Market timing (thời điểm thị trường) là một trường phái đầu tư phổ biến trên
thế giới, theo chiến lược này các nhà đầu tư sẽ cố gắng lựa chọn những thời điểm
phù hợp với kỳ vọng của mình để đầu tư, điều này mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho
họ. Tuy nhiên, khả năng định thời điểm thị trường lại phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư
và không phải ai cũng có thể chọn đúng thời điểm đầu tư. Để làm rõ thêm về hiệu
quả của chiến lược định thời điểm thị trường, trên thế giới đã có rất nhiều bài
nghiên cứu được thực hiện và những kết luận của họ đôi khi là trái ngược nhau: có
những bài nghiên cứu chỉ ra rằng không có khả năng định thời điểm thị trường như
bài nghiên cứu của Ravi Jagannathan và Robert A Korajczy (1984), bài nghiên cứu
của Kim-Lian KOK, Kim-Leng GOH và Yoke-Chen WONG (2004), bài nghiên
cứu của Connie Becker, Wayne Ferson, David H. Myers và Michael J. Schill
(1998) ; tuy nhiên nhiều bài nghiên cứu khác lại khẳng định là có khả định định
thời điểm thị trường như bài nghiên cứu của Keith Cuthbertson , Dirk Ni tzsche and
Niall O’Sullivan (2010), bài nghiên cứu của Sanjay Sehgal và Manoj Jhanwar, bài
nghiên cứu của Paskalis và Glabadanidis (2012).
Những nhà đầu tư Việt Nam khi tham gia thị trường đều mong muốn có thể
đạt được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình, để làm được điều này họ không chỉ
cần kiến thức và kinh nghiệm, mà quan trọng hơn là phải có một chiến lược đầu tư
hiệu quả. Các nhà đầu tư Việt Nam thường sử dụng hai công cụ chính là phân tích
cơ bản và phân tích kỹ thuật, hai công cụ này đã giúp đỡ nhiều cho các nhà đầu tư
trong việc định thời điểm thị trường và ra quyết định đầu tư; tuy nhiên, vẫn chưa có
nhiều bài nghiên cứu định lượng về hiệu quả thực sự của những công cụ này đối với
thị trường Việt Nam. Qua tìm hiểu, chúng em nhận thấy thời điểm thị trường thật sự
là một chiến lược đầu tư hiệu quả, có thể giúp nhà đầu tư giảm rủi ro và gia tăng tỷ
suất sinh lợi mong đợi, đặc biệt nếu chiến lược này kết hợp với các công cụ khác
như phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật, nó sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn.
Do đó, chúng em đã thực hiện đề tài: “Định thời điểm thị trƣờng bằng
chiến lƣợc trung bình di động”, đề tài này sẽ nghiên cứu định lượng hiệu quả đầu
ii
tư của chiến lược thời điểm thị trường bằng trung bình di động trên thị trường Việt
Nam. Bài nghiên cứu sẽ giúp các nhà đầu tư Việt Nam hiểu rõ hơn về thời điểm thị
trường và có thêm một chiến lược đầu tư hiệu quả.
70 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định thời điểm thị trường bằng chiến lược trung bình di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Market timing (thời điểm thị trường) là một trường phái đầu tư phổ biến trên
thế giới, theo chiến lược này các nhà đầu tư sẽ cố gắng lựa chọn những thời điểm
phù hợp với kỳ vọng của mình để đầu tư, điều này mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho
họ. Tuy nhiên, khả năng định thời điểm thị trường lại phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư
và không phải ai cũng có thể chọn đúng thời điểm đầu tư. Để làm rõ thêm về hiệu
quả của chiến lược định thời điểm thị trường, trên thế giới đã có rất nhiều bài
nghiên cứu được thực hiện và những kết luận của họ đôi khi là trái ngược nhau: có
những bài nghiên cứu chỉ ra rằng không có khả năng định thời điểm thị trường như
bài nghiên cứu của Ravi Jagannathan và Robert A Korajczy (1984), bài nghiên cứu
của Kim-Lian KOK, Kim-Leng GOH và Yoke-Chen WONG (2004), bài nghiên
cứu của Connie Becker, Wayne Ferson, David H. Myers và Michael J. Schill
(1998)…; tuy nhiên nhiều bài nghiên cứu khác lại khẳng định là có khả định định
thời điểm thị trường như bài nghiên cứu của Keith Cuthbertson , Dirk Ni tzsche and
Niall O’Sullivan (2010), bài nghiên cứu của Sanjay Sehgal và Manoj Jhanwar, bài
nghiên cứu của Paskalis và Glabadanidis (2012)...
