Tỉnh Sơn La đã trải qua gần 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, 15 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1991 – 2005. Nhất là những năm gần đây thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005), bên cạnh những thuận lợi, Sơn La phải đối mặt với những khó khăn thách thức bất lợi như sự biến động của cơ chế thị trường, nhất là khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực của tỉnh và do thiên tai hạn hán, lũ quét, sạt lở đất Với tinh thần kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm của những năm đổi mới Sơn La liên tục được giữ vững ổn định về kinh tế chính trị, phát triển về kinh tế – xã hội nhất là duy trì tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và bền vững được thể hiện ở các nội dung như sau:
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm chuyên gia
Chuyên đề số 1
Dự án thí điểm xây dựng chương trình Nghị sự 21 tỉnh Sơn La.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sơn La, ngày tháng 7 năm 2005
Báo cáo
Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Tỉnh Sơn La đã trải qua gần 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, 15 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1991 – 2005. Nhất là những năm gần đây thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005), bên cạnh những thuận lợi, Sơn La phải đối mặt với những khó khăn thách thức bất lợi như sự biến động của cơ chế thị trường, nhất là khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực của tỉnh và do thiên tai hạn hán, lũ quét, sạt lở đất…Với tinh thần kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm của những năm đổi mới Sơn La liên tục được giữ vững ổn định về kinh tế chính trị, phát triển về kinh tế – xã hội nhất là duy trì tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và bền vững được thể hiện ở các nội dung như sau:
Phần i
Đánh giá hiện trạng
I. Thực trạng về sự tăng trưởng phát triển kinh tế: Đánh giá sự phát triển kinh tế 5 năm (2001 – 2005).
1. Tốc độ tăng trưởng GDP .
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2004 đạt 1.835.660 triệu đồng (giá 1994), tăng 1,5 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh năm 2004 đạt 14,21%.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm thời kỳ 2001 - 2004 là: 10,6%/năm (cả nước là 7,05%/năm). Năm 2005 phấn đấu đạt 16% (bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,65%/năm). Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của khối ngành công nghiệp - xây dựng, giai đoạn 2001 – 2005 bình quân ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng 27,2%/năm. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 42,59%, một mức tăng trưởng rất cao, năm 2005 ước đạt 32,42%.
Biểu 3. Tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 2000 - 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2004
Ư 2005
Nhịp độ tăng trưởng
(2001-2005)
GDP (giá 94)
Tr.đ
1.226.266
1.835.660
2.129.400
11,65
- NN
Tr.đ
760.212
919.670
975.000
5,1
- CN+XD
Tr.đ
129.314
325.700
431.300
27,2
- Dịch vụ
Tr.đ
336.740
509.290
975.000
16,5
GDP (giá hh)
Tr.đ
1.837.352
3.428.420
4.142.800
Cơ cấu:
%
100
100
100
- NN
%
60,96
47,99
45
- CN+XD
%
9,49
17,51
19
- Dịch vụ
%
29,55
34,5
36
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La.
Giá trị gia tăng nông-lâm nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2001-2004 tăng bình quân 4,85%/năm. Năm 2005 ước tăng 6,01%, tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 ước đạt 5,1%/năm.
Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng, thời kỳ 2001-2004 tăng bình quân xấp xỉ 25,95%/năm, cao gấp xấp xỉ 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của nền kinh tế. Năm 2005 ước tăng 32,42%, bình quân tăng giai đoạn 2001 - 2005 ước tăng 27,2%/năm.
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2001-2004 tăng trưởng bình quân 15,07%/năm, cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP toàn tỉnh. Năm 2005 ước thực hiện tăng 22,49%, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 ước tăng 16,5%/năm. Trong 3 khối ngành thì ngành dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định nhất. Năm 2004 tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 3.428,4 tỷ đồng (giá hiện hành).
Ước thực hiện năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,0%; cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 45,0%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 19%; ngành Dịch vụ chiếm 36%.
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Sơn La giai đoạn 2001 - 2005 cao hơn giai đoạn trước, phù hợp với xu thế phát triển của cả nước nói chung và của cả vùng Tây Bắc nói riêng. Nền kinh tế của tỉnh những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, năm sau đều cao hơn năm trước, trong đó khối dịch vụ tăng khá, khối công nghiệp và xây dựng tăng mạnh.
