Trong hơn 20 năm qua, người dân cũng như giới khoa học đã có thêm một cái nhìn nữa về thực phẩm. Thực phẩm không chỉlà đểduy trì sự sống mà còn thêm khả năng tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính do thiếu cân bằng dinh dưỡng. Từ đó khơi nguồn cho sự tìm hiểu và chế biến loại thực phẩm trong đó ngoài việc cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà các thành phần cấu tạo còn có tác dụng tích cực vào những nhiệm vụ khác nhau của cơ thể. Đó là “Thực phẩm chức năng”.
Các nhà khoa học trên thế giới đã dự báo rằng: thức ăn của con người trong thế kỉ XXI sẽ là thực phẩm chức năng. Các hoạt chất mà thực phẩm chức năng mang lại cho con người chính là những vị thuốc quý, giúp con người tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng và chữa các bệnh mãn tính, kể cả ung thư.
Loại thực phẩm chức năng đầu tiên được kể đến là những thực phẩm mà khiở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi cho con người. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế, cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay biến đổi gen để tăng hàm lượng một số chất có lợi.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dinh dưỡng học tìm hiểu về thực phẩm chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆ ĐỒNG NAI
NGHÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
hhógg
MÔN:
DINH DƯỠNG HỌC TÌM HIỂU VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Di Khánh
Nhóm thực hiện : Hoàng Xuân Quang
Nguyễn Trung Dũng
Hà Văn An
Nguyễn Bá Thành
Nguyễn Trọng Hiếu
Lớp : 12DTP4LT5
Biên Hòa, ngày 10, tháng 2, năm 2014
Biên Hòa, ngày 10, tháng 2, năm 2014
MỤC LỤC
Mở đầu
Trong hơn 20 năm qua, người dân cũng như giới khoa học đã có thêm một cái nhìn nữa về thực phẩm. Thực phẩm không chỉlà đểduy trì sự sống mà còn thêm khả năng tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính do thiếu cân bằng dinh dưỡng. Từ đó khơi nguồn cho sự tìm hiểu và chế biến loại thực phẩm trong đó ngoài việc cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà các thành phần cấu tạo còn có tác dụng tích cực vào những nhiệm vụ khác nhau của cơ thể. Đó là “Thực phẩm chức năng”.
Các nhà khoa học trên thế giới đã dự báo rằng: thức ăn của con người trong thế kỉ XXI sẽ là thực phẩm chức năng. Các hoạt chất mà thực phẩm chức năng mang lại cho con người chính là những vị thuốc quý, giúp con người tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng và chữa các bệnh mãn tính, kể cả ung thư.
Loại thực phẩm chức năng đầu tiên được kể đến là những thực phẩm mà khiở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi cho con người. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế, cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay biến đổi gen để tăng hàm lượng một số chất có lợi.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, việc chế biến và sản xuất thực phẩm chức năng đã trở nên dễdàng hơn. Con người đã tạo ra các thực phẩm chức năng rất đa dạng về thể loại và phong phú vềhoạt tính sinh học. Đối với nước ta, đây là lĩnh vực có nhiều triển vọng, bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, cùng với sự đầu tư vào công nghệ sinh học, bước đầu đãđạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
I.Tồng quan về thực phẩm chức năng
1.Khái niệm
Khái niệm và tên gọi về thực phẩm chức năng bắt nguồn từ Nhật Bản. Vào năm 1980 Bộ Y tế và Sức khỏe của nước này bắt đầu xây dựng hệ thống tổ chức trong Bộ, tổ chức này có nhiệm vụ điều chỉnh và công nhận những loại thực phẩm có hiệu quả cải thiện sức khỏe của cộng đồng dân cư. Họ cho phép ghi trên nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm sử dụng cho sức khỏe con người, được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là FOSHU (Foods for Specified Health Use). Sau hơn 20 năm hoạt động trên lĩnh vực này, đến tháng 9 năm 2001 đã có trên 271 sản phẩm thực phẩm mang nhãn hiệu FOSHU.