Những nhà đầu tư Việt Nam khi tham gia thị trường đều mong muốn có thể
đạt được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình, để làm được điều này họ không chỉ
cần kiến thức và kinh nghiệm, mà quan trọng hơn là phải có một chiến lược đầu tư
hiệu quả. Các nhà đầu tư Việt Nam thường sử dụng hai công cụ chính là phân tích
cơ bản và phân tích kỹ thuật, hai công cụ này đã giúp đỡ nhiều cho các nhà đầu tư
trong việc định thời điểm thị trường và ra quyết định đầu tư; tuy nhiên, vẫn chưa có
nhiều bài nghiên cứu định lượng về hiệu quả thực sự của những công cụ này đối với
thị trường Việt Nam. Qua tìm hiểu, chúng em nhận thấy thời điểm thị trường thật sự
là một chiến lược đầu tư hiệu quả, có thể giúp nhà đầu tư giảm rủi ro và gia tăng tỷ
suất sinh lợi mong đợi, đặc biệt nếu chiến lược này kết hợp với các công cụ khác
như phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật, nó sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn.
Do đó, chúng em đã thực hiện đề tài: “Định thời điểm thị trƣờng bằng
chiến lƣợc trung bình di động”, đề tài này sẽ nghiên cứu định lượng hiệu quả đầu
ii
tư của chiến lược thời điểm thị trường bằng trung bình di động trên thị trường Việt
Nam. Bài nghiên cứu sẽ giúp các nhà đầu tư Việt Nam hiểu rõ hơn về thời điểm thị
trường và có thêm một chiến lược đầu tư hiệu quả.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
Bài nghiên cứu của chúng em nghiên cứu ba vấn đề chính sau:
Thứ nhất, khả năng định thời điểm thị trường ở Việt Nam như thế nào
khi kết hợp nó với chiến lược trung bình di động.
Thứ hai, hiệu quả của chiến lược thời điểm thị trường bằng trung bình
di động so với chiến lược mua và nắm giữ truyền thống như thế nào.
Thứ ba, nhà đầu tư nên áp dụng chiến lược định thời điểm thị trường
như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
Để làm rõ những vấn đề trên, chúng em sẽ đi sâu vào những câu hỏi sau:
Thứ nhất, tỷ suất sinh lợi và rủi ro của chiến lược định thời điểm thị
trường bằng trung bình di động so với tỷ suất sinh lợi chiến lược mua
và nắm giữ như thế nào?
Thứ hai, tỷ suất sinh lợi vượt trội của chiến lược thời điểm thị trường
do những nhân tố nào quyết định?
Thứ ba, ở những thời kỳ kinh tế khác nhau (bất ổn và ổn định) thì hiệu
quả của chiến lược định thời điểm thị trường bằng trung bình di động
khác nahu như thế nào?
Thứ tư, khi độ dài trung bình di động thay đổi thì lợi ích của chiến
lược thời điểm thị trường bằng MA thay đổi như thế nào?
Thứ năm, liệu có khả năng định thời điểm thị trường ở thị trường
chứng khoán Việt Nam hay không?
Thứ sáu, phương pháp lựa chọn danh mục cổ phiếu và phương pháp
tính toán tỷ suất sinh lợi danh mục nào là tối ưu đối với nhà đầu?
Thứ bảy, nhà đầu tư nên áp dụng chiến lược định thời điểm thị trường
như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?
iii
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu, chúng em giả định rằng thị trường Việt Nam là hiệu
quả, các nhà đầu tư có thông tin giống nhau về thị trường, mọi người được tự do
mua bán với nhau và các giao dịch sẽ được thực hiện ngay mà không phải chờ đợi.