2. GDP bình quân đầu người
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định nên GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt 2.202.878 đồng/người (142 USD), năm 2004 đạt 3.516.000 đồng/người (225 USD-giá hiện hành).
So với GDP bình quân đầu người cả nước tương ứng các năm là 398 USD (năm 2000) và 545 USD (năm 2004) thì Sơn La vẫn còn thua kém nhiều (khoảng xấp xỉ 40% bình quân cả nước), xu hướng tăng nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách là chưa rõ và chưa vững. Năm 2004, GDP bình quân đầu người cả nước đạt 545 USD. Như vậy năm 2004, GDP bình quân đầu người của Sơn La chỉ xấp xỉ bằng 41,5% GDP bình quân cả nước. Năm 2005 phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tỉnh Sơn La đạt 4.150.000 đồng (khoảng 258 USD). Mặc dù so với cả nước, GDP toàn tỉnh vẫn còn thấp song đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn dân cư trong Tỉnh vẫn còn lớn và có nguy cơ doãng ra. ở các xã đặc biệt khó khăn (chiếm khoản 35% dân số toàn tỉnh), mức thu bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 1.000.000 đồng - 1.200.000 đồng/năm, chỉ bằng khoảng trên 30% mức thu nhập bình quân toàn Tỉnh. Như vậy, 35% dân số Tỉnh ở các xã đặc biệt khó khăn chỉ nắm giữ xấp xỉ 14% thu nhập của tỉnh, 65% dân số còn lại nắm giữ trên 86% thu nhập toàn tỉnh.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP toàn tỉnh tăng dần, đồng thời tỷ trọng nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm xuống.
- Nông - Lâm nghiệp, Thuỷ sản: Thời kỳ 2000-2004 GDP ngành nông – lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4,87%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Vì vậy, tỷ trọng GDP của ngành giảm từ 60,96% (năm 2000) xuống 47,99% năm 2004; Ước thực hiện năm 2005 giảm còn 45%, tuy nhiên giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng đều.
- Công nghiệp - xây dựng: Thời kỳ 2001 – 2004, ngành công nghiệp – xây dựng có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao nên tỷ trọng GDP của ngành tăng từ 9,49% (năm 2000) lên 17,51% năm 2004, ước thực hiện năm 2005 tăng lên 19%.
- Dịch vụ: Thời kỳ 2001 - 2004 tăng bình quân 15,07%/năm. Với đà tăng trưởng đó, tỷ trọng GDP ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh vẫn tăng đều qua hàng năm, tăng từ 18,75% (năm 1995) lên 29,55% (năm 2000) và đạt 34,5% năm 2004, năm 2005 ước tăng lên 36%.
Số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tuy vậy ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng không vững chắc và còn rất thấp, dịch vụ và các ngành khác tăng nhanh hơn.
4. Kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu.
4.1. Xuất nhập khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2000 đạt 3,103 triệu USD, năm 2004 đạt 11 triệu USD, năm 2005 ước đạt 14 triệu USD, giai đoạn 2001 - 2004 tăng bình quân năm 41,55%/năm, ước giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 38,6%/năm. Xu hướng tăng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2001 – 2005 diễn ra đều đặn và tương đối rõ trong tất cả các năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đường kết tinh, cà phê, chè, ngô hạt.
Hàng hoá nhập khẩu đã thay đổi dần cơ cấu, từ năm 2000 trở lại đây hàng hoá nhập khẩu phong phú, ngoài một số mặt hàng tiêu dùng còn nhập các thiết bị dây chuyền sản xuất đồng bộ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, phương tiện vận tải chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm. Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 1995 là 3,464 triệu USD đến năm 2000 giảm xuống còn 2,15 triệu USD, năm 2004 đạt 4,5 triệu USD; giai đoạn 2000 - 2004 tăng bình quân 20,25%/năm song mức tăng giảm là không đều. Năm 2005 ước đạt khoảng 5,0 triệu USD.
Năm 2005 giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của tỉnh Sơn La đạt xấp xỉ 14,02 USD/người/năm, giá trị nhập khẩu bình quân đạt xấp xỉ 5 USD/người.
