Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Đối với Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có như vậy Việt Nam mới có điều kiện mở rộng ra bên ngoài, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.
Là một công ty chuyên ngành xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã đóng góp một phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước . Công ty đang trong giai đoạn đẩu của cổ phần hoá nhưng công ty đã từng bước khẳng định hơn nữa vị trí của mình,
Với vị thế quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế em đã chọn đề tài “Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Đối với Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có như vậy Việt Nam mới có điều kiện mở rộng ra bên ngoài, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.
Là một công ty chuyên ngành xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã đóng góp một phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước . Công ty đang trong giai đoạn đẩu của cổ phần hoá nhưng công ty đã từng bước khẳng định hơn nữa vị trí của mình,
Với vị thế quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế em đã chọn đề tài “Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tế để hoàn thành chuyên đề, em nhân được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là PSG. TS Hoàng Minh Đường. Kết hợp với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn chế đặc biệt là vấn đề trong thực tế phát sinh, hơn nữa thời gian thực tế chưa nhiều nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy kính mong các thầy cô giáo đóng góp thêm ý kiến cho em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Cuối cùng em xin chân thành biết ơn các thầy cô giáo đặc biệt là PSG. TS Hoàng Minh Đường , các anh, các chị trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯONG MẠI
1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên góc độ khác nhau để xem xét.Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Trên góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa cáo hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh doanh xuất khẩu hàng hoá.Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích là “Tiền”. Vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và lợi ích địa phương, giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước.
2. Phân loại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, vừa là một phạm trù cụ thể, vừa là phạm trù trừu tượng, nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán, so sánh, nếu là phạm trù trừu tượng phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực quản lý kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. Có thể nói rằng phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của mọi cán bộ quản lý, được ứng dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận trong quá trình kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.Trên các nội dung vừa phân tích ta có thể chia hiệu quả thành hai loại :
* Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh doanh.
* Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì có hiệu quả kinh tế xã hội.
Cả hai hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới đủ điều kiện thực hiện được hai loại hiệu quả trên, còn các doanh nghiệp thuộc các loại thành phần kinh tế khác chỉ chạy theo loại hiệu quả kinh tế. Đứng trên góc độ này mà xem xét thì, sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay là một yếu tố khách quan.
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dạt được trong các trường hợp sau :
Kết quả tăng chi phí giảm
Kết quả tăng chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh. Trường hợp thứ hai diễn ra chậm hơn và trong sản xuất kinh doanh có những lúc chúng ta phải chấp nhận:
Thời gian đầu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh, nếu không thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Trường hợp này diễn ra vào các thời điểm khi chúng ta đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hoặc là phát triển thị trường mới… Đây chính là một bài toán cân nhắc giữa việc kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài.
Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất là các hoạt động kinh doạnh của doanh nghiêp phải tạo ra lợi nhuận về tiêu thụ hàng hoá, đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuất hàng hoá. Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi quả trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí đã bỏ ra vùa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế cơ bản biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh trong từng thời kỳ .
3. Nội dung của hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
3.1. Nghiên cứu thị trường
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm đầu tiên và quan trọng đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Thị trường thế giới là những thị trường đa dạng có nhiều điểm khác biệt so với thị trường trong nước như tập quán, văn hoá, luật pháp, hành vi người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là tìm hiểu triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích số liệu đó và rút ra kết luận. Những quyết định này sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch Marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “ chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”. Công tác nghiên cứu thị trường nhằm giải đáp các vấn đề như đặc điểm của hàng hoá, nhu cầu thị trường, các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó xác định khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp phải chú ý phân tích một số vấn đề sau
Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với công ty?
Thị trường đó cần mặt hàng gì ?, mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ nhiều nhất ?, mặt hàng đó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống
Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao ?
Dung lượng thị trường ?
Sản phẩm cần có thích ứng gì đối với những đòi hỏi của thị trường ?
Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp ?
Mạng lưới tiêu thụ và phương pháp tiêu thụ ?
