Sau hơn 5 năm.Việt Nam chính thức gia nhập WTO.đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.đặt biệt trong lĩnh vực kinh tế.Tuy nhiên.vẫn còn nhiều thách thức chúng ta cần vượt qua và nhiều vấn đề cần hoàn thiện.Một ví dụ điển hình là khi chúng ta tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.đặc biệt là hệ thống ngân hàng. hay khi việc mua bán .sáp nhập giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng phổ biến.thì vấn đề định giá các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.Bởi lẽ.bất kỳ quyết định nào của các hoạt động trên cũng phải dựa trên cơ sở giá trị doanh nghiệp.Giá trị doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng nhất để các bên liên quan.cũng như Chính phủ xem xét .đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến tương lai của các doanh nghiệp.ngành kinh tế.thậm chí là cả nền kinh tế.Mặc dù vậy.tình hình định giá tại Việt Nam thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn như cơ chế tổ chức định giá chưa chặt chẽ.giá trị của doanh nghiệp chưa mang tính khách quan.thiếu chính xác.tốn nhiều chi phí và thời gian.Do vậy.giá trị của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm trong thời gian hiện tại và tương lai.
Hiện nay.hệ thống ngân hàng được xem như hệ thống tuần hoàn máu của nền kinh tế.Trong đó.NHTM CP Công Thương Việt Nam được xem là 1 trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông tiền tệ.góp phần thúc đầy nền kinh tế.Thế nên.giá trị của NHTM CP Công Thương Việt Nam là một vấn đề rất được các NĐT.Bộ ngành.Chính phủ quan tâm.Chính vì lý do đó.nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Định giá NHTM CP Công Thương Việt Nam “
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định giá ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
Đề Tài:
Định giá NHTM CP Công Thương Việt Nam
Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Sau hơn 5 năm.Việt Nam chính thức gia nhập WTO.đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.đặt biệt trong lĩnh vực kinh tế.Tuy nhiên.vẫn còn nhiều thách thức chúng ta cần vượt qua và nhiều vấn đề cần hoàn thiện.Một ví dụ điển hình là khi chúng ta tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.đặc biệt là hệ thống ngân hàng. hay khi việc mua bán .sáp nhập giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng phổ biến.thì vấn đề định giá các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.Bởi lẽ.bất kỳ quyết định nào của các hoạt động trên cũng phải dựa trên cơ sở giá trị doanh nghiệp.Giá trị doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng nhất để các bên liên quan.cũng như Chính phủ xem xét .đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến tương lai của các doanh nghiệp.ngành kinh tế.thậm chí là cả nền kinh tế.Mặc dù vậy.tình hình định giá tại Việt Nam thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn như cơ chế tổ chức định giá chưa chặt chẽ.giá trị của doanh nghiệp chưa mang tính khách quan.thiếu chính xác.tốn nhiều chi phí và thời gian.Do vậy.giá trị của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm trong thời gian hiện tại và tương lai.
Hiện nay.hệ thống ngân hàng được xem như hệ thống tuần hoàn máu của nền kinh tế.Trong đó.NHTM CP Công Thương Việt Nam được xem là 1 trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông tiền tệ.góp phần thúc đầy nền kinh tế.Thế nên.giá trị của NHTM CP Công Thương Việt Nam là một vấn đề rất được các NĐT.Bộ ngành.Chính phủ quan tâm.Chính vì lý do đó.nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Định giá NHTM CP Công Thương Việt Nam “
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Định giá Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTM CP) Công Thương Việt Nam bằng các phương pháp khác nhau để đề ra những thông tin quan trọng cho nhà đầu tư và những tổ chức. cá nhân khác cần quan tâm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích các báo cáo tài chính quý 3 / 2012 của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.
Định giá giá trị ngân hang thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam dựa trên các phương pháp định giá và các bảng báo cáo tài chính.