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu qua các năm biến động mạnh, tăng giảm không đều. Năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 6,6 triệu USD, đã giảm xuống còn 4,8 triệu USD vào năm 2002 và tăng lên 15,5 triệu USD năm 2004. Tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu/GDP (tính theo giá hiện hành) đạt thấp: đạt 4,7% năm 1995, giảm xuống 2,7% năm 2000 và và tăng lên 6,9% năm 2004, chứng tỏ "độ mở" của nền kinh tế tỉnh Sơn La là rất thấp và thiếu ổn định.
Biểu 4. Kết quả xuất nhập khẩu 1995 – 2004
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu
2000
2004
Ư 2005
I. Xuất khẩu
3.103
11.000
14.000
Trung ương xuất khẩu trực tiếp
20
Địa phương xuất khẩu trực tiếp
349
Uỷ thác xuất khẩu
2.734
II. Nhập khẩu
355
4500
5.000
Trung ương nhập khẩu trực tiếp
205
Địa phương nhập khẩu trực tiếp
130
Uỷ thác nhập khẩu
-
Đầu tư nước ngoài
-
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La.
4.2. Các hoạt động khác
Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt động kinh tế đối ngoại khác cũng được Tỉnh quan tâm phát triển.
Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được Tỉnh coi trọng nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tính đến hết tháng 6 năm 2005, toàn tỉnh thu hút được 5 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 25,07 triệu USD. Trong số đó, đã có một số dự án thực hiện với tổng vốn đầu tư 10,63 triệu USD.
Trên địa bàn Tỉnh cũng có một số dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng khả năng tiếp cận của nhân dân đối với các dịch vụ xã hội,.. Điển hình là Dự án xóa đói giảm nghèo.
Hoạt động du lịch quốc tế cũng được coi trọng, đặc biệt là dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Khách du lịch quốc tế đã tăng từ 1821 khách du lịch năm 1995 lên 5.378 khách du lịch năm 2000 và đạt 11.500 khách du lịch quốc tế năm 2004. Lượng khách du lịch quốc tế lớn góp phần tăng thu ngoại tệ, giao lưu văn hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Là Tỉnh biên giới, có chung đường biên giới với Nước CHDCND Lào nên quan hệ hữu nghị giữa Tỉnh với các Tỉnh phía Bắc Lào cũng được đẩy mạnh, nâng cao về tầm và chất lượng, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân 2 Nước, 2 Dân tộc. Quan hệ hợp tác với các Tổ chức quốc tế cũng được cải thiện đáng kể.
5. Đầu tư phát triển
Trong 4 năm 2001 – 2004, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Sơn La đạt 9.088 tỷ đồng (giá hiện hành), cao hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư 5 năm 1996 – 2000. Ba lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là nông lâm nghiệp, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.
Tổng vốn đầu tư so với GDP tăng đáng kể. Năm 2000, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (tính theo giá hiện hành) đạt 37,8%, và đạt mức 142,8% năm 2005. Mức đầu tư bình quân đầu người năm 2004 của Tỉnh cũng đã tăng lên và đạt mức 3,056 triệu đồng/người, bằng 79% mức đầu tư bình quân đầu người của cả nước, năm 2005 ước đạt 5,93 triệu đồng/người.
Năm 2004, tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng đột biến đạt 4.574,5 tỷ đồng, gấp 2 lần tổng vốn đầu tư năm 2003. Việc tăng đột biến này chủ yếu nhờ vào việc thực hiện các dự án đầu tư các công trình chuẩn bị thi công thuỷ điện Sơn La, năm 2005 ước đạt 5.916 tỷ đồng.
Dự báo trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 15.000 tỷ đồng tăng gấp nhiều lần so với 5 năm trước (1996-2000) và sẽ còn tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2006 – 2010. Tổng mức đầu tư có thể tăng rất cao để làm đường giao thông, xây dựng nhà máy xi măng, di dân, xây dựng các công trình phụ trợ khác, đây là yếu tố chính làm cho nền kinh tế tỉnh tăng trưởng cao trong những năm tới.
