Ở nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đại đa số người dân, trong đó sản xuất chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng. Chăn nuôi lợn đóng vai trò không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng thịt lợn là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, 100g thịt lợn nạc chứa 370 kcal và 20% protein, mùi vị thịt lợn còn hợp khẩu vị đối với nhiều đối tượng tiêu dùng nên được sử dụng rộng rãi.
Các giống lợn nội của nước ta có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Tuy nhiên năng suất thấp, tỷ lệ mở cao không đáp ứng được nhu cầu. Đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu ăn no, mặc ấm của ngày xưa được thay bằng nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, vì thế mà những giống lợn của địa phương đang dần được thay thế bởi giống lợn cao sản như Yorkshine, Land race, Hampshire, Dugoc và Pietrain, với mục đích cải tiến dần năng suất của đàn lợn nội, nuôi thuần hóa vafnhaan rộng của giống lợn ngoại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường.
20 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều tra về tình hình chăn nuôi lợn ở xã Tiên mỹ huyện Tiên phước tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐKT-KT QUẢNG NAM
KHOA NÔNG NGHIỆP
--------dóc--------
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở XÃ TIÊN MỸ HUYỆN TIÊN PHƯỚC TỈNH QUẢNG NAM
GVHD : NHAN THỊ NGỌC HẢI
GVCN : NGUYỄN THỊ THU THẢO
SVTH : PHẠM THỊ HIỀN
LỚP : CNTY 37/A
Tam Kỳ, tháng 5 năm 2014
PHẦN I: MỞ BÀI
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Ở nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đại đa số người dân, trong đó sản xuất chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng. Chăn nuôi lợn đóng vai trò không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng thịt lợn là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, 100g thịt lợn nạc chứa 370 kcal và 20% protein, mùi vị thịt lợn còn hợp khẩu vị đối với nhiều đối tượng tiêu dùng nên được sử dụng rộng rãi.
Các giống lợn nội của nước ta có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Tuy nhiên năng suất thấp, tỷ lệ mở cao không đáp ứng được nhu cầu. Đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu ăn no, mặc ấm của ngày xưa được thay bằng nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, vì thế mà những giống lợn của địa phương đang dần được thay thế bởi giống lợn cao sản như Yorkshine, Land race, Hampshire, Dugoc và Pietrain, với mục đích cải tiến dần năng suất của đàn lợn nội, nuôi thuần hóa vafnhaan rộng của giống lợn ngoại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường.
1.2. Cấu tạo sinh lý của cơ thể heo con.
Heo con mới sinh ra đã có mợt lớp mỡ bọc thân khá dày, trong quá trình bú mẹ tháng đầu tiên lớp mỡ bọc thân phát triển thật nhanh, chiếm bề dày từ 1-2 cm, trong khi đó bề dày của lớp cơ ngực, bụng, lưng, lưng rất mỏng, không tương xứng với lớp mỡ. Tỷ lệ chiều dày lớp mỡ so với chiều dày lớp cơ ở heo con độ tuổi này là 1,5/1 hoặc 2/1 trong đó trên heo to 70-100kg tỷ lệ này là 1/1 hoặc ít hơn nếu nó là dòng heo nạc.
Như vậy lớp mỡ bọc thân làm cho thân hình con heo trở nên ú mập, mông vai nở, đường sống lưng lõm xuống, toàn thân tròn trịa Lớp mỡ này đóng một vai trò rất quan trọng để bảo vệ heo chống lạnh, đồng thời dự trữ chất béo cần thiết cho cơ thể xây dựng tế bào khi mà sữa mẹ dần dần giảm lượng lẫn chất ở những ngày trong tháng thứ 2 của chu kỳ tiết sữa, lúc này heo con mới tấp ăn, có khả năng thức ăn không cung cấp đủ chất béo để hấp thu cho heo con và heo con còn kém khă năng tiêu hóa các dạng chất béo phức tạp có trong các phụ phẩm nông sản hoặc kém khả năng tổng hợp thành chất béo cho cơ thể nó bằng nguyên liệu như bệnh tim, đường đa, đường đơn, polipeptit,
Như vậy, chất béo cần thiết cho heo con là dạng chất béo cử sũa mẹ, nái tối sửa khi nào lượng sữa của nó giúp cho đàn heo con xây dựng được lớp mỡ bọc thân dày Nghĩa là sửa mẹ phải có nhiều chất béo ở dạng mà heo con dễ hấp thu và dự trữ được.
