Từ khi thực hiện nghị định 184/CP năm 1994 đến nay thì tổng số công
dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở
nước ngoài ngày 1 tăng lên.
Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong 3 năm gần đây đã có gần
32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài. Theo phân tích quốc gia,
những năm trước đây, công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kì
chiếm tỷ lệ nhiều nhất (68%). Kế tiếp là các quốc gia như: Canada, Úc, Anh,
Pháp, Trung Quốc Nhưng những năm gần đây, kết hôn với công dân Hàn
Quốc, Trung Quốc (Đài Loan) lại trở thành xu hướng chủ yếu.
Một số phụ nữ Việt Nam nghĩ đơn giản rằng lấy chồng “ngoại” cuộc
sống sẽ toàn màu hồng, giàu sang, nhàn hạ, thậm chí có tiền gửi về giúp gia
đình. Trên thực tế, họ đang phải đối mặt với những bi kịch từ chính hôn
nhân xuyên biên giới.
Trong số những người phụ nữ đó, chỉ có một số ít tìm được đức lang
quân như ý, có cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự. Phần lớn những người
phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những người phụ nữ lấy chồng ngoại quốc thông
qua con đường môi giới hôn nhân phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
Thời gian gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã phanh phui rất
nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng đến thân thể của các cô dâu Việt lấy chồng
ngoại quốc. Từ những cô dâu Việt trên đất đài bị sát hại như TRần Thị Hồng
thắm hay trở về Việt Nam trong tình trạng người không ra người như Trần
Thị Bích My, Cao Thị Hồng Nương Đến những cái chết thương tâm của
những cô dâu Việt trên đất Hàn như Huỳnh Mai, Kim Đồng chính là những
hình ảnh bề nổi của phận Việt làm dâu trên đất khách. Họ không thể và
không có khả năng để chạy trốn khỏi những nguy cơ có thể tổn hại đến sức
khỏe, thậm chí là chính mạng sống của mình. Một cái giá, một sự đánh đổi
quá đắt khichấp nhận làm dâu trên đất khách khi không có tình yêu để mong
có cuộc sống đầy đủ, sung túc cho gia đình và bản thân. Họ không thể tìm
thấy thiên đường cho mình mà rơi vào địa ngục và thủ phạm chính là những
trung tâm môi giới hôn nhân.
77 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dư luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Mục lục
A. Đề cương nghiên cứu
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Tổng quan tài liệu
1. Thao tác hóa khái niệm
1.1. Dư luận xã hội và cuộc sống
1.2. Định nghĩa hôn nhân có yếu tố nước ngoài
2. Các nghiên cứu trước đây
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Câu hỏi nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
VII. Cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn
VIII. Thời gian biểu
IX. Đề xuất chi phí
B. Bộ mã thông điệp dư luận xã hội về phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài trên báo mạng
C. Bảng ma trận thu thập thông tin
2A. Đề cương nghiên cứu
I. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thực hiện nghị định 184/CP năm 1994 đến nay thì tổng số công
dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở
nước ngoài ngày 1 tăng lên.
Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong 3 năm gần đây đã có gần
32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài. Theo phân tích quốc gia,
những năm trước đây, công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kì
chiếm tỷ lệ nhiều nhất (68%). Kế tiếp là các quốc gia như: Canada, Úc, Anh,
Pháp, Trung Quốc …Nhưng những năm gần đây, kết hôn với công dân Hàn
Quốc, Trung Quốc (Đài Loan) lại trở thành xu hướng chủ yếu.
Một số phụ nữ Việt Nam nghĩ đơn giản rằng lấy chồng “ngoại” cuộc
sống sẽ toàn màu hồng, giàu sang, nhàn hạ, thậm chí có tiền gửi về giúp gia
đình. Trên thực tế, họ đang phải đối mặt với những bi kịch từ chính hôn
nhân xuyên biên giới.