Đưa ra những thông tin cơ bản và cần thiết cho các cá nhân và tổ chức quan tâm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tại nghiên cứu được thực hiện tại NHTM CP Công Thương Việt Nam
1.3.2. Phạm vi về thời gian
-Số liệu phân tích được lấy trong khoảng thời gian tháng 1/2012 đến tháng hết tháng 9/2012
-Thời gian để thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 16/11/2012 đến 30/11/2012
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm về thẩm định giá
Khái niệm định giá:
Định giá là loại hoạt động chuyên môn vừa mang tính kinh tế kỹ thuật. tính pháp lý. vừa mang tính xã hội. Hoạt động định giá hình thành. tồn tại và phát triển gắn liền với sự hình thành. tồn tại và phát triển của thị trường. Định giá tài sản là hình thức phân tích kinh tế ứng dụng. Định giá được một số tác giả định nghĩa như sau:
- Định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định (GS. W. Sealrooke - viện đại học Portsmouth – Vương quốc Anh).
- Định giá là một khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể. tại một thời điểm xác định. có cân nhắc đến tất cả các đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường. bao gồm các loại đầu tư lựa chọn. (GS. Lim Lan Yuan – khoa xây dựng và bất động sản - đại học quốc gia Singapore).
- Theo điều 4. Pháp lệnh giá của Việt nam: Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm. thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt nam hoặc theo thông lệ quốc tế”.
Định giá tài sản
Trong khoa học chính trị - kinh tế học hàng hóa là sản phẩm do con người tạo ra. nó có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội (lao động vật hóa và lao động sống) của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Chúng được tính theo công thức tổng quát sau đây:
G(h) = C+ K
Trong đó:
G(h): Giá trị hàng hóa
C : Giá trị lao động vật hóa
K: Giá trị do lao động sống - sức lao động tạo ra;
K = V + m
Trong đó:
V: Giá trị sức lao động
m: Chênh lệch giữa gía trị mới do sức lao động tạo ra và giá trị sức lao động.
Trong kinh tế học Mác gọi là giá trị thặng dư:
G(h) = C + V + m.
2.1.2. Doanh nghiệp. giá trị doanh nghiệp và thẩm định giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức kinh tế. mà theo đó. người ta có thể phân biệt được với các loại hình kinh doanh có quy mô quá nhỏ. Một tổ chức kinh tế được gọi là "doanh nghiêp" nếu nó được thừa nhận về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn nhất định.
Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.
Xét về mặt nguyên lý. một phương pháp định giá doanh nghiệp được thừa nhận là có cơ sở khoa học rõ ràng. chặt chẽ và có thể chấp nhận được. thì trước hết nó phải thuộc vào một trong hai cách tiếp cận. đó là:
+ Đánh giá giá trị các tài sản và giá trị của yếu tố tổ chức – các mối quan hệ.
+ Lượng hóa các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư.
2.1.3. Các nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường
Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Nội dung nguyên tắc: là khả năng sử dụng tốt nhất một tài sản trong bối cảnh tự nhiên. pháp luật. tài chính cho phép và mang lại giá trị cao nhất cho tài sản.
Mỗi tài sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích và đưa lại các lợi ích khác nhau. nhưng giá trị của chúng được xác định hay thừa nhận trong điều kiện chúng được sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
Cơ sở đề ra nguyên tắc: con người luôn sử dụng tài sản trên nguyên tắc khai thác một cách tối đa lợi ích mà tài sản có thể mang lại. nhằm bù đắp chi phải bỏ ra. Cơ sở để người ta đánh giá. ra quyết định đầu tư là dưạ trên lợi ích cao nhất mà tài sản có thể mang lại. Vì vậy. giá trị của một tài sản được thừa nhận trong điều kiện nó được sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
Tuân thủ nguyên tắc: trong hoạt động đánh giá đòi hỏi thẩm định viên phải chỉ ra được chi phí cơ hội của tài sản. phân biệt được các giả định tình huống sử dụng phi thực tế. sử dụng sai pháp luật và không khả thi về mặt tài chính.
Nguyên tắc thay thế
Nội dung nguyên tắc: giới hạn cao nhất về giá trị của một tài sản không vượt
quá chi phí để có được một tài sản tương đương.