Dữ liệu chúng em sử dụng là tỷ suất sinh lợi của thập phân vị được sắp xếp
theo các biến quy mô, P/B, CF/P, P/E, DIV/P, nhóm ngành. Danh sách những công
ty được chọn để tổng hợp các thập phân vị mang tính đại diện cho thị trường chứng
khoán Việt Nam, những công ty được chọn cũng thuộc những ngành đại diện cho
thị trường Việt Nam. Ngoài ra, chúng em còn sử dụng số liệu phần bù rủi ro thị
trường, phần bù quy mô, phần bù giá trị và số liệu đà tăng trưởng.
Nguồn số liệu là dữ liệu về giá, quy mô, P/B, CF/P, P/E, DIV/P, nhóm ngành
của 110 công ty có quy mô lớn nhất thuộc 10 nhóm ngành khác nhau niêm yết trên
cả 2 sàn HNX và HSX năm 2008. 110 công ty này được giữ nguyên trong thời gian
nghiên cứu để có một cái nhìn tốt nhất. Giá của các công ty được lấy theo tuần và
theo ngày. Các biến quy mô, P/B, CF/P, P/E, DIV/P, nhóm ngành của mỗi công ty
được tính toán từ dữ liệu báo cáo tài chính cuối năm của công ty đó. Nguồn số liệu
này được thu thập từ công ty Vietstock. Nguồn số liệu lãi suất phi rủi ro từ ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
Nguồn dữ liệu được lấy từ 1/2008 – 12/2012, đây là thời kỳ khủng hoảng và
suy giảm của nền kinh tế Việt Nam khi chỉ số Vn – Index giảm từ 921.07
(2/1/2008) điểm xuống 413.73 điểm (28/12/2012).
Các mô hình được sử dụng trong bài: thứ nhất, mô hình CAPM của Sharp
(1964), mô hình ba nhân tố của Fama-French (1992), mô hình bốn nhân tố của
Carhart (1997). Chúng em sử dụng ba mô hình này để phân tích hồi quy các thành
phần tạo nên tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP của chiến lược định thời điểm thị
trường bằng trung bình di động so với chiến lược mua và nắm giữ. Ngoài ra chúng
em còn sử dụng thêm hai mô hình Treynor-Mazuy (1966) và mô hình Henrikson-
Merton (1981) để xác định khả năng định thời điểm thị trường ở thị trường chứng
khoán Việt Nam. Chúng em sử dụng hai công cụ Exel và Eview7 để xử lý số liệu và
phân tích hồi quy các nhân tố cũng như khắc phục các hạn chế của mô hình.
iv
Chúng em đã sử dụng phương pháp ADF để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ
liệu và phương pháp ước lượng hiệp phương sai của White hoặc Newey and West
để điều chỉnh các hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi của những mô
hình trên.
4. Nội dung nghiên cứu
Đầu tiên, chúng em tính toán tỷ suất sinh lợi, độ lệch chuẩn, độ nghiêng, hệ
số Sharpe các thập phân vị của chiến lược trung bình di động chuyển đổi, của chiến
lược mua - nắm giữ và của tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP, đồng thời kiểm tra mức ý
nghĩa những giá trị tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP. Qua đó, chúng em rút ra kết luận
là chiến lược MA không những giúp nhà đầu tư tránh né được những khoản lỗ khi
thị trường sụt giảm mà còn giúp họ đạt được những khoản lợi nhuận cao hơn trong
khoảng thời gian này. Ngoài ra chiến lược MA cũng ổn định và có nhiều điểm lợi
thế hơn so với chiến lược BH.
Thứ hai, chúng em tiến hành hồi quy tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP bằng
cách sử dụng các mô hình CAPM, Fama-French, Carhart. Qua bảng 4.2, chúng em
rút ra kết luận là chiến lược MA đạt hiệu quả cao trong thời kỳ nền kinh tế suy giảm
và khi đầu tư vào danh mục cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao trong quá khứ, điều này
làm tăng tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP của chiến lược MA so với chiến lược BH.
