Đề tài Dự án xây dựng thư viện hồ sơ môn học điện tử trên mạng

Trong quá trình thực hiện triển khai ứng dụng CNTT trong đào tạo các ngành và các cấp, học liệu mở(OpenCourseWare)- Website ocw.mit.edu được Viện Công nghệMassachusetts - MIT (Hoa Kỳ) bắt đầu từnăm 2002 đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ởmọi nơi trên thếgiới truy nhập hoàn toàn miễn phí với hơn 1800 môn học (course) bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập vềnhà, bài thi, bài thí nghiệm đểngười dùng có thểtham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình. Nếu MIT có nguồn học liệu mởcho toàn thếgiới thì Việt Nam có Chương trình Học liệu mởViệt Nam (Vietnam Opencourseware) Website vocw.edu.vn. Tháng 11/2005, BộGiáo dục và Đào tạo, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, và QuỹGiáo dục Việt Nam hợp tác xây dựng chương trình Học liệu mởViệt Nam. Với tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ”, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thếgiới đã tham gia phong trào học liệu mởvà lập lên Hiệp hội Học liệu mở(OpenCourseWare Consortium) đểchia sẻnội dung, công cụcũng nhưphương thức triển khai học liệu mởsao cho đạt được hiệu quảcao nhất. Giảng viên, sinh viên và người tựhọc ởmọi nơi trên thếgiới, đặc biệt là từcác nước đang phát triển nhưViệt Nam, đều có cơhội nhưnhau trong việc tiếp cận các tri thức mới [1.1].

pdf18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự án xây dựng thư viện hồ sơ môn học điện tử trên mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM ****** BÁO CÁO KẾT QUẢ TÓM TẮT DỰ ÁN XÂY DỰNG THƯ VIỆN HỒ SƠ MÔN HỌC ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG Hà nội 2008 Source from: 2 MỤC LỤC Tên đề mục Trang Lời Mở Đầu 3 I. Đặt vấn đề 4 II. Tóm tắt thông tin chung dự án 5 III. Tổng quan, Mục tiêu và Nội dung nghiên cứu của dự án 11 IV. Mô tả tính năng kỹ thuật & ứng dụng của Website 14 V. Các kết quả dự dự án 25 VI. Khuyến nghị và kết luận 27 Tài liệu tham khảo 39 Source from: 3 LỜI MỞ ĐẦU Để phục vụ cho công tác đào tạo theo tín chỉ và ứng dụng CNTT xây dựng thư viện hồ sơ môn học của khoa là có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh thời sự hiện nay. Dự án thư viện hồ sơ môn học điện tử trên mạng tạo ra cầu nối CNTT – thư viện số hóa mở có tính tương tác cao giữa học viên / sinh viên và giảng viên trong lộ trình thực hiện đào tạo theo tín chỉ của khoa SP-ĐHQGHN. Dự án thực hiện thành công là một phần đóng góp trí tuệ, công sức của nhóm nghiên cứu và toàn bộ giảng viên, cán bộ trong khoa. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự cộng tác của các thành viên trong dự án: chuyên gia phần mềm làm việc cộng tác với khoa, chuyên gia và giảng viên, các cán bộ của khoa. Đặc biệt, xin cám ơn Ban CN khoa và Ban CNTT rất quyết tâm trong việc ứng dụng đào tạo theo tín chỉ. Chúng tôi hy vọng sản phẩm phần mềm Website hữu ích này được khoa tiếp tục duy trì hoạt động nâng cao vai trò ứng dụng CNTT trong đào tạo. Website thư viện hồ sơ môn học là bước đầu tiếp cận cho hình thức học E-learning, học liệu mở của khoa mà hiện nay tất cả các trường ĐH trong nước và quốc tế đang đầu tư xây dựng. Trân trọng cám ơn! Chủ dự án và nhóm nghiên cứu Source from: 4 DỰ ÁN XÂY DỰNG THƯ VIỆN HỒ SƠ MÔN HỌC ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG I. Đặt vấn đề Trong quá trình thực hiện triển khai ứng dụng CNTT trong đào tạo các ngành và các cấp, học liệu mở (OpenCourseWare)- Website được Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Hoa Kỳ) bắt đầu từ năm 2002 đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí với hơn 1800 môn học (course) bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm để người dùng có thể tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình. Nếu MIT có nguồn học liệu mở cho toàn thế giới thì Việt Nam có Chương trình Học liệu mở Việt Nam (Vietnam Opencourseware) Website Tháng 11/2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, và Quỹ Giáo dục Việt Nam hợp tác xây dựng chương trình Học liệu mở Việt Nam. Với tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ”, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào học liệu mở và lập lên Hiệp hội Học liệu mở (OpenCourseWare Consortium) để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai học liệu mở sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là từ các nước đang phát triển như Việt Nam, đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới [1.1]. Quán triệt chủ trương của Nhà nước, ĐHQGHN với sứ mệnh “Xây dựng và phát triển mô hình một trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, là đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước” đã nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của CNTT-TT đối với sự hình thành và phát triển của mình. Đảng ủy ĐHQGHN đã khẳng định trong Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2005: Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược xây dựng và phát triển ĐHQGHN, là một phương tiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, Source from: 5 nghiên cứu khoa học và công tác quản lý; ĐHQGHN cần phải xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ này[1.5]. (Tóm tắt trích lục: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5102 /QĐ-KHCN ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Giám đốc ĐHQGHN) Phát triển các ứng dụng CNTT-TT ở ĐHQGHN nói chung và khoa Sư Phạm nói riêng phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học, xây dựng đại học nghiên cứu. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT-TT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo đáp ứng nhu cầu giảng dạy và tăng cường hợp tác quốc tế theo lộ trình đào tạo tín chỉ đang là vấn đề cần thiết, cấp bách của khoa SP –ĐHQGHN. Khoa Sư Phạm – ĐHQGH triển khai dự án xây dựng thư viện hồ sơ môn học điện tử cho một khoa / trường đại học uy tín là rất cần thiết. Hiện nay, nhiều khoa /trường đại học đã và đang xây dựng nhu cầu thiết thực cho hệ đào tạo tín chỉ. Việc chia sẽ tài nguyên, bài giảng điện tử qua mạng Internet là rất quan trọng trong bối cảnh CNTT ứng dụng để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo. II. Tóm tắt thông tin chung dự án II.1 Tên Dự án: Tiếng Việt: Xây dựng thư viện hồ sơ môn học điện tử trên mạng Tiếng Anh: A building Library E-curriculum on a Network II.2 Thời gian thực hiện (tháng 6 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008) • Thời gian hoàn thành về kỹ thuật, nội dung và hiệu đính trang Web trước 15-10-2008. • Thời gian dự định hoàn thành đề án đưa vào sử dụng (30-12-2008) • Vận hành và bảo trì hệ thống phần mềm (06 tháng kể từ ngày hoàn thành) Source from: 6 II.3 Dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên: - Ứng dụng CNTT trong đào tạo theo tín chỉ - Đào tạo trên mạng hỗ trợ học tập theo tín chỉ II.4 Chủ dự án: Họ và tên: Nguyễn Đức Chính Chức vụ: Chuyên gia & giảng viên cao cấp Học hàm/ học vị: TS, Giáo sư Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Đơn vị công tác: Trung tâm Khoa học và nghiên cứu các ứng dụng khoa học của Khoa Sư Phạm - ĐHQGHN Địa chỉ liên hệ: Khoa Sư Phạm – ĐHQGHN – 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội II.5 Thuyết minh tóm tắt đề án: Tóm tắt hoạt động nghiên cứu của Chủ trì dự án (Các chương trình, đề tài NCKH đã tham gia, các công trình đã công bố liên quan tới phương hướng của dự án) Tên đề tài / công trình Tư cách tham gia Cấp quản lý/ nơi công bố Xây dựng bộ tiêu chí kiểm định chất lượng GD Đại học Dạy và học ngoại ngữ ở Việt nam Chủ nhiệm Chủ nhiệm nhánh đề tài Cấp nhà nước Cấp nhà nước Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Chủ nhiệm Trọng điểm ĐHQGHN Phụ trách phát kỹ thuật dự án: Họ và tên: Ths. Phạm Văn Hải Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Đơn vị công tác: Ban CNTT & Quản lý Website, Trung tâm Khoa học và nghiên cứu các ứng dụng khoa học của Khoa Sư Phạm - ĐHQGHN Source from: 7 Tóm tắt hoạt động nghiên cứu của phụ trách kỹ thuật (Các chương trình, đề tài NCKH đã tham gia, các công trình đã công bố liên quan tới phương hướng của đề tài) Thời gian Tên đề tài / công trình Tư cách tham gia Cấp quản lý/ nơi công bố 8/2006- 5/2008 Web-based (DSS) Decision Suport System for Educational Management: A case study of Vietnam National University Hanoi Nghiên cứu SDH Khoa học máy tính và thông tin tại Asian Institute of Technology NICT Tạp chí CNTT Thái Lan 12/2002 – 10/2003 Machine learning on Web, Data mining and Webmining Project Thành viên nghiên cứu chính và Trợ lý nghiên cứu cho phó Giáo sư Khoa Computer Science, trường ĐH Lamar, Hoa Kỳ 10/2000 - 01/2002 Thiết kế E-learning và các ứng dụng trên Internet/ Intranet Nghiên cứu viên, thành viên tham gia nghiên cứu cùng với chuyên gia Nhật – JICA Viện Đào tạo CNTT, ĐH QGHN 5/1999- 10/1999 Thiết kế CSDL hệ thống quản lý thông tin Thành viên tham gia nghiên cứu dự án Trung tâm đào tạo Quốc tế Okinawa, Nhật Bản II.6 Cơ quan phối hợp và các cộng tác viên chính của Dự án Dưới sự phân công của chủ trì dự án các đầu mối công việc phân công như dưới đây: • Đầu mối chỉ đạo đề án Bộ phận CNTT của khoa phụ trách • Khối lượng công việc kỹ thuật CNTT liên quan đến lập trình và xây dựng thiết kế Website chiếm 50% • Khối lượng biên tập nội dung chiếm 30% Source from: 8 • Khối lượng công việc điều hành và vận hành hệ thống chiếm 20% - Phần biên tập và chỉ đạo chung dự án: GS. Nguyễn Đức Chính chỉ đạo - Phần xây dựng kỹ thuật và đảm bảo vận hành: Ths. Phạm Văn Hải chỉ đạo II.7 Thuyết minh sự cần thiết hình thành dự án Thuyết minh sự cần thiết hình thành dự án Lý do chọn dự án Tính thời sự - Để hoàn thiện những điều kiện cần thiết cho công tác đào tạo theo tín chỉ và quảng bá hình ảnh các chương trình đào tạo ĐH, sau đại học của khoa. - Xây dựng dự án thư viện hồ sơ môn học điện tử tương tác giữa học viên / sinh viên và giảng viên là cần thiết cho hệ đào tạo theo tín chỉ. Tính cấp thiết của