trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật từ nhiều năm, trình độ dân trí cũng như tỷ lệ người được đào tạo cao. Đối với Trung du miền núi đất rộng người thưa, công nghiệp chưa phát triển, trình độ dân trí cũng như tỷ lệ người được đào tạo thấp hơn nhiều so với Đồng bằng sông Hồng. 1.2.3.Kết luận sự cần thiết đầu tư: Từ các kết quả phân tích đánh giá về hiện trạng, quy hoạch phát triển cảng, tình hình khai thác cảng và dự báo hàng hoá, đội tàu ra vào cảng Hải Phòng giai đoạn đến 2010 cho thấy trong những năm gần đây lượng hàng hoá thông qua cảng tăng với tốc độ cao, giai đoạn 1990 - 2000 mức tăng trưởng đạt 15,8%năm, từ 2000 – 2003 đạt 14%năm, gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm GDP, đặc biệt năm 2003 tổng lượng hàng hoá thông qua các khu cảng đạt 11,9 triệu tấn vượt xa so với dự báo. Để đáp ứng nhu cầu hành hoá thông qua, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng khu vực, cảng đã hoàn thành giai đoạn cải tạo khẩn cấp, nâng cấp cảng Đoạn Xá và đang triển khai thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II, dự án đầu tư xây dựng cảng Đình Vũ giai đoạn I, song cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông qua khoảng 14,9triệu tấn/năm. Theo kết quả dự báo, đến năm 2010 tổng khối lượng hàng hoá thông qua nhóm cảng biển phía Bắc đạt 53,5triệu tấn, trong đó lượng hàng tổng hợp khoảng 31triệu tấn/năm. Cảng Cái Lân do những hạn chế về về môi trường, quy mô cảng được giới hạn 7 bến cho cỡ tầu 30.000 – 50.000DWT, lượng hàng thông qua 8 triệu tấn/năm. Các cảng tổng hợp khác đảm nhận khoảng 3,6 triệu tấn/năm. Lượng hàng còn lại 19,6 triệu tấn/năm do Cảng Hải Phòng đảm nhận trong khi năng lực toàn cảng theo các mục tiêu các dự án đang thực hiện chỉ đạt công suất 14,9triệu tấn/năm. Mặt khác theo định hướng phát triển không gian thành phố đến 2020, khu cảng chính nằm trong trung tâm thành phố nên việc kinh doanh khai thác cảng Ýt nhiều gây tác động đến môi trường và an toàn giao thông đô thị (đặc biệt khi khu đo thị Bắc sông Cấm và các tuyến cầu, hầm đường bộ phía hạ lưu cảng chính được đầu tư xây dựng). Để tạo cơ sở vật chất hậu cần cho khai thác cảng ổn định giai đoạn sau 2005 đến 2010, đồng thời thực hiện mục tiêu lâu dài là từng bước di dời cảng chính ra khái trung tâm thành phố, việc đầu tư xây dựng cảng Đình Vũ giai đoạn II là việc làm hợp lý và hết sức cấp thiết nhằm: Đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông qua cảng giai đoạn 2005 – 2010, đồng thời có điều kiện xây dựng cảng Hải Phòng thành thương cảng có công nghệ khai thác hiện đại, tiếp nhận tàu trọng tải lớn thay thế dần cảng chính Góp phần làm gia tăng sản lượng xếp dỡ toàn cảng, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân cảng, tăng sức hấp dẫn thu hót các nhà đầu tư đối với thành phố Hải Phòng nói riêng và khu vực các tỉnh phía Bắc nói chung. 1.3.