Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund được gọi tắt là quỹ ETF).
Quỹ ETF - một dạng quỹ lưỡng tính vừa là quỹ đóng vừa là quỹ mở, được đầu tư theo chỉ số, vừa có những tính năng ưu việt nhằm bảo vệ nhà đầu tư của quỹ mở, nhưng vừa tạo cơ hội kinh doanh cho các thành viên thị trường mà không quá phụ thuộc vào lượng tiền mặt nắm giữ, nhờ đó, góp phần làm giảm những biến động của thị trường do tác động của dòng tiền. Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết và được giao dịch trên thị trường thứ cấp, như những cổ phiếu.
1.1.2. Phân loại:
Do mục tiêu chính của ETF là theo sát biểu hiện của một chỉ số nào đó, nên bất kỳ chỉ số nào được tạo ra thì sẽ có từng ấy loại ETF có thể được hình thành.
+ ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu (ETF Equity): Đây là loại hình ETF đầu tiên trên TTCK mô phỏng chỉ số cổ phiếu.
Sau đó, các loại hình ETF khác lần lượt ra đời như:
+ ETF mô phỏng chỉ số công cụ nợ (ETF Fixed Income, mô phỏng chỉ số trái phiếu chính phủ).
+ ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa (ETF Commodity, mô phỏng chỉ số vàng, nông sản).
+ ETF mô phỏng chỉ số tiền tệ (ETF Currency, mô phỏng chỉ số đồng tiền các nước phát triển)
Ngoài ra, có thể phân loại theo quỹ mở và quỹ ủy thác đầu tư (UIT-unit investment trust).
1.1.3. Cơ chế hoạt động:
Hoạt động của quỹ ETF khác với các loại quỹ truyền thống ở một số khía cạnh sau:
(1) Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà chỉ phát hành theo lô lớn. Dự thảo Thông tư quy định một lô bao gồm tối thiểu 1.000.000 đơn vị quỹ ETF.
(2) Nhà đầu tư không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó mua các lô đơn vị quỹ ETF bằng danh mục chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu đã được chấp thuận. Đây là hoạt động trên thị trường sơ cấp.
(3) Sau khi mua các lô đơn vị quỹ, nhà đầu tư thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ riêng lẻ, thay vì mua lô lớn trên thị trường sơ cấp.
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Etf và hành trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
ETF VÀ HÀNH TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sinh viên: Ninh Thùy Dương NHA-K13
Nguyễn Thúy Ngọc NHA-K13
Chu Thị Thu Trang NHA-K13
Lớp : Ca 2 Thứ 3 (Nhóm 25)
Giảng viên: Dương Ngân Hà
ETF với hành trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 1: Những vấn đề mang tính lý luận
Khái quát chung về quỹ ETF:
Khái niệm:
Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund được gọi tắt là quỹ ETF).
Quỹ ETF - một dạng quỹ lưỡng tính vừa là quỹ đóng vừa là quỹ mở, được đầu tư theo chỉ số, vừa có những tính năng ưu việt nhằm bảo vệ nhà đầu tư của quỹ mở, nhưng vừa tạo cơ hội kinh doanh cho các thành viên thị trường mà không quá phụ thuộc vào lượng tiền mặt nắm giữ, nhờ đó, góp phần làm giảm những biến động của thị trường do tác động của dòng tiền. Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết và được giao dịch trên thị trường thứ cấp, như những cổ phiếu.
Phân loại:
Do mục tiêu chính của ETF là theo sát biểu hiện của một chỉ số nào đó, nên bất kỳ chỉ số nào được tạo ra thì sẽ có từng ấy loại ETF có thể được hình thành.
+ ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu (ETF Equity): Đây là loại hình ETF đầu tiên trên TTCK mô phỏng chỉ số cổ phiếu.
Sau đó, các loại hình ETF khác lần lượt ra đời như:
+ ETF mô phỏng chỉ số công cụ nợ (ETF Fixed Income, mô phỏng chỉ số trái phiếu chính phủ).
+ ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa (ETF Commodity, mô phỏng chỉ số vàng, nông sản).
+ ETF mô phỏng chỉ số tiền tệ (ETF Currency, mô phỏng chỉ số đồng tiền các nước phát triển)…
Ngoài ra, có thể phân loại theo quỹ mở và quỹ ủy thác đầu tư (UIT-unit investment trust).
