Đề tài Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Tại các nước công nghiệp phát triển, kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã đồng bộ và hoàn thiện, hàng năm diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng từ loại đất này sang loại đất khác thường không lớn và được thực hiện trong sự kiểm soát nghiêm ngặt theo quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về cơ cấu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất và vì vậy mà hàng năm việc chuyển mục đích sử dụng đất thường diễn ra ở tất cả các địa phương với diện tích đất chuyển mục đích khá lớn. Nhằm kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng đất như đã nêu trên, cần thiết phải tiến hành các phân tích và dự báo về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong từng năm và cho từng giai đoạn đối với từng địa phương, từng vùng cụ thể, trên cơ sở đó giúp Nhà nước chủ động trong việc chỉ đạo, tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước. Phân tích và dự báo diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. Các phân tích và dự báo trong thời gian qua đã hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, giúp lãnh đạo lựa chọn tương đối chính xác các giải pháp, chính sách khi cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của các vùng nói riêng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất đối với cấp vùng cũng như cả nước, chưa thống nhất được về cách tiếp cận phân tích và dự báo. Khi tiến hành dự báo, đặc biệt dự báo nhu cầu sử dụng đất dài hạn, thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành cung cấp, chưa có sự phân tích, tính toán mang tính độc lập của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất, nhất là chưa có công trình nghiên cứu nào trình bày tường tận các mối quan hệ qua lại cũng như sự ảnh hưởng, tương tác giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất. Thế nên, việc khảo cứu về mối quan hệ này nhằm rút ra những kết luận phục vụ việc đề xuất phương pháp tính nhu cầu diện tích sử dụng đất và diện tích đất chuyển mục đích sử dụng liên quan đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quy hoạch sử dụng đất của cả nước và từng vùng là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Vì vậy, “ Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” chính là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách nói trên. Mục tiêu của đề tài : làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất của Việt Nam trong những năm vừa qua, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp và tài liệu hướng dẫn cách xác định nhu cầu diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng gắn với các chỉ tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và cả nước . Nội dung nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa một số vấn đề chung ở khía cạnh lý thuyết về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất. - Phân tích mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất cả nước và các vùng từ 1995 đến 2005. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất; Dự báo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cả nước chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác đến năm 2020. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn xác định diện tích đất khi phải chuyển mục đích sử dụng áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng. Giới hạn của đề tài: Trong khuôn khổ của đề tài, các chỉ tiêu được giới hạn như sau: - Tăng trưởng được tính bằng số % tăng lên của GDP của năm sau so với năm trước. - Trong các yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ xem xét đến yếu tố tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được giới hạn ở mức thay đổi tỷ lệ % của các ngành (lĩnh vực) qua từng năm, xét trên chỉ tiêu cơ cấu GDP ngành trong tổng GDP. - Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong đề tài, diện tích đất chuyển mục đích sử dụng được giới hạn chỉ tính diện tích nhóm đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp. - Các chỉ tiêu đã nêu trên chỉ xem xét ở đối tượng cấp vùng và toàn quốc. Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài: - Phương pháp điều tra sơ cấp; - Phương pháp điều tra, phân tích thứ cấp; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp mô tả; - Phương pháp chuyên gia. Bố cục của báo cáo: Ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm các chương sau : - Chương 1: Tổng quan mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất; - Chương 2: Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng đất gắn với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chương 3: Hướng dẫn cách tính diện tích đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

doc105 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4888 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các nước công nghiệp phát triển, kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã đồng bộ và hoàn thiện, hàng năm diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng từ loại đất này sang loại đất khác thường không lớn và được thực hiện trong sự kiểm soát nghiêm ngặt theo quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về cơ cấu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất và vì vậy mà hàng năm việc chuyển mục đích sử dụng đất thường diễn ra ở tất cả các địa phương với diện tích đất chuyển mục đích khá lớn. Nhằm kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng đất như đã nêu trên, cần thiết phải tiến hành các phân tích và dự báo về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong từng năm và cho từng giai đoạn đối với từng địa phương, từng vùng cụ thể, trên cơ sở đó giúp Nhà nước chủ động trong việc chỉ đạo, tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước. Phân tích và dự báo diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. Các phân tích và dự báo trong thời gian qua đã hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, giúp lãnh đạo lựa chọn tương đối chính xác các giải pháp, chính sách khi cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của các vùng nói riêng. tuy nhiên, trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất đối với cấp vùng cũng như cả nước, chưa thống nhất được về cách tiếp cận phân tích và dự báo. Khi tiến hành dự báo, đặc biệt dự báo nhu cầu sử dụng đất dài hạn, thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành cung cấp, chưa có sự phân tích, tính toán mang tính độc lập của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất, nhất là chưa có công trình nghiên cứu nào trình bày tường tận các mối quan hệ qua lại cũng như sự ảnh hưởng, tương tác giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất. Thế nên, việc khảo cứu về mối quan hệ này nhằm rút ra những kết luận phục vụ việc đề xuất phương pháp tính nhu cầu diện tích sử dụng đất và diện tích đất chuyển mục đích sử dụng liên quan đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quy hoạch sử dụng đất của cả nước và từng vùng là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Vì vậy, “ Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” chính là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách nói trên. Mục tiêu của đề tài : làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất của Việt Nam trong những năm vừa qua, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp và tài liệu hướng dẫn cách xác định nhu cầu diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng gắn với các chỉ tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và cả nước . Nội dung nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa một số vấn đề chung ở khía cạnh lý thuyết về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất. - Phân tích mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất cả nước và các vùng từ 1995 đến 2005. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất; Dự báo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cả nước chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác đến năm 2020. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn xác định diện tích đất khi phải chuyển mục đích sử dụng áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng. Giới hạn của đề tài: Trong khuôn khổ của đề tài, các chỉ tiêu được giới hạn như sau: - Tăng trưởng được tính bằng số % tăng lên của GDP của năm sau so với năm trước. - Trong các yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ xem xét đến yếu tố tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được giới hạn ở mức thay đổi tỷ lệ % của các ngành (lĩnh vực) qua từng năm, xét trên chỉ tiêu cơ cấu GDP ngành trong tổng GDP. - Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong đề tài, diện tích đất chuyển mục đích sử dụng được giới hạn chỉ tính diện tích nhóm đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp. - Các chỉ tiêu đã nêu trên chỉ xem xét ở đối tượng cấp vùng và toàn quốc. Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài: - Phương pháp điều tra sơ cấp; - Phương pháp điều tra, phân tích thứ cấp; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp mô tả; - Phương pháp chuyên gia. Bố cục của báo cáo: Ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm các chương sau : - Chương 1: Tổng quan mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất; - Chương 2: Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng đất gắn với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chương 3: hướng dẫn cách tính diện tích đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Chương 1 TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của đối tượng và được hiểu như tập hợp của những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng), các ngành kinh tế quốc dân (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), các thành phần kinh tế - xã hội (quốc doanh, tập thể, cá thể...), các vùng kinh tế, hình thành mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng. cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà quan trọng là mối tác động qua lại về nội dung bên trong của hệ thống kinh tế. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa chúng với nhau và với toàn bộ hệ thống) trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định vào một khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của hệ thống kinh tế - xã hội. Cơ cấu phản ánh tính toàn vẹn, đồng bộ của hệ thống thông qua cấu trúc của hệ thống đó. Các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế phải luôn gắn bó hữu cơ với nhau, phụ thuộc và làm điều kiện cho nhau trong mối quan hệ nhân quả. Những mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế thể hiện ở trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, của chuyên môn hoá và hợp tác hoá, của sự trao đổi lao động với nhau dưới các hình thức nhất định. Cơ cấu kinh tế càng phức tạp (phát triển cả chiều rộng và chiều sâu) thì trình độ phát triển của phân công lao động xã hội càng cao. Từ góc độ phân công lao động xã hội và tổ chức sản xuất xã hội, người ta chia cơ cấu của nền kinh tế theo các loại chủ yếu (xem phụ lục 1- Sơ đồ cơ cấu của nền kinh tế). 1.1.1.1. Cơ cấu theo ngành Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế cả nước hay kinh tế của một vùng, lãnh thổ và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Sự vận động của các ngành kinh tế và mối quan hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Cơ cấu ngành kinh tế là xác định tỷ trọng giá trị của từng ngành kinh tế chiếm trong tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Để nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế, người ta vận dụng hai hệ thống phân ngành kinh tế: phân ngành kinh tế theo hệ thống "Sản xuất vật chất" (Material Production System - MPS) và hệ thống phân ngành theo "Hệ thống tài khoản quốc gia" (System of National Accounts - SNA). Trong hệ thống sản xuất vật chất các ngành kinh tế được phân thành hai khu vực: sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất vật chất là tổng hợp các ngành sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ đời sống con người, là nơi tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chủ yếu của đất nước. Khu vực không sản xuất là tổng hợp các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống con người, xã hội. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực chính: a) Khu vực I (Nông lâm ngư): Bao gồm những hoạt động khai thác sản phẩm từ tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản b) Khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng): Bao gồm những hoạt động khai thác và chế biến sản phẩm từ mỏ các loại, công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, nước, ga; xây dựng c) Khu vực III (Dịch vụ): Bao gồm những hoạt động dịch vụ : thương nghiệp, vận tải; bưu chính viễn thông; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, văn hóa, y tế, giáo dục, dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng… Theo cách phân loại trên thì khu vực I và II là khu vực sản xuất vật chất, còn khu vực III là khu vực không sản xuất vật chất. 1.1.1.2. Cơ cấu theo vùng - lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ là bố trí lãnh thổ của nền kinh tế, phản ánh thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. Cơ cấu này do điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên... quyết định. Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau mà hình thành cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ khác nhau và các vùng này đều có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong cùng một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất trong cả nước. Các bộ phận cơ cấu lãnh thổ gồm: a) Vùng kinh tế - xã hội (vùng lớn): Đối với một nước người ta thường phải chia lãnh thổ ra thành những vùng có quy mô lớn để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển. Ở Việt Nam, hệ thống vùng được đưa vào văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt nam (2001) bao gồm 6 vùng kinh tế - xã hội là: vùng trung du miền núi bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc trung bộ và duyên hải trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. b) Theo thành thị và nông thôn; c) Theo vùng phát triển và các vùng còn lại. 1.1.1.