Trong số những người phụ nữ đó, chỉ có một số ít tìm được đức lang
quân như ý, có cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự. Phần lớn những người
phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những người phụ nữ lấy chồng ngoại quốc thông
qua con đường môi giới hôn nhân phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
Thời gian gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã phanh phui rất
nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng đến thân thể của các cô dâu Việt lấy chồng
ngoại quốc. Từ những cô dâu Việt trên đất đài bị sát hại như TRần Thị Hồng
thắm hay trở về Việt Nam trong tình trạng người không ra người như Trần
Thị Bích My, Cao Thị Hồng Nương … Đến những cái chết thương tâm của
những cô dâu Việt trên đất Hàn như Huỳnh Mai, Kim Đồng chính là những
hình ảnh bề nổi của phận Việt làm dâu trên đất khách. Họ không thể và
không có khả năng để chạy trốn khỏi những nguy cơ có thể tổn hại đến sức
khỏe, thậm chí là chính mạng sống của mình. Một cái giá, một sự đánh đổi
quá đắt khi chấp nhận làm dâu trên đất khách khi không có tình yêu để mong
có cuộc sống đầy đủ, sung túc cho gia đình và bản thân. Họ không thể tìm
thấy thiên đường cho mình mà rơi vào địa ngục và thủ phạm chính là những
trung tâm môi giới hôn nhân.
Có thể nói hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta
quan hệ đa phương và hội nhập toàn cầu là chuyện bình thường. Nhưng chỉ
bình thường và đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với
nhau qua một quá trình giao tiếp, có tình yêu thật sự. Và cô dâu Việt Nam có
đủ trình độ văn hóa để hội nhập văn hóa xứ người.
3Tình hình Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã và đang
trở thành một hiện tượng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Rất nhiều các
trang báo, bài báo phản ánh hiện tượng này. Cũng như một số cuộc hội thảo,
hội nghị đã được tổ chức tại nhiều địa phương trên cả nước. Thế nhưng
những cuộc nghiên cứu được tiến hành để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về
vấn đề này trong xã hội thì lại rất ít. Nếu có thì cũng đã được tiến hành cách
đây khá lâu.
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò
điều hoà các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người
ngay cả khi trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà
nước và pháp luật. Chính vì vậy việc định hướng dư luận xã hội là vô cùng
quan trọng.
Hiện nay dư luận xã hội về vấn đề này ra sao? Cần có một cuộc khảo
sát đánh giá để chúng ta thấy được điều đó. Đề tài “ Dư luận xã hội trong
nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài” được tiến sẽ giúp chúng ta thấy
được thực trạng dư luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài
ra sao. Trên cơ sở đó, phân tích các yếu tố tác động và cơ chế hình thành dư
luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Và đề suất một số
khuyến nghị về các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho
những người phụ nữ khi kết hôn với người nước ngoài, phát huy công tác
tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
II. Tổng quan tài liệu
1. Thao tác hóa khái niệm
1.1. Dư luận xã hội và cuộc sống
Thuật ngữ dư luận xã hội (DLXH, tiếng Anh: Public Opinion) là
thuật ngữ được dùng nhiều trong đời sống xã hội và trong một số ngành
khoa học như xã hội học, tâm lý học xã hội, báo chí v.v.. dư luận xã hội
được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về "dư luận xã hội", diển hình là một
số định nghĩa sau.
Theo nhà triết học cổ đại Socrat thì "dư luận xã hội" là cái gì đó nằm
giữa sự mù quáng và nhận thức.
Theo Kant: "dư luận xã hội" nằm ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức
và niềm tin.
Theo các tác giả hiện đại thì "dư luận xã hội" là ý kiến được đông đảo
công chúng chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về DLXH sau đây. Đó là những
ý kiến có tính chất phán xét, đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công
4chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích
chung.
Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư luận (ý
kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác. Đơn vị xã hội này
có thể là nhóm xã hội, tập đoàn hay hệ thống xã hội tùy theo cách tiếp cận.
Khách thể của dư luận xã hội: là vấn đề xã hội động chạm đến lợi ích
chung hoặc là có ý nghĩa đối với các nhóm công chúng. Căn cứ của lợi ích
chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây chính là các giá trị và chuẩn mực chung
(Nguyễn Quý Thanh, 2005).