Khi thực hiện nghiên cứu thị trường người nghiên cứu thường sử dụng hai loại thông tin:
Thông tin sơ cấp (Primary information): là những thông tin mà thu thập
trực tiếp từ khách hàng bằng các phương pháp chủ yếu sau
Điều tra
Quan sát
Phỏng vấn
Thử nghiệm
Những thông tin này rất tốn kém về chi phí và thời gian nhưng giúp cho người nghiên cứu có được những thông tin chính xác hơn.
Thông tin thứ cấp (Secondary information) : là những thông tin được thu thập bằng cách gián tiếp bằng một số cách sau:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Các cơ quan xúc tiến thương mại của tất cả các nước VD: Bộ thương mại, Jetro, Kotra, các cơ quan thống kê, mạng Internet và các cơ quan khác…
3.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh.
Một số tiêu thức mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn đối tác kinh doanh:
Sự phù hợp về hoạt động kinh doanh
Hồ sơ kinh doanh bao gồm các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh..
Tư cách kinh doanh của đối tác
Quan điểm của họ khi kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam
Văn hoá kinh doanh
Uy tín của họ trên thương trường
3.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu thị trường đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm:
Đánh giá khái quát về thị trường và thương nhân: bước này người lập phương án rút ra những nét tổng quan về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh.
Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu tối ưu trên cơ sở những tính toán dựa trên tình hình cụ thể
Đề ra những mục tiêu cụ thể về số lượng hàng bán, giá bán, thị trường mục tiêu
Đề ra những biện pháp, đó là công cụ để đạt được mục tiêu
Ước tính sơ bộ hiệu quả của sản xuất xác định các chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất doanh lợi, điểm hoà vốn và thời gian hoà vốn.
Phương án kinh doanh sẽ là cơ sở để đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với bạn hàng nước ngoài.
3.4. Tìm kiếm nguồn hàng cho xuất khẩu
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động tạo nguồn hàng là hoạt động quan
trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn hàng không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hay gián tiếp cho sản xuất hoặc có thể thu gom từ nhiều chân hàng, hoặc từ các đơn vị sản xuất khác nhau hoặc ký hợp đồng mua hết với trường hợp hướng dẫn kỹ thuật
Hoạt động tạo nguồn gồm các công việc sau đây:
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
Tổ chức hệ thống tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
Ký hợp đồng mua hàng hoá
Bảo quản hàng hóa
3.5. Lựa chọn các hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
3.5.1. Các hình thức đàm phán
Đàm phán qua thư tín: Ngày nay đàm phán qua thư tín đặc biệt là thông qua các phương tiện như E-mail, Fax đã trở nên rất phổ biến. So với việc gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Hơn nữa trong cùng một lúc có thể giao dịch được với nhiều đối tác. Người viết thư tín có điều kiện cân nhắc suy nghĩ tranh thủ sự ủng hộ của nhiều người, có thể khéo léo dấu kín ý định của mình.
Đàm phán qua điện thoại: Việc đàm phán trao đổi qua điện thoại nhanh chóng, giúp người giao dịch có thể đàm phán một cách khẩn trương, đúng vào các thời cơ cần thiết. Nhưng việc trao đổi bằng điện thoại là những thoả thuận bằng miệng điện thoại chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, sợ lỡ thời cơ hoặc sau khi đã đàm phán xong chờ xác định lại một số chi tiết, vì vậy phải có văn bản xác nhận những thoả thuận của hai bên sau khi đàm phán xong.
Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi điều kiện giao dịch, về mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán là hình thức đẩy mạnh tốc độ giải quyết vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Việc hai bên gặp gỡ trực tiếp nhau tạo điều kiện cho việc hiểu biểt nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với nhau.
Các bước tiến hành giao dịch:
Bước 1: Chào hàng (offer): là việc người bán hàng thể hiện rõ ý định bán hàng của mình. Trong chào hàng phải nêu rõ: tên hàng, số lượng, qui cách phẩm chất, giá cả điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng…Chào hàng có hai loại:
Chào hàng cố định: là chào hàng mà trong đó nêu rõ thời gian mà người chào hàng chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.