Ở Nhật, thực phẩm chức năng được định nghĩa là những loại thực phẩm có hiệu quả lên sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng truyền thống và các hoạt chất sinh học có chứa trong nó, người ta gọi là thực phẩm chức năng. Sau đó, thực phẩm chức năng xuất hiện trên nhiều nước khác.
Ở Mỹ quan điểm về thực phẩm chức năng của ADA (The American Dietetic Association): Thực phẩm chức năng là bao gồm tất cả các thành phần có trong nó và cũng là thực phẩm được làm mạnh thêm, làm giàu thêm hoặc nâng cao thêm yếu tố nào đó, có hiệu quả tiềm năng đến sức khỏe khi tiêu thụ một phần nó trong khẩu phần có nhiều loại một cách thường xuyên với mức độ có tác dụng.
Theo FDA thì : Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản có ích cho sức khỏe. Thực phẩm chức năng là thực phẩm mà nếu ăn nó, thì sức khỏe sẽ tốt hơn khi không ăn nó. Ví dụ như rau xanh và trái cây có chứa đủ chất để làm tăng cường sức khỏe. Những chất có hoạt tính sinh học trong thực phẩm chức năng có ích cho sức khỏe hoặc có ảnh hưởng sinh lý theo hướng mong muốn.
Theo IFIC (The International Food Information Council) thì thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng cơ bản.
Theo ILSI (The International Life Sciences Institute of North America) thì thực phẩm chức năng là loại thực phẩm có chứa hoạt tính sinh học có ích cho sức khỏe trên cơ sở các chất dinh dưỡng cơ bản.
Viện nghiên cứu Y học của Viện hàn lâm khoa học Mỹ cho rằng : thực phẩm chức năng là thực phẩm có chứa một hay nhiều hơn những nguyên liệu thực phẩm có sửa đồi để nâng cao hiệu quả cho sức khỏe.
Ở Trung Quốc thì thực phẩm chức năng được coi là thực phẩm bao gồm các chất dinh dưỡng như thực phẩm bình thường, nhưng đặc biết có chứa yếu tố thứ hai hay thứ ba có tác dụng phòng chống bệnh như là dược liệu.
Tại Việt Nam từ 1990–1991, Viện Dinh dưỡng đã xác định : Thực phẩm chức năng là thực phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe bao gồm cả thực phẩm chế biến cải tiến, thức ăn cổ truyền dân tộc và các thành phần không dinh dưỡng khác có tác động đặc biệt và cần thiết cho sức khỏe. Thuộc tính chức năng nói lên vai trò sinh học của một hay nhiều chất dinh dưỡng chức năng có trong thực phẩm truyền thống, nó được phát hiện ra với những thành phần các chất đặc biệt có hữu ích cho sức khỏe. Cần phải có sự kết hợp nghiên cứu yểm trợ để xác định hiệu quảsức khỏe cũng như nguy cơ của thực phẩm chức năng khi ăn đơn điệu chúng với những thành phần có hoạt tính sinh lý mạnh trong thực phẩm chức năng. Chuyên ngành dinh dưỡng sẽ tiếp tục cùng với công nghệ thực phẩm, nhà nước, hội đồng khoa học, và các cơ quan truyền thong phải có những chỉ dẫn chính xác rõ ràng về mặt khoa học của thực phẩm và dinh dưỡng để người tiêu thụ biết cách áp dụng.
Theo thông tư số 8 năm 2004 của bộ Y tế có ghi rõ: “thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ gây bệnh”. Thực phẩm chức năng phải được sản xuất, chế biến theo công thức quy định, cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể con người để phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Đó là nhờ các chất chống oxi hóa, chất xơ và một số thành phần khác trong thực phẩm.
Khi nghiên cứu về thực phẩm chức năng và thuốc trị bệnh, người ta thấy nó như là vùng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Nó vừa chứa các chất dinh dưỡng như là thực phẩm truyền thống, lại vừa có hoạt chất sinh học có tác dụng phòng trị bệnh như là thuốc.
