Đề tài Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ắc quy công suất 600.000 KWh/năm

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và là nguồn thu nhập chính của quốc gia đặc biệt trong thời kỳ hội nhập AFTA, WTO. Hiện nay vấn đề đầu tư sản xuất các sản phẩm có khả năng sản xuất trong nước, thay thế các sản phẩm nhập khẩu được chính phủ hết sức quan tâm khi hoạch định các chiến lược phát triển ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng. Mục tiêu của chính sách này là: • Nội địa hoá dần các sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. • Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước. • Đảm bảo tính ổn định về mặt cung cấp sản phẩm. • Giảm tiêu hao ngoại tệ. • Tăng năng lực sản xuất, nâng cao khả năng độc lập - tự chủ về kinh tế quốc phòng, khoa học công nghệ. Đối với nền công nghiệp nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO thì xu thế sản xuất sản phẩm sạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường đang được các nhà sản xuất công nghiệp hết sức quan tâm. Đặc biệt nhanh chóng giảm bớt khoảng cách về trình độ khoa học kỹ thuật so với Thế giới, tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật hiện đại. Thị trường ắc quy ô tô và xe máy trên thế giới là rất lớn, trong đó nhu cầu ắc quy cho xe ô tô, xe máy lắp mới chỉ khoảng 20-30%, còn chủ yếu cho nhu cầu thay thế chiếm 70% - 80% . Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực Châu Âu chiếm 32%, Châu Á chiếm 27%, Châu Mỹ chiếm 34%. Do tính năng ưu việt của ắc quy kín khí không bảo dưỡng như cấu trúc bình kín, không bị rò rỉ, không phải thường xuyên kiểm tra nước trong quá trình sử dụng, tuổi thọ cao gấp 2 lần ắc quy chì axít, khả năng phục hồi nhanh sau khi phóng điện, không gặp tình trạng phóng điện trong thời gian dài sử dụng. Trong tiến trình phát triển đi lên cùng đất nước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trong những năm qua nước ta luôn duy trì tốc độ phát triển nền kinh tế ở mức 6%-8% mỗi năm. Trong đà tăng trưởng chung của cả nước một số ngành kinh tế quan trọng có liên quan đến việc sử dụng ắc quy đã và đang tiếp tục phát triển đó là các ngành: - Ngành công nghiệp ô tô, xe máy: sản xuất ra các loại ô tô, xe máy vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân. -Ngành công nghiệp tàu thuỷ: tàu sông, tàu biển, phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường sông, đường biển. -Ngành sản xuất nông nghiệp: máy cày, máy kéo ngày một tăng theo qui mô và mức độ cơ giới hoá. -Phục vụ nhu cầu của người dân trong cuộc sống. Trong công thời đại công nghiệp thì nhu cầu sử dụng ắc quy nhiều nhất là các phương tiện vận chuyển, vận tải hàng hoá. Tổng hợp các thông tin nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH Long Sơn, thì lượng tiêu thụ ắc quy của Việt Nam năm 2010 khoảng 2.842.895 KWh. Với dung lượng tiêu thụ như vậy mà thực tế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ước đạt khoảng 1.524.589 KWh, như vậy cuối năm 2010 đầu năm 2011 sẽ thiếu khoảng 1.318.000 KWh. Sản lượng thiếu này sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng của thị trường ôtô và xe máy, đến năm 2015 thị trường dự báo sẽ rất thiếu .