Thứ ba, chúng em kiểm tra độ tin cậy của các kết luận trên bằng việc chia
nhỏ thành hai giai đoạn phụ với những đặc điểm khác nhau, kiểm định hiệu quả của
chiến lược tại những độ dài trung bình di động khác nhau, tính toán số lượng giao
dịch và chi phí giao dịch hòa vốn. Qua những việc làm trên, chúng em rút ra một số
kết luận sau: chiến lược thời điểm thị trường bằng trung bình di động chuyển đổi
trong giai đoạn ổn định mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn so với khi thực hiện chiến
lược trong thời kỳ kinh tế suy giảm; các yếu tố như quy mô, P/B, CF/P, DIV/P, P/E
không phải là các tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư lựa chọn danh mục đầu tư,
chúng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của chiến lược định thời điểm thị
trường bằng trung bình di động; sử dụng đường trung bình di động ngắn mang lại tỷ
suất sinh lợi vượt trội cao hơn khi sử dụng đường trung bình di động dài và đặc biệt
thích hợp cho thị trường Việt Nam; Tỷ lệ giao dịch chuyển đổi thành công của chiến
v
lược trung bình chuyển đổi di động rất đáng khích lệ, hơn 65% sau khi giao dịch
chuyển đổi mang lại tỷ suất sinh lợi dương và hơn 25% sau khi chuyển đổi mang lại
tỷ suất sinh lợi cao hơn mức tỷ suất sinh lợi phi rủi ro; Chi phí giao dịch chuyển đổi
không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP.
Những điều này giúp chúng em khẳng định chắc chắn hơn về hiệu quả của chiến
lược định thời điểm thị trường bằng MA so với chiến lược mua và nắm giữ truyền
thống ở thị trường Việt Nam.
Thứ tư, chúng em kiểm tra khả năng định thời điểm trị trường bằng hai mô
hình Treynor-Mazuy và mô hình Henrikson-Merton, kết quả tìm ra bằng chứng yếu
về khả năng định thời điểm thị trường khi chúng em sử dụng dữ liệu tuần. Sau đó,
chúng em tìm hiểu thêm về bài nghiên cứu của Bollen và Busse (2001), bài nghiên
cứu này chỉ ra rằng một giá trị thường xuyên hơn của dữ liệu sẽ cho một kết quả
chắc chắn hơn về khả năng định thời điểm thị trường, vì thế chúng em tiến hành hồi
quy thử với chuỗi dữ liệu ngày trong giai đoạn tháng 1/2008 đến tháng 12/2012. Kết
quả, chúng em xác định thị trường Việt Nam có khả năng định thời điểm thị trường
với mức độ dữ liệu thường xuyên hơn là dữ liệu ngày. Nhưng khả năng định thời
điểm thị trường không phải là yếu tố duy nhất tạo ra tỷ suất sinh lợi vượt trội của
chiến lược MA so với chiến lược BH.
Thứ năm, chúng em tiến hành tính toán tỷ suất sinh lợi các danh mục chứng
khoán bằng hai phương pháp trọng số giá trị và ngang bằng trọng số. Kết quả chúng
em kết luận rằng những phương pháp tính toán khác nhau không ảnh hưởng nhiều
đến chiến lược BH nhưng ảnh hưởng nhiều đến chiến lược MA. Chúng em cũng
thấy rằng thực hiện chiến lược MA bằng danh mục sắp xếp theo quy mô và phương
pháp trọng số giá trị sẽ mang lại hiệu quả đầu tư lớn nhất cho nhà đầu tư.
Thứ sáu, chúng em có những khuyến nghị giúp nhà đầu tư tăng tỷ suất sinh
lợi của mình. Đó là hãy áp dụng chiến lược định thời điểm thị trường bằng trung
bình di động chuyển đổi trong giai đoạn thị trường suy giảm và ổn định, chiến lược
này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro và thu về tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh
lợi của thị trường, đặc biệt lợi nhuận sẽ cao hơn nữa trong giai đoạn thị trường ổn
định. Ngoài ra, việc lựa chọn danh mục đầu tư, chúng em khuyến nghị nhà đầu tư
vi
nên chọn những danh mục đã có tỷ suất sinh lợi cao trong quá khứ. Ngoài ra khi lựa
chọn danh mục chứng khoán, nên lựa chọn danh mục theo tiêu chí quy mô và tính
toán tỷ suất sinh lợi danh mục theo phương pháp có trọng số vì phương pháp này
mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn đáng kể so với việc lựa chọn danh mục theo các
tiêu chí như P/B, CF/P, P/E, DIV/P hay nhóm ngành.