Cơ sở đề ra nguyên tắc: nguyên tắc này được xây dựng dựa trên quan niệm rất đơn giản và rõ ràng: một người mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số tiền nào đó. nếu anh ta tốn ít tiền hơn nhưng vẫn có thể có một tài sản tương tự như vậy để thay thế. Tài sản tương tự để thay thế có thể có bằng cách mua trên thị trường hoặc bằng cách bỏ tiền để xây dựng mới.
Tuân thủ nguyên tắc: "thay thế" là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong lý thuyết thẩm định giá. nó là cơ sở lý luận cơ bản để hình thành phương pháp so sánh trực tiếp. Tuân thủ nguyên tắc này trong hoạt động định giá. đòi hỏi thẩm định viên phải nắm được các thông tin về giá cả hay chi phí sản xuất của các tài sản tương tự. gần với thời điểm thẩm định. làm cơ sở để so sánh và xác định giới hạn cao nhất về giá trị của các tài sản cần định giá.
Nguyên tắc dự kiến các khoản lợi ích trong tương lai
Nội dung nguyên tắc: giá trị của một tài sản được quyết định bởi những lợi ích tương lai tài sản mang lại cho nhà đầu tư.
Cơ sở của nguyên tắc: xuất phát trực tiếp từ định nghĩa về giá trị tài sản: là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định. Hơn nữa. thẩm định giá về thực chất cũng là công việc dự kiến các khoản lợi ích mà tài sản có thể mang lại trong tương lai.
Tuân thủ nguyên tắc: để thẩm định giá một cách hợp lý và chính xác. thẩm định viên phải dự kiến được những lợi ích và nhất thiết phải dựa vào các khoản lợi ích đó để ước tính giá trị tài sản. Theo nguyên tắc này có thể áp dụng để đánh giá tất cả các loại tài sản. bất kể đó là tài sản có thể tạo ra thu nhập hay không. Nhìn chung. tuân thủ nguyên tắc này. cả người bán và người mua; người sở hữu và người đi thuê... đều phải dự đoán về các điều kiện của thị trường tương lai.
Nguyên tắc đóng góp
Nội dung nguyên tắc: giá trị của một tài sản hay của một bộ phận cấu thành một tài sản. phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó. sẽ làm cho giá trị của toàn bộ tài sản tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu.
Cơ sở của nguyên tắc: xuất phát trực tiếp từ định nghĩa giá trị tài sản là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể. Đó là cơ sở để người ta chấp nhận giá trị đóng góp.
Tuân thủ nguyên tắc:
+ Tổng giá trị của các bộ phận thường không thể hiện giá trị toàn bộ tài sản. nhưng giá trị của một bộ phận tài sản lại bằng hiệu số giữa giá trị toàn bộ và giá trị của các bộ phận tài sản còn lại.
+ Thực ra giá trị của sự đóng góp bao gồm cả giá trị của yếu tố vô hình. Đây cũng là cơ sở để người ta đề ra phương pháp thăng dư.
Nguyên tắc cung cầu
Nội dung nguyên tắc: giá cả là sự đánh giá của thị trường về giá trị tài sản. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo. giá cả là bằng chứng và là sự thừa nhận có tính khách quan của thị trường về giá trị tài sản. Trong các thị trường khác. dưới sức ép của cung và cầu. giá cả có thể có khoảng cách rất xa so với giá trị thực. Vì vậy. khi so sánh các tài sản với nhau. phải phân tích tác động của yếu tố cung và cầu ảnh hưởng đến giá trị tài sản cần thẩm định.
Cơ sở của nguyên tắc: căn cứ chủ yếu và phổ biến nhất của việc thẩm định giá trị tài sản là dựa và giá thị trường của tài sản. Giá thị trường của tài sản lại tỷ lệ thuận với yếu tố cầu và tỷ lệ nghịch với yếu tố cung. Hai yếu tố này luôn luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy cần phải đánh giá được tác động của yếu tố này đối với các giao dịch trong quá khứ và dự báo ảnh hưởng của chúng trong tương lai. nhằm xác minh tài sản cần thẩm định nên được đánh giá trên cơ sơ nguyên tắc cung cầu hay giá trị phi thị trường.