Các thuộc tính của dư luận xã hội: có năm thuộc tính cơ bản:
-Khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ đồng tình, phản đối, lưỡng
lự, chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến. Người ta cũng có
thể phân chia theo khuynh hướng tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hoặc lạc hậu.
-Cường độ: thể hiện sức căng về ý kiến của mỗi khuynh hướng dư
luận xã hội.
- Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội: theo các nhà xã hội
học, đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U là biểu thị sự xung đột, hình
chữ J là biểu thị sự thống nhất.
-Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư luận xã hội có dễ bị
thay đổi hay không khi có những tác động bổ sung. Ví dụ như cung cấp
thêm những thông tin mới.
- Sự tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng tiềm ẩn, không bộc lộ bằng
lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng
thái này (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 17- 21).
Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tác
động đầu tiên của dư luận xã hội đối với chuẩn mực xã hội là tạo ra các
chuẩn mực mới và loại bỏ các chuẩn mực lỗi thời. Sự ủng hộ sẽ tăng lên nếu
như người dân nhận thức được hành vi đó phù hợp với trình độ phát triển cơ
bản của xã hội, ngược lại hành vi đó vẫn bị coi là hành vi lệch lạc.
Trong trường hợp họ nhận thức được hành vi không phù hợp với định
hướng phát triển cơ bản của xã hội thì hành vi đó tiếp tục bị phê phán và vẫn
là hành vi lệch chuẩn.
Các chức năng của dư luận xã hội: đánh giá; điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội; giáo dục; giám sát; tư vấn, phản biện; giải toả tâm lý – xã hội.
Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học thường coi quá
trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn:1) Giai đoạn tiếp nhận thông
tin; 2) giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; 3) giai đoạn trao đổi ý kiến
giữa các cá nhân; 4) giai đoạn hình thành dư luận chung (Ban tư tưởng – văn
hoá trung ương, 1999: 27).
5Các con đường hình thành dư luận xã hội. Chủ yếu có 2 con đường
sau:1) Hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong
các xã hội khi chưa có các phương tiện truyền thông đại chúng. 2) Hình
thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền
thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh. Thông
tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người.
Dư luận có nghĩa là phản ứng của nhân dân (đó là tán thành, không
tán thành, hay bàng quan) đối với những vấn đề đáng lưu ý chung về chính
trị và xã hội nảy sinh, như là: quan hệ quốc tế, chính sách nội bộ, các ứng cử
viên bầu cử, quan hệ dân tộc. Đó cũng là quan niệm của A.K. Uledov về dư
luận xã hội là “Sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người
đối với các hiện tượng đời sống xã hội”. Mối quan hệ giữa truyền thông và
dư luận có tính hai mặt: ở khía cạnh thứ nhất, ảnh hưởng của dư luận đến
truyền thông còn khía cạnh thứ hai thì ngược lại: sự ảnh hưởng của truyền
thông đến dư luận.
Trong xã hội hiện đại, DLXH thường được phản ánh qua các phương
tiện truyền thông đại chúng, và truyền thông địa chúng qua các sản phẩm
của mình lại làm tăng thêm DLXH.
1.2. Định nghĩa hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Trong điều 8 (Giải thích từ ngữ) của Luật Hôn nhân và gia đình (năm
2000) có định nghĩa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, như
sau:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn
nhân và gia đình
a) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
c) giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài”.
Trong đề tài này, chúng tôi xem vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài
ở nghĩa thứ nhất của thuật ngữ này, đó là hôn nhân “giữa công dân Việt Nam
và người nước ngoài”, và cũng giới hạn ở phạm vi hẹp hơn nữa: phụ nữ Việt
Nam lấy chồng nước ngoài (chứ không xem xét khía cạnh nam giới Việt
Nam lấy vợ nước ngoài).
2. Các nghiên cứu trước đây
Là một hiện tượng gây nhiều bức xúc, được nhiều người trong xã hội
quan tâm trong thời gian gần đây. Nên vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài đã được đề cập rất nhiều trên các trang báo. Một số cuộc
6hội thảo, hội nghị được tổ chức, một số cuốn sách được xuất bản. Tuy nhiên
những cuộc nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít.
Trước tiên, phải kể đến một số cuốn sách nói về vấn đề này.
Cuốn “Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài loan” của các
tác giả Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới - nhà xuất bản trẻ năm
2005.
Hiện tượng lấy chồng Đài Loan của các cô gái Việt Nam trong những
năm qua, là một hiện tượng xã hội. Theo các tác giả, hiện tượng lấy chồng
Đài Loan là một hiện tượng vừa bình thường, vừa không bình thường. Bình
thường vì chuyện các cô gái Việt Nam lấy chồng nước ngoài trong lịch sử
Việt Nam đã từng xảy ra từ khá sớm, và trong xu hướng toàn cầu hóa hiện
nay đó là điều sẽ còn tiếp tục. Và trong chừng mực nào đó, đây là một trong
những hiện tượng mà chúng ta đối mặt đầu tiên khi bước vào hội nhập với
thế giới bên ngoài và toàn cầu hóa. Điều không bình thường là sự ồ ạt diễn
ra trong một thời điểm , một địa bàn nhất định cũng như những hệ quả làm
cho công luận và cộng đồng bức xúc, cả sự nhức nhối nữa. Lấy chồng Đài
Loan của các cô gái Việt Nam, trong một chừng mực nào đó cũng nằm trong
xu hướng chuyển dịch nhân khẩu từ các nước chậm phát triển sang các nước
phát triển theo con đường hôn nhân. Các tác giả không có ý định đưa ra
những giải pháp nhằm ngăn chặn hoặc cản trở việc hôn nhân giữa các cô gái
Việt Nam với người nước ngoài cho dù mục đích hôn nhân chủ yếu là vì giải
quyết khó khăn kinh tế. Những giải pháp mà các tác giả đề xuất tập trung
vào hai nội dung đó là khắc phục ngay từ đầu, giải quyết những nguồn gốc
của sự nghèo đói về vật chất và tinh thần đã dẫn các cô gái đi lấy chồng Đài
Loan. Nội dung thứ hai là cần có trách nhiệm của nhà nước về mặt quản lý
và hỗ trợ các cô gái, ngăn chặn hậu quả xấu do các hoạt động môi giới hôn
nhân thiếu sự kiểm soát của luật pháp. Giảm thiểu những đau khổ, thiệt thòi
cho các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan rơi vào tình trạng đỗ vỡ, bị
ngược đãi, bạo hành. Đó là, việc cụ thể hóa các quy định pháp lý và thành
lập các trung tâm hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài do Nhà nước quản lý.
Trong cuốc sách mang tựa đề “ Memory is another country:
Women of Vietnamese diaspora” của tiến sĩ người Úc gốc việt Nathalie
Huỳnh Châu Nguyễn được nhà xuất bản Praeger phát hành tháng 8 năm
2009 đã dành một chương để nói về một số cuộc hôn nhân giữa hai nền văn
hóa khác nhau của những người phụ nữ di dân gốc Việt.
Chương sách này bà dành tìm hiểu về 4 cuộc hôn nhân của 4 phụ nữ
gốc Việt lấy chồng người nước ngời. Đó là những cuộc hôn nhân trong
nhiều giai đoạn khác nhau, từ trước và sau cuộc chiến tranh cho tới hiện tại.
Trong chương sách có tựa đề “Naratives of Cros-Cultural Mariage”,
tạm dịch là “Chuyện kể về hôn nhân giữa hai nền văn hóa”, Tiến sĩ Nathalia
7Nguyễn đặt ra hai câu hỏi lớn, một là những sự mô tả về cuộc hôn nhân của
họ nói gì về mối quan hệ giữa họ với quá khứ và với kí ức? Thứ hai, sự lựa
chọn một người hôn phối không phải là người Việt phản ánh mong muốn bỏ
lại đằng sau quá khứ cũng như những nỗi đau và mất mát do lịch sử để lại
của họ ở mức độ nào ?
Bên cạnh một số cuốn sách đề cập đến hiện tượng phụ nữ Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài đã được xuất bản thì rất nhiều cuộc hội thảo,
hội nghị, các chương trình hoạt động đã được tổ chức, tiến hành trên nhiều
địa phương của cả nước.