Cơ chế hoạt động:
Hoạt động của quỹ ETF khác với các loại quỹ truyền thống ở một số khía cạnh sau:
Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà chỉ phát hành theo lô lớn. Dự thảo Thông tư quy định một lô bao gồm tối thiểu 1.000.000 đơn vị quỹ ETF.
Nhà đầu tư không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó mua các lô đơn vị quỹ ETF bằng danh mục chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu đã được chấp thuận. Đây là hoạt động trên thị trường sơ cấp.
Sau khi mua các lô đơn vị quỹ, nhà đầu tư thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ riêng lẻ, thay vì mua lô lớn trên thị trường sơ cấp.
Quỹ ETF phải thực hiện chế độ công bố thông tin hàng ngày về giá trị tài sản ròng, về số lượng chứng chỉ quỹ đã phát hành và đã mua lại từ các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư, đặc biệt là công bố thông tin 15 giây một lần về iNAV (giá trị tài sản ròng tham chiếu trên một đơn vị quỹ).
Nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ sẽ có hai sự lựa chọn:
Bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp,
Bán các lô đơn vị quỹ ngược lại cho quỹ ETF. Theo quy định, quỹ ETF sẽ mua lại các lô đơn vị quỹ bằng danh mục chứng khoán cơ cấu, thay vì tiền mặt.
Kỹ thuật mô phỏng chỉ số cơ sở của một ETF:
Mô phỏng dựa vào thị trường giao ngay (spot-market based replication):
Việc mô phỏng được thực hiện chủ yếu bằng cách mua toàn bộ chứng khoán theo cơ cấu của chỉ số cơ sở (gọi là mô phỏng hoàn toàn – full replication). Trong trường hợp không thể mua toàn bộ chứng khoán cơ sở (có thể do chi phí quá cao hay do một số chứng khoán cơ sở không có tính thanh khoản), có thể lấy mẫu (sampling replication) hoặc tối ưu hóa (optimization replication) để nắm giữ một phần danh mục chứng khoán cơ sở sao cho vẫn đạt được mục tiêu tối thiểu hóa sai số mô phỏng của ETF.
Mô phỏng dựa vào giao dịch hoán đổi (swap-based replication):
Một hợp đồng hoán đổi sẽ được thực hiện giữa quỹ ETF và một đối tác (thường là một ngân hàng đầu tư), theo đó, quỹ chấp nhận trả cho đối tác mức sinh lợi của rổ chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ và nhận lại từ phía đối tác mức sinh lợi của chỉ số cơ sở. Trong trường hợp này, rổ chứng khoán mà quỹ nắm giữ sẽ không bao gồm tất cả các chứng khoán của chỉ số cơ sở mà danh mục của rổ sẽ được mô tả trong hợp đồng hoán đổi.
Định giá chứng chỉ quỹ ETF:
Giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF được tổ chức phát hành tính toán và công bố hàng ngày. Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có thể thay đổi liên tục do sự dao động của giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư hay nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thường giữ thị giá chứng chỉ quỹ ETF gần với NAV của nó:
Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên TTCK để kiếm lợi nhuận.
Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các đơn vị quỹ ETF trên TTCK để đổi lấy chứng khoán cơ cấu, và sau đó bán những cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường để kiếm lợi nhuận.
Cơ chế này đảm bảo giá chứng chỉ quỹ ETF liên hệ chặt chẽ với giá của các chứng khoán cơ cấu.
Đánh giá:
ETF cũng giống như bất cứ loại hình đầu tư nào: lợi ích luôn đi kèm với rủi ro. ETF không hoàn toàn là một công cụ đầu tư an toàn với lợi nhuận thấp và chắc chắn, nhưng cũng không phải là một sản phẩm rủi ro hứa hẹn lợi nhuận cao. Đây là một dạng đầu tư tương tự như đầu tư danh mục nhưng có chi phí thấp và suất sinh lời ngang với mức sinh lời của thị trường. Quỹ ETF có khả năng hấp dẫn nhà đầu tư do:
Chi phí quản lý thấp: Không như các loại quỹ tương hỗ khác - nhà đầu tư phải trả chi phí quản lý khá cao, với quỹ ETF, khoản phí này rất thấp. Điều này do quỹ ETF giao dịch chủ yếu dựa trên sự trao đổi giữa chứng khoán cơ cấu và đơn vị quỹ ETF của chính quỹ đó. Đồng thời, do giao dịch trên thị trường sơ cấp với khối lượng lớn nên quỹ có thể hạn chế tối đa lượng tiền mặt cần nắm giữ, vì vậy, có thể giảm thiểu chi phí phát sinh. Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ này chỉ từ 0,1% đến 1%.
