Đề tài Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020

1- Tính cấp thiết của đề tài: Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững thì trước hết phải đảm bảo đủ nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và vốn đầu tư phát triển con người. Đồng thời muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hútvốn đầu tư nước ngoài. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày càng tăng, trong khi khả năng đáp ứng của NSNN thì có giới hạn; do vậy, nếu chỉ chú trọng đến nguồn vốn đầu tư từ NSNN mà không có cơ chế, chính sách, giải pháp để huy động các nguồn lực tài chính khác từ khu vực các doanh nghiệp,các tổ chức tài chính trung gian, khu vực dân cư cho đầu tư phát triển thì không thể đáp ứng được vốn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong thời gian gần đây, với những thành công trên nhiều lĩnh vực, chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại trong năm 2006 đó là Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và tổ chức thành công Hội Nghị APEC 14, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng hấp dẫn và thuận lợi hơn so với cácnước trong khu vực nhờ sự ổn định của các yếutố kinh tế chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định và tăng qua các năm. Hoạt động kinh tế đã có nhiều đổi mới, cùng với nhiều cải cách trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, việc huy động vốn cho đầu tư phát triển của nhà nước, của các tổ chức kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, do thiếu nhiều yếu tố quan trọng như thiếu các công cụ tài chính hấp dẫn người đầu tư, thiếu những tổ chức tàichính trung gian để thu hút vốn, thiếu thị trường để hoạt động mua và bán vốn, hệ thống pháp lý chưa được đồng bộ , nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh cơ chế, chính sách và các giải pháp huy động các nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi để đưa vốn vào hoạt động, góp phần thực hiện chiến lược vốn có hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “GIA TĂNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020” để nghiên cứu thực trạng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinhtế tại tỉnh Lâm Đồng trongthời gian qua, từ đó nêu ra những giải pháp cho việc gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tại Lâm Đồng trong thời gian tới. 2- Mục đích, đối tượng nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tại Lâm Đồng với những số liệu thống kê mới nhất nhằm đề ra những giải pháp để thu hút các nguồn lực tài chính cho tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn lực tài chính, bao gồm các vấn đề như đặc điểm, vai trò và cách thức để thu hút các nguồn lực tài chính. 3- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các nguồn lực tài chính tại Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006. - Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài bao gồm phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, lấy lý luận so với thực tiễn và lấy thực tiễn để làm cơ sở kiến nghị những giảp pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài. 4- Nội dung kết cấu của đề tài:đề tài được chia thành 3 chương sau: Chương 1: Nguồn lực tài chính - nhân tố có tính quyết định cho đầu tư và phát triển. Chương 2: Thực trạng huy động và phát triển các nguồn lựctài chính cho đầu tư và phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tại Lâm Đồng giai đoạn 2006 -2010, định hướng đến năm 2020.

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan