Đề tài Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay

Việt Nam gia nhập WTO đã hơn 2 năm, kinh tế Việt Nam cũng đã mở cửa hơn 20 năm, thị trường Việt Nam cũng đã dần thu hút đc nhiều nhà đầu tư trên thế giới… Thế nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng chưa thể sánh bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Sẽ có rất nhiều những biểu hiện cho chúng ta thấy được điều đó. Một trong những biểu hiện mang tính cấp bách hiện nay chính là việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam. Như ta đã biết, doanh nghiệp thì luôn cần vốn, vì thế việc huy động vốn như thế nào là điều hết sức cần thiết. Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, việc huy động vốn thường được tiến hành thông qua thị trường trái phiếu là chính. Thế nhưng, ở nước ta, thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là sự quan tâm chưa đúng mức đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. Hiện tại thị trường này ở Việt Nam hoạt động như thế nào? Những giải pháp nào là tốt nhất cho thị trường trái phiếu ở nước ta hiện nay và trong tương lai?. và còn nhiều câu hỏi khác được đặt ra. Bài viết này xin được đi sâu vào phân tích những điều đó. Hi vọng rằng với những điều phát hiện mới, và những hướng đi mới, thị trường trái phiếu ở Việt Nam sẽ phát triển ổn định, góp phần cùng với các thị trường khác hoạt động bổ sung và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

doc23 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn: Diệp Gia Luật Người thực hiện: Nguyễn Đức Nguyên – TCDN05 K33 Lê Thị Cẩm Tú – TCDN04 K33 Tháng 12 năm 2009 MỤC LỤC Chuơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Tổng quan về trái phiếu trang 3 Khái niệm trang 3 Đặc trưng trang 3 3. Phân loại trái phiếu trang 4 4. Điều kiện phát hành trang 6 II. Thị truờng trái phiếu trang 6 1. Khái niệm trang 6 2. Phân loại thị truờng trái phiếu trang 6 Chuơng 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NƯỚC HIỆN NAY I. Các chủ để phát hành trái phiếu hiện nay trang 7 II. Phân tích thực trạng thị truờng trái phiếu nứoc ta hiện nay trang 8 1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu Kho bạc Nhà nứoc trang 8 2. Trái phiếu chính quyền địa phuơng trang 10 3. Trái phiếu doanh nghiệp trang 10 4. Trái phiếu quốc tế trang 12 III. Một số thông tin tham khảo về thị trường trái phiếu Châu Á trang 14 IV. Hạn chế trang 14 Chuơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY I. Giải pháp dài hạn trang 18 II. Giải pháp trước mắt trang 18 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam gia nhập WTO đã hơn 2 năm, kinh tế Việt Nam cũng đã mở cửa hơn 20 năm, thị trường Việt Nam cũng đã dần thu hút đc nhiều nhà đầu tư trên thế giới… Thế nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng chưa thể sánh bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Sẽ có rất nhiều những biểu hiện cho chúng ta thấy được điều đó. Một trong những biểu hiện mang tính cấp bách hiện nay chính là việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam. Như ta đã biết, doanh nghiệp thì luôn cần vốn, vì thế việc huy động vốn như thế nào là điều hết sức cần thiết. Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, việc huy động vốn thường được tiến hành thông qua thị trường trái phiếu là chính. Thế nhưng, ở nước ta, thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là sự quan tâm chưa đúng mức đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. Hiện tại thị trường này ở Việt Nam hoạt động như thế nào? Những giải pháp nào là tốt nhất cho thị trường trái phiếu ở nước ta hiện nay và trong tương lai?... và còn nhiều câu hỏi khác được đặt ra. Bài viết này xin được đi sâu vào phân tích những điều đó. Hi vọng rằng với những điều phát hiện mới, và những hướng đi mới, thị trường trái phiếu ở Việt Nam sẽ phát triển ổn định, góp phần cùng với các thị trường khác hoạt động bổ sung và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU I. Tổng quan về trái phiếu 1. Khái niệm Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu (Trái chủ) đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành, gồm Chính phủ, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp. 2. Đặc trưng: Một trái phiếu thường có những đặc trưng sau: 2.1. Mệnh giá : Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Ở VN, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 VNĐ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 VNĐ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành. Công thức tính: MG = VHĐ/SPH Với: MG:mệnh giá trái phiếu; VHĐ:số vốn huy động; SPH:số trái phiếu phát hành 2.2.Tỷ suất sinh lời của trái phiếu ( lãi suất Coupon ) : Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Đó là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thức trả lãi: 6 tháng/lần và 1 năm/ lần. Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hàng năm = lãi suất coupon x MG Các nhân tố chính ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó... + Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. + Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 2.3. Giá : Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng, cao, hoặc thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên dù giá mua thế nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá. Và đến ngày đáo hạn, trái chủ sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá trái phiếu: + Kỳ hạn của trái phiếu: kỳ hạn càng dài, tính biến động của trái phiếu càng lớn trước sự biến động của lãi suất thị trường. + Lãi suất tín dụng dài hạn: khi lãi suất này hạ thấp thì nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu làm cho cầu trái phiếu tăng và giá trái phiếu tăng và ngược lại + Tình hình lạm phát: khi nhà đầu tư mua trái phiếu, các công ty phát hành cam kết sẽ trả một lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Do đó khi lạm phát xảy ra, giá trái phiếu sẽ giảm. + Tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phát hành + Rủi ro về tỷ giá + Rủi ro thanh lý: rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới. + Rủi ro do biến cố bất ngờ + Rủi ro tín dụng: nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn, tức là không có khả năng chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn 2.4. Thời hạn: Thời hạn của trái phiếu là số năm theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của nó. 2.5. Quyền mua lại: Đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn. 3. Phân loại trái phiếu 3.1. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng: - Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. - Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính. 3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu: - Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Trái phiếu chính phủ gồm những loại sau: Công trái, trái phiếu công trình, trái phiếu kho bạc dài hạn, trái phiếu đảm bảo bằng tài sản thế chấp, trái phiếu nghĩa vụ chung, trái phiếu thuế hạn chế, trái phiếu quốc tế... - Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành. - Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay. Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: + Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. + Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: + Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề cập tới dưới đây. 3.3. Theo thời gian đáo hạn: + Trái phiếu ngắn hạn: thời hạn 1 đến 5 năm: + Trái phiếu trung hạn: thời hạn 5 đến 15 năm + Trái phiếu dài hạn: trên 15 năm. + Trái phiếu vô hạn: không ghi ngày đáo hạn 3.4. Căn cứ theo phương thức trả lãi + Trái phiếu lợi tức + Trái phiếu chiết khấu 3.5. Căn cứ theo phạm vi lưu thông + Trái phiếu quốc nội + Trái phiếu quốc tế 4. Điều kiện phát hành Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau: - Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành là trên 10 tỷ đồng Việt Nam. - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm. - Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu. - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. II. Thị trường trái phiếu 1. Khái niệm Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường trái phiếu là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2. Phân loại thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 2.1. Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu mua các trái phiếu mới phát hành Vài trò của thị trường sơ cấp - Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán - Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhà rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền san dạng vốn dài hạn. Đặc điểm của thị trường sơ cấp - Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người phát hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư. - Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất định, trong thời gian hạn định. 2.2. Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành. Đặc điểm thị trường thứ cấp - Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. - Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định. - Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. 2.3. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là một lọai thị trường đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có một thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại trái phiếu đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều nhà đầu và công chúng đến bỏ vốn ra để đầu tư trái phiếu. Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp, vì một khi trái phiếu đã được phát hành ra trên thị trường, nếu không có một thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu thì thật khó có thể thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu. Chính việc mua bán giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp làm cho lưu động hóa vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể chuyển từ trái phiếu thành tiền mặt. Vốn khả dụng thanh khoản cao của trái phiếu mà tính chất năng động của thị trường thứ cấp đã hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu. Điều này chính là điều kiện cơ bản để các nhà phát hành trái phiếu có thể bán được trái phiếu trên thị trường sơ cấp và huy động được nguồn vốn lớn theo nhu cầu. Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NƯỚC HIỆN NAY I. Các chủ thể phát hành trái phiếu hiện nay : - Chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm thu hút vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế. - Chính quyền địa phương: Chủ yếu do các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất, hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thông qua công chúng của chính địa phương đó thông qua kho bạc Nhà nước. - Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cho vay tín dụng của ngân hàng. - Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là nhà phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp, doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. II. Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu nước ta hiện nay : 1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước: Hàng hoá giao dịch trên thị trường trái phiếu chủ yếu là trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất tương đối thấp nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư. Trong khi thị trường cổ phiếu có nhiều bước phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu đang "bò đi" từng bước. Nhiều đợt đấu giá trái phiếu Chính phủ mặc dù khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp ba lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỉ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2007,quý I tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III giảm còn 58,39%. Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra  mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với tría phiếu kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của nhà đầu tư ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%.Cùng với sự ra đời của hai trung tâm giao dịch chứng khoán là tại Tp.HCM và Hà Nội ( bây giờ là Sở GDCK Hà Nội HNX và Sở GDCK TPHCM HOSE ), các trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ cũng bắt đầu được giao dịch một cách rộng rãi hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, do đó, khối lượng giao dịch rất ít. Điều này có thể bắt nguồn từ quy mô của thị trường, cơ sở vừa yếu vừa thiếu của hạ tầng thanh toán trong hệ thống tài chính Việt Nam. Cụ thể bao gồm một số điểm sau: Trước hết, quy mô của trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng hiện chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng tài sản tài chính cả nước với chỉ bằng 16% so với GDP, con số này khoảng 10 tỷ USD rất nhỏ bé nếu so với mức đủ để đạt tính thanh khoản 100-200 tỷ USD. Huy động vốn thông qua loại hình trái phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng với tổng tài sản chiếm đến 70%-80% cơ cấu tài sản tài chính. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển lâu dài. Cả hai yếu tố này đều góp phần làm tăng chi phí vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, lượng trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ hiện chủ yếu được giao dịch hoặc nắm giữ bởi các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính tương đương cũng làm cản trở sự phát triển của thị trường trái phiếu. Điều này tạo sự đơn điệu trong danh mục đầu tư, dẫn đến giá trái phiếu có mức biến động đáng kể khi các nhà đầu tư này thực hiện bán ra hoặc mua vào. Khối lượng phát hành mỗi đợt tương đối nhỏ chỉ khoảng 20 - 30 triệu USD/đợt khó thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tổ chức và vì vậy cũng làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết nên hạn chế sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn hay tái mua lại nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình. Hệ thống thanh toán chưa có sự liên t