Tuy nhiên, lớp mỡ bọc thân dày của heo con từ những nái tốt sữa, làm cản trở sự thải nhiệt của cơ thể, khiến cho heo con giảm đi sức đề kháng với khí hậu nóng của thời tiết tháng 3,4,5,6 dương lịch. Điều này được kiểm chứng qua những lứa để tiếp cận mùa nóng ở đồng bằng nam Bộ ( tháng 2 đến giữa tháng 3 dương lịch). Ở các lứa đẻ này, nái tốt sữa, nuôi con rất tốt trong tháng đầu, nhưng qua tháng thứ 2 trở đi vào mùa nghịch các heo bị hầm nóng, khả năng tiêu hóa suy giảm, an thức an cũng ít đi và vì tiêu hóa không hết sữa nên dễ tiêu chảy, dần dần trở nên gầy còm, lớp mỡ bọc thân giảm chiều dày rất mau.
Trái lại, lớp mỡ bọc thân dày của các heo con đẻ trong thời tiết mát mẻ, khí hậu ôn hòa ( vào tháng 12,1,2 và các tháng 7,8,9 dương lịch) vừa có tác dụng bảo vê cho heo con chống bệnh lạnh ban đêm, vừa không hạn chế khả năng tiêu hóa sửa + thức ăn, do đó heo con tăng trưởng nhanh, chiều dày lớp mỡ bọc thân không lại giảm sút, có khả năng đề kháng cao với những thay đổi đột ngột của khí hậu trong các thời điểm này.
Như vậy, nguồn cung cấp chất béo trong sửa heo nái cho heo con là một nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh lý phát triển của heo con.
1.3. Các dấu hiệu heo bệnh và bất thường.
Đại đa số người đều cho rằng việc phát hiện đàn gia súc bệnh là việc khó khăn, vì gia súc không biết nói để khai bệnh như người, tuy nhiên trong lĩnh vực thú y, gia súc không biết khai bệnh nhưng lại thường báo bệnh rất chính xác, không khai man, mà cũng không giấu bệnh như người! Một số dấu hiệu sau đây chứng tỏ heo có bệnh:
Đối với heo con sơ sinh 1-7 ngày tuổi.
Heo sơ sinh là một cơ thể yếu đuối từ (0,7-1,8 kg mỗi con) tế bào non nớt rất dễ bị bệnh trong nhiều trường hợp bệnh xảy ra trên heo sơ sinh 1-7 ngày tuổi rất nhạn, heo chết nhanh có khi không phát lộ triệu chứng bệnh điển hình, hoặc dấu hiệu báo bệnh trước. Thông thường lứa tuổi này heo chỉ biết bú mẹ, nó giớn khi thức và ngủ nhiều. Trong ô chuồng nếu heo con khỏe mạnh thường ngủ rải rác trên rơm, không nằm chồng chất, sau 2-3 ngày đẻ ra, heo trắng trở nên bóng bẩy và trắng hơn ( long mượt ở heo đen và đốm),mông vai nở, tai và đuôi ve vẩy, giật cơ nhè nhẹ, khi thức dậy chúng chạy giỡn cắn nhau, nhịp thở nhẹ nhàng, cứ khoảng 1-2 giờ thúc vú bú, tốc độ phát triển có thể rất nhanh ( sau 7 ngày cơ thể tăng gấp đôi khối lượng nếu sữa mẹ tốt) heo con đi phân từng lọn tròn như hạt dẻ, màu vàng tươi rời rạc hoặc dính nhau, trong mùa mát trời ít cần phải uống thêm nước, cuống rốn không nhiễm trùng sẽ rụng và khô dần trong 5 ngày. Từ các dấu hiệu heo khỏe mạnh như trên, ta có thể phát hiện heo bệnh qua các dấu hiệu sau đây:
Heo con nằm chồng chất lên nhau, xù lông, gầy còm, gầy trơ xương mông, xương sườn, xương sống, mắt lõm sâu. Thiueeus sữa mẹ nếu kèm theo khám vú mẹ nhăn nheo, hoặc cứng, nếu chuồng ẩm ướt, phân lỏng từ vàng đến xanh dính bê bết trên mông, đuôi, đùi sau. Heo trắng thì cơ thể vẫn đỏ hơn, không bóng bảy.