Thu, chi ngân sách
Năm 2004 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.360 tỷ đồng tăng gấp 2,16 lần so với năm 2000, trong đó thu tại địa phương 220 tỷ đồng (chiếm 16,7% tổng thu NS), trợ cấp của TW khoảng 1.119,8 tỷ đồng (82,32%). Điều này chứng tỏ sản xuất hàng hoá trong tỉnh đã từng bước phát triển, thị trường được mở rộng. Tuy nhiên, trong tổng nguồn thu thì thu từ Trợ cấp của Trung ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển của tỉnh. Năm 2005, thu ngân sách tại địa phương ước đạt 245 tỷ đồng, tăng 11,36% so với năm 2004. Trợ cấp của Ngân sách Trung ương chiếm đến 82,4% tổng thu ngân sách. Nhìn chung vấn đề thu ngân sách trên địa bàn còn thấp so với khả năng, cần có biện pháp quản lý tốt để tăng nguồn thu ngân sách địa phương.
Thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng khá qua các năm:
Biểu 5. Kết quả thu chi ngân sánh
Đơn vị: Triệu đồng
2000
2004
Ư 2005
Tổng thu
630.057
1.360.300
1.819.000
Chỉ số phát triển về thu(%)
216,5
96,4
I. Thu từ kinh tế TW trên địa bàn
50.971
88.000
75.000
II. Thu từ kinh tế địa phương
60.690
132.000
145.000
III. Thu từ k/v kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
23
100
100
IV. Thu kết dư năm trước
12.408
188.657
30
V. Trợ cấp từ TW
501.307
1.120.000
1.394.000
VI. Thu viện trợ
1.239
VII. Thu được để lại chi qua NSNN
3.419
VIII. Thu từ các nguồn vốn vay
-
30.000
30.000
Tổng chi
602.004
1.345.000
1.819.000
Chỉ số phát triển về chi (%)
230,4
137,5
I. Chi đầu tư và phát triển
167.431
404.362
Tr.đó: Chi đầu tư XDCB
101.975
117.622
150.000
II. Chi thường xuyên
434.573
834.690
1. Chi quản lý hành chính
69.517
150.000
2. Chi sự nghiệp kinh tế
36.187
80.000
3. Chi sự ngiệp xã hội
271.093
410.000
- Giáo dục
181.633
100.295
- Y tế
30.613
60.427
- Chi bảo đảm xã hội
6.705
54.588
4. Chi thường xuyên khác
57.677
194.690
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn la
Tổng chi ngân sách qua các năm đều tăng. Năm 2004 tổng chi ngân sách đạt 1.345 tỷ đồng, cao gấp trên 2,23 lần so với năm 2000 nhưng giảm so với chi năm 2003. Nguyên nhân tăng đột biến chi ngân sách năm 2003 là tăng chi quản lý hành chính. Mặt khác, chi thường xuyên tăng nhanh hơn chi đầu tư phát triển do tăng chi cho các sự nghiệp giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo năm 2003, cao gấp 2 lần và chiếm tới 26,9% tổng chi ngân sách, chi cho sự nghiệp y tế cao gấp 2,3 lần năm 2000.
Tuy nhiên qua cân đối cho thấy, thu ngân sách từ kinh tế địa phương so với chi thường xuyên là rất thấp, năm 2000 đạt gần 14%, năm 2004 cũng chỉ đạt 16,36%. Chi ngân sách của Tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp từ trung ương.
Qua số liệu thu chi ngân sách trên cho thấy Sơn La còn là một tỉnh nghèo, thu từ kinh tế địa phương không đủ chi thường xuyên, không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, hàng năm Trung ương còn phải trợ cấp, năm ít như năm 1995 cũng đến 218 tỷ đồng, năm nhiều lên tới 1.119,8 tỷ đồng (năm 2004). Ước trợ cấp từ Trung ương cho tỉnh Sơn La năm 2005 khoảng 1.394 tỷ đồng.
II. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản
1. Nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp Tỉnh Sơn La đã có sự phát triển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, xác định được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từng bước hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ gắn với chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông, coi trọng vai trò kinh tế hộ tự chủ, ổn định sắp xếp lại dân cư, phát triển mạnh kinh tế trang trại... là những biện pháp có tác động tích cực trong thời gian vừa qua.
Biểu 6. Kết quả sản xuất nông nghiệp
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2004
Ư 2005
GTSX nông nghiệp (giá hiện hành)
Triệu đ.