Chào hàng tự do: là loại chào hàng mà người chào hàng không bị ràng buộc trách nhiệm thường có những câu như With our final confirmation hoặc Without engagment.
Bước 2: Hoàn giá (Counter offer): thường sử dụng đối với chào hàng cố định. Trong trường hợp người được chào hàng chưa chấp nhận những điều kiện do người bán đưa ra thì gửi hoàn giá cho người bán, khi đó thư chào hàng cố định vô hiệu.
Bước 3: Chấp nhận (Acceptance): Là khi người mua đồng ý với tất cả những điều kiện trong chào hàng, khi đó hợp đồng mới được chấp nhận.
Phải đưa ra một văn bản chấp nhận riêng và trong văn bản chấp nhận phải ghi lại những nội dung của bản chào hàng.
Hoặc người mua có thể chấp nhận ngay vào chào hàng cố định
Để văn bản chấp nhận có giá trị pháp lý thì phải thoả mẵn các điều kiện sau đây:
Chấp nhận phải do chính người mua đưa ra
Chấp nhận phải trong thời gian hiệu lực của chào hàng cố định
Chấp nhận phải được gửi đến phía đối tác bằng những phương tiện bảo đảm.
Bước 4: Xác nhận (Confirmation): đó là văn bản xác nhận được lập thành hai bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản.
3.5.2. Ký kết hợp đồng
Hợp đồng thương mại quốc tế là văn bản thoả thuận giữa người mua và
người bán về các điều kiện mua bán, hợp đồng được ký kết bởi các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
Hợp đồng có đặc điểm sau:
Đặc điểm về chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế phải có tư cách pháp nhân theo luật của nước đó
Phải có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
Đối tượng của hợp đồng
Hàng hoá, dịch vụ nếu như luật pháp của các bên ký kết hợp đồng không cấm
của biên giới hải quan
Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển ở các đơn vị kinh doanh có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
Căn cứ pháp lý
Luật ứng dụng: hai bên phải thống nhất chọn luật ứng dụng trên cơ sở hiểu biết giữa hai bên.
Thông lệ quốc tế để dựa vào lập hợp đồng
Đồng tiền là ngoại tệ của ít nhất một bên
Hình thức hợp đồng có thể thể hiện bằng văn bản hoặc hợp đồng lời (Gentlement’s Contract)
Ngôn ngữ hợp đồng
Là ngôn ngữ mà hai bên đều hiểu, mỗi hợp đồng chỉ được sử dụng một ngôn ngữ
Bảo đảm ngắn gọn chính xác, đầy đủ, rõ ràng, lịch sự, tránh sử dụng những từ đa nghĩa.
Nôị dung hợp đồng
Mở đầu: Là phần chỉ rõ ngày tháng lập hợp đồng, chủ thể ký kết hợp đồng, mục đích và căn cứ pháp lý của hợp đồng.
Các điều khoản: ghi rõ các điều khoản chính của hợp đồng như tên hàng, số lượng, chất lượng, điêù kiện thanh toán, phương thức giao hàng.. và các điều khoản cần thiết như giải quyết tranh chấp, các điều kiện bất khả kháng..
Kết thúc: ghi rõ sỗ bản của hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng và hiệu lực của nó, thời gian địa điểm thực hiện hợp đồng. Công tác chuẩn bị trước khi ký hợp đồng là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi những người có thẩm quyền khi ký hợp đồng phải hết sức thận trọng, phải xem xét kỹ trước khi ký để đảm bảo những quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp.
3.5.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Kiểm tra
L/C
Xin giấy
Phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hoá
Ký hợp đồng xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp cần phải xác định rõ, trách nhiệm nội dung và trình tự công việc phải làm, cố gắng không để ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Phải yêu cầu đối tác thực hiện các nhiệm vụ ghi trong hợp đồng. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước sau:
Uỷ thác thuê tầu
Giao hàng lên tầu
Làm thủ tục hải quan
Kiểm nghiệm hàng hoá
Mua bảo hiểm
Giải quyết khiếu nại nếu có.