Theo cục thống kê Hàn Quốc 2005, trong vòng 5 năm tỉ lệ kết hôn
với người nước ngoài của Hàn Quốc tăng gấp 3 lần, từ 2001 là 134 người
đến 2005 là 5.822 người chiếm 1/5 tổng số kết hôn với người nước ngoài
đứng thứ hai so với Trung Quốc là 18.527 người.
Hội thảo “Phát huy quyền làm chủ của đối tác tham gia” do Hội
LHPN Việt Nam kết hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức vào năm 2005.
Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu đều thống nhất: nguyên nhân dẫn
đến nhiều phụ nữ của tỉnh lấy chồng nước ngoài là do khó khăn về kinh tế,
không có công ăn việc làm ổn định, trình độ học vấn và trình độ nhận thức
thấp.
Hội thảo cũng đã đưa ra những nỗ lực đã được triển khai để ngăn chặn
tình trạng này của tỉnh Hậu Giang. Đó là mở nhiều lớp dạy nghề, giới thiệu
việc làm cho chị em có công việc và thu nhập ổn định, đồng thời đẩy mạnh
xuất khẩu lao động sang các nước. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, ý
thức phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng, tổ chức các hoạt
động dạy nghề, hỗ trợ vốn tạo việc làm cho chị em, hạn chế tình trạng phụ
nữ di cư đi tìm việc làm, kết hôn với người nước ngòa vì mục đính kinh tế ...
Hội nghị “vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài”
tại TP Hồ Chí Minh- tháng 9/2006. Hội nghị chỉ ra rằng: thực tế nhiều năm
qua đã có 180.000 người Việt Nam kết hôn với người ngoài quốc thuộc 60
quốc gia. Có trên 80% phụ nữ kết hôn chủ yếu Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc. Việc kết hôn ồ ạt theo trào lưu đã phát sinh nhiều hệ lụy xúc phạm
đến danh dự phụ nữ, xâm phạm hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói
chung.
Hội nghị “vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài”
tại văn phòng chính phủ - năm 2007.Hội nghị tập trung phân tích nguyên
nhân nhằm đưa ra giải pháp thực hiện đồng bộ, thống nhất trên cả nước,
giảm thiểu những rủi ro cho những phụ nữ. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan rà soát hệ thống biện pháp quản
lý… Đề xuất những giải pháp thực hiện hiệu quả các văn bản pháp lý về kết
hôn có yếu tố nước ngoài
8“Tọa đàm về cuộc sống của các cô dâu Việt tại Hàn Quốc”.
Một cuộc tọa đàm về cuộc sống của các cô dâu Việt tại Hàn Quốc
được Bộ ngoại giao Hàn Quốc tổ chức tại ChungChângBúc ngày 2/5/2008.
Đại sứ quán hai bên gặp các cô dâu Việt Nam giải đáp về thủ tục kết hôn,
nhập cảnh, đổi quốc tịch. Tính đến thời điểm buổi tọa đàm được tổ chức
khoảng 27.000 cô dâu Việt Nam đến Hàn Quốc, có hàng nghìn đám cưới
được tổ chức hàng năm.
Tọa đàm Quốc tế: "Hôn Nhân Xuyên Biên Giới Vùng Đông &
Đông Nam Á - Thực Trạng, Hội Nhập và Phát Triển”.
Ngày 6/8/2008, tại TP.HCM, Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ
đã ra mắt Mạng hôn nhân xuyên biên giới (XBG) châu Á (
network) bằng cuộc tọa đàm về Thực trạng - hội nhập và phát triển của hôn
nhân Việt có yếu tố nước ngoài, nhằm tìm ra giải pháp cho một cuộc sống
lứa đôi an toàn hạnh phúc và ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Tại cuộc tọa đàm Ths. Trần Hồng Vân đã báo cáo “Hôn nhân xuyên
biên giới Vùng Đông & Đông Nam Á – Thực trạng, hội nhập và phát triển”.
Báo cáo đã nêu lên thực trạng hôn nhân xuyên biên giới:
• Hiện nay còn tồn tại kết hôn giả, mạng lưới môi giới hôn nhân trái pháp
luật …là một vấn đề xã hội phức tạp gây hậu quả xấu dẫn đến nhiều cuộc
hôn nhân xuyên biên giới kém bền vững.
