Đề tài E-ATM giải pháp cho công cụ thanh toán mạnh và phổ biến trong thanh toán điện tử tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn với nên kinh tế thế giới. Điều đó đã kéo theo sự xuất hiện của những loại hình kinh doanh mới, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là Thương mại điện tử(TMĐT). Theo như Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2008, TMĐT đã và đang được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi và đạt những hiệu quả bước đầu. Cùng với xu hướng đó, các tổ chức đào tạo chính quy cũng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động giảng dạy về TMĐT. Qua đó ta có thể thấy, TMĐT đang ngày được nâng cao được vai trò của mình thông qua những đóng góp không nhỏ của nó cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển của TMĐT đó là sự xuất hiện của những phương thức thanh toán điện tử hoàn toàn mới so với thói quen thanh toán truyền thống của người Việt Nam. Các phương thức thanh toán tại Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ đang thực hiện đáp ứng nhu cầu thanh toán trên một phạm vi hoặc tính chất nhất định. Trong số đó, loại hình thanh toán bằng ATM đang được ngày càng phổ biến,khai thác nhiều hơn những tiện ích mà nó mang lại nhằm đẩy nhanh quá trình thanh toán ví dụ như là khách hàng có thể chuyển một khoản tiền lớn từ tài khoản này đến tài khoản kia trong một ngân hàng mà không cần phải vận chuyển tiền mặt và thực hiện thao tác này tại ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại, phương thức thanh toán qua ATM vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này đã thúc đẩy cần phải cho ra đời một loại thanh toán để khắc phục những nhược điểm của ATM đó là e-ATM. Nhờ đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể giảm được chi phí phát hành các loại thẻ cũng như là chi phí duy trì các cọc thanh toán ATM vốn là một trong những nguyên nhân gây ra tranh cãi về việc có nên gia tăng phí dịch vụ trong khi rút tiền qua cọc ATM hay không. Đồng thời, các khách hàng cũng vừa có thể tiết kiệm chi phí của mình, vừa tiết kiệm được chi phí thời gian khi phải đến các quầy giao dịch tại các ngân hàng hay tới các cọc ATM để thực hiện thanh toán. Không những thế, bằng việc sử dụng loại hình thẻ e- ATM, việc giao dịch của các loại thẻ khác nhau liên ngân hàng cũng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua trung tâm chuyển mạch của thẻ ATM là Banknetvn và đồng thời chi phí giao dịch này nhờ đó cũng được giảm đi. Qua đó, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thực trạng của vấn đề và đưa ra một hình thức thanh toán e- ATM cải tiến và hiệu quả hơn cho người Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của TMĐT tại Việt Nam trong những năm sắp tới.

pdf52 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài E-ATM giải pháp cho công cụ thanh toán mạnh và phổ biến trong thanh toán điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình dự thi Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2010 Tên công trình: e-ATM Giải pháp cho công cụ thanh toán mạnh và phổ biến trong thanh toán điện tử tại Việt Nam Nhóm ngành: Khoa học xã hội 1b (Ký hiệu XH1b) Hà Nội, tháng 7 năm 2010 2 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 4 Lời mở đầu ................................................................................................................. 1 Chƣơng I: Một số vấn đề về thƣơng mại điện tử và thanh toán điện tử ............. 3 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thƣơng mại điện tử .............................................. 3 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử........................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử ................................................. 6 1.1.3. Phân loại thương mại điện tử .......................................................................... 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thanh toán điện tử ............................................... 8 1.2.1. Khái niệm về thanh toán điện tử ..................................................................... 8 1.2.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử .................................................................... 9 1.2.3. Phân loại các hình thức thanh toán điện tử .................................................. 9 Chƣơng II: Thực trạng thanh toán điện tử và sử dụng thẻ ATM tại VN tại Việt Nam................................................................................................................... 14 2.1 Thực trang phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam .................................... 14 2.1.1 Tiền đề cho việc phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam ........................ 14 2.1.2 Các loại hình thanh toán điện tử xuất hiện tại Việt Nam ............................. 17 2.1.3 Kết quả mang lại từ việc ứng dụng thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 ....................................................................................................... 20 2.2 Thực trang sử dụng thẻ ATM taị Việt Nam ............................................................... 23 2.2.1.Sự xuất hiện của ATM tại Việt Nam .............................................................. 23 2.2.2 Sự phát triển của thẻ ATM tại Việt Nam ....................................................... 23 2.2.3 Hạn chế còn tồn tại của công cụ thanh toán ATM tại Việt Nam ................. 25 Chƣơng III: Giải pháp cho thanh toán điện tử tại Việt Nam ............................. 29 sử dụng mô hình e-ATM. ........................................................................................ 29 3.1 Xây dƣng mối liên kết vi mô cho việc sử dụng mô hình thanh toán e-ATM tại Việt Nam. ......................................................................................................................................... 