Trong lịch sửcác tưtưởng kinh tế, các nhà kinh tếhọc đã quan tâm
nghiên cứu những yếu tốtác động đến sựgia tăng sản lượng của nền kinh
tế. Từcác nhà kinh tếhọc cổ điển đến các nhà kinh tếhọc hiện đại đều
nhận thấy rằng đầu tưvà tích luỹvốn đầu tưlà một trong những nhân tố
quan trọng trong sản xuất. Ngày nay, vai trò của đầu tưngày càng được
khẳng định hơn khi nó góp phần đáng kểvào việc gia tăng năng lực sản
xuất, cung ứng dịch vụcho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh
tếvà chuyển giao công nghệ, từ đó tạo đà cho sựtăng trưởng và phát triển
kinh tếmột cách mạnh mẽ.
Nền kinh tếViệt Nam trong thời gian qua có những bước phát triển
vượt bậc, tăng trưởng khá cao và ổn định, mức sống người dân được cải
thiện rõ rệt, chất lượng cuộc sống được nâng cao Để có được những
thành tựu ấn tượng đó phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của đầu tư.
Với những chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư
trong và ngoài nước, Việt Nam đang nâng cao uy tín, vịthếcủa mình trên
trường quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã trởthành thành viên chính thức của
tổchức thương mại thếgiới WTO, đang trởthành điểm hấp dẫn đầu tưcủa
Châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tưthếgiới.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều bất cập trong việc sửdụng
vốn đầu tư đểtạo đà cho sựtăng trưởng và phát triển kinh tế, các mục tiêu
kinh tếxã hội đưa ra chưa thực sự đạt kết quảnhưmong muốn.
Đểlàm rõ vai trò của đầu tưvói tăng trưởng, phát triển kinh tế, đồng
thời tìm ra những mặt còn hạn chếtrong việc phát huy vai trò của đầu tư,
nhóm chúng em chọn đềtài: Dựa vào các lí thuyết kinh tếvà đầu tư, giải
thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
67 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 1 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Dựa vào các lí thuyết kinh tế
và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư
đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế.”
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 2 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử các tư tưởng kinh tế, các nhà kinh tế học đã quan tâm
nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự gia tăng sản lượng của nền kinh
tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển đến các nhà kinh tế học hiện đại đều
nhận thấy rằng đầu tư và tích luỹ vốn đầu tư là một trong những nhân tố
quan trọng trong sản xuất. Ngày nay, vai trò của đầu tư ngày càng được
khẳng định hơn khi nó góp phần đáng kể vào việc gia tăng năng lực sản
xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và chuyển giao công nghệ, từ đó tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế một cách mạnh mẽ.
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua có những bước phát triển
vượt bậc, tăng trưởng khá cao và ổn định, mức sống người dân được cải
thiện rõ rệt, chất lượng cuộc sống được nâng cao…Để có được những
thành tựu ấn tượng đó phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của đầu tư.
Với những chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư
trong và ngoài nước, Việt Nam đang nâng cao uy tín, vị thế của mình trên
trường quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
tổ chức thương mại thế giới WTO, đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư của
Châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều bất cập trong việc sử dụng
vốn đầu tư để tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, các mục tiêu
kinh tế xã hội đưa ra chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn.
Để làm rõ vai trò của đầu tư vói tăng trưởng, phát triển kinh tế, đồng
thời tìm ra những mặt còn hạn chế trong việc phát huy vai trò của đầu tư,
nhóm chúng em chọn đề tài: Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải
thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Từ Quang
Phương, chúng em đã cố gắng hoàn thành bài viết này. Do giới hạn về kinh
nghiệm, kiến thức, tài liệu, và tính phức tạp của đề tài, bài viết của chúng
em còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý thẳng thắn, nhiệt tình
của thầy cô và các bạn để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 3 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ
VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI.