doc130 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ắc quy công suất 600.000 KWh/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Xuất xứ dự án Ở Việt Nam, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và là nguồn thu nhập chính của quốc gia đặc biệt trong thời kỳ hội nhập AFTA, WTO. Hiện nay vấn đề đầu tư sản xuất các sản phẩm có khả năng sản xuất trong nước, thay thế các sản phẩm nhập khẩu được chính phủ hết sức quan tâm khi hoạch định các chiến lược phát triển ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng. Mục tiêu của chính sách này là: • Nội địa hoá dần các sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. • Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước. • Đảm bảo tính ổn định về mặt cung cấp sản phẩm. • Giảm tiêu hao ngoại tệ. • Tăng năng lực sản xuất, nâng cao khả năng độc lập - tự chủ về kinh tế quốc phòng, khoa học công nghệ. Đối với nền công nghiệp nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO thì xu thế sản xuất sản phẩm sạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường đang được các nhà sản xuất công nghiệp hết sức quan tâm. Đặc biệt nhanh chóng giảm bớt khoảng cách về trình độ khoa học kỹ thuật so với Thế giới, tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật hiện đại. Thị trường ắc quy ô tô và xe máy trên thế giới là rất lớn, trong đó nhu cầu ắc quy cho xe ô tô, xe máy lắp mới chỉ khoảng 20-30%, còn chủ yếu cho nhu cầu thay thế chiếm 70% - 80% . Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực Châu Âu chiếm 32%, Châu Á chiếm 27%, Châu Mỹ chiếm 34%. Do tính năng ưu việt của ắc quy kín khí không bảo dưỡng như cấu trúc bình kín, không bị rò rỉ, không phải thường xuyên kiểm tra nước trong quá trình sử dụng, tuổi thọ cao gấp 2 lần ắc quy chì axít, khả năng phục hồi nhanh sau khi phóng điện, không gặp tình trạng phóng điện trong thời gian dài sử dụng. Trong tiến trình phát triển đi lên cùng đất nước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trong những năm qua nước ta luôn duy trì tốc độ phát triển nền kinh tế ở mức 6%-8% mỗi năm. Trong đà tăng trưởng chung của cả nước một số ngành kinh tế quan trọng có liên quan đến việc sử dụng ắc quy đã và đang tiếp tục phát triển đó là các ngành: - Ngành công nghiệp ô tô, xe máy: sản xuất ra các loại ô tô, xe máy vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân. -Ngành công nghiệp tàu thuỷ: tàu sông, tàu biển, phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường sông, đường biển. -Ngành sản xuất nông nghiệp: máy cày, máy kéo ngày một tăng theo qui mô và mức độ cơ giới hoá. -Phục vụ nhu cầu của người dân trong cuộc sống. Trong công thời đại công nghiệp thì nhu cầu sử dụng ắc quy nhiều nhất là các phương tiện vận chuyển, vận tải hàng hoá. Tổng hợp các thông tin nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH Long Sơn, thì lượng tiêu thụ ắc quy của Việt Nam năm 2010 khoảng 2.842.895 KWh. Với dung lượng tiêu thụ như vậy mà thực tế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ước đạt khoảng 1.524.589 KWh, như vậy cuối năm 2010 đầu năm 2011 sẽ thiếu khoảng 1.318.000 KWh. Sản lượng thiếu này sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng của thị trường ôtô và xe máy, đến năm 2015 thị trường dự báo sẽ rất thiếu . Với tốc độ tăng trưởng như trên, mức cầu về dung lượng ắc quy sẽ vượt mức 3.100.000 KWh vào năm 2015. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty TNHH Long Sơn đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất Ắc quy với công suất 600.000 KWh/năm. Công ty TNHH Long Sơn là chủ đầu tư, đồng thời là đơn vị phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm Dự án nằm trong Khu công nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá đánh tác động môi trường Các văn bản pháp luật Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 (Luật số 52/2005/QH); Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực ngày 1/7/2008; Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004; Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất; Nghị định 149/2007/NĐ-CP về khai thác và sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 88/2007/NĐ- CP, ban hành ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Nghị định số 36 CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Nghị định số 89/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2006 về nhãn hàng hoá; Quyết định số 178/199/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu; Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tuớng Chính phủ; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; Quyết định số 790/UBND – VP4 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc điều chỉnh dự án Nhà máy đóng tàu và sản xuất kết cấu thép của Công ty TNHH Long Sơn tại KCN Khánh Phú. Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/05/2009 Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Thông tư số 19/2009 ngày 30/06/2009 Quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp và khu kinh tế; Thông tư liên tịch 1590/1997/TTLT-BKHCNMT.BXD ngày 17/10/1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn trong đô thị và khu công nghiệp; Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số chất thải nguy hại; Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường; Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14 :2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCXDVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng; TC 3733:2002-QĐ-BYT của Bộ Y tế: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động; TCVN 5948:1999 - Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép; TCVN 5949:1998 - Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép; TCVN 6962:2001 - Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư; TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình cấp nước; TCVN 7957:2008 - Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế; Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập Thuyết minh dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Cấp Nước. Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp (Tập 2), Trịnh Xuân Lai (2002), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp & ứng dụng, 2000, Lê Trình, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, 2002, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. Kiểm toán môi trường, 2006, Phạm Thị Việt Anh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Lựa chọn các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải phù hợp trong điều kiện Việt Nam, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc, 1998, Trần Hiếu Nhuệ, Hà Nội. Lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp, bền vững, Hội thảo Môi trường sức khỏe - Hiệu quả năng lượng trong xây dựng - biến đổi khí hậu, 2008, Nguyễn Việt Anh, Hà Nội. Môi trường không khí, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2003, Phạm Ngọc Đăng, Hà Nội. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 2-3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004, Trần Ngọc Chấn, Hà Nội. Sổ tay Xử lý nước (Tập 1 + 2), Trung tâm đào tạo ngành Nước và Môi trường, NXB Xây dựng, 1999, Hà Nội. Tài liệu hướng dẫn kiểm toán và giảm thiểu khí thải và chất thải công nghiệp, 1999, Cục Môi trường, Hà Nội. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng, 2000, Trịnh Xuân Lai, Hà Nội. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, 1999, Trần Hiếu Nhuệ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội. Wastewater Engineering, Treatment and Reuse, George Tchobanoglous, Franklin L. Burton and H. David Stensel, McGaraw-Hill, 1991, New York. Xác định hệ số phát thải-Một chỉ số hữu ích phục vụ công tác quản lý môi trường, Nguyễn Xuân Trường, Xử lý chất thải hữu cơ, 2003, Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thị Thuỳ Dương, NXB Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Trần Đức Hạ, Hà Nội. Xử Lý Nước Thải, 1996, Hoàng Huệ, NXB Xây dựng, Hà Nội. 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Phương pháp mạng lưới Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của Dự án và điều kiện tự nhiên, KT – XH tại vùng dự án để thiết lập một mạng lưới các tác động và hậu quả do các tác động đó tạo ra. Sơ đồ mạng lưới này nhằm định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về các tác động của dự án. Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất năm 1993 nhằm đánh giá nhanh tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, chất thải rắn và nước thải) do dự án tạo ra. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên Thế giới để xác định rõ các nguồn gây ô nhiễm. Phương pháp chuyên gia Tham khảo tài liệu của các chuyên gia để đánh giá sơ bộ các tác động môi trường của dự án. 4. Tổ chức thức hiện ĐTM Chủ đầu tư: Công ty TNHH Long Sơn Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long. Trụ sở chính: 26/1 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội + Văn phòng: 59 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại: 0913.232.740/ 04.3.851.0480/ 04.22.422.104 + Giám đốc: Nguyễn Đắc Dương Danh sách thành viên tham gia lập ĐTM Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM TT  Họ và tên  Trình độ  Chuyên ngành/Chức vụ  Cơ quan   1  Trịnh Quang Hải  -  Giám đốc  Công ty TNHH Long Sơn   2  Nguyễn Đắc Dương  Thạc sĩ  Khoa học quản lý môi trường/Giám đốc  Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long   3  Nguyễn Chí Công  Kĩ sư  Môi trường    4  Nguyễn Quốc Mạnh  Cử nhân  Môi trường    5  Vũ Đức Toàn  Tiến sĩ  Công nghệ môi trường    6  Nguyễn Kim Ngọc  Kĩ sư  Môi trường    7  Thái Thị Yến  Kĩ sư  Công nghệ Môi trường    8  Nhữ Thị Phương Thảo  Kĩ sư  Thủy văn – Môi trường    9  Nguyễn Hồng Quang  PGS.Tiến sĩ  Vật lý/Phó Viện trưởng  Viện Vật lý-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam   10  Ngô Trà Mai  Tiến sĩ  Khoa học môi trường    Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình. - Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN Tên dự án Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm. Chủ dự án Công ty TNHH Long Sơn Người đứng đầu: Ông Trịnh Quang Hải – Giám đốc Trụ sở chính: 29/3 phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Địa chỉ giao dịch: KCN Khánh Phú, Yên Khánh, Ninh Bình. Điện thoại: 0303.762222 - 0303.767889 Vị trí địa lý của dự án Vị trí dự án thuộc Khu Công nghiệp Khánh Phú, thuộc xã Yên Khánh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm Thành phố Ninh Bình khoảng 5 km. KCN Khánh Phú chưa thực hiện lập báo cáo ĐTM. Dự kiến các loại hình sẽ thu hút đầu tư vào KCN Khánh Phú: -  Nhà máy phân đạm và các nhà máy phục vụ, phụ trợ. - Công nghiệp chế tạo, lắp ráp cơ khí, máy móc. - Công nghiệp chế biến. - Xây dựng cảng. (Nguồn: Ban quản lý các KCN Ninh Bình) Mặt bằng xây dựng Nhà máy có diện tích 7 ha. + Phía Bắc giáp: Khu đất xưởng sản xuất nhựa Composite, + Phía Nam giáp: Giáp tuyến đường KCN, + Phía Đông giáp: Lô đất 9,29 ha của KCN, + Phía Tây giáp: Khu đất của Nhà máy cán thép và sản xuất phôi thép. (Sơ đồ vị trí mối tương quan được đính kèm ở phụ lục) Nội dung chủ yếu của dự án Quy mô đầu tư Quy mô đầu tư của dự án là 600.000 KWh/năm. Quy mô xây dựng Hạng mục của tổng mặt bằng theo các khu vực sau: (vị trí các hạng mục công trình được thể hiện trong sơ đồ Tổng mặt bằng ở phụ lục kèm theo). Bảng 1.1. Cân bằng đất đai của dự án. TT  Chỉ tiêu  Diện tích (m2)  Tỷ lệ (%)   1  Diện tích đất của dự án  70.000  100   2  Diện tích xây dựng  39.200  56   3  Diện tích đường nội bộ  15.350  21,93   4  Diện tích cây xanh, thảm cỏ  15.450  22,07   (Nguồn: Thuyết minh dự án) Khu sản xuất: + Phân xưởng lá cực: • Diện tích: 60 m x 75 m = 4.500 m2. + Phân xưởng hoá thành: • Diện tích: 118 m x 40 m = 4.720 m2. + Phân xưởng cắt thẻ: • Công dụng cụ cắt và gia công lá cực hoàn chỉnh. • Diện tích: 60 m x 28 m = 1.680 m2. + Bãi thải rắn: • Công dụng chứa chất thải rắn và thu hồi chì. • Diện tích cần thiết: 31m x 13 m = 403 m2. + Phân xưởng lắp ráp: • Công dụng lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. • Kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối (KCS) đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước trước khi chuyển sản phẩm về kho thành phẩm. • Diện tích: 118 m x 98 m = 11.564 m2. + Kho thành phẩm: • Diện