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế là tập hợp các thành phần kinh tế và mối quan hệ tương tác ổn định giữa chúng nhằm thực hiện cơ cấu ngành. Theo văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt nam (2006) hiện nay nước ta có các thành phần kinh tế sau: a) Kinh tế Nhà nước b) Kinh tế tập thể c) Kinh tế tư nhân d) Kinh tế tư bản Nhà nước d) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế đều được thừa nhận tồn tại khách quan, mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò, chức năng, tiềm năng, xu hướng phát triển khác nhau và trong quá trình hoạt động không biệt lập nhau mà gắn bó, đan xen thâm nhập lẫn nhau thông các mối quan hệ kinh tế vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất và các thành phần kinh tế đều có sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Để đánh giá cơ cấu kinh tế, phải xác định các thành phần tạo nên cơ cấu kinh tế và phân tích về mặt lượng của mỗi phần tử tạo nên cơ cấu kinh tế, phân tích về mặt chất lượng của cơ cấu kinh tế. Nhưng trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chỉ xem xét tới cơ cấu ngành kinh tế vì nó phản ánh tập trung nhất trình độ phân công lao động xã hội, là trục cốt lõi của nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu của nền kinh tế CƠ CẤU CỦA NỀN KINH TẾ Theo 3 khu vực nông lâm ngư, CN – XD, dịch vụ Theo nông nghiệp và phi nông nghiệp Theo sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất Theo ngành Theo vùng kinh tế - xã hội (vùng lớn) Theo vùng phát triển và vùng còn lại Theo thành thị - nông thôn Theo lãnh thổ Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế tư bản Nhà nước Kinh tế có vốn ĐT nước ngoài Theo thành phần kinh tế 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu theo ngành) Quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Như trên đã nêu, cơ cấu kinh tế là một tổng thể kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và thể hiện đầy đủ cả mặt định tính và định lượng, cả mặt chất lượng và số lượng phù hợp với mục tiêu xác định của nền kinh tế. Do vậy, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của cơ cấu kinh tế (cả số lượng và chất lượng) phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi nước trong từng thời kì. Yếu tố chất lượng của cơ cấu xác định vai trò, tầm quan trọng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành của cơ cấu nền kinh tế. Còn những chỉ tiêu số lượng thể hiện quan hệ tỉ lệ hình thành của cơ cấu phù hợp với chất lượng và cơ cấu nhất định. Những thay đổi về số lượng (tỉ lệ, tốc độ...) tạo ra những thay đổi về chất và hình thành sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Vì vậy, nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thay đổi ở mức độ nào đó chất lượng và số lượng (tương ứng với sự thay đổi chất lượng đó). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về quy mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh và đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát huy có hiệu quả các nguồn lực của lãnh thổ, mà trong giới hạn của đề tài này, là nguồn lực về tài nguyên đất. Mặt khác, bản thân sự tăng trưởng kinh tế do chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện hơn nữa cơ cấu sử dụng đất. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết đối với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Trong đề tài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được giới hạn ở mức xem xét thay đổi tỷ lệ % của các ngành (lĩnh vực) qua từng năm, xét trên chỉ tiêu cơ cấu GDP ngành trong tổng GDP. Để đánh giá cơ cấu kinh tế, đề tài sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP chung và tốc độ tăng trưởng GDP các ngành) hoặc tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành. 1.1.3. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định. Hiện nay ở Việt Nam, Tổng cục thống kê tính toán GDP theo 3 phương pháp : phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất. Bất kể GDP được tính theo phương pháp nào thì kết quả cuối cùng phải thỏa mãn điều kiện là chi tiêu, thu nhập và giá trị sản lượng của nền kinh tế phải bằng nhau. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là tổng thu nhập do công dân của một nước tạo ra. GNP khác GDP là nó bao gồm cả các khoản thu nhập do công dân của một nước tạo ra ở nước ngoài, nhưng không bao gồm những khoản thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra trong nước. Quan hệ giữa GNP và GDP như sau: trong GNP gồm GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập về các nhân tố sản xuất thuộc sở hữu trong nước ở nước ngoài và chi trả các nhân tố sản xuất thuộc sở hữu nước ngoài ở trong nước. Nếu tính GDP theo phương pháp chi tiêu, ta có công thức GDP = C + I + G + NX Trong đó: - C : Tiêu dùng cá nhân I : Tổng đầu tư trong nước G : Chi tiêu chính phủ NX : Xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ GNP = GDP + NFA Trong đó : - GDP : Tổng sản phẩm trong nước - NFA : Chênh lệch giữ thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra trong nước Các chỉ tiêu trên đều phản ánh kết quả chính của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng thực tế còn rất nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế rất khó hoặc không thể hiện rõ bằng tiền được, ví dụ như sự tổn hại do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi nói đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì phải nói đến chỉ tiêu có ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế (() Đề tài “ Quan hệ giữa tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 10 năm tới (2006-2015)” - Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ). Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Tăng trưởng kinh tế được tính bằng % thay đổi của mức sản lượng quốc dân. Để biểu thị tăng trưởng, người ta thường dùng mức tăng lên của GDP - tổng sản phẩm quốc nội hoặc GNP - tổng sản phẩm quốc dân. Mức tăng đó thường tính trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoặc là tính bình quân đầu người của từng thời kỳ so với thời kỳ trước đó. Gọi: t là năm; i là ký hiệu khu vực; g(t) là tốc độ tăng GDP cả nước năm t; g(i,t) là tốc độ tăng GDP ngành i năm t; DY(t) là GDP tăng thêm của cả nước trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến t; Y(t) là GDP cả nước năm t; DY(i,t) là GDP tăng thêm của ngành i trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến t; Y(i,t) là GDP ngành i năm t; Khi đó, tốc độ tăng GDP năm t bằng GDP tăng thêm trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến năm t chia cho GDP năm gốc, tức là: . 100% Công thức trên có thể viết gọn lại như sau: . 100% Trong đó, GDP tăng thêm của cả nước trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến năm t bằng tổng GDP tăng thêm của các ngành, tức là: GDP tăng thêm của các ngành i có thể phân tích thành tích số giữa tốc độ tăng GDP với GDP của các ngành ở năm gốc: Tổng hợp các quan hệ nêu trên, cho thấy quan hệ tốc độ tăng GDP cả nước liên hệ với các ngành như sau: Nếu đặt là cơ cấu GDP của ngành i năm t so với tổng GDP. Đặt là tốc độ tăng GDP của ngành i năm t. Quan hệ giữa tốc độ tăng GDP cả nước với cơ cấu GDP và tốc độ tăng GDP của các ngành có thể viết gọn lại như sau: Tóm lại, tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế bằng tổng gia quyền của tăng GDP ngành với quyền số là tỷ trọng GDP ngành ở năm gốc. Ý nghĩa của công thức trên cho thấy để xác định được cơ cấu kinh tế năm kế hoạch, phải xác định được tốc độ tăng GDP của từng ngành trước, sau đó xác định tỷ trọng của từng ngành trong năm kế hoạch. Như vậy, giữa cơ cấu kinh tế (cơ cấu các ngành kinh tế) với tốc độ tăng GDP chung và tốc độ tăng GDP từng ngành có mối quan hệ với nhau và tốc độ tăng GDP các ngành là yếu tố tiền định để xác định cơ cấu các ngành. Tốc độ tăng trưởng các ngành thay đổi sẽ kéo theo cơ cấu kinh tế thay đổi. Hay nói cách khác, dịch chuyển cơ cấu kinh tế là một trong những động cơ quyết định tốc độ tăng trưởng. Do vậy trong các phần sau, đề tài sử dụng chủ yếu là tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng các ngành để phân tích và tính toán. 1.1.4. Chuyển mục đích sử dụng đất Tại các nước phát triển đã hoàn thành công nghiệp hóa, nền kinh tế với các kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã định hình và tương đối ổn định, do vậy diện tích đất chuyển mục đích sử dụng không lớn. Đối với các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra cấp thiết hơn do nhu cầu cần thiết của sự phát triển kinh tế. Từ năm 1986 đến nay nước ta tiến hành công nghiệp hóa kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dịch cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và hàng năm diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng đất cũng khá lớn. Thực tế cho thấy, việc tăng diện tích nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tác động đến tăng giá trị sản xuất của các ngành, tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu xảy ra. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế như trên đã nêu, đều phụ thuộc vào đất đai. Nhất là khi phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì đất nông nghiệp sẽ bị tiêu hao dần bởi phải chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nhưng nếu chuyển quá nhiều, phá vỡ cân bằng thì cần phải khống chế một cách nghiêm ngặt quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, để việc chuyển mục đích sử dụng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaoCaoTongHop.doc
  • docBia.doc
  • docDanhSach.doc
  • docPhuLuc.doc
Luận văn liên quan