1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm về đầu tư, ở mỗi góc độ ta có một khái niệm, một
cách hiểu về đầu tư, cụ thể như sau:
Trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để
chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và thu lời
Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hy sinh mức tiêu dùng hiện tại để
thu về một mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Đầu tư là việc sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương
lai
Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đật được các kết quả
lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải chịu đựng
khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là
sức lao động và trí tuệ
Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính
( tiền vốn ), tài sản vật chất ( nhà máy, đường sá. bệnh viện, trường học..),
tài sản trí tuệ ( trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật..)
và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn
trong nền sản xuất xã hội
2. Phân loại đầu tư
Hoạt động đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Bốn tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
2.1. Theo mối quan hệ của chủ đầu tư với đối tượng đầu tư:
Theo tiêu thức này đầu tư được chia làm hai loại là đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp
* Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn không
trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các
kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức trung gian để đầu tư
phát triển. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ
không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các
nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội; là việc các cá nhân, các tổ chức
mua các chứng chỉ có giá cổ phiếu, trái phiếu… để hưởng lợi tức ( gọi là
đầu tư tài chính ). Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư
phát triển.
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 4 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
* Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả
đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới ( cả
về lượng và chất ). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp
chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện
đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch. Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi
người trong nước và cả người nước ngoài, được thực hiện ở nước sở tại và
cả nước ngoài. Do vậy,việc cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào và
việc coi trọng cả hai luồng vốn này là hết sức cần thiết.
Chính sự điều tiết của bản thân thị trường và các chính sách khuyến
khích đầu tư của Nhà nước sẽ hướng việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư
theo định hướng của nhà nứơc, từ đó tạo nên được một cơ cấu đầu tư phục
vụ cho việc hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý.
2.2 Theo bản chất của đầu tư
Theo bản chất của đầu tư, đầu tư được chia làm hai loại: đầu tư tài
chính và đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho
người vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi
tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới của nền kinh tế mà chỉ làm
tăng tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư.
Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là
việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng
thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhà xưởng, thiết bị..) và tài sản trí
tuệ( tri thức, kỹ năng..), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì
mục tiêu phát triển
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới của nền
kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng
vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền linh tế mỗi
quốc gia.
2.3 Theo nguồn vốn
Đầu tư dưới góc độ nguồn vốn được phân thành hai loại : nguồn vốn
đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư trong nước: Là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế
bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất
của xã hội.
Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và
nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 5 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá
nhân , các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có
thể huy động và quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Các nguồn vốn nước ngoài chính :
Tài trợ phát triển chính thức ( ODF ) : Nguồn này gồm Viện trợ phát
triển chính thức ( ODA ) và các hình thức tài trợ khác
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
2.4 Theo cấp quản lý
Theo tiêu thức này thì đầu tư được chia thành đầu tư theo các dự án
quan trọng quốc gia , dự án nhóm A, B, C
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do
Thủ tướng chính phủ quyết định, nhóm B, C do bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định.
II. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Khái niệm
Ngày nay các quốc gia độc lập, có chủ quyền đều đề ra những mục
tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Tuy có những khía cạnh
khác nhau nhất định trong quan niệm nhưng nói chung, sự tiến bộ trong
một giai đoạn nào đó của một nước thường được đánh giá trên hai mặt: sự
gia tăng về kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội. Trên thực tế người ta
thường dùng hai thuật ngữ: tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế để
phản ánh sự tiến bộ đó.
Hai thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế nhiều lúc được
sử dụng thay thế cho nhau trong một nội dung của một phạm vi nhất định
nào đó. Song giữa chúng có sự khác nhau cơ bản.
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về
qui mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhẩt định ( thường
là một năm ).
Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế tạo ra.
Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau gọi
là tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất thể
hiện việc mở rộng sản lượng quốc gia của một nước( sự tăng lên của Tổng
sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội..). Cách thứ hai thể hiện sự
tăng trưởng mức sống của một quốc gia ( sự tăng lên của Tổng sản phẩm
quốc dân trên đầu người, tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người..)
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 6 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Khác với tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bao hàm nhiều ý nghĩa
rộng hơn.
Phát triển kinh tế là một qúa trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời gian nhất định
Phát triển kinh tế bao gồm tăng về qui mô sản lượng ( tăng trưởng
kinh tế ), sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội.
Khái niệm trên về kinh tế phát triển bao hàm các vấn đề cơ bản như
sau:
Thứ nhất là mức độ gia tăng mở rộng sản lượng quốc gia và sự tăng
mức sản xuất, mức sống của quốc gia trong một thời gian nhất định.
Thứ hai là mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia. Trong đó
quan trọng nhất là tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản lượng quốc dân.
Mức độ tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân càng
cao thể hiện mức phát triển càng cao.
Thứ ba là sự tiến bộ về cơ cấu xã hội, đời sống xã hội, mức độ gia
tăng thu nhập thực tế của người dân, mức độ công bằng xã hội của quốc
gia.