Điều kiện tự nhiên : 1.3.1.Vị trí địa lý: Khu vực xây dựng cảng nằm tiếp giáp phía hạ lưu bến 1, bến 2 khu cảng Đình Vũ giai đoạn I, thuộc bán đảo Đình Vũ Cảng Hải Phòng, cách khu cảng chính - cảng Hải Phòng khoảng 10km về phía hạ lưu. Phía Bắc giáp với tuyến luồng biển ra vào cảng Hải Phòng, phía Nam giáp tuyến đường bộ rộng 15/23m nối cảng với QL5 và tuyến đường sắt nối Đình Vũ, Chùa Vẽ đến ga Hải Phòng. Phía Đông tiếp giáp cảng chuyên dụng khu kinh tế Đình Vũ và ga lập đoàn, phía Tây giáp khu cảng Đình Vũ giai đoạn I. Theo điều chỉnh quy hoạch chung định hướng phát triển không gian thành phố đến 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết 04/2001/QĐ-TTg ngày 10/01/2001, quy hoạch chi tiết Quận Hải An, Quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc Sông Cấm và Quy hoạch khu kinh tế Đình Vũ đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, địa điểm xây dựng cảng nằm án ngữ vùng cửa biển phía Đông thành thố, tiếp giáp với khu công nghiệp Đình Vũ và tuyến đường vành đai 3, thuộc điểm cuối tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Có thể nói địa điểm xây dựng cảng có vị trí địa lý, kinh tế rất thuận lợi cho việc kinh doanh xếp dỡ và vận chuyển hành hoá giữa cảng với các khu vực tiêu thụ bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ ở khắp vùng kinh tế phía Bắc, tuy vậy hạn chế lớn nhất hiện nay là vị trí xây dựng thuộc vùng cửa sông, có địa chất yếu. 1.3.2.Đặc điểm địa hình: Căn cứ tài liệu khảo sát địa hình khu vực xây dựng tỉ lệ 1/1.000 do Công ty Cổ phần Tư vấn XDCT Hàng hải thực hiện năm 2004 cho thấy địa hình tại đây có đặc điểm như sau : Khu vực trên cạn : khu vực trên cạn có chiều dài » 1.000m, chiều rộng tính từ mép biên tuyến đường sắt quy hoạch đến đường mép nước giảm dần từ phía thượng lưu (tiếp giáp bến 2) 340m xuống còn khoảng 180m phía hạ lưu bến 6. Đây là vùng đất trũng chưa được san lấp có cao trình mặt đất tự nhiên trung bình từ +2,0 ¸ +2,5m (Hải đồ), hiện là bãi lầy ven triền sông và các đầm nuôi trồng thuỷ sản. Tuyến mép bến (kéo dài theo tuyến bến 1, 2 đang xây dựng) nằm cách tuyến đường sắt quy hoạch khoảng 565m, dọc đường đẳng sâu -4 ¸ -5mHĐ. Nhìn chung khu đất cấp đủ rộng cho việc xây dựng một khu cảng hiện đại, song khối lượng san lấp tôn tạo mặt bằng cảng lớn, đặc biệt tại các bến phía hạ lưu phải đắp lấn từ bờ ra đến mép bến trên 300m, độ sâu đất đắp trung bình khoảng 3,5m, đặc biệt tại mép bến hạ lưu có chiều sâu đắp 8 ¸ 9m. Khu vực dưới nước : Khu vực dưới nước là sông Bạch Đằng, chiều rộng lòng sông tính từ mép bến đến đường 0,0 bờ đối diện rộng khoảng 600m, độ sâu tự nhiên lòng sông biến đổi từ -4 ¸ -5mHĐ (vị trí tuyến mép bến) đến -6m HĐ (vùng tim luồng). Do thuỷ diện sông rất rộng nên việc bố trí vòng quay tầu cho các các cỡ tầu lớn ra vào cảng nhìn chung an toàn và thuận tiện. 1.3.3.Đặc điểm địa chất: Theo kết quả khảo sát địa chất vị trí xây dựng cảng Đình Vũ giai đoạn II do Công ty Cổ phần Tư vấn XDCT Hàng hải thực hiện tháng 1/2004, thứ tự từ trên xuống địa tầng gồm các líp đất sau: Líp 1a: Líp cát màu xám đen, xám nâu, đôi chỗ kẹp cát pha, kết cấu rời. Líp đất này phân bố hầu hết khu vực các lỗ khoan (trừ các lỗ khoan LK3/03, LK5/03, LK5), với bề dày thay đổi từ 0.6m (LK2, LK4) đến 2.5m (LK1). Đây là líp đất yếu, sức chịu tải nhỏ, mức độ nén lún cao. Líp 1: Líp bùn sét pha màu xám nâu, đôi chỗ kẹp cát, trạng thái chảy. Líp đất này phân bố rộng khắp trong phạm vi khu vực khảo sát, với bề dày thay đổi từ 5.8m (LK4) đến 19.2m (LK2). Đây là líp đất yếu, sức chịu tải nhỏ, mức độ nén lún cao. Líp 2a: Líp dăm sạn lẫn sét màu vàng, trạng thái dẻo mềm. Líp đất này bắt gặp duy nhất tại lỗ khoan LK7 với bề dày 2.1m. Đây là líp đất có sức chịu tải và mức độ nén lún trung bình. Líp 2: Líp sét pha màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm. Líp đất này bắt gặp tại các lỗ khoan LK3, LK4, LK7, LK8, với bề dày thay đổi từ 2.4m (LK4) đến 6.4m (LK8). Đây là líp đất yếu, sức chịu tải nhỏ, mức độ nén lún cao. Líp 3a: Líp sét màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm. Líp đất này phân bố hầu hết khu vực các lỗ khoan (trừ các lỗ khoan LK5/03, LK2, LK3), với bề dày thay đổi mạnh từ 3.5m (LK3/03) đến 9.7m (LK8). Đây là líp đất có sức chịu tải và mức độ nén lún trung bình. Líp 3: Líp sét màu xám xanh, trạng thái dẻo chảy đến chảy. Líp đất này bắt gặp tại các lỗ khoan LK3/03, LK3, LK4, LK5/03, LK6, với bề dày thay đổi từ 7.3m (LK6) đến 12.0m (LK5/03). Đây là líp đất yếu, sức chịu tải nhỏ, mức độ nén lún cao. Líp 4a: Líp sét màu xám ghi, trạng thái nửa cứng. Líp đất này bắt gặp duy nhất tại lỗ khoan LK6, với bề dày 3.7m. Đây là líp đất tốt, sức chịu tải cao, mức độ nén lún nhỏ. Líp 4: Líp sét màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Líp đất này bắt gặp tại các lỗ khoan LK3/03, LK1, LK2, LK5/03, LK5, LK6, với bề dày thay đổi từ 2.0m (LK2) đến 4.6m (LK1). Đây là líp đất tốt, sức chịu tải cao, mức độ nén lún nhỏ Líp 5: Líp sét pha màu xám hồng, xám vàng, trạng thái dẻo mềm. Líp đất này bắt gặp duy nhất tại lỗ khoan LK1, với bề dày 2.5m. Đây là líp đất có sức chịu tải và mức độ nén lún trung bình. Líp 6: Líp cát hạt mịn đến trung màu xám trắng, xám vàng, kết cấu chặt vừa đến chặt. Líp đất này phân bố rộng khắp trong phạm vi khảo sát (trừ lỗ khoan LK5/03), với bề dày thay đổi mạnh từ 1.0m (LK1) đến 8.9m (LK7). Đây là líp đất tốt, sức chịu tải cao, mức độ nén lún nhỏ. Líp 6a: Líp sạn sỏi lẫn cát màu xám vàng, kết cấu chặt vừa đến chặt. Líp đất này bắt gặp duy nhất tại lỗ khoan LK3/03, với bề dày 0.6m. Đây là líp đất tốt, sức chịu tải cao, mức độ nén lún nhỏ. Líp 7: Líp sét pha màu nâu đỏ, trạng thái nửa cứng đến cứng. Líp đất này phân bố rộng khắp trong phạm vi khảo sát, với bề dày của líp chưa xác định do 1 số lỗ khoan chưa khoan qua đáy líp. Đây là líp đất tốt, sức chịu tải cao, mức độ nén lún nhỏ. Líp 8: Líp đá sét kết màu nâu đỏ, phong hoá mạnh, mềm yếu. Líp đá này phân bố rộng khắp trong phạm vi khảo sát, với bề dày của líp chưa xác định do 1 số lỗ khoan chưa khoan qua đáy líp. Đây là líp đá rất tốt, sức chịu tải rất cao, mức độ nén lún rất nhỏ. Từ đặc điểm địa chất công trình nêu trên cho thấy khu vực xây dựng có nền đất yếu, chiều dầy líp bùn sét trên mặt từ 20 – 27m, tầng đất có khả năng chịu lực tốt nằm sâu -20 - -25mHĐ. Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các líp đất cho trong bảng III.6, mặt cắt địa chất khu vực vây dựng xem hình vẽ . 1.3.4.Đặc điểm khí tượng: Căn cứ vào tài liệu quan trắc đo đạc tại trạm khí tượng thủy văn Hòn Dáu từ năm 1984-1993 có thể đưa ra một số đặc trưng khí hậu của khu vực nh­ sau : Chế độ gió: Chế độ gió trong khu vực mang đặc tính theo mùa rõ nét, phù hợp với đặc điểm hoạt động của hoàn lưu khí quyển. Về mùa đông chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa Đông Bắc với các hướng gió thịnh hành là Bắc (N); Đông Bắc (NE) và Đông (E). Trong mùa hè chịu ảnh hưởng của hệ thống gió mùa Tây Nam, nhưng khi gần bờ bị biến tính có các hướng thịnh hành là Nam (S) và Đông Nam (SE). Trong thời gian chuyển tiếp gió có hướng tranh chấp giữa hai mùa gió thịnh hành nói trên. Trên hoa gió tổng