• Đã có rất nhiều các giải pháp hỗ trợ, quản lý hôn nhân XBG, nhưng chưa
có sự liên kết chung giữa các bên liên quan nên hiệu quả chưa cao.
Đặc trưng và hệ quả của hôn nhân xuyên biên giới vùng Đông & Đông Nam
Châu Á
• Hôn nhân giữa người Việt Nam với người Lào, Campuchia, Trung Quốc
đã và đang diễn ra nhưng hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức
nên chưa đánh giá được diễn biến của nó. Nếu nhìn dưới góc độ xã hội
thì những cuộc hôn nhân này tương đối ổn định, ít gây biến động xã hội
cho nơi đi và nơi đến.
Hôn nhân giữa người Việt Nam với người Đài Loan và người Hàn
Quốc (do có sự tác động của môi giới) đã gây nên biến động xã hội mạnh
mẽ. Sau đây chúng tôi chỉ nêu đặc trưng của hôn nhân Việt - Đài và hôn
nhân Việt – Hàn.
Tháng 7/2008 Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức hội
thảo: “Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng vấn đề hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài và công tác phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em”
tại Hải Phòng. Hội nghị đã nhận xét thời gian qua tình hình kết hôn với
người nước ngoài và buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam ngày càng gia
tăng, gây hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội. Toàn quốc hiện
9nay có 179.000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài nhiếu trường hợp bất
hợp pháp, nhiều phụ nữ bị buôn bán qua hình thức này.
Chiến lược “Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em thông qua
hình thức nghệ thuật” tại Cần Thơ, Hưng Phú, Cái Răng được tổ chức vào
tháng 11/2008: Xây dựng kịch bản các tiểu phẩm, sáng tác các bài ca, câu
hỏi giao lưu về phòng chống buôn bán trẻ em, phụ nữ tại địa phương và các
nơi lân cận thu hút đông đảo phụ nữ tham gia để nâng cao nhận thức về nguy
cơ của nạn buôn người, giúp người dân có ý thức cảnh giác bảo vệ gia đình,
bản thân trước những thủ đoạn tinh vi của bọn buôn người qua biên giới.
Hội nghị “sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 của ủy ban chỉ đạo Tây
Nam Bộ về tình hình xuất khẩu lao động và phụ nữ lấy chồng nước
ngoài”. Hội lao động thương binh xã hội đưa ra tại hội nghị số phụ nữ Việt
Nam lấy chồng nước ngoài tại khu vực Tây Nam Bộ Là 70.000, gấp 4 lần số
phụ nữ đi xuất khẩu lao động.
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã được một số nhà nghiên cứu
quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên số lượng không nhiều. Một số công trình
nghiên cứu được công bố trong thời gian gần đây như sau.
Công trình nghiên cứu “Hiện trạng hôn nhân Nhật – Việt ở tỉnh
Hyogo – Nhật Bản” _ Nguyễn Thu Hương, Văn Thị Thanh Nhàn
Nghiên cứu được thực hiện tại hai thành phố Kobe và Himeji thuộc
tỉnh Hyogo với phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, quan sát tham dự và
phỏng vấn sâu 12 trường hợp. Về hôn nhân xuyên quốc gia giữa người Việt
và người Nhật tại tỉnh Hyogo, nơi có cộng đồng người Việt Nam đông thứ 2
ở Nhật Bản
Kết quả nghiên cứu cho thấy
Người Việt đến cư trú tại Nhật Bản nói chung và tỉnh Hyogo nói riêng
có những thành phần sau:
o Du học sinh thuộc chế độ cũ sang du học tại Nhật vào khoảng thời
gian từ những năm 1960 đến đầu những năm 1970. Sau năm 1975,
hầu hết những du học sinh này tiếp tục ở lại Nhật Bản.
o Những người dân tị nạn lên thuyền rời Việt Nam vào trước và sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975.
o Những người đến Nhật theo diện đoàn tụ gia đình hợp pháp ODP,
đến Nhật vào những năm 80 tăng hơn 100 người mỗi năm cho đến
khi chương trình này