Do có tác dụng được hỗ trợ, bổ trợ cho sức khỏe nên người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng riêng biệt, phù hợp với lứa tuổi, thể trạng của từng người. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng không thể thay thế tấc cả các loại thực phẩm dùng trong bữa ăn hằng ngày, nếu dùng không đúng sẽ phản tác dụng. Thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên vẫn là nguồn dưỡng chất dồi dào nhất, cung cấp đầy đủ muối khoáng và chất dinh dưỡng để cơ thể con người phát triển khỏe mạnh nhất. Trước đây, Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Duẩn của Trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn đã khuyến cáo “3 không” trong việc sử dụng thực phẩm chức năng là: Không tham lam, không sử dụng quá mức, không hiểu lầm chức năng và hiệu quả. Nếu hiểu đúng về thực phẩm chức năng sẽ giúp ta hiểu đúng, dùng đúng để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh của con người.
2.Lịch sử nghiên cứu thực phẩm chức năng trên thế giới và trong nước.
2.1.Trên thế giới
Từ năm 1900 đã có khái niệm sử dụng thực phẩm để phòng bệnh và tăng cường cho sức khỏe. Lúc bấy giờ người ta biết dử dụng muối giàu iod để phòng và chữa bệnh bướu cổ, ngày nay chúng ta coi đó là thực phẩm chức năng. Trước đó người ta còn biết sử dụng củ cà rốt để chữa bệnh quáng gà, ngày nay ta coi đó là bệnh thiếu vitamin A và cà rốt cung cấp tiền chất vitamin A để chữa bệnh.
Thời kì cổ đại Hypocrat coi thức ăn cũng là phương tiện điều trị bệnh. Nhưng lúc bấy giờ, người ta chưa hiểu một cách rõ ràng chất nào trong thực phẩm có giá trị phòng và chữa bệnh, phần lớn họ dùng thực phẩm để phòng và chữa bệnh theo kinh nghiệm. Vì vậy từ thế kỉ thứ 19 trở về trước, người ta có quan niệm khi có bộ phận nào đó của cơ thể bị bệnh thì tìm thức ăn tương ứng ăn vào sẽ chữa được bệnh, nói khác đi là “ đau cái gì ăn cái nấy”. Điều này không đúng với các bệnh truyền nhiễm. Sau này khi ngành hóa học hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh phát triển, người ta mới làm rõ ra vai trò sinh học của mỗi loại chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể. Định nghĩa thực phẩm chức năng ngày càng sáng tỏ hơn, ngày càng có sự giao thoa giữa ngành Y Dược với ngành chế biến thực phẩm. Nói khác đi “ người thầy thuốc cũng là người đầu bếp, người đầu bếp cũng là người thầy thuốc”.
Hiện nay ở Trung Quốc và một số quốc gia khác phát triển thực phẩm chức năng rất mạnh. Theo Zonglian Jin và Bodi Hui, trường Đại học Khoa học Bắc Kinh (2003) thìđến cuối năm 2002 có đến 3799 sản phẩm thực phẩm chức năng được Bộ Y tếTrung Quốc chuẩn y. Trong số này có đến 71,5% thực phẩm chức năng thuộc nhóm giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng để kháng bệnh, giúp cho cơ thể điều chỉnh lượng mỡ máu và giải thoát mệt mỏi, thư giãn
2.2.Trong nước.
Đối với nước ta, việc nghiên cứu tạo ra các chế phẩm thực phẩm chức năng mang phương châm “ công nghệ cao, bản sắc cổ truyền” là hướng nghiên cứu rất lý thú và có lợi thế, bởi vì chúng ta có thế mạnh về tài nguyên sinh học nhiệt đới và có kho tàng kinh nghiệm phong phú của nền y học dân tộc. Từ lâu đời, nhân dân ta đã biết sử dụng bột cóc để chống bệnh còi xương cho trẻ em, sử dụng côn trùng và các động vật rừng với mục đích bổ dưỡng và làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, còn nhiều loại sản phẩm biển có giá trị dinh dưỡng cao, dược liệu quý như yến sào, bào ngư, hải sâm, vi cá, các loài nhuyễn thể biển…phục vụ các bữa yến tiệc cung đình. Kho tàng kinh nghiệm này không ngừng được bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác qua quá trình lao động chinh phục thiên nhiên và đang được nền y học hiện đại soi sáng, chứng minh.
Phòng Hóa sinh protein, thuộc Viện Công nghệ sinh học đã tiếnhành phân tích sinh hóa 4 loài hải sâm ăn được, 4 loài rắn biển ăn được và loài cầu gai. Từ đó đã phát hiện được một số hoạt chất sinh học quan trọng có trong thịt của chúng. Các phát hiện này đã tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng, các chế phẩm tăng lực đầu tiên cho vận động viên Việt Nam. Bước đầu đưa vào sử dụng đã giúp cho các vận động viên đạt được một số cải thiện về thể lực, thi đấu thành công.
Những kết quả nghiên cứu bước đầu về thực phẩm chức năng ở trong nước có ý nghĩa to lớn, có triển vọng đóng góp cao cho ngành công nghiệp dược của nước ta.
Trong tương lai sẽ phát triển những loại thực phẩm cung cấp năng lượng cao, có thể tích nhỏ, thuận lợi cho việc vận chuyển, không phải nấu nướng và khẩu vị phải đa dạng. Các yếu tố trí nhớ và nâng cao sức đề kháng, sức chống chịu của cơ thể…sẽ được đưa vào thực phẩm chức năng dùng cho nhân dân, người lao động trí óc, đặc biệt cho bộ đội trong các cuộc hành quân thần tốc và trong chiến tranh tình hình mới.
II.Phân loại thực phẩm chức năng.
1.Phân loại thực phẩm chức năng theo thành phần hóa học.
1.1.Các chất xơ chức năng trong dinh dưỡng
Chất xơ là các polysaccharide không phải là tinh bột, là bộ khung, giá đỡ của các mô, tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hóa của người. Chất xơ có nhiều trong rau, quả, phần cám của hạt gạo.
Thực phẩm có nhiều chất xơ có tác dụng làm khối phân trở nên lớn, xốp, kích thích nhu động ruột, làm giảm thời gian lưu phân trong ruột già, chống táo bón. Ngoài ra chất xơ còn hấp phụ độc tố trong ruột, không cho hấp thu vào cơ thể, thải chúng ra ngoài theo phân. Người ta theo dõi thấy, khối lượng phân nhỏ hơn 100g mỗi ngày dễlàm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Do đó cần có khối lượng phân lớn hơn 132g mỗi ngày. Điều đó cần lượng chất xơ cần thiết là 17,9g/ngày.
Thực phẩm có nhiều chất xơ còn làm chậm hấp thu đường, có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường, béo phì. Chất xơ còn ngăn cản sự tái hấp thu cholesterol, có tác dụng tốt cho người bệnh tim mạch.
Một số chất xơ tan có khả năng lên men sinh acid hữu cơ bởi vi sinh vật ở ruột già, tạo môi trường acid, ức chế vi khuẩn lên men thối có hại, đồng thời các acid hữu cơ này cũng được hấp thu, cung cấp năng lượng không phải đường cho cơ thể.
1.2.Các loại đường đa phân tử chức năng
Có nhiều loại đường đa phân tử (3 –9 phân tử đường đơn), như đường đa fructooligosaccharide có nhiều trong rau quả, lactooligosaccharide có trong sữa, những oligosaccharide khác có nhiều trong hạt đậu nành…
Các loại đường này cơ thể không có khả năng tiêu hóa hấp thu ở đoạn trên của ruột do đó làm chậm hấp thu đường, giảm bớt gánh nặng sản xuất insulincủa tuyến tụy, vì thế có tác dụng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Loại đường này cũng có nhiều trong rau quả.
1.3.Acid amin, peptide và protein chức năng
Acid amin, peptide và protein là thành phần rất quan trọng để duy trì sức khỏe, sự sống. Gần đây chúng cònđược biết thêm như là một thực phẩm chức năng.