Làm thủ tục thanh toán
Sơ đồ 1: Sơ đồ trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Xin giấy phép xuất khẩu là vấn đề đầu tiên và quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình xuất khẩu hàng hoá. Với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh làm hàng xuất khẩu và xuất khẩu những mặt hàng mà nhà nước không hạn chế.
Theo qui định ở Việt Nam hiện nay, theo QĐ 46/2001/QĐ-Ttg ngày 4/4/2001 về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2005 nêu rõ Danh mục mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, Danh mục mặt hàng phải xin phép của Bộ thương mại, Danh mục mặt hàng phải xin giấy phép của 7 Bộ chuyên ngành là : Bộ thuỷ sản, Bộ NNPT NT, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Bưu điện, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ CN, Bộ Thương mại cũng có thông tư 11/2001/TT-BTM hướng dẫn việc thi hành quyết định này.
Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: Hiện nay nước ta không chỉ có những doanh nghiệp thương mại làm công tác xuất khẩu mà có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp làm công tác xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài. Các công việc mà các doanh nghiệp sản xuất phải làm trong khâu chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu gồm có:
Tổ chức hàng xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp sản xuất quyết định sản xuất các loại hàng theo đúng hợp đồng đã ký về chủng loại mầu sắc, kích thước và số lượng. Cơ sở để sản xuất hàng xuất khẩu chính là tiềm lực của doanh nghiệp và sự nhanh nhậy của các cán bộ kinh doanh trong công tác nghiên cứu thị trường giao dịch đàm phán.
Trong thực tế buôn bán hàng hoá nói chung và buôn bán hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng, hàng hoá phải qua khâu bao bì đóng gói. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường vấn đề bao bì có ý nghĩa rất lớn.
Bảo đảm phẩm chất hàng hoá trong qúa trình vận chuyển, tránh được rủi ro mất mát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp, di chuyển, hàng hoá và giao nhận hàng hoá.
Tạo điều kiện cho việc phân loại hàng hoá.
Gây ấn tượng làm cho người mua thích thú hàng hoá.
Ký mã hiệu hàng hoá là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi bên trong bao bì nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá.
Ký mã hiệu hàng hoá cần phải nêu những nội dung sau:
Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: Tên người nhận, tên người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bao bì, số hợp đồng, số hiệu người nhận hàng, số hiệu kiện hàng.
Những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển lưu thông hàng hoá như: tên nước, tên địa điểm hàng đến, tên nước tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tầu số hiệu chuyến đi.
Những ký hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ bảo quản hàng hoá trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Uỷ thác thuê tầu
Trong qúa trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, việc thuê chuyên chở hàng dựa vào căn cứ sau đây:
Căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng.
Căn cứ vào đặc điểm hàng xuất khẩu
Căn cứ vào điều kiện vận tải
Làm thủ thục hải quan
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đầu phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước để ngăn chặn xuất khẩu lậu qua biên giới. Để kiểm tra giấy tờ tránh sai sót giả tạo. Để thống kê số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu, việc làm thủ tục hải quan bao gồm các nước sau:
Bước 1: Khai báo hải quan
- Doanh nghiệp phải khai báo theo mẫu hải quan
- Khai báo theo đúng mã số hàng hoá
- Phải khai báo chính xác về mặt số lượng, và theo đúng hướng dẫn của hải quan
Bước 2: áp thuế
- Đối với mặt hàng có biểu giá tính thuế do Tổng cục Hải quan phát hành:
Thuế = Số lượng hàng hoá xuất khẩu * Giá tính thuế * Thuế suất
Đối với mặt hàng không có trong biểu giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định bằng hoá đơn thương mại
+ Nếu gía hoá đơn > 70% giá thị trường thì cho phép lấy giá trên hoá đơn làm giá tính thuế.
+ Nếu giá ghi trên hoá đơn =< 70% giá ghi trên thị trường thì phải áp giá thị trường làm giá tính thuế.
Biểu thuế suất do Tổng cục Hải quan ban