Cơ chế giao dịch linh hoạt, tiện lợi và nhìn chung là thanh khoản tốt: Quỹ ETF ra đời được xem là giải pháp thay thế có tính thanh khoản cao hơn so với các quỹ tương hỗ. Các nhà đầu tư tổ chức đủ điều kiện hoạt động trên cả thị trường sơ cấp sẽ dễ dàng tránh được vấn đề thanh khoản thông qua hoạt động mua/bán trực tiếp các lô đơn vị quỹ với quỹ ETF ngay trong phiên; trong khi, các nhà nhà đầu tư khác sẽ giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Giá cả hợp lý: Nhờ cơ chế kinh doanh chênh lệch giá arbitrage, giá chứng chỉ quỹ luôn biến động không quá mạnh xung quanh giá trị NAV của quỹ, giữ cho chứng chỉ quỹ luôn ở mức giá hợp lý, khác với các quỹ đóng thông thường.
Hiệu quả sử dụng vốn huy động cao hơn: các thành viên thành lập quỹ có thể hoán đổi chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ và ngược lại, theo cơ chế giao dịch quỹ mở, mà không nhất thiết phải sử dụng tiền để mua chứng chỉ quỹ ETF, do đó toàn bộ số vốn huy động được đều được đầu tư vào chứng khoán, TTCK cũng ít chịu tác động bởi các áp lực bán ra, mua vào từ các thành viên lập quỹ nói riêng và của dòng tiền trên TTCK nói chung.
Tính minh bạch cao hơn so với quỹ mở, quỹ đóng khi mà danh mục đầu tư của quỹ ETF được công khai; giá trị danh mục được định giá thường xuyên trong ngày giao dịch cho phép nhà đầu tư phản ứng kịp thời với diễn biến thị trường.
Vai trò của quỹ ETF:
Đối với thị trường chứng khoán:
Thứ nhất, thu hút vốn cho TTCK.
Với những ưu điểm trên, ETF thu hút các nhà đầu tư, góp phần làm tăng luồng vốn rót vào TTCK, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài do không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu khi mua chứng chỉ quỹ ETF.
Thứ hai, thanh khoản của TTCK được cải thiện.
Khi đó, tính hấp dẫn của thị trường tăng lên, thu hút thêm nguồn vốn mới cho thị trường thứ cấp, củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Từ đó, việc huy động vốn của các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn, kết quả kinh doanh khả quan cũng sẽ tác động tích cực trở lại với TTCK.
Đối với nền kinh tế - đặc biệt là với hệ thống ngân hàng:
Góp phần xử lý nợ xấu và tình trạng sở hữu chéo tiềm ẩn nhiều rủi ro trong HTNH.
Khi thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành, quỹ ETF ra đời góp phần giải quyết vấn đề nợ xấu. Ngân hàng có thể sử dụng danh mục tài sản hiện có chuyển thành lô chứng chỉ quỹ ETF, mà không nhất thiết phải bán toàn bộ tài sản thế chấp. Thay vì một danh mục đầu tư chứng khoán, thì nay ngân hàng chỉ còn nắm giữ duy nhất lô chứng chỉ quỹ ETF. Sau đó, các ngân hàng có thể chia nhỏ và đem giao dịch trên thị trường thứ cấp. Đây là giao dịch hàng đổi hàng, nên không khiến TTCK sụt giảm, không làm tồi tệ hơn bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Khi TTCK, thị trường bất động sản khởi sắc, giá chứng khoán, bất động sản có xu hướng tăng, sẽ làm tăng giá trị tài sản bảo đảm, tài sản đầu tư, giảm nợ xấu và giảm dự phòng trích lập trong HTNH, tăng nguồn vốn khả dụng cung cấp cho nền kinh tế. Qua đó, giúp cải thiện hệ số an toàn tài chính của các tổ chức tài chính, làm tăng giá trị trên bảng cân đối kế toán.