Acid amin cần thiết cho việc điều trị, phục hồi sức khỏe cho người bệnh tật, chấn thương, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Peptid và protein có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch như protein kháng thể trong sữa đầu, protein kháng thể chống bệnh đường ruột trong lòngđỏ trứng được sản xuất bằng cách tiêm vaccine vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho gà mái đẻ trứng. Ngoài ra, protein còn có tác dụng trong việc điều hòa hấp thu vitamin, chất khoáng, hấp thu và nước. Một sốloại protein như gelatin, casein …, những chất nàyức chế chuyển dạng tự angiotensin I thành angiotensin II, do đó làm giảm huyết áp, phòng chống bệnh cao huyết áp.
Lượng peptide chứng năng có trong thực phẩm tựnhiên nhìn chung không cao. Vì vậy, người ta tạo ra các loại peptide này bằng phương pháp hóa sinh, công nghệ gen hay vi sinh vật trong công nghệ enzyme để thu một số lượng lớn tăng cường vào thực phẩm chế biến.
1.4.Vitamin và khoáng chất
Ngoài những tác dụng thông thường, vitamin và khoáng chất còn có một số tác dụng khác trong việc phòng chống bệnh tật.
Carotene, vitamin A, E, C, glutathion, tocopherol, sắt, kẽm, selenium có khả năng chống oxy hóa nên có khả năng phòng được những bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim mạch, ung thư và lão hóa.
Vitamin B6, B12 và acid folic cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có tác dụng tốt cho sự phát triển bào thai và cho sức khỏe bà mẹ mang thai.
Kẽm và vitamin A làm tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm trùng hô hấp ở trẻ nhỏ.
1.5.Vi khuẩn sinh acid lactic, acid butyric.
Đây là nhóm vi khuẩn có ích tiêu biểu cho những vi sinh vật đường ruột, có tác dụng làm giảm hội chứng không dung nạp lactose, dự phòng và điều trị tiêu chảy. Ngoài ra nó còn làm giảm cholesterol trong máu, phòng chống bệnh ung thư ruột kết, nhất là acid butyric.
Những vi khuẩn này được cung cấp qua đường miệng như là một probiotic, có tác dụng tăng cường miễn dịch, hạn chế táo bón, điều trịnhiễm trùng tiết niệu sinh dục.
1.6. Acid béo chưa no
Vai trò phòng bệnh của acid béo chưa no một nối đôi (MUFA) và nhiều nối đôi (PUFA), omega-6 và omega-3 đãđược nghiên cứu. Một số acid béo thuộc những loại này có khả năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như: phòng ngừa hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, phòng bệnh tăng huyết áp, giảm mỡ máu, loạn nhịp tim. Ngoài ra còn có khả năng chống viêm khớp, bệnh vảy nến, ung thư.
Lecithin là một phospholipid có tác dụng cùng với omega-3 làm giảm cholesterol máu, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lecithin có nhiều trong lòngđỏ trứng gà, đậu nành, rau quả.
1.7. Các loại sắc tố thực vật
Thực vật có rất nhiều loại sắc tố khác nhau, dựa trên cấu trúc hóa học và màu sắc của nó, sắc tố thực vật được chia làm 3 nhóm chính: nhóm sắc tố có màu xanh (Chlorophyll), nhóm sắc tố màu vàng–đỏ (Carotenoid) và nhóm sắc tố màu tím (Anthocyanin).
Các sắc tố thực vật, nhất là nhóm carotenoid có vai trò chống oxy hóa rất mạnh, vì vậy có tác dụng phá hủy các gốc tự do, ngăn chặn sự hình thành gốc tự do trong cơ thể, từ đó bảo vệ tốt tế bào, tránh tổn thương do các yếu tố vật lý, hóa học gây ra. Nhờ đặc tính này mà sắc tố thực vật có vai trò phòng ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra, các sắc tố thực vật còn được sử dụng làm màu thực phẩm tự nhiên rất an toàn cho cơ thể.
2.Phân loại thực phẩm chức năng dựa theo nguyên liệu.
2.1.Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật.
