Đề tài Động lực phát triển của kinh tế thị trường (phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật)

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và phép biện chứng duy vật khẳng định rằng: Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật có thể có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập. Mâu thuẫn này mất đi là mâu thuẫn khác lại hình thành. Mâu thuẫn là một động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh là một trong những yếu tố không thể thiếu để phát triển nó.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Động lực phát triển của kinh tế thị trường (phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và phép biện chứng duy vật khẳng định rằng: Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật có thể có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập. Mâu thuẫn này mất đi là mâu thuẫn khác lại hình thành. Mâu thuẫn là một động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh là một trong những yếu tố không thể thiếu để phát triển nó. Với mong muốn tìm hiểu thêm về phép biện chứng , về những mâu thuẫn là động lực phát triển nền kinh tế thị trường và những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Động lực phát triển của kinh tế thị trường ( phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật ) “ . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I . Lý luận chung về mâu thuẫn. 1. Khái quát chung về mâu thuẫn và nội dung của qui luật mâu thuẫn. a) Khái quát chung về mâu thuẫn. Từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem xét sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học cổ đại phương đông đã xem vận động là do sự hình thành các đối lập và các đối lập ấy cũng luôn vận động. Tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của phép biện chứng trước Mac là học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là Gioocgio Vinhem phridrich Heghen nhà biện chứng đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Ông là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống. Chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, có xung lực và hoạt động” Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn , bằng việc tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ( Quy luật mâu thuẫn ) - hạt nhân của phép biện chứng Các khái niệm chung về mâu thuẫn: Mâu thuẫn: là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Mặt đối lập: là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau . Thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập. b) Nội dung của quy luật mâu thuẫn. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Lenin gọi nó là “ hạt nhân “ của phép biện chứng, vì nó là cơ sở để hiểu rõ mối quan hệ giữa các phạm trù khác nhau cũng như các quy luật cơ bản khác trong phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất của các mặt đối lập: Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau. “Sự thống nhất “ trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc , quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồng tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật, thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất này là sự thống nhất từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát triển của chính bản thân các mặt đối lập. Ví dụ , Nhà tư bản sở dĩ cần đến người công nhân chính là vì người công nhân là lực lượng đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản. Người công nhân sở dĩ phải làm thuê cho nhà tư bản vì đó là do nhu cầu sống của họ, nhu câu tồn tại của họ trong điều kiện họ không có tư liêu sản xuất. Nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư cách là một giai cấp bán sức lao động cho Nhà tư bản thì cũng không có giai cấp tư sản tồn tại với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vô sản để bóc lột giá trị thăng du. Theo quan điểm của phép biện chứng, sự thống nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập. Lenin viết “Sự đồng nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tư nhiên”. Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Khái niệm “đấu tranh” của các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạnh khác nhau, cùng tồn tại trong một sự thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên ngoài nhau mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Ví dụ: sự đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được diễn ra dưới dạng xung đột với nhau về nhiều mặt rất gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thể thông qua cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được mâu thuẫn này một cách căn bản. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, mà được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt đối lập – giai đoạn hình thành mâu thuẫn. Song không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâu thuẫn. Chỉ có hai mặt khác nhau nào có liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. 2. Động lực của sự phát triển dưới góc độ quy luật mâu thuẫn. Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập điễn ra có giới hạn, có khởi đầu, có kết thúc. Giới hạn đó chính là sự tồn tại của vật. Vì thế nó chỉ là hiện tượng tương đối tạm thời nhưng sự thống nhất giữa các mặt đối lập đã tạo ra mâu thuẫn, tạo ra địa bàn cho sự đấu tranh giữa chúng và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, tích luỹ và tiêu dùng, giữa cung cà cầu… thì khó có thể thúc đẩy kinh tế phát triển. Nghiên cứu về tính thống nhất giữa các mặt đối lập giúp chúng ta có một thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thức thực tiễn và áp dụng trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên tính thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời, tương đối còn sự đấu tranh giữa chúng mới là cái thường xuyên diễn ra . Lenin viết “ Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối “. Khi xung đột giữa hai mặt đối lập trở nên gay gắt, có điều kện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự vật mới là một thể thống nhất mới của hai mặt đối lập và quá trình đấu tranh lại diễn ra, sự chuyển hoá cuối cùng lại được thực hiện và một sự vật mới hơn lại hình thành làm cho sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực bên trong của sự vận động và phat triển. Tóm lại, với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập coa quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có tính tương đối, tam thời, tạm thời, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng. Còn sự đấu tranh của mối quan hệ có tính tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyễn hoá về chất của các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất. II. Kinh tế thị trường và nhữn động lực phát triển của nó. Những đặc điểm chung của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua – bán , trao đổi hàng hoá - tiền tệ . Trong kinh tế thì trường, các quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quản trong những điều kiện lịch sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội. Trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, sự vận hành của nền kinh tế chủ yếu dựa vào mệnh lệnh, kế hoạch của Nhà nước và hệ thống bao cấp tư sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế kinh tế này, tuy có ưu điểm là tránh được sự phân cực xã hội nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản như: các quy luật kinh tế bị coi thường, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao động cũng không được phát huy. Sự xuất hiện của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội của nó như là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội … Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những khuyết điểm như tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp … KTTT là kinh tế hàng hóa, với đặc trựng phổ biến là người sản xuất làm ra sản phẩm với mục đích để bán , để trao đổi chứ không phải để tự tiêu dùng. KTTT là nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu về thành phần kinh tế, về hình thức phân phối. KTTT được sử dụng như một công cụ, một phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu đân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. KTTT luôn luôn vận động, phát triển. Do đó để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô phải thường xuyên được bổ xung hoàn thiện. KTTT gắn liền với Nhà nước pháp quyền và Nhà nước sẽ quản lý chủ yếu bằng pháp luật. Một số đặc điểm nổi bật của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới được tiến hành hơn 10 năm qua ở nước ta gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, nền kinh tế mà nước ta đang xây dựng là nền KTTT định hướng XHCN. Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua năm 1991 đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của nền KTTT và phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Đại hội IX khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN, đó là nền KTTT theo định hướng XHCN” Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - hội đất nước. Nền kinh tế hàng hoá, nền KTTT là 1 nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lí, điều tiết của nhà nước. Nền KTTT định hương XHCN ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tiến trình xã hội hoá trên cơ sở phát triển của KTTT là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế.. Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là tất yều đối với nước ta. Bên cạnh đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc bảo đảm công băng xã hội cũng là một nội dung quan trọng trong nền KTTT nước ta. Khác với nhiều nước, nước ta phát triển KTTT nhưng chủ trương bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mức độ bảo đảm công băng xã hội phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển, khả năng và sức mạnh kinh tế quốc gia. Tóm lại, quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta phải là “ quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá , có kỉ cương, xoá bỏ áp bức bất công tạo điều kiện cho mọi ngườ có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc ”. 3. động lực phát triển của kinh tế thị trường. Vai trò của nhà nước. Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lí của Nhà nước để sửa chữa “ những thất bại của thị trường”. Nền KTTT hiện đại luôn cần có sự tham gia bởi “ bàn tay hữu hình” của Nhà nước trong việc điều tiết , quản lí nền kinh tế đó. Đồng thời chính nó sẽ bảo đảm sự định hướng phát triển của nền KTTT. Vai trò của Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả, đặc biệt là bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xã hội. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. Ở nước ta, Nhà nước quản lí nền KTTT định hướng XHCN theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Nhà nước ta là nhà nước “ Của dân, do dân và vì dân”, nhà nước công nông, nhà nước của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Nhân dân có đủ bản lĩnh khả năng và đang tự đổi mới để đảm bảo giữ vững định hướng XHCN trong việc phát triển nền KTTT hiện đại ở nước ta. Nhà nước ta có một số phương pháp quản lí nền KTTT như: Thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế để họ có quyền tự chủ trong sản xuât, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi, xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh, giá cả chủ yếu do thị trường quyết định; xây dựng cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm hướng dẫn, giám sát hoạt động của các chủ thể kinh tế, hạn chế những khuyết tật của thị trường; quản lí nền KTTT nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; bảo đảm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc… Dưới các hình thức đó, Nhà nước ta thực hiện chức năng kinh tế với các nội dung chủ yếu như: - Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể phát triển nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt, tạo môi trường kinh doanh cho kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân phát triển; phát triển đa đạng kinh tế tư bản nhà nước. tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài phát triển thuận lợi. - Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành đồng bộ cơ chế quản lí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Tiếp tục đổi mới công cụ quản li vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế Cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng cơ ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cạnh trạnh giữa các thành phần kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN” Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển nền KTTT hiên nay như: Nền kinh tế tồn tại nhiểu thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và khống đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này cũng có tác dụng thúc đẩy tăng năng xuất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế quốc gia. Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm quản lí, khoa học và công nghệ mới trên thế giới. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, phát triển lực lượng sản xuất. Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt đới sống kinh tế - xã hội . Cùng với việc thừa nhận tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế ở nước ta cho đến khi CNXH được xây dựng thàn công như đã nêu trong văn kiện đại hội VIII của Đảng, lần này trong văn kiện đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “ Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hổn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành của nền KTTT định hướng XHCN”. Việc chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương đúng đắn, là sự nhất quán giữa cương lĩnh đẩu tiên của Đảng ta với tính chất của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. III. Động lực cơ bản của sự phát triển KTTT từ giác độ quy luật mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong quan hệ cung - cầu là một trong những động lực cơ bản nhất của sự phát triển KTTT: Trong nền KTTT, cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cầu được hiểu như là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định. Cung được hiểu là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ơ một mức giá nhất định. Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại giữa chúng có những chức năng nhất định đối với nênd KTTT. Tuơng quan cung và cầu điều chỉnh giá cả thị trường, điều chỉnh độ chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường . Sự biến đổi của tương quan cung cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường. Khi hướng tới trạng thái cân bằng, cung và cầu tạo khả năng khôi phục những cân đối đã bị phá hoại trong nền kinh tế. Cung và cầu đảm bảo mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối trong quá trình sản xuất, tức là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Ta xét quan hệ cung cầu trong nền kinh tế nước ta. Trong nền kinh tế bao cấp, Nhà nước bao tiêu mọi sản phẩm do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra và phân phối cho nhân dân, đó chính là cung Nhà nước và cầu nhân dân. Nhân dân chỉ có nguồn cung đó là chủ yếu. Khi đó, hầu như không có khái niệm giá cả, nhân dân phần lớn ỷ lại vào Nhà nước dẫn đến nền kinh tế bị khủng hoảng, sự đấu tranh cung - cầu ắt sẽ xãy ra. Nước ta chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền KTTT thì quan hệ cung cầu cũng sẽ chuyển đổi lên một dạng mới cao hơn, khi đó Nhà nước không còn độc quyền phân phối sản phẩm nữa mà còn do nhiều thành phần kinh tế khác. Còn cung không phải chỉ là của nhân dân mà còn xuất khẩu. Vậy cung đã đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau phát triển lên một trình độ cao hơn. Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc phân tích những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. a)Mâu thuẫn giữa KTTT và định hướng XHCN.
Luận văn liên quan