ETF với quá trình tái cấu trúc TTCK:
Để tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển một cách bền vững, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020, đồng thời Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Đề án tái cấu trúc TTCK trong đó tập trung vào tái cấu trúc 4 trụ cột chính: tái cấu trúc hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm mới), tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường; tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán (trọng tâm là các công ty chứng khoán - CTCK), tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư.
Năm 2012, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra bản Dự thảo chi tiết về Thông tư Hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ hoán đổi danh mục ETF. Điều này cho thấy phần nào tầm quan trọng của quỹ ETF đối với hành trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, việc phát triển quỹ ETF có một số vai trò như sau:
Đối với hàng hóa của thị trường:
Sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chưa có sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hóa thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro.
Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp. Đa số các công ty đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ. Trong số 710 công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chỉ có 368 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng. Trong giai đoạn vừa qua, nhiều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu niêm yết và niềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tính công khai, minh bạch không được đảm bảo đã khiến cho niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm.
Một trong những giải pháp tái cấu trúc hàng hóa là phát triển các chứng khoán phái sinh trên thị trường, trước mắt là các chứng khoán phái sinh chỉ số, bao gồm các hợp đồng tương lai chỉ số, quyền chọn chỉ số, quỹ chỉ số, quỹ ETF. Bài nghiên cứu này đặt trọng tâm vào quỹ ETF. Sự ra đời của quỹ ETF sẽ có tác động tích cực đối với quá trình tái cấu trúc TTCK. Đây là một loại hình đầu tư có tính công khai, minh bạch cao, có khả năng thu hút các nhà đầu tư.
Đối với cơ sở các nhà đầu tư:
Số lượng nhà đầu tư tham gia TTCK tuy nhiều nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm khoảng 4% số lượng tài khoản giao dịch, trong đó chủ yếu là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các loại hình công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện… chưa được phát triển.
Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với TTCK là cần thiết, tuy nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn, điển hình như tình trạng sở hữu chéo thông qua TTCK trong hệ thống ngân hàng (HTNH) hiện nay. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao làm giảm sức hấp dẫn của TTCK, khiến cho việc thu hút vốn vào thị trường trở nên khó khăn.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn bị hạn chế do quy định về tỷ lệ sở hữu.
Với quỹ ETF, nhà đầu tư nước ngoài mua chứng chỉ quỹ không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài là 49%, mà chỉ khi họ nhận lại danh mục cơ cấu mới bị điều chỉnh bởi quy định về tỷ lệ sở hữu này. Trong trường hợp họ nhận lại danh mục cơ cấu vượt quá tỷ lệ sở hữu cho phép, hệ thống sẽ bán và thanh toán phần chênh lệch bằng tiền cho nhà đầu tư. Do đó, giải pháp này phần nào gián tiếp nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn kiểm soát được tỷ lệ sở hữu của họ tại các doanh nghiệp niêm yết.
Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
Số lượng tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhưng quy mô, năng lực tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Theo đánh giá, 40/105 CTCK có khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính. Còn các công ty quản lý quỹ, 23/47 công ty bị thua lỗ, trong đó, có 4 công ty không đạt yêu cầu về an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ. Việc này đã làm giảm đáng kể lòng tin của các nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm muốn tham gia TTCK thông qua các tổ chức này.
Giống như quỹ đầu tư khác, quỹ ETF cung cấp công cụ hiệu quả cho những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm có kênh đầu tư an toàn, đồng thời, giảm thiểu chi phí giao dịch so với đầu tư trực tiếp. Ngoài ra với tính minh bạch cao, ETF có thể lấy được niềm tin từ nhà đầu tư.
Đối với tổ chức thị trường:
Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi, lạm phát và lãi suất cao đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản chung của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính, trong đó có TTCK. Thị trường giao dịch phát triển không ổn định, có thời kỳ phát triển nóng như năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ đạt 600 tỷ đồng/phiên.
Sự liên kết giữa các khối thị trường như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… tuy có mặt tốt nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro trong an toàn hệ thống tài chính.
Như đã phân tích ở trên, quỹ ETF góp phần làm tăng tính thanh khoản của TTCK. ETF hoạt động trên cơ sở hàng đổi hàng, tức là thành viên lập quỹ sẽ dùng danh mục cơ cấu để mua chứng chỉ quỹ, do đó không làm giảm giá cổ phiếu trên thị trường mà chỉ góp phần đưa chứng chỉ quỹ về giá hợp lý.
Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở các nước – Thực trạng của Việt Nam
Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở một số quốc gia:
Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở Mỹ - nơi khởi nguồn của quỹ ETF:
Sự xuất hiện đầu tiên của ETF:
Năm 1993, quỹ ETF đầu tiên - SPDR S&P 500 xuất hiện tại Mỹ, mô phỏng chỉ số S&P 500, chịu sự quản lý của State Street Global Advisors - một trong những công ty quản lý ETF lớn nhất trên thế giới. S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu bao gồm 500 loại cổ phiếu của các công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất, đại diện cho khoảng 75% tổng vốn hóa thị trường của Mỹ.
Mã chứng khoán của SPDR S&P 500 là SPY. SPY giao dịch hơn 100 triệu cổ phiếu mỗi ngày và có thời điểm giao dịch hơn 400 triệu cổ phiếu.
SPDR S&P 500, mô phỏng theo một trong những chỉ số uy tín nhất thế giới, cung cấp cho nhà đầu tư tham gia vào một số phân khúc thị trường với những lợi ích đa dạng, kinh doanh linh hoạt, minh bạch và chi phí tương đối thấp.
Sự phát triển của ETF:
Tháng 4/1995, State Street cho ra đời ETF thứ hai - MidCap SPDR (MDY) mô phỏng chỉ số S&P 400 MidCap. Hiện nay, MPY vẫn còn khá phổ biến, tài sản của MIDCap SDPR khoảng 10 tỷ USD và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày khoảng 2.000.000 cổ phiếu.
Tháng 3/1996: iShares ETF ra đời với mục tiêu là vốn chủ sở hữu ETF quốc tế: Australia (EWA), Canada (EWC), Hong Kong (EWH), Đức (EWG), Italy (EWI), Nhật Bản (EWJ)…
Tháng 11/ 2004: SPDR Gold (GLD) ra mắt. Khối lượng tài sản GLD đứng thứ hai trong các ETF. Ngay sau đó, năm 2005, iShares IAU - ETF đầu tư vàng thứ hai ra đời.
Tháng 11/2009: Schwab ETF tham gia thị trường, dành cho nhà đầu tư nhiều ưu đãi như: không phải trả phí giao dịch trong tài khoản Schwab. Ngay sau đó, các công ty môi giới khác Fidelity, TD Ameritrade, Vanguard cũng thay đổi phù hợp với thị trường. Hiện nay, các giao dịch ETF đều không mất phí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Sự phát triển của ETF có thể được nhận thấy phần nào qua tài sản của các quỹ:
Investment Company Institute and Stretegic Insignt Simfund
Quy trình tạo lập quỹ ETF và việc mua bán chứng chỉ quỹ ở Mỹ:
Khi một ETF được tạo ra, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp liên quan đến một phần của một tập hợp các chứng chỉ chứng khoán. Để tạo lập quỹ ETF, công ty quản lý quỹ phải gửi phác thảo kế hoạch chi tiết các thủ tục, thành phần của quỹ đến Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC). Bước tiếp theo liên quan đến một trung gian (được biết đến như là thành viên lập quỹ, nhà tạo lập thị trường, hoặc chuyên gia) cơ cấu các chứng khoán, một lô đơn vị thường bao gồm 25.000-200.000 cổ phiếu. Những chứng khoán này (được gọi là đơn vị cơ cấu) được giao cho một ngân hàng lưu giữ, nơi mà sau đó sẽ chuyển chúng đến cho các nhà tạo lập thị trường.
Nhà đầu tư có thể bán một chứng chỉ ETF theo 2 cách như đã nói ở chương 1.