Các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế thường phải trải qua
các giai đoạn bắt đầu tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau đó chững lại, dân số
tăng làm thay đổi cơ cấu tuổi dân cư trong nước. Các xu hướng tiêu dùng
trong nước cũng thay đổi hẳn. Số tiền thu nhập không tiêu dùng hết vào
nhu cầu thiết yếu mà có xu hướng tiến lên sử dụng các hàng hoá lâu bền,
các dịch vụ và nghỉ ngơi. Then chốt của sự phát triểtn kinh tế ở đây là
người dân nước đó phải là thành viên chủ yếu của sự thay đổi cơ cấu.
2. Một số chỉ tiêu đánh giá
2.1. Một số thước đo của sự tăng trưởng
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP)
Theo David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, tổng sản phẩm
quốc nội đo lường sản lượng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất nằm
trong nền kinh tế quốc nội bất kể ai là chủ sở hữu các yếu tố đó.
Nói cách khác, tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị sản phẩm vật
chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định ( thường là một
năm ).
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản : từ sản xuất, tiêu dùng và
phân phối.
Về phương diện sản xuất, GDP được xác định bằng toàn bộ giá trị gia
tăng của các ngành, các khu vực sản xuất dịch vụ trong cả nước.
VA= GO – IC
Trong đó:
VA là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 7 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
GO là tổng giá trị sản xuất
IC la chi phí trung gian
Về phương diện tiêu dùng, GDP biểu hiện bằng toàn bộ hàng hoá dịch
vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trong lãnh
thổ quốc gia hàng năm.
GDP ( tiêu dùng ) = C + G + I + ( X- M )
Trong đó:
C: Các khoản tiêu dùng của hộ gia đình
G: Các khoản chi tiêu của chính phủ
I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
X –M: Xuất khẩu ròng trong năm
Do tính GDP theo giá hiện hành của thị trường, nó đã bao
gồm thuế gián thu ( Te ), cho nên GDP tính theo giá thị trường sẽ chênh
lệch với GDP tính theo chi phí các yếu tố sản xuất một lượng giá trị, đó là
thuế gián thu
GDP ( sản xuất ) = GDP ( tiêu dùng ) – Te
Về phương diện thu nhập, GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình,
các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng.
GDP ( thu nhập ) = Cp + Ip + T
Trong đó :
Cp: Các khoản các hộ giađình được quyền tiêu dùng
Sp: Các khoản các doanh nghiệp tiết kiệm dùng để đầu tư ( Sp = Ip )
T: Chi tiêu của Nhà nước từ nguồn thuế.
Các cách tiếp cận trên sẽ cho GDP kết qủa bằng nhau. Nhưng thực tế
có những chênh lệch nhất định do sai sót từ các thông số, thống kê hoặc
tính toán.
2.1.2. Tổng thu nhập quốc dân ( GNI )
Đây là thước đo xuất hiện trong bảng SNA ( hệ thống tài sản quốc gia )
năm 1993 thay cho thước đo GNP. Về nội dung thì GNI & GNP là giống
nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập
chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như GNP.
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do
công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định (
thường là một năm ).
Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại
thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển
ra nước ngoài.
Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và
được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 8 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Trong đó:
Chênh lệch thu nhập = Thu nhập lợi tức - Chi trả lợi tức
nhân tố với nhân tố từ nhân tố ra
nước ngoài nước ngoài nước ngoài
Sự khác nhau giữa GDP & GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố
với nước ngoài. Ở các nước đang phát triển thi GNI thường nhỏ hơn GDP
vì thông thường phần chênh lệch này mang giá trị âm.
2.1.3. Thu nhập bình quân đầu người
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP & GNI còn được sử
dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia
( GDP/ người, GNI/ người ).
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân
số. Qui mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo
quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.
2.2. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế
2.2.1. Chỉ số cơ cấu ngành
Chỉ số cơ cấu ngành là chỉ số phản ánh tỷ lệ của các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP.
Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều
có sự chuyển đổi, và quy luật của sự phát triển là tỷ lệ ngành công nghiệp
và dịch vụ trong GDP càng cao thì tỷ lệ ngành nông nghiệp trong GDP
càng giảm. Tỷ lệ ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP càng cao thể
hiện nền kinh tế càng phát triển
2.2.2. Chỉ số cơ cấu xuất nhập khẩu
Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng các tỷ lệ:
Tỷ lệ giá trị xuất khẩu / GDP.