29 3.1.1 Sơ đồ hoạt động của thẻ e-ATM. .................................................................... 29 3 3.1.2 Cách thức sử dụng thẻ ATM .......................................................................... 30 3.1.2.1 Cách thức đăng kí ........................................................................................ 30 3.1.2.2 Cách thức tính phí khi sử dụng: ................................................................. 34 3.1.2.3 Cách thức phòng chống gian lận ................................................................ 37 3.2 Xây dựnh mối liên kết vĩ mô cho việc sử dụng công cụ thanh toán e- ATM tại Việt Nam. ......................................................................................................................................... 39 3.2.1 Xây dựng mối liên kết liên ngân hàng trong thị trường thẻ ATM. .............. 39 3.2.2 Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng cho hệ thống liên ngân hàng. ......................................................................................................................... 40 3.3 Hiệu quả dự kiến của việc ứng dụng e- ATM trong thanh toán trong nƣớc ........ 41 3.3.1 Hiệu quả vi mô ................................................................................................ 41 3.3.2 Hiệu quả vĩ mô ................................................................................................ 45 Kết luận .................................................................................................................... 47 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................. 48 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1. Paypal là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng loại hình thanh toán bằng ví điện tử .............................................................................. 11 Hình 2.1. Mô hình hoạt động thanh toán điện tử của NgânLương.vn 19 Hình 3. Quy trình giao dịch “thanh toán tạm giữ” ............................. 19 Quy trình thanh toán điện tử e-ATM (Sơ đồ 3.1) ................................. 29 Hình 4. Bảng so sánh phí sử dụng của pay pal, worldpay, 2checkout vàe-ATM ................................................................................................ 35 Hình 5.Bảng chi phí vận hành hệ thốnge-ATM .................................... 42 Hình6.Bảng lưu chuyển dòng tiền qua các năm ................................... 45 1 1 Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn với nên kinh tế thế giới. Điều đó đã kéo theo sự xuất hiện của những loại hình kinh doanh mới, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là Thương mại điện tử(TMĐT). Theo như Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2008, TMĐT đã và đang được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi và đạt những hiệu quả bước đầu. Cùng với xu hướng đó, các tổ chức đào tạo chính quy cũng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động giảng dạy về TMĐT. Qua đó ta có thể thấy, TMĐT đang ngày được nâng cao được vai trò của mình thông qua những đóng góp không nhỏ của nó cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển của TMĐT đó là sự xuất hiện của những phương thức thanh toán điện tử hoàn toàn mới so với thói quen thanh toán truyền thống của người Việt Nam. Các phương thức thanh toán tại Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ đang thực hiện đáp ứng nhu cầu thanh toán trên một phạm vi hoặc tính chất nhất định. Trong số đó, loại hình thanh toán bằng ATM đang được ngày càng phổ biến,khai thác nhiều hơn những tiện ích mà nó mang lại nhằm đẩy nhanh quá trình thanh toán ví dụ như là khách hàng có thể chuyển một khoản tiền lớn từ tài khoản này đến tài khoản kia trong một ngân hàng mà không cần phải vận chuyển tiền mặt và thực hiện thao tác này tại ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại, phương thức thanh toán qua ATM vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này đã thúc đẩy cần phải cho ra đời một loại thanh toán để khắc phục những nhược điểm của ATM đó là e-ATM. Nhờ đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể giảm được chi phí phát hành các loại thẻ cũng như là chi phí duy trì các cọc thanh toán ATM vốn là một trong những nguyên nhân gây ra tranh cãi về việc có nên gia tăng phí dịch vụ trong khi rút tiền qua cọc ATM hay không. Đồng thời, các khách hàng cũng vừa có thể tiết kiệm chi phí của mình, vừa tiết kiệm được chi phí thời gian khi phải đến các quầy giao dịch tại các ngân hàng hay tới các cọc 2 2 ATM để thực hiện thanh toán. Không những thế, bằng việc sử dụng loại hình thẻ e- ATM, việc giao dịch của các loại thẻ khác nhau liên ngân hàng cũng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua trung tâm chuyển mạch của thẻ ATM là Banknetvn và đồng thời chi phí giao dịch này nhờ đó cũng được giảm đi. Qua đó, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thực trạng của vấn đề và đưa ra một hình thức thanh toán e- ATM cải tiến và hiệu quả hơn cho người Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của TMĐT tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Chính vì những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “e-ATM – Giải pháp cho công cụ thanh toán mạnh và phổ biến trong thanh toán điện tử tại Việt Nam”. 3 3 Chƣơng I Một số vấn đề về thƣơng mại điện tử và thanh toán điện tử 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thƣơng mại điện tử 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như” thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại điện tử” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-bussiness). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động, với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng. Khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. a/ Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp: Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử ( Diễn đàn xuyên Đại Tây Dương, 1997). Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997). 4 4 Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thông kê Hoa Kỳ, 2000). Nói tóm lại, theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C); Ví dụ: Alibaba.com, Amazon.com, eBay.com. b/ Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng: Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương mại điện tử EU: Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình). OECD: Thương mại điện tử gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tỏ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có công thông với mạng mở (như AOL). UNTAD: Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động kinh của doanh nghiệp, theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”. Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử 5 5 WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa. AEC (Association of Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử. UNCITRAL (UN conference for International Trade Law), Luật mẫu về thương mại điện tử (UNCITRAL, Model Lawon Electronic Commerce, 1996): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động âm thanh. “Thương mại” bao gồm tất cả các vấn đề nảy sinh từ mọi mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn, ở các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. 6 6 Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng định nghĩa của UNTAD, tức là: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối, và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”. Khái niệm này được thể hiện qua bốn chữ viết tắt MSDP, bao gồm M- Marketing: có trang web hoặc xúc tiên thương mại qua mạng Internet. S- Sales: có trang web hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng. D- Distribution: phân phối sản phẩm qua mạng. P- Payment: Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng. Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như Marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử Thương mại điện tử có những đặc điểm sau: - Có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ qua mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. - Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu (tốc độ) đối với các quá trình sản xuất, kinh doanh hoạt động của hầu hết các tổ chức. - Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (chính phủ điện tử, đào tạo điện tử, du lịch, tư vấn). - Khi hạ tầng ICT phát triển, nâng cao khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa Doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Khi đó thương mại có thể ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghiệp. Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT mà thương mại điện tử ra đời, tuy nhiên, sự phát triển của 7 7 thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phân mềm chuyên dùng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. 1.1.3. Phân loại thương mại điện tử Có nhiều tiêu chí khác nhau về phân loại các hình thức/ mô hình thương mại điện tử: - Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động. - Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử. - Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác. - Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C). Đây là cách phân loại phổ biến, theo đó thương mại điện tử gồm các hình thức sau: a/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng: Doanh nghiệp sẻ dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toàn và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www. amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì khoongphari tới tận cửa hàng cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. b/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp 8 8 B2B là loại hình giao dịch qua các hương tiện điện tử giữa doanh ghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tửnhư mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B . Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh ghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. c/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước Trong mô hình này, cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ, hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử d/ Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng Đây là mô hình thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, dặc biệt là internet làm cho nhiều các nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do ình làm ra hoặc dử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. e/ Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví du: hoạt động đóng thuế qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ. 1.2. Khái niệm đặc điểm và phân loại thanh toán điện tử 1.2.1. Khái niệm về thanh toán điện tử 9 9 Một trong những lợi ý to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp cũng như khách hàng đó là phương thức thanh toán điện tử an toàn và nhanh chóng. Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật thương mại của Bộ thương mại: Thanh toán điện tử hiểu theo nghĩa rộng là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp thanh toán điện tử là một quy trình trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán thông qua mạng Internet. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập thanh toán điện tử theo nghĩ hẹp để tránh gây nhầm lẫn. 1.2.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử Dựa theo khái niệm được trình bày ở trên thì thanh toán điện tử có những đặc điểm sau: - Tính vô hình: Thanh toán điện tử là những giao dịch không dùng tiền mặt, sử dụng các thiết bị truyền thông để nhận
Luận văn liên quan