Một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật phổ biến như:
Đậu nành:
Là thực phẩm truyền thống của nhiều nước trên thếgiới kể cả Việt Nam. Ngày nay, ngoài quan tâm đến giá trịdinh dưỡng protein của nó, từ thập kỷ90 đến nay, người ta còn chú ý nhiều đến các chất dinh dưỡng chức năng trong đậu nành. Nó là loại thực phẩm có khả năngphòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh loãng xương và những biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh.
Cà chua:
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ăn nhiều cà chua làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư tuyến tiêu hóa, ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư da và phổi. Cà chua còn làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Khả năng phòng chống bệnh ung thư và tim mạch của cà chua được cho là nhờ lycopene, một dạng của carotene có khả năng chống oxy hóa mạnh.
Tỏi (Allinum sativum):
Tỏi là loại thực phẩm chức năng thường được sửdụng nhất, có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe con người. Nó có khả năng phòng bệnh ung thư, là chất kháng sinh thực vật tự nhiên, chống tăng huyết áp và giảm cholesterol máu. Trong tỏi có nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh tan trong nước và tinh dầu tạo nên mùi vị rất rõ và đặc trưng, nhờ vậy giúp cho tỏi có được những tác dụng y học trong việc phòng chống bệnh tật. Tỏi còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch và huyết áp.
Các loại rau cải(Broccoli và Cruciferous Vegetables):
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người tiêu thụ nhiều rau họ cải, đặc biệt là cải bắp, súp lơ (đặc biệt bông xanh), cải brussel giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Những loại rau cải này chứa hợp chất glucosinolate, một loại glycoside có chứa lưu huỳnh chống lại chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú vì nó ức chế receptor estrogene.
Cam quýt:
Các loại quảthuộc nhóm này gồm cam, quýt, chanh, quất, bưởi… Một số nghiên cứu dịch tễ học chỉra rằng các loại quảthuộc nhóm này có khả năng phòng chống nhiều loại ung thư ở người nhờ hàm lượng vitamin C, acid folic và lượng chất xơ khá cao trong nó.
Rượu vang và nho đỏ:
Rượu vang, đặc biệt là vang đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tỷlệ mặc và tử vong do bệnh tim mạchở cả nam và nữ giảm rõ rệt ở những người có sử dụng thường xuyên rượu vang. Ở vùng sản xuất và sử dụng nhiều rượu vang đỏ ở Pháp, mặc dù người dân ở đây ăn nhiều mỡheo tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lại rất thấp vì họ uống rượu vang đỏ hàng ngày. Trong rượu vang có flavonoid, đặc biệt rượu vang đỏ có nhiều phenolic có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa hạt mỡ LDL trong máu, từ đó làm giảm sự tích đọng cholesterol trên thành mạch, tránh xơ vữa động mạch. Ngoài ra trong rượu vang đỏ còn có những chất ngăn ngừa bệnh ung thư.
Trà:
Trà là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Trong trà có hợp chất polyphenolic, có nhiều trong trà xanh, có vai trò chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Hợp chất polyphenolic có nhiều dẫn xuất khác nhau, có tác dụng chống oxy hóa mạnh , bảo vệ tế bào tránh đột biến gen, vì vậy mà nó phòng chống được ung thư. Một sốbằng chứng khác cũng cho thấy việc tiêu thụ trà xanh còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vì trong trà xanh chứa nhiều hợp chất flavonoid.
2.2.Thực phẩm chức năng có nguồn gốc động vật
Những loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từđộng vật đáng kể bao gồm: cá, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt bò…
Cá và dầu cá:
Trong cá, đặc biệt là cá biển có nhiều acid béo chưa no Omega-3. Đây là loại acid béo chưa no có nhiều nối đôi (PUFA). Acid béo Omega-3, đặc biệt là DHA rất cần cho sự phát triển não bộđứa trẻ, ngoài ra nó có tác dụng làm giảm chlesterol xấu LDL và làm tăng cholesterol tốt HDL, vì vậy có tác dụng bảo vệ tim mạch, tránh cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Sữa và các sản phẩm từ sữa:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của em bé vì nó có thành phần dinh dưỡng rất đầy đủ và cân đối, dễ tiêu hóa. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có một lượng kháng thể đáng kể p