tích: 80 m x 45 m =3600 m2 • Công dụng chứa thành phẩm. • Sản lượng 01 năm: 600.000 Kwh/năm. • Thời gian lưu trữ sản phẩm: tính tối đa 30 ngày. • Lượng sản phẩm trữ trong kho là 56.250Kwh. Khu hành chính - văn phòng: + Showroom và khu thí nghiệm: • Công dụng dùng nhà điều hành sản xuất, nghiên cứu thí nghiệm phục vụ sản xuất. • Diện tích cần thiết: 56,2 m x 9 m x 2 = 1011.6 m2. + Nhà ăn ca và hội trường: • Công dụng nhà ăn ca, hội trường, nhà khách phục vụ gián tiếp công nhân, nhân viên trong quá trình sản xuất. • Diện tích cần thiết : 48,2 m x 15 m = 720 m2. + Nhà để xe ngoài trời (51 m x 24 m): có hai khu vực là • Diện tích xe ôtô 180 m2 dự kiến 5 ôtô tải, 3 ôtô du lịch: (* 05 ôtô tải: 05 chiếc x 27 m2/ chiếc = 135 m2. * 03 ôtô du lịch: 03 chiếc x 15 m2/ chiếc = 45 m2. • Diện tích để xe máy: 352 m2. * Diện tích chỗ để xe nhân viên: 135 người x 70% x 3 m2/người = 283m2. • Diện tích chỗ để xe của khách: 283 m2 x 25% = 70 m2. + Nhà bảo vệ 1 và 2: có diện tích bằng nhau và bằng 32,5 m2. Khu vực phụ trợ sản xuất: + Khu xử lý nước thải sản xuất: • Kích thước: 23 m x16 m = 368 m2. • Khu xử lý nước thải là một tổ hợp các bể xử lý: Bể thu nước thải; bể lắng 1; bể điều hoà; bể trung hoà; bể lắng 2; bể trung hoà và bể tái cacbonic. Ngoài ra còn có sân phơi bùn và nhà vận hành. + Khu pha chế axit: • Kích thước: 36 m x 13 m = 468 m2. • Pha loãng axit đậm đặc cung cấp cho các công đoạn sản xuất. + Trạm biến thế: • Kích thước : 13 m x 4m = 52 m2. • Đặt máy biến thế, giảm áp để cấp điện cho sản xuất. + Nhà đặt tủ điện tổng và lọc nước: • Kích thước : 25m x 6m = 150 m2. • Đặt tủ điện tổng; máy lọc nước trao đổi ion cung cấp cho khu pha chế axit, các phân xưởng sản xuất. + Nhà vệ sinh 1,2,3: • Kích thước : 19 m x 4 m x3 m = 228 m2. • Vệ sinh tắm giặt, thay đồ công nhân. + Khu bồn gas: • Kích thước : 19 m x 13 m = 247 m2. + Bao che bồn gas: + Bể nước: - Kích thước : 23 m x4 m x 3 m = 276 m3. - Bao gồm 02 bể: bể nước sinh hoạt, sản xuất và bể PCCC: Lưu lượng chữa cháy 15 l/s. Qcc = 54 m3/h Thể tích bể chứa sử dụng cao điểm chữa cháy liên tục trong vòng 04 giờ V = 54 x 4 = 216 m3. - Vậy bể chữa cháy có thể tích tối thiểu là 220 m3 - Lưu lượng nước sản xuất/ngày = 600.000/320 x 0,16 = 300 m3. - Lưu lượng nước sản xuất trong 1h (ngày làm việc 3 ca) 300/24=12,5 m3/h - Lưu lượng nước sinh hoạt trong 1 ca = 5 m3. Tức trong 1h là: 0,625 m3 - Tính toán bể chứa trong vòng 10h = (12,5 + 0,625) x 10 = 131 m3. + Trạm bơm: - Kích thước: 24 m x 6 m = 144 m2. - Đặt máy bơm nước sinh hoạt sản xuất và nước PCCC. + Thuỷ đài: - Thể tích: 40 m3 - Tạo thế năng để cung cấp nước cho sản xuất. • Cổng trường rào: Cổng sắt chạy trên ray, tường rào bằng gạch và sắt • Hệ thống nước thải trong nhà: dùng ống PVC ( 90 ( ( 220 mm • Hệ thống thoát nước ngoài nhà: làm cống bản xây gạch thẻ B300 ( 800 và ống cống bê tông cốt thép ( 400 ( ( 800 mm. + Đường nội bộ và sân bãi: • Có kết cấu chịu tải trọng xe 30 tấn lưu thông, đường có chiều rộng từ 6 ( 8 m tuỳ công năng và khu vực sử dụng. • Cao trình mép đường thấp hơn mặt nền xưởng sản xuất 15cm (theo cốt nền đường đã có trong khuôn viên chung). + Cây xanh và thảm cỏ: • Trồng cỏ kim Nhật Bản, tràm hoa vàng, điệp vàng… Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất ắc quy miễn bảo dưỡng Công nghệ sản xuất ắc quy miễn bảo dưỡng được thực hiện qua các công đoạn chính sau: - Công đoạn đúc sườn: Hợp kim chì antimon được nấu chảy bằng nồi nấu chì dùng gas và được hệ thống bơm cung cấp vào máy đúc sườn để đúc các tấm sườn có kích thước phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Sau khi đúc xong tấm sườn được để ổn định trong vòng 3 đến 5 ngày rồi đưa sang công đoạn trát cao. - Hệ thống bột chì: Chì thỏi nguyên chất có hàm lượng 99,99% được đưa vào nồi nấu và được đúc thành bi chì trước khi đưa vào máy nghiền bi. Sau khi nghiền, bột chì bị ôxi hoá thành chì ôxit dạng PbO và có thành phần cơ bản 75% PbO và 25% Pb rồi được các gầu tải chuyển sang công đoạn trộn cao. - Công đoạn trộn cao: Bột chì sau khi đưa từ công đoạn bột chì sang sẽ được định lượn
Luận văn liên quan