Heo bị liệt hai chi sau: Mẹ đế phần mông chân sau chưa đến mức gây chết nhưng làm liệt khớp xương quyển và xương bàn chân, heo vẫn bú mẹ được, nhưng chỉ bò lê lết trong chuồng bằng hai chân trước.
Cuống rốn lồi đầu, mài cuống rốn đỏ nâu khô, viêm cuống rốn nhiễm trùng nhẹ sẽ gây tiêu chảy dù rằng heo mập khỏe.
Run cơ cơ, giật, sùi bọt mép: nhiễm độc trùng qua cuống rốn ( nhất là độc trùng trong phân như: clostridium), heo bước qua căn bệch sẽ gầy còm, mạch máu rốn về gan hay tích mủ xanh, nếu lành bệnh sẽ gây lòi rốn ( Hermia rốn ).
Sút móng chân, lột da, cụt đuôi, xuất huyết nội tạng do mẹ đi đứng giẫm đạp phải: heo sẽ đi lóng cóng run rẩy hoặc xanh mét lại bệnh.
Lở hai bên mép: Do không cắt răng nanh, lúc giành bú hất nhau bằng răng nanh trầy mép, sau đó có thể lở loét nướu răng.
Heo con tai xanh, trắng bệch, yếu ớt, do cột rốn không kỹ, bị xuất huyết lúc cắt rốn mà người trực đẻ không hay. Cũng có khi do các heo con nhốt chung ( lúc chờ mẹ đẻ xong mới cho bú ) mút rốn uống luôn máu. Heo con nào mút nhiều màu sẽ di phân đỏ bầm sau vài giờ ( máu qua bộ tiêu hóa heo con rất nhanh so với sữa đầu của mẹ nó ) thường là phân lỏng. Heo con bị mất máu sẽ bị gầy còm mau chóng hoặc bị chết.
Heo con nằm thở dốc, nhịp thở tăng rất nhanh có thể cứ mỗi giây là một hoặc hai nhịp thở ( 60 – 120 nhịp/ phút ), heo chỉ thở bằng bụng đó là dấu hiệu heo sốt cao có tâm biến chứng sưng phổi nguy hiểm, heo sốt cao có thể bị động kinh cơ giật và chết.
1.3.2. Đối với heo con theo mẹ:
Heo con theo mẹ thường ít bệnh nếu nái bình thường khỏe mạnh. Các dấu hiệu sau đây chứng tỏ heo con có bệnh:
Lông xù,má hóp, mắt thâm sâu: Bệnh còi. Danh từ bệnh còi ám chỉ nhiều thể trạng:
Bệnh còi xương vì mất quân bình can xi – photpho hay thiếu can xi hoặc photpho trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên bệnh điển hình rất hiếm thấy, chỉ thấy dạng còi vì suy dinh dưỡng toàn diện. Trường hợp còi xương này xương rất mềm, chỗ sụn nối xương phình to.