Bài nghiên cứu này gồm 5 phần:
Phần 1 giới thiệu lý do chúng em thực hiện đề tài, những khái niệm cơ bản
và những nội dung chính mà bài nghiên cứu này trình bày.
Phần 2 trình bày tổng quan những bài nghiên cứu trước đây và kết luận của
họ xung quanh đề tài này, từ đó chúng em rút ra được những vấn đề mình cần
nghiên cứu.
Phần 3 nói về những giả định, phương pháp nghiên cứu, những dữ liệu
nghiên cứu, nguồn số liệu, cách xử lý số liệu và các mô hình được sử dụng.
Phần 4 trình bày những kết quả nghiên cứu chính và những giải thích cũng
như kết luận rút ra xung quanh nội dung chính của bài.
Phần 5 tóm lại những kết quả nghiên cứu chính, đưa ra khuyến nghị đối với
nhà đầu tư và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, chúng em đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng
định thời điểm thị trường bằng trung bình di động là một chiến lược đầu tư hiệu
quả, chiến lược này giúp nhà đầu tư không những hạn chế được những rủi ro khi thị
trường suy giảm mà còn giúp họ đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn thị trường, đặc
biệt chiến lược còn mang lại tỷ suất sinh lợi cao nữa khi nền kinh tế bước vào giai
đoạn ổn định.
Thứ hai, chúng em cũng cung cấp những bằng chứng về khả năng định thời
điểm trị trường bằng chiến lược chuyển đổi trung bình di động ở thị trường Việt
Nam ở mức dữ liệu thường xuyên (dữ liệu ngày). Tuy nhiên, khả năng định thời
điểm thị trường không phải là yếu tố duy nhất tạo ra tỷ suất sinh lợi vượt trội của
chiến lược MA so với chiến lược BH.
vii
Thứ ba, chúng em cung cấp cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt Nam một công cụ đầu tư hiệu quả: một công cụ mang lại tỷ suất sinh lợi cao và
rủi ro thấp hơn. Chúng em cũng đưa ra những khuyến nghị trong việc lựa chọn danh
mục đầu tư hay xác định chiều dài độ trượt hợp lý để giúp nhà đầu tư đạt được lợi
nhuận lớn nhất khi sử dụng chiến lược thời điểm thị trường bằng trung bình chuyển
đổi.
6. Hƣớng phát triển đề tài
Bài nghiên cứu này đã thành công khi nghiên cứu được tính hiệu quả của
chiến lược định thời điểm thị trường bằng trung bình di động trong giai đoạn thị
trường suy giảm và ổn định. Tuy nhiên để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn,
chúng em còn muốn nghiên cứu tính hiệu quả của chiến lược này trong khoảng thời
gian thị trường tăng trưởng;
Đồng thời, trước khi nghiên cứu, chúng em đã đặt ra những giả định về tính
hiệu quả của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam lại có độ trễ khi
việc thực hiện giao dịch, những yếu tố như thái độ của nhà đầu tư, chu kỳ kinh
doanh hay tính thanh khoản đã không được xem xét đến. Đây là những yếu tố có
khả năng ảnh hưởng đến khả năng định thời điểm thị trường ở Việt Nam, do đó việc
nghiên cứu thêm sự tác động của những yếu tố này đến khả năng định thời điểm thị
trường cũng là những việc làm cần thiết.
Ngoài ra, một hướng nghiên cứu khác cho đề tài là xác định hiệu quả của
thời điểm thị trường khi sử dụng đường giá trị 4% hoặc đường giá trị 6%, chiến
lược này sẽ cung cấp thêm một công cụ đầu tư khác cho các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Chiến lược đường giá trị 4% là chiến lược mà NĐT
sẽ mua khi giá tăng lên chạm mức 4% của mức giá của đáy gần nhất và bán ra khi
giá giảm xuống quá 4% so với mức giá của đỉnh gần nhất. Chiến lược 6% là chiến
lược được thực hiện tương tự chiến lược 4% nhưng ở mức giá trị là 6% so với mức
giá đỉnh và đáy.
viii
MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................... i
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ i
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. ....................................................................ii
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. iii
4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... iv
5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... vi
6. Hướng phát triển đề tài ................................................................................ vii
1. GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................... 4
2.1 Những bài nghiên cứu về thời điểm thị trường ........................................ 4
2.2 Những bài nghiên cứu về chiến lược trung bình di động ......................... 7
2.3 Những bài nghiên cứu về khả năng định thời điểm thị trường bằng trung
bình di động ....................................................................................................... 11
2.4 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................. 14
3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 15
3.1 Dữ liệu và xử lý dữ liệu ......................................................................... 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
3.2.1 Các giả định ....................................................................................... 17
3.2.2 Tính toán tỷ suất sinh lợi vượt trội MAP của chiến lược MA so với
chiến lược BH ................................................................................................. 17
3.2.3 Mô hình CAPM (1964), Fama-French (1992) và Carhart (1997) ........ 19
3.2.3.1 Mô hình định giá tài sản CAPM của Sharpe (1964) ..................... 20
3.2.3.2 Mô hình ba nhân tố của Fama-French (1992) .............................. 20
3.2.3.3 Mô hình bốn nhân tố của Carhart (1997) ..................................... 21
3.2.4 Mô hình xác định khả năng định thời điểm thị trường: ....................... 22
3.2.4.1 Mô hình xác định khả năng định thời điểm thi trường của Treynor
và Mazuy (1966) .......................................................................................... 24
3.2.4.2 Mô hình xác định khả năng thời điểm thị trường của Henriksson và
Merton (1981) .............................................................................................. 25
ix
3.2.5 Phương pháp kiểm định ..................................................................... 26
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 26
4.1 Tỷ suất sinh lợi của chiến lược BH, MA và tỷ suất sinh lợi vượt trội ..... 26
4.2 Các nhân tố tạo nên tỷ suất sinh lợi bất thường của chiến lược MA ....... 28
4.3 Các kiểm tra mức độ tin cậy .................................................................. 29
4.3.1 Hồi quy chia nhỏ giai đoạn ................................................................ 29
4.3.2 Kiểm định với những độ dài trung bình di động khác nhau ................ 30
4.3.3 Kiểm tra mức độ giao dịch, tỷ suất sinh lợi hòa vốn, tỷ lệ thành công
của chiến lược chuyển đổi trung bình di động ................................................. 32
4.3.4 Mối quan hệ giữa thời gian di động với số giao dịch và chi phí giao
dịch hòa vốn.................................................................................................... 33
4.4 Nguồn gốc thu nhập bất thường MAP ................................................... 34
4.5 Phương pháp lựa chọn danh mục chứng khoán kết hợp với chiến lược
định thời điểm thị trường bằng MA .................................................................... 35
5. KẾT LUẬN ................................................................................................... 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 1
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 4
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACBS Công ty TNHH chứng khoán ACB
B/P Book value/Price (Giá trị sổ sách chia giá thị trường)
BE/ME Giá trị sổ sách chia giá trị vốn hóa thị trường
BETC Chi phí giao dịch hòa vốn một chiều
BH Buy and Hold (Chiến lược mua và nắm giữ)
BSI Công ty cổ phần chứng khoán Beta
CF/P Cash flow/Price (Dòng tiền chia giá thị trường)
EW Equal-weight (tỷ trọng bình quân)
FPTS Công ty cổ phần chứng khoán FPT
HSC Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM
IVS Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam
MA Moving Average (Trung bình di động chuyển đổi)
MAP Thu nhập trung bình vượt trội của chiến lược định thời điểm thị
trường bằng MA so với chiến lược BH
MT