Tìm hiểu chung về Doanh nghiệp tư nhân
(DNTN)
II. Một số câu hỏi liên quan về DNTN
1) DNTN có phải là pháp nhân không?
2) Phân biệt: Tư cách pháp nhân và pháp nhân.
3) DNTN có được bán không?
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Nhóm trình bày:
1. Nguyễn Thị Bích (02)
2. Hoàng Hà Quỳnh Giao (13)
3. Nguyễn ThịMinh Hương (19)
4. Nguyễn Văn Quỳnh (54)
Hà Nội, tháng 4/2010
Giáo viên hướng dẫn: GS.
TS. NGND Nguyễn Thị Mơ
Các vấn đề sẽ trình bày
I. Tìm hiểu chung về Doanh nghiệp tư nhân
(DNTN)
II. Một số câu hỏi liên quan về DNTN
1) DNTN có phải là pháp nhân không?
2) Phân biệt: Tư cách pháp nhân và pháp nhân.
3) DNTN có được bán không?
I. Tìm hiểu chung về DNTN
1. Định nghĩa
Theo điều 141 – Luật Doanh nghiệp:
“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân
làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân. “
I. Tìm hiểu chung về DNTN (tiếp)
2. Vốn góp của DNTN: Điều 142 Luật DN 2005
Do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Trong đó nêu rõ số
vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng và các tài sản khác.
Toàn bộ vốn và tài sản (kể cả vốn vay, tài sản thuê)
được sử dụng vào kinh doanh phải được ghi chép đầy
đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính
Chủ DNTN có quyền tăng giảm vốn đầu tư:
Nếu vốn đầu tư thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì
phải đăng ký giảm vốn với cơ quan đăng ký kinh
doanh
I. Tìm hiểu chung về DNTN (tiếp)
3. Vai trò của chủ DNTN: Điều 143 Luật DN 2005
Chủ doanh nghiệp tư nhân:
- Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh
doanh của DN
- Có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý, điều hành
DN. Nếu thuê:
- Phải đăng ký với cơ quan kinh doanh
- Vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh
- Có thể là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi
trong các vụ tranh chấp
I. Tìm hiểu chung về DNTN (tiếp)
4. Cho thuê DNTN: Điều 144 Luật DN 2005
Chủ Doanh Nghiệp có quyền cho thuê toàn bộ DN của
mình:
Phải báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan
thuế
Vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư
cách là chủ sở hữu DN
Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê
được quy định trong hợp đồng cho thuê
I. Tìm hiểu chung về DNTN (tiếp)
5. Bán DNTN: Điều 145 Luật DN 2005
Chủ DNTN có quyền bán DN:
Chậm nhất 15 ngày trước khi chuyển giao, phải báo cáo
đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Thông
báo nêu rõ:
Tên, trụ sở DN
Tên, địa chỉ người mua
Tổng số nợ chưa thanh toán của DN
Tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ
Hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa
thực hiện xong và cách giải quyết
I. Tìm hiểu chung về DNTN (tiếp)
Sau khi bán:
Chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác mà DN chưa thực hiện.
Trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ DN
có thỏa thuận khác
Người bán, người mua phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về lao động
Người mua phải đăng ký kinh doanh lại tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
II. Một số câu hỏi liên quan về DNTN
1. DNTN có phải là pháp nhân không?
Quy định về pháp nhân tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2005:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập
II.1. DNTN có phải là pháp nhân không? (tiếp)
DNTN không có sự tách bạch độc lập giữa tài sản của
chủ DNTN và tài sản của Doanh nghiệp (theo điều 141
Luật Doanh nghiệp)
>> DNTN không phải là pháp nhân
DNTN vẫn có đầy đủ quyền để thực hiện kinh doanh và
giao dịch với đối tác trên danh nghĩa của người đứng
tên chủ DN.
II.1. DNTN có phải là pháp nhân không (tiếp)
Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của
chủ DNTN cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ
doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh
nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. So sánh với DN có
tư cách pháp nhân: Điều 93 – Luật dân sự
Trở ngại về mặt tâm lý của khách hàng (không muốn
giao dịch với công ty “không có tư cách pháp nhân”).
Điều 93 – Luật Dân sự: Trách nhiệm dân
sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác
lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của
mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên
của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên
xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
3. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm
dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do
pháp nhân xác lập, thực hiện.
II.2. Phân biệt: Tư cách pháp nhân và
pháp nhân
Pháp nhân tổ chức đáp ứng Điều 84 Bộ luật
Dân sự 2005. Đó là chủ thể của một quan hệ pháp
luật.
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài
sản của mình về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân
danh pháp nhân.
II.2. Phân biệt: Tư cách pháp nhân và pháp
nhân (tiếp)
Tư cách pháp nhân là để phân biêt giữa cá nhân và tổ chức,
tư cách pháp nhân nó xác định chủ thể trong các giao dịch là
ai, quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào. Một tổ chức có
tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có năng lực hành vi pháp
luật dân sự, được xác lập các quan hệ giao dịch dân sự một
cách độc lập.
Quyền lợi và nghĩa vụ khi có tư cách pháp nhân :
- Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ thời điểm
pháp nhân được thành lập.
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo
ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan
hệ dân sự.
II.3. DNTN có được bán không?
Theo điều 145 – Luật DN 2005: Chủ DNTN
có quyền bán doanh nghiệp của mình cho
người khác.
So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác
không có quy định này => Ưu đãi
Xin chân thành cảm ơn!