Thực trạng thị trường ETF ở Mỹ:
Nhu cầu đầu tư ETF ngày càng tăng. Nhà đầu tư và các cố vấn tài chính ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của các quỹ này. ETF không chỉ thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, số lượng ETF cũng tăng đáng kể:
Năm
1993
1995
1997
1999
2001
2003
2005
2008
2012
Số lượng ETF
1
2
19
30
102
119
201
728
1251
Investment Company Institute and Stretegic Insignt Simfund
Theo số liệu từ State Street, tổng tài sản 1251 quỹ ETF của Mỹ tính đến 31/5/2012 đã lên tới hơn 1,1 nghìn tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2012, tổng lượng vốn đầu tư đổ vào các quỹ ETF đạt hơn 60 tỷ USD. Trong đó, Quỹ ETF Vanguard MSCI Emerging Markets thu hút được 8,1 tỷ USD và trở thành quỹ ETF hấp dẫn nhất từ đầu năm. Trong 5 tháng qua, tổng quy mô của toàn ngành tăng 75 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng tài sản là 7.1% so với cuối năm 2011.
Ngày nay ETFs cũng đã tham gia vào phân ngành hẹp của nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả điện thoại thông minh, khai thác bạch kim và các phương tiện truyền thông xã hội (SOCL).
Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở Nhật Bản:
Ông Yuta Seki - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận nghiên cứu - Viện Nghiên cứu thị trường vốn Nomura (Nhật Bản) đã chia sẻ về việc xây dựng quỹ ETF của Nhật Bản.
Các quỹ ETF bắt đầu được chú ý mạnh mẽ từ năm 2001, khi chính quyền Nhật tái cấu trúc hệ thống tài chính, giảm mạnh quan hệ sở hữu chéo giữa các ngân hàng và doanh nghiệp. Kế hoạch này đã dấy lên nỗi lo về việc ngân hàng bán mạnh cổ phiếu của các doanh nghiệp sẽ gây áp lực cung lên TTCK, khiến giá cổ phiếu suy giảm. Chỉ số Nikkei 225 từ mức 20.000 điểm cuối tháng 3/2000 đã tụt mạnh xuống còn 14.000 điểm vào đầu năm 2001. Điều đó tác động trực tiếp đến HTNH do các ngân hàng nắm lượng lớn chứng khoán, bao gồm: chứng khoán của những công ty liên quan (sở hữu chéo), chứng khoán dùng để thế chấp của khách hàng. giá các cổ phiếu bị ảnh hưởng khiến bảng cân đối kế toán của ngân hàng xấu đi, đồng thời nợ xấu của hệ thống tăng lên.
Trước tình hình đó, tháng 2/2001, một nhóm giải pháp để phục hồi TTCK đã được đưa ra, trong đó có đề xuất thành lập các quỹ ETF hỗ trợ việc thay đổi cấu trúc TTCK. Lộ trình cho giải pháp này bao gồm: Thành lập một tổ chức mua cổ phiếu mà các ngân hàng đang nắm giữ; mua các cổ phiếu này bằng mức giá thị trường; chọn những cổ phiếu có khả năng tạo ra các chỉ số ETF, và cuối cùng là tận dụng ETF kết hợp với các quỹ đầu tư khác để sắp xếp lại các cổ phiếu. Bằng cách này, Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng hạn chế rủi ro dao động giá của các cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ. Ngoài ra, như đã phân tích ở chương 1, việc chuyển những cổ phiếu đó vào quỹ ETF cũng góp phần làm giảm nợ xấu, tăng tính thanh khoản của TTCK.
Với những ưu điểm của mình, quỹ ETF sau đó đã nhanh chóng thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư. Tài sản ròng của các quỹ ETF Nhật từ mức 1.500 tỉ yen từ lúc thành lập, đã tăng lên 2.500 tỉ yen vào tháng 7/2001, sau đó chạm ngưỡng 3.200 tỉ yen vào tháng 9/2003.
Thực ra, Nhật Bản không phải nước đầu tiên sử dụng quỹ ETF để can thiệp vào nền kinh tế. Trước đó, năm 1998, Chính quyền Hồng Kông cũng đã sử dụng quỹ ETF để ngăn chặn tác động tiêu cực của cuộc khủng khoảng tài chính Châu Á. Để ngăn giới đầu cơ dìm giá chứng khoán bằng việc bán khống hàng loạt các hợp đồng chỉ số tương lai, chính quyền đã đứ