hợp nhiều năm tại trạm Hòn Dáu cho thấy trong năm gió thịnh hành là các hướng gió Bắc (N); Đông Bắc (NE); Đông (E); Đông Nam (SE) và Nam (S), trong đó trước tiên phải kể đến gió hướng Đông (E) có tần suất chiếm 31.32%; tiếp theo là hướng Bắc (N) có tần suất 15.36%; Đông Nam (SE) có tần suất 14.55%; Nam (S) có tần suất 12.13% và Đông Bắc (NE) có tần suất 10.3%. Tại khu vực này mùa gió Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng XI và kéo dài đến tháng IV năm sau, trong thời kỳ này tần suất gió hướng Đông (E) là lớn hơn cả và dao động từ 33% (tháng XI) đến 53.6% (tháng II). Tốc độ gió trung bình trong các tháng này đạt từ 4.4 m/s (tháng III) đến 4.9 m/s (tháng XI). Điều đáng lưu ý là cấp tốc độ W> 15 m/s chỉ quan trắc được 2 lần trong tổng số 40 lần, chiếm 5%. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc trong thời gian này là W = 18m/s ở hướng Bắc (N) vào tháng II/1987, trong khi đó tốc độ Wmax trong các tháng này của nhiều năm là 34 m/s ở các hướng ENE (2/10/1960); NNE (11/11/1957) và SSE (13/3/1960). Mùa gió Tây Nam thường xuất hiện từ tháng VI đến tháng VIII. Tần suất gió hướng Nam (S) thịnh hành hơn hướng Đông Nam (SE) và dao động từ 21% (tháng VIII) & 37% (tháng VII). Tốc độ gió trung bình nhìn chung cao hơn các tháng khác trong năm, đạt từ 4.7 m/s (tháng VIII) & 6.0 m/s (tháng VII). Như đã nói ở trên tần suất gió ở hướng Nam (S) và Đông Nam (SE) trong năm không lớn nhưng do ảnh hưởng của gió bão tốc độ gió quan trắc được thường rất lớn. Theo số liệu 1984-1993 cấp tốc độ gió W > 15 m/s quan trắc được chiếm 95%. Trong đó tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được là Wmax = 40m/s ở hướng Tây Nam (SW) và Nam (S) vào tháng VI/1989. Giá trị này cũng là gía trị cực đại từng quan trắc được nhiều lần trong nhiều năm ở nhiều hướng. Bảng III.1 - Tần suất gió Tốc độ (m/s) Lặng 1.0 - 4.0 5.0 - 9.0 10.0 - 15.0 >15 Tổng cộng Hướng SLX % SLX % SLX % SLX % SLX % SLX % N 1362 10.55 550 4.26 64 0.5 6 0.05 1982 15.36 NE 729 5.65 532 4.12 59 0.46 9 0.07 1329 10.3 E 1624 12.6 2111 16.36 296 2.29 10 0.08 4041 31.33 SE 999 7.74 768 5.95 109 0.84 2 0.02 1878 14.55 S 520 4.03 772 5.98 266 2.06 8 0.06 1566 12.13 SW 205 1.58 191 1.48 37 0.29 1 0.01 434 3.36 W 195 1.51 11 0.09 5 0.04 211 1.64 NW 655 5.08 85 0.66 9 0.07 4 0.03 753 5.84 Lặng 710 5.5 710 5.5 Cộng 710 5.5 6289 48.74 5020 38.9 845 6.55 40 0.32 12904 100 Bão: Khu vực nghiên cứu là nơi có mật độ bão đổ bộ khá lớn so với các vùng biển khác trong nước. Bảng III.2: Số lượng các cơn bão đổ bộ KV Hải Phòng và lân cận (1960-1994) STT Các đặc trưng Tháng Cả năm VI VII VII IX X XI 1 Số cơn bão 5 10 7 3 4 1 30 2 Tần suất (%) 16.7 33.3 23.3 10.0 13.3 3.4 100 Theo số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy, mùa bão ở đây thường bắt đầu vào tháng VI và kết thúc vào tháng XI. Tháng có nhiều bão nhất là tháng VII có 10 cơn bão, chiếm 33.3%; sau đó đến tháng VIII có 7 cơn, chiếm 23.3%. Tháng XI chỉ có 1 cơn bão, chiếm 3.4%. Tác động và ảnh hưởng của bão thường kéo theo gió và sóng lớn, mưa kéo dài, nước dâng . . . gây lũ lụt khu vực đồng bằng cửa sông. Một số các đặc trưng đã quan trắc được trong thời gian có bão: Tốc độ gió cực đại Wmax = 40 m/s quan trắc được nhiều lần tại trạm Hòn Dáu. Đặc biệt trong cơn bão WENDY (9/IX/1968) tại trạm Phù Liễn đã ghi được Wmax = 50 m/s. Thá