Bệnh còi do thiếu dinh dưỡng toàn diện: Từ ngữ thiếu dinh dưỡng toàn diện mô tả - một chứng bệnh dinh dưỡng xảy ra do heo con thiếu nhiều dưỡng chất ( gần như toàn bộ các dưỡng chất thiết yếu ). Tình trạng này xảy ra khi heo con bị thiếu sữa mẹ,hoặc sữa mẹ thiếu chất. Lượng dưỡng chất trong sữa chỉ đủ cung ứng cho một phần nhỏ ( từ 30 – 50 % ) nhu cầu dinh dưỡng của heo con, vì vầy cơ thể của heo con chỉ đạt tầm vóc từ 30 – 50% ( hay thấp hơn) của cơ thể heo con khỏe mạnh dinh dưỡng đủ, cùng lứa tuổi đó. Đặc điểm của bệnh còi dinh dưỡng này heo con vẫn khỏe rất ham bú, nếu đưa ghép sang những nái mới đẻ ít con chúng sẽ bú no căng bụng đến nỗi không đi đứng nổi đành nằm lăn kềnh ra ngủ. Trường hợp còi dinh dưỡng này thường xảy ra trên heo con nút vú đặc hoặc vú áp chót rất ít sữa hoặc vú teo đi không sữa, các heo con đó luôn luôn nhồi vú khi mà mẹ đã “xuống sữa”, các con khác mút sữa mê mẩn, cuối cùng heo còi đi mút sữa vét ở những vú mà những con khác đã bú xong, còn thừ lại chút ít, mặc dù trong sữa không thiếu dưỡng chất nào, nhưng vì chỉ bú được ít sữa, cơ thể chỉ đủ chất liệu đủ xây dựng một cơ thể nhỏ hơn là cơ thể bình thường.
Còi bệnh lý: Trường hợp heo mắc những chứng bệnh mãn tính như tiêu chảy, viêm rốn mụn mủ ( abces ) do tiêm thuốc ( nhất là chất sắt tiêm ) vi trùng bệnh hoành hành làm cơ thể không phát triển được. Phải khám kỹ tìm bệnh tích mới suy ra được căn bệnh.
b. Vàng da, niêm mạc tráng bệch:
Nếu thấy heo bị vàng da, niêm mạc vàng thì có bệnh ở gan như lõi đũa, làm kết sỏi ở mật, viêm rốn truyền nhiễm vào gan gây viêm gan, tiêm màng bụng dung dịch glucozo có nhiễm vi nấm hoặc độc trùng gây viêm toàn ở bụng, mẹ đạp con bể tụy tạng, dịch tụy tạng thấm làm viêm hoại tử ống dẫn mật và vùng lân cận làm tắt đường tiết mật của gan heo con. Bất cứ sự bất hảo nào xảy ra trên gan đều gây chứng vàng dạ huỳnh đản ( icterus ).
Khi khám thấy niêm mạc và vành tai ( heo trắng ) trắng bệch đó là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu của heo con thường là do thiếu dưỡng chất ( đi kèm theo bệnh còi do tiêu chảy, còi vì thiếu dưỡng chất toàn diện vẫn có thể niêm mạc và vành tai đỏ hồng ) và thiếu chất sắt. Trên heo con, bệnh thiếu máu vì thiếu sắt cấp tính ít khi xảy ra bởi lẽ dù chuồng xi măng nhưng dùng nước song có phù sa để rửa chuồng, tắm heo mẹ, cho heo con uống nước trong máng tự do, cũng tạm đủ chất sắt cho nhu cầu heo con. Bệnh thiếu máu heo con thường xảy ra ở thể mãn tính, làm heo con xanh xao, yếu ớt chứ không làm chết heo con ngay.
c. Sưng phổi cấp tính: Các dấu hiệu heo con sưng phổi là thở nhanh bằng bụng, sốt, xù long, đuôi và tai không linh hoạt, có thể há miệng thở, đi lại đứng nằm không yên, bỏ bú hoặc lơi bú, lơi ăn.
d. Lông thô, dày: Trường họp long thô, dày nhưng gầy trơ xương sống, mông lép, vai lép, đó là dấu hiệu heo đang thiếu chất đạm hoặc khẩu phần quá nhiều chất xơ, hoặc bắt heo ăn khẩu phần quá nhiều nước mà thiếu dưỡng chất tiêu hóa được như bột, đường, đạm chất, ( thiếu calo ).