dự án - Thư viện hồ sơ môn học điện tử cho một khoa / trường đại học uy tín là rất cần thiết. Hiện nay, nhiều khoa /trường đại học đã và đang xây dựng nhu cầu thiết thực cho hệ đào tạo tín chỉ. - Chia sẽ tài nguyên, bài giảng điện tử qua mạng Internet là rất cần thiết trong bối cảnh CNTT ứng dụng trong giảng dạy và đào tạo. Phạm vi nghiên cứu dự án - Dự án tiến hành xây dựng phần kỹ thuật và kiểm định phần mềm sau đó nghiệm thu để vận hành dự kiến tháng 12 /2008 và đầu năm học 2009. - Xây dựng cấu trúc kỹ thuật Website hồ sơ môn học điện tử và hướng dẫn cập nhật các chức năng cơ bản cho giảng viên - Cài đặt phần mềm Website lên địa chỉ - Phần mềm dự án xây dựng và tích hợp chính vào phần mềm mã nguồn mở Moode ( II. 8 Địa bàn tiến hành nghiên cứu - Hiểu biết thực tế của tác giả về địa bàn nghiên cứu? Source from: 9 Trên cơ sở những kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được khoa và mạng VNUnet có hơn 2000 máy tính PC kết nối và hòa mạng Intranet/Internet. Việc triển khai nghiên cứu thực hiện tại khoa Sư Phạm , ĐHQGHN - Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu 9 Phần mềm sẽ cài đặt trên mạng Internet của Khoa Sư phạm, ĐHQGHN tại địa chỉ Website 9 Khoa Sư Phạm – ĐHQGHN là nơi thực nghiệm kết quả sản phẩm của đề tài. 9 Giảng viên, sinh viên và học viên của khoa sẽ ứng dụng phần mềm trong đào tạo tín chỉ III. Tổng quan, Mục tiêu và Nội dung nghiên cứu của dự án III.1 Mục tiêu dự án - Nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách tạo môi trường học tập thuận lợi giữa người học và giảng viên tương tác trong hệ thống Website. - Thư viện hồ sơ môn học điện tử là kho thông tin về môn học số hóa được cập nhật thường xuyên giữa giảng viên, người quản lý đào tạo và sinh viên - Quảng bá hình ảnh thương hiệu đào tạo của khoa/ trường thông qua các chương trình đào tạo đại học, sau đó là các chương trình sau đại học và các bài giảng của các giáo sư và chuyên gia giáo dục. III.2 Tóm tắt Nội dung nghiên cứu của dự án - Xây dựng Website bao gồm hệ thống thông tin của các chương trình đào tạo, hồ sơ môn học bao gồm: chương trình, đề cương môn học, học liệu, giáo án điện tử và các tài liệu khác. - Số hóa toàn bộ hồ sơ môn học của khoa đưa vào hệ thống giảng dạy hỗ trợ qua mạng - Xây dựng qui trình cho giảng viên / cán bộ đào tạo cập nhật, quản trị và điều hành trong hệ thống thư viện bài giảng điện tử môn học của khoa. - Xây dựng qui trình để sinh viên tham khảo và nhận kết quả học tập. Source from: 10 III.3 Cấu trúc dự kiến báo cáo kết quả của Dự án (chi tiết hóa chương mục) • Đặt vấn đề chung ảnh hưởng quan trọng của dự án: bao gồm các bước nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu các ứng dụng mô hình Elearning áp dụng phù hợp thư viện hồ sơ môn học điện tử khoa SP – ĐHQGHN. • Khảo sát, đánh giá cơ sở hạ tầng: Phân tích và tìm hiểu mạng VNUnet khả năng đáp ứng và tính tương thích khi thiết kế các ứng dụng trên mạng • Tổng quan cơ sở lý luận ứng dụng của dự án: Thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng chương trình phần mềm tích hợp với hệ thống mã nguồn mở Moodle. • Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng phần mềm trên mạng: Lập trình trên mạng chọn hướng phát triển công nghệ mới trên thế giới, xây dựng hệ thống thông tin trên mạng VNU Net và Internet • Báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu: sản phẩm lưu trữ dạng văn bản ( hard copy ) và phần mềm trên mạng Qui trình thực hiện của dự án theo các bước dưới đây: - Tổng hợp nội dung các môn đào tạo số hóa hồ sơ môn học - Xây dựng khung chương trình Website phần mềm - Quản trị hệ thống phần mềm hồ sơ môn học điện tử - Xây dựng qui trình cập nhật khóa học và truy cập hồ sơ môn học điện tử III.4 Tính đa ngành của dự án - Dự án liên quan đến ngành/ chuyên ngành nào? Dự án liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin ứng dụng trong đào tạo - Tính đa/ liên ngành thể hiện như thế nào trong nội dung và quá trình triển khai của Dự án? Dự án ứng dụng phát triển tích hợp hệ thống Elearning Moodle và công nghệ thông tin mới nhất để xây dựng phần mềm mã nguồn mở phục vụ xây dựng thư viện hồ sơ môn học điện tử trên mạng. Source from: 11 III.5 Phương pháp luận và phương pháp khoa học sử dụng trong Dự án - Phương pháp luận và nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo - Phương pháp vận dụng ứng dụng CNTT trong giảng dạy III.6 Khả năng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa Sư Phạm, ĐHQGHN - Xây dựng hệ thống cài phần mềm trên Intranet : Sử dụng máy chủ Khoa Sư Phạm hiện có, vận hành và sử dụng một số thiết bị phòng Studio, Khoa Sư Phạm. - Xây dựng hệ thống phần mềm trên Internet: sử dụng máy chủ của FPT khoa thuê host trên Interrnet và từ khoa được kết nối trực tuyến trên Internet của ĐHQGHN. III.7 Khả năng hợp tác quốc tế Mở rộng cổng thông tin của khoa tới các chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo liên kết Quốc tế của Khoa đang có: Kết nối thông tin với các trường ĐH liên kết theo chương trình đào tạo quốc tế, hội nhập xếp hạng các trường đại học. III.8 Các hoạt động nghiên cứu của Dự án - Nghiên cứu lý thuyết [X] - Điều tra khảo sát [X] - Xây dựng mô hình thử nghiệm [X] - Biên soạn tài liệu [X] - Viết báo cáo khoa học [X] - Hội thảo khoa học [X] - Tập huấn [X] - Các hoạt động hỗ trợ khác [X] Source from: 12 IV. Mô tả tính năng kỹ thuật & ứng dụng của Website IV. 1 Phân tích yêu cầu hệ thống thông tin Khoa Sư Phạm – ĐHQGHN với đặc thù là một khoa áp dụng học chế tín chỉ đầu tiên trong ĐHQGHN. Tất cả giảng viên (100%) đều có kỹ năng sử dụng, biên soạn bài giảng điện tử. Yêu cầu của việc xây dựng thư viện hồ sơ môn học để thiết kế để giúp đỡ các nhà giáo dục tạo các khóa học trực tuyến có chất lượng. Hệ thống học trực tuyến đôi khi còn được gọi là hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống quản lý khóa học (CMS), môi trường học tập ảo (VLE), giáo dục bằng phương pháp giao tiếp qua máy tính (CMC), hoặc chỉ đơn giản là giáo dục trực tuyến. Học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi và giảng viên có thể biên soạn bài giảng trực tuyến trên mạng theo mô hình E-learning với công nghệ hiện có. Hồ sơ môn học trên mạng bao gồm các thông tin cơ bản: từ 1-5, các thông tin thêm 6-8 1. Chương trình môn học 2. Đề cương môn học 3. Giáo án điện tử 4. Học liệu các loại (bao gồm các trang Web, video clip, hình ảnh ..v.v) 5. Kết quả học tập của sinh viên các khóa 6. Thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viên 7. Thành tích học tập của sinh viên 8. Nguồn tài liệu khác: Bài thi, các tư liệu khác của khóa học trước Thư viện hồ sơ môn học tiếp cận theo hướng Eleaning. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. Moodle là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở. Moodle có một số lượng rất lớn người sử dụng với 9.837 website đã đăng ký tại 147 quốc gia với 2.587.905 người sử dụng tại 242.342 khóa học (vào năm 2008) [1.4]. Source from: 13 Các phần phải xây dựng mới tích hợp vào hệ thống Moodle xem chi tiết như sơ đồ Use case hình 1 dưới đây: Hình 1 – Sơ đồ Use case của thư viện điện tử hồ sở môn học a) Phần hệ thống có sẵn Moodle Open Souce Những đặc điểm chung của Moodle về tính năng kỹ thuật: • Moodle chạy nhưng không cần sửa đổi về Unix, Linux, Windows, Mac OS X, Netware và bất cứ hệ thống nào khác hỗ trợ PHP (hệ thống bao gồm hầu hết các nhà cung cấp webhosting). • Moodle được thiết kế theo phương pháp môđun cho phép các tính năng linh hoạt thêm vào (hoặc gỡ bỏ) chức năng ở nhiều mức độ. • Moodle rất dễ nâng cấp từ phiên bản này sang phiên bản tiếp theo - Phiên bản tiếp theo có một hệ thống nội bộ để nâng cấp databases và tự sửa chữa khi bị mất kết nối). • Moodle chỉ yêu cầu một database (và có thể chia sẻ với những ứng dụng khác nếu cần). • Moodle bao gồm khái niệm trừu tượng về database toàn diện hỗ trợ nhiều nhãn hiệu database chính. CMS and Feedback Online Moodle Open Source CMS - Admin Online Student Traing Admin System Admin Source from: 14 • Nhấn mạnh về tính năng an toàn cao và liên tục. Tất cả các Form đều được kiểm tra, data được xác nhận và các cookies được viết lại thành mật mã, v.v.. Vì sao chúng tôi lựa chọn Moodle ? • Moodle xúc tiến một khoa sư phạm giải thích về xã hội (khoa này bao gồm sự cộng tác, học theo phương pháp hoạt động, phản ánh phê bình, v.v..). • Moodle thích hợp cho các lớp học online 100% cũng như cách học face-to- face bổ sung. • Moodle có một giao diện Browser công nghệ thấp, tương thích, hiệu quả, nhẹ và đơn giản. • Các danh sách khóa học hiển thị phần miêu tả cho mỗi khóa học trên server bao gồm cả khả năng truy cập của khách • Các khóa học có thể được phân loại và tìm kiếm - Một trang Moodle có thể hỗ trợ hàng ngàn khóa học. • Hầu hết các vùng nhập text (như resources, forum postings, journal entries, v.v..) có thể được hiệu chỉnh bằng cách sử dụng một capable, embedded WYSIWYG HTML editor. b) Những đặc điểm Moodle chưa có • Hệ thống quản lý CMS ( Content Management System): Đối với việc quản lý các trang tin như cấu trúc khóa học tổ chức theo hình cây bao gồm text, âm thanh, hình ảnh đối với Moodle thì tính năng này hạn chế vì cấu trúc chỉ hướng tới Elearning. • Các bản tin mới của hệ đào tạo tín chỉ và các trang thông tin cơ chế quản lý biên tập giống như báo điện tử • Phản hồi và đóng góp ý kiến kỹ thuật của học viên qua hệ thống trực tuyến C) Công việc kỹ thuật phải thực hiện • Tích hợp với Moodle để đáp ứng các tiêu chí mục b mà hệ thống chưa có • Xây dựng mới các Mô đun mới: + CMS and Feedback Online: Hệ thống phản hồi trực tuyến của học viên , các câu hỏi FAQ và tư vấn kỹ thuật trực tuyến + CMS – Admin Online: Xây dựng quản lý hệ thống biên tập thông tin theo cơ chế biên tập của báo điện tử Source from: 15 + Thư viện ảnh: Xây dựng thư viện ảnh, các hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học IV.2 – Kiến trúc hệ thống của Hồ sơ môn học điện tử Kiến trúc hệ thống (System