Tuân thủ nguyên tắc:
+ Trước khi thực hiện việc điều chỉnh các số liệu chứng cứ thị trường. cần phải xác minh một cách rõ ràng xem chúng có phản ánh cung cầu bị ép buộc hay có đạt tiêu chẩn để sử dụng kỹ thuật "thay thế so sánh hay không". Thực hiện đánh giá. dự báo tương lai về cung cầu và giá cả. đánh giá độ tin cậy của tài liệu dự báo để sử dụng kỹ thuật định giá dựa vào dòng thu nhập.
+ Theo nguyên tắc đóng góp. bộ phận cấu thành tài sản có thể được đánh giá rất cao. nhưng trên thị trường. bộ phận tài sản này được bán một cách rộng rãi. với giá rất rẻ. Khi đó việc định giá chủ yếu phải dự trên nguyên tắc cung cầu và nguyên tắc thay thế.
2.1.5. Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp
Quy trình thẩm định giá Doanh nghiệp tuân thủ quy trình thẩm định giá tại Tiêu chuẩn TĐG số 05 ban hành theo QD số 24/2004/QD-BTC ngày 07/10/2005 của Bộ tài chính.
Nhìn chung. quy trình thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như quy trình thẩm định giá các tài sản khác. nhưng cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá doanh nghiệp. Quy trình gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định vấn đề
Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau:
Thiết lập mục đích thẩm định giá.
Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá : pháp lý. loại hình. quy mô. địa điểm. các cơ sở. chi nhánh. tài sản. sản phẩm. thương hiệu. thị trường ….
Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.
Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá
Việc lập kết hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.
Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau : xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng. các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường; xác định các tài liệu thu thập về thị trường. về doanh nghiệp. tài liệu so sánh; xác định và phát triển các nguồn tài liệu. đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu. xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu. thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện; lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
Bước 3. Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu
Trong bước này cần lưu ý :
Khảo sát thực tế tại doanh nghi : kiểm kê tài sản. khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin trước hết là thông tin. tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp : tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh. các báo cáo tài chính- kế toán- kiểm toán. hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý. đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành. nhân viên. công nhân.… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. môi trường kinh doanh. ngành nghề kinh doanh. các đối thủ cạnh tranh. chủ trương của nhà nước…Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định giá. Việc thẩm định viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra sự chính xác và hợp lý của các nguồn tư liệu là thông lệ trên thị trường.
Bước 4. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của DN :
Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt : sản xuất kinh doanh. thiết bị công nghệ. tay nghề người lao động. bộ máy quản lý và năng lực quản lý. vốn nợ. các chỉ tiêu tài chính. thị trường. môi trường kinh doanh.
Bước 5. Xác định phương pháp thẩm định giá. phân tích số liệu. tư liệu. và ước tính giá trị DN:
Thẩm định viên về giá doanh nghiệp dựa vào ý kiến. kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá doanh nghiệp. Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi dựa vào ý kiến. kết quả của thẩm định viên khác hoặc chuyên gia khác. thẩm định viên về giá doanh nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để đảm bảo rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp. các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.
Bước 6. Phần chuẩn bị báo cáo thẩm định giá
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá DN tương tự như các tài sản khác.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Tham khảo thêm thông tin từ những bài báo cáo. phân tích của một số công ty chứng khoán.
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Dùng các chỉ số: sử dụng các chỉ số tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp.
Chương 3:
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Khái quát về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh.
Ngày 14/11/1990: Chuyển thành Công thương Việt Nam
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 8/7/2009 đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.
Ngày 16/07/2009: Cổ phiếu của Ngân hàng chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã CTG.
Ngày 20/10/2010: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 2 với vốn điều lệ 15.172.291.210.000 đồng.
Ngày 10/03/2011: Hoàn thành đợt chào bán cổ phần riêng lẻ cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ đầu tư cấp vốn IFC tăng vốn điều lệ lên 1.854 tỷ đồng.
Ngày 28/12/2011: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ mới: 20.229.7 tỷ đồng.
Lĩnh vực kinh doanh: tiết kiệm. cho vay. chuyển tiền. dịch vụ thẻ. dịch vụ chuyển tiền kiều hối. dịch vụ tài khoản. kinh doanh ngoại tệ. kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD.
Vị thế Ngân hàng
Vietinbank là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với thị phần cho vay chiếm 11.6% của toàn hệ thống và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực huy động nội tệ. Trong lĩnh vực phát hành thẻ nội địa. thị phần của Vietinbank chiếm khoảng 17% thị trường thẻ trong nước. Đồng thời Vietinbank đang nắm giữ khoảng 8.46% thị phần tài trợ thương mại nhập khẩu và 7.94% thị phần tài trợ thương mại xuất khẩu năm 2008.
Vietinbank là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống. thị phần cho vay chiếm 11.6% của toàn hệ thống. mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ hai toàn quốc sau Agribank.
Nhận danh hiệu "Doanh nghiệp Việt Nam vàng" năm 2008 vì đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất. kinh doanh.
Chiến lược Phát triển và Đầu tư
Tập trung và ưu tiên hàng đầu cho những hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà Vietinbank có khả năng riêng biệt. đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và tài chính.
Thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các đối tác. hợp tác lâu dài với các công ty và doanh nghiệp lớn. cụ thể là với các tổ chức trong nước và quốc tế có thế mạnh và tiềm năng chiến lược.
Phát triển cơ cấu và quản lý danh mục đầu tư một cách chủ động và hiệu quả.
Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20-22%. đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Vốn điều lệ dự kiến là 32.62 nghìn tỷ vào cuối năm 2012 và 43.06 nghìn tỷ vào năm 2013.
3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2012. tổng tài sản của VietinBank tăng 9.6% so với quý 2/2012. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 3.177 tỷ đồng và 2.414 tỷ đồng. gấp 4.23 lần và 4.27 lần so với quý 2/2012. Như vậy. kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của VietinBank đạt con số ấn tượng với lợi nhuận trước thuế gần 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 4.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 7.6% và lợi nhuận sau thuế tăng 10.4% so với cùng kỳ 2011. Đáng chú ý. lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2012 của VietinBank đạt cao nhất trong ngành ngân hàng và VietinBank cũng là ngân hàng có tỷ lệ hoàn thành cao nhất về kế hoạch lợi nhuận năm 2012 do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Thu nhập lãi thuần của VietinBank đạt 4.566 tỷ đồng trong quý 3 và đạt 13.402 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012. Đến cuối quý 3/2012. cho vay khách hàng của VietinBank đã tăng trưởng 5.9% so với cuối quý 2/2012. tăng 1.73% so với thời điểm cuối năm 2011. và tăng 9.7% so với cùng kỳ năm 2011. tiền gửi khách hàng tại VietinBank cũng tăng mạnh 16% so với cuối quý 2/2012. tăng 15% so với cuối năm 2011 và tăng 31% so với cùng kỳ năm 2012. thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VietinBank cũng tăng mạnh trong quý 3/2012. đạt 264 tỷ đồng. cạo gấp 5.7 lần cùng kỳ năm 2011. Tính chung cho 9 tháng đầu năm. thu nhập từ dịch vụ đạt 823 tỷ đồng. tăng 19% so với cùng kỳ năm 2011.
Như vậy. xét về hiệu quả kinh doanh. VietinBank đã có những cải thiện so với cùng kỳ năm 2011. So với cùng kỳ năm 2011. vốn chủ sở hữu của VietinBank đã tăng 37% từ 23.508 tỷ đồng lên 32.235 tỷ đồng sau 2 lần tăng vốn điều lệ nhưng tỷ lệ ROE của VietinBank chỉ giảm nhẹ 13.8% và hiện đạt mức 22.9%. Tỷ lệ ROA của VietinBank tăng 27% từ 1.38% lên mức 1.75% trong khi tổng tài sản chi tăng 6.9% từ 414.038 tỷ đồng lên 443.007 tỷ đồng. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng này chỉ ở mức 2.56% (nhỏ hơn 3%). thấp nhất trong số các NHTMCP Nhà nước.
Như vậy. trong điều kiện kinh tế khó khăn. một số ngân hàng giảm đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. VietinBank vẫn tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong ngành ngân hàng và có tỷ lệ hoàn thành cao nhất chỉ tiêu về lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Chương 4:
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
4.1. Phương pháp giá trị hiện tại thuần
CÁCH THỨ NHẤT:
Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên Bả