1.073.398
1.679.630
2.095,74
Tr. đó: - Tr. Trọt
Triệu đ.
866.555
1.277.050
- Chăn nuôi
Triệu đ.
200.262
390.350
- Dịch vụ
Triệu đ.
6.581
12.230
GTSX nông nghiệp (giá so sánh 1994)
Triệu đ.
792.184
1.028.360
1.175,2
1. Lương thực có hạt
Tấn
243.895
352.540
350.000
Lúa: Diện tích
Ha
41.537
38.951
36.095
Sản lượng
Tấn
108.117
133.946
130.000
Ngô: Diện tích
Ha
51.645
68.209
60.700
Sản lượng
Tấn
135.775
218.583
222.000
2. Các sản phẩm khác
Đậu tương: Diện tích
Ha
9.484
13.253
14.000
Sản lượng
Tấn
9.480
14.773
14.800
Chè: Diện tích
Ha
2.246
3.957
4.460
Sản lượng
Tấn
10.758
16.406
16.000
Cà phê: Diện tích
Ha
3.862
2.649
2.900
Sản lượng
Tấn
377
2122
2.028
Bông: Diện tích
Ha
1.132
2.920
3.000
Sản lượng
Tấn
539
3.000
3.200
Mía: Diện tích
Ha
3.742
3.625
3.500
Sản lượng
Tấn
136.574
164.728
180.000
Cây ăn quả: Diện tích
Ha
18.680
24.981
25.900
Sản lượng
Tấn
41.046
55.000
60.000
Dâu tằm: Diện tích
Ha
490
410
473
Sản lượng
Tấn
148
125
250
Nguồn: Niên giám thống kê 2003, Báo cáo kinh tế – xã hội 4 năm (Cục Thống kê).
Sản lượng: Chè: Chè búp tươi, Cà phê: cà phê nhân, Mía: mía cây
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm, năm sau đều cao hơn năm trước, năm 2000 đạt 1.073 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1637,8 tỷ đồng (giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp đạt khá, giai đoạn 2000 – 2004 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 6,7%/năm.
+ Về cơ cấu: Trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu, chiếm tỷ trọng 80,7% năm 2002 và ở mức 76,03% năm 2004 trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tỷ trọng của trồng trọt còn cao thể hiện ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn rất lạc hậu, đời sống đại bộ phận nhân dân còn thấp. Ngành chăn nuôi tuy có chuyển biến song còn chậm, lại có xu hướng giảm xuống trong 2 năm 2002 và 2003 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, giảm từ 25% năm 1995 xuống 18,7% năm 2000 và ở mức 18 – 19% trong hai năm 2002 và 2003. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2004 đạt 23,18% - một mức tăng đáng kể. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp quá nhỏ bé chỉ chiếm tỷ trọng 0,14% (1995) - 0,61% (2000) và 0,79% năm 2004. Như vậy, việc phát triển của ngành chăn nuôi là chưa mạnh, chưa tạo ra được một xu hướng rõ rệt để bứt phá, trở thành ngành quan trọng. Điều quan trọng là sản xuất nông nghiệp đang trong thời kỳ chuyển hướng từ sản xuất nhỏ, phân tán, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên sang sản xuất hàng hoá rất lớn. Hiện có khoảng trên 50% số hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá.
1.1. Trồng trọt
- Sản xuất lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, từ 243.895 tấn vào năm 2000 và đạt 352.540 tấn vào năm 2004. Giai đoạn 2000 - 2004 tăng bình quân năm là 9,65%, trong đó phần tăng của diện tích là 3,55%. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Sơn La tăng đều qua các năm: Từ 217,8 kg/người năm 1995 tăng lên 269kg/người vào năm 2000, năm 2004 đạt 361 kg/người/năm. Năm 2005, sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh ước đạt 350.000 tấn, bình quân đầu người đạt 351 kg/người, tăng mạnh so với mức năm 2000. So với cả nước, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của tỉnh Sơn La năm 2004 mới chỉ bằng 75%. Điều đáng nói là trong sản lượng lương thực có hạt, sản lượng ngô đã chiếm đến 2/3.
Sơn La đã đảm bảo được an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá trên cơ sở tập trung thâm canh tăng năng xuất, tăng vụ đối với diện tích lúa ruộng. Tổng