1.3.3. Đối với heo con cai sữa và heo lứa đến 100kg.
Bỏ ăn: Một khi heo mất đi tập quán thèm ăn là có sự không bình thường trong cơ thể ( ngoại trừ nái đang động đực, đực giống đã phát hiện thấy heo cái ). Dấu hiệu bỏ ăn là dấu hiệu đầu tiên cho biết heo cai sữa và heo nái cơ/ bệnh.
Đuôi buông thỏng không uống cong, ít phe phẩy: cũng là triệu chứng báo heo có bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy ở thể nặng trên heo cai sữa.
Há hốc mõm để thở: heo bị sốt cao hoặc say nắng, thường kèm theo dấu hiệu chảy nước dãi đặc, mắt đỏ ngầu, mê mẩn, tiêm thuốc không thấy đau
Heo không giật mình: heo bệnh sốt, thính giác và phản xạ yếu không giật mình, không chôm dậy lẹ làng.
Đi đứng long cóng,ngồi, nằm khó khăn, viêm khớp, viêm do đạp gai xương cá, thể nhẹ thường biểu hiện sưng ở chân bị thương tích.
Hoàng đản: dấu hiệu bất hòa ở gan, nếu bệnh số nhiều có thể nghi vấn bệnh viêm gan do lephospira hay virus, ngộ độc.
Lở da: mất quân bình về can xi với kẽm gây thiếu kẽm ( zn ), ngoài ra có thể do ngoại ký sinh như cái ghẻ, ruồi đốt
Heo ho: nếu heo ho từng tràng dài vang dội, mệt mỏi sau khi ho thì có bệnh diễn ra ở phổi, khí quản, phế quản, thanh cầu, ho khúc khắc nhiều lần trong đêm, ngày thở bằng bụng là do ấu trùng lãi đũa qua phổi.
Sỗ mũi, xanh, hắt hơi: heo vẫn thường nhiễm bệnh cảm cúm như người, hắt hơi – ( ách xì ).
Cắn đuôi, cắn tai chảy máu, liếm máu: heo thiếu muối ăn ( Nacl ) trong khẩu phần hoặc thiếu một số sinh tố, khoáng vi lượng như Fe, Cu, Mn, Mg.
Mũi ngắn, vẹo mũi, thở khò khè: Do bệnh cảm cúm xảy ra, một số vi trùng khác thứ phát gây viêm mãn tính hoại tử viêm mũi.
Xuất huyết dưới da: Đó là dấu hiệu của một số bệnh như dịch tả heo, thương hàn, dấu son, thường đi kèm với dấu hiệu bỏ ăn, sốt.
Phân khô từng lọn ( bón ): Do heo sốt nhẹ, chuồng hầm nóng heo ăn ít, ít chất xơ trong khẩu phần ăn, uống nước không đủ.
1.3.4. Heo nái.
Bỏ ăn:
Heo mới cai sữa có thể nái nhớ con lơ ăn.
Do thay đổi thức ăn đột ngột.
Do sau khi phối giống xong, cơ thể dưới tác dụng của progesterone sẽ tích cực dự trữ dưỡng chất, mô mở dưới da bắt đầu tích lũy mỡ sau thời gian nuôi con.
Đi đứng ngần ngừ trong chuồng:
Heo động dục mê chờ phối.
Heo đang sốt hoặc nhiễm bệnh
Mắt đỏ: heo sốt cao lòng trắng mắt đỏ ngầy.
Khô mũi và lưỡi: trường hợp heo bị sốt mũi khô có vài máu đông vì khát nước, lưỡi cũng khô nước bọt, cần cấp nước cho chút muối ăn để quân bình sinh lý.
Thở khò khè, ngáy tiếng lớn: Do viêm mũi và phế quản kinh niên.
Chảy máu cam: Cũng do viêm xoan mũi. Heo có thể hắt hơi bật chảy máu từ một lổ hoặc hai lổ mũi. Tiêm vitamin là cách duy nhất làm hạn chế bót phần nào chứng chảy máu cam trên heo nái.
1.3.5. Đực giống.
Khi thấy đực giống lừ đừ, không hăng tìm nái, đi đứng mệt mỏi, không buồn ngênh chiến với đực giống khác thì biến lò heo đang nhiễm bệnh toàn diện.
Hai dịch hoàn không đều thường là dấu hiệu báo khả năng sinh dục bị giảm sút.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài này chúng tôi thực hiện nhằm mục đích:
Điều tra, đánh giá tình hình chăn nuôi tại xã Tiên Mỹ.
Điều tra về công tác thú y.
Điều tra về tình hình dịch bệnh.
Tham gia vào công tác thú y.
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Nội dung.
2.1.1. Điều tra về giống vật nuôi công tác giống.
Về số lượng:
Hầu hết các hộ chăn nuôi tại xã Tiên Mỹ đều nuôi lợn nái mống cái và lợn thịt F1.
Tổng số đầu lợn tháng 4 năm 2014 tại xã Tiên Mỹ có 1054 con.
Tổng đầu lợn nái có 232 con.
Tổng đầu lợn đực giống có 13 con.
Tổng đầu lợn thịt có 809 con.
Theo xu hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu các loại thịt vẫn tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 63 – 65% tổng số các loại thịt. Vì vậy ngành chăn nuôi lợn vẫn đóng vài một trò rất quan trọng cung cấp thực phẩm trong tiêu dùng của chúng ta.
2.1.2. Phương thức chăn nuôi.
Phương thức chăn nuôi khác nhau phản ánh điều kiện kinh tế và trình độ chăn nuôi của từng hộ gia đình, từng đặc điểm kinh tế của mỗi vùng. Hiện nay ở xã Tiên Mỹ đang tồn tại hai dạng phương thức.
Chăn nuôi nông hộ.
Chăn nuôi nông hộ vẫn đã và đang là phương thức chăn nuôi phổ biến nhất, chiếm khoảng 85 – 90%. Đặc trưng của phương thức này là quy mô nhỏ lẻ chăn nuôi từ 1- 10 con và nguồn nguyên liệu vẫn có từ địa phương nhưa các sản phẩm nông nghiệp, phế phụ phẩm của ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp là thức ăn cho lợn, con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao ( F1: ngoại x nội ) có năng suất và giá trị chăn nuôi thấp. Khả năng cung ứng thị trường của sản phẩm không cao, đồng thòi việc chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán gây khó khăn cho việc quản lý con giống, vận chuyển, mua bán, giết, mổ - gây nên những rủi ro về con giống, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường,...
Chăn nuôi trại.
Chăn nuôi gia trại là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi ngày càng hiện đại. Đặc trưng của phương thức này là: Quy mô đàn lợn từ 10 – 30 nái, hay 10 – 50 lợn thịt. Ngoài các phụ phẩm nông nghiệp có khoảng 40 – 50% thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là con lai có từ 50 – 70% máu ngoại trở lên, công tác vệ sinh thú y, chuồng trại chăn nuôi đã được xem trọng. Phương thức chăn nuôi này phổ biến, đã mang tính sản xuất hàng hóa hơn hẳn so với chăn nuôi nông hộ nhỏ song năng suất vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhất là nhu cầu về chất lượng thịt.
2.1.3. Điều tra đánh giá về năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng.
Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản.
Khả năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng dầu của người chăn nuôi lợn nái. Để đánh giá năng suất sinh sản, người ta đã đưa ra các chỉ tiêu sinh sản. Tự coi chỉ tiêu đó đưa ra một thanmg chuẩn để đánh giá, so sánh khả năng sinh sản của một cá thể hay một giống nào đó, nhằm đưa ra biện pháp kĩ thuật tác động nâng cao hiệu quả kinh tế, chọn lọc, loại thải,...theo từng mục đích riêng.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, nhưng xét về mặt di truyền, chọn giống, người ta thường quan tâm đến một số tình trạng năng suất nhất định.
Tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và thời gian cai sữa là các chỉ tiêu quan trọng nên dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái.
Ở nước ta, tiêu chuẩn nhà nước ( TCNN – 1280 – 81, ngày 30 tháng 9 năm 2003 ) [ 17 ] đã quy định các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái tại các cơ sở công nghiệp bao gồm:
Số con đẻ ra/ lứa ( con )
Số con đẻ ra còn sống/ lứa ( con )
Số con đẻ ra chết/ lứa ( con )
Khối lượng sơ sinh/ con ( kg )
Khối lượng sơ sinh/ lứa ( kg )
Số con để nuôi/ lứa ( con )
Số con 21 ngày tuổi/ lứa ( con )
Khối lượng 21 ngày tuổi/ con ( kg )
Khối lượng 21 ngày tuổi/ lứa ( kg )
Số con cai sữa/ lứa ( con )
Khối lượng cai sữa/ lứa ( kg )
Khối lượng cai sữa/ con ( kg )
Thời gian cai sữa ( ngày )
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ( ngày )
Tuổi ( ngày ) và khối lượng ( kg ) động dục lần đầu.
Tuổi ( ngày ) và khối lượng ( kg ) phối giống lần đầu.
Tuổi đẻ lứa đầu ( ngày )
Thời gian phối giống sau cai sữa ( ngày )
Số lứa đẻ/ nái/ năm ( con )
Phần lớn các tình trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh ( dinh dưỡng, mùa vụ, phương thức và thời điểm phối giống, đực giống điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố chuồng trại, khả năng phòng trừ dịch bệnh,).
Các yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản.
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên rất nhiều chỉ tiêu. Hơn thế nữa các tình trạng sinh sản là các tình trạng có hệ số di truyền thấp. Do vậy cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền:
Các con giống khác nhau thì sự thành thục về tính là không đồng nhất. Gia súc có tầm vóc nhỏ thì thường có sự thành thực về tính sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn. Lợn nội thường có sự thành thục sớm hơn lợn ngoại.
Đực giống có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, các tình trạng chịu ảnh hưởng lớn của đực giống là các tình trạng về khối lượng con sơ sinh, khối lượng con cai sữa. Ảnh hưởng của đực giống thể hiện trên hai phương diện là giống đực và chất lượng tinh dịch.
Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn sinh sản không những nâng cao được khối lượng sơ sinh của lợn con mà còn đảm bảo sức đề kháng của lợn mẹ, đặc biệt trong giai đoạn có chữa và nuôi con.
Thức ăn cho lợn nái sinh sản cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, trong đó cần chú ý đến các thành phần quan trọng như: năng lượng, protein, khoáng, vitamin,giảm lượng ăn vào của lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho lợn mẹ và sự phát triển của bào thai. Khẩu phần thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân kéo dài thời gian chờ phối của lợn nái sau cai sữa của lợn con.
Ảnh hưởng của yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc:
Bên cạnh yếu tố giống, chất lượng giống thì phương thức nuôi dưỡng là yếu tố góp phần quyết định đánh giá đúng chính xác năng suất sinh sản của lợn nái. Phương thức nuôi dưỡng bổ sung, giàu đạm đạt năng suất sinh sản cao hơn so với phương thức nuôi tận dụng.
Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ:
Lứa đẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và năng suất sinh sản. Lợn nái hậu bị thường cho số con đẻ ra là thấp nhất và sau đó tăng dần từ lứa đẻ thứ hai và giảm dần sau lausw thứ bảy. Vì thế chúng ta cần quản lý, chăm sóc tốt nhằm giữ vững được số con từ lứa thứ 6 trở đi. Ở những lứa đẻ đầu tiên, sự phát triển về ngoại hình thể chất chưa được hoàn thiện, các c