Tỷ lệ giá trị xuất khẩu / giá trị nhập khẩu
Tỷ lệ giá trị hàng công nghiệp trong xuất khẩu
Tỷ lệ giá trị máy móc và nguyên vật liệu trong tổng giá trị nhập khẩu
Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP (
thu nhập ròng X – M ) và các tỷ lệ trên ngày càng cao
2.2.3. Chỉ số tiết kiệm - đầu tư
Tỷ lệ tiết kiệm - đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân ( GNP ) hay
trong tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) thể hiện khả năng về tăng trưởng và
phát triển kinh tế của quốc gia.
Trên thế giới mỗi nước có một tỷ lệ tiết kiệm và một lượng kim ngạch
dự trữ khác nhau. những nước có tỷ lệ đầu tư cao ( từ 20- 30% GDP )
thường là các nước có mức tăng trưởng cao.
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 9 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
2.3. Đánh giá sự phát triển xã hội
Các chỉ số về xã hội biểu hiện sự tiến bộ xã hội do tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ của con người.
2.3.1. Mức tăng dân số hàng năm
Mức tăng dân số liên quan đến thu nhập bình quân trên đầu người của
nền kinh tế quốc gia. Sự tăng dân số cao, sự bùng nổ dân số của các nước
kém phát triển làm cho các nước này ngày càng nghèo đói thêm.
Mức tăng dân số hàng năm còn liên quan đến mật độ dân số đó là :
Tổng dân số quốc gia / tổng diện tích quốc gia
Tổng dân số quốc gia / tổng diện tích đất canh tác
Mức tăng dân số càng nhỏ các thể hiện mức phát triển của quốc gia
càng cao.
2.3.2. Số calo bình quân trên đầu người
Số calo bình quân trên đầu người ( calo / người / ngày ) là chỉ tiêu thể
hiện mức sống, mức nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người được
qui đổi thành đơn vị năng lực cần thiết cho con người là calo
Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên thì số calo bình quân
trên đầu ngời cũng tăng lên
Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, thể hiện
một nền kinh tế giả quyết được nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm ở
mức nào ? Còn đối với các nước đã phát triển vì mức sống cao nên chỉ tiêu
này không còn ý nghĩa nữa.
2.3.3. Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị
Quy luật nền kinh tế - xã hội của quốc gia càng phát triển thì dân số và
lao động ở thành thị ngày càng tăng lên và ở nông thôn ngày càng giảm đi.
Tỷ lệ dân số sống ở thành thị tăng lên theo mức thu nhập bình quân
đầu người tăng lên.
Sự tăng dân số và lao động ở thành thị nói lên sự văn minh trong đời
sống của nhân dân, sự phát triển kinh tê- xã hội của một nước
2.3.4. Chỉ số phát triển con người ( HDI )
Chỉ tiêu này kết hợp ba yếu tố là tuổi thọ bình quân được phản ánh
bằng số năm sống, trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ người
lớn biết chữ và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi, mức thu nhập bình quân trên đầu
người tính theo sức mua tương đương . HDI được tính theo phương pháp
chỉ số và nhận giá trị trong khoang 0 và 1. Quốc gia nào có HDI càng gần 1
thì được đánh giá là càng phát triển cao.
GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhóm 2 10 Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ
1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế.
1.1. Lí thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển.
Trong lịch sử các tư tưởng kinh tế, đầu tư và tích luỹ vốn cho đầu tư
ngày càng được xem là một nhân tố quan trọng cho sản xuất, cho việc gia
tăng năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế, từ đó tạo đà
cho sự tăng trưởng.
Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith trong cuốn “Của cải
của các dân tộc” đã cho rằng vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của số
lao động hữu dụng và hiệu quả. Việc tích tụ vốn đầu tư sẽ cho phép dân số
và lực lượng lao động gia tăng, cung cấp những người lao động với trang
thiết bị tốt hơn và quan trọng hơn là có thể tạo ra phân công lao động một
cách rộng rãi hơn. Chỉ có như vậy mới làm tăng tổng sản lượng toàn xã hội
và sản lượng bình quân mỗi lao động, tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế.
Còn theo David Ricardo ông cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế
quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của sự tăng trưởng là đất đai, lao động,
và vốn. Trong ba yếu tố kể trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, song
đất đai cũng chính là giới hạn của sự tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông
nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực