Đề tài Giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và đang dần khẳng định vị trí trên trường quốc tế. Bên cạnh đó đời sống văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, họ không những cần đầy đủ về nhu cầu vật chất mà còn mong muốn thỏa mãn về nhu cầu tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Thực tế hiện nay, du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đóng góp một phần GDP không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến năm 2017, nước ta đã thu hút hơn 12 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 20161. Do vậy, đi du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Đối với sinh viên, nhu cầu đi du lịch cũng rất quan trọng, giúp họ giải tỏa áp lực sau những tiết học căng thẳng, đồng thời khám phá về thế giới xung quanh. Nói đến việc đào tạo nhân lực du lịch và hướng tới hội nhập thị trường khu vực ASEAN, Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở uy tín hàng đầu trong việc đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Do đó, sinh viên Bộ môn sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp, biết thích ứng với môi trường làm việc áp lực cao. Trong suốt bốn năm đào tạo, sinh viên được tham gia các chuyến thực tập thực tế với mục đích tiếp cận các nhân tố có liên quan đến hoạt động du lịch, từ đó đưa ra những đề xuất trong các bài báo cáo tổng kết

pdf55 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN DU LỊCH ------------ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH CHO SINH VIÊN BỘ MÔN DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhóm tác giả: Lê Văn Toàn Võ Thị Thanh Hằng Hoàng Thị Trang Nguyễn Ngọc HạMy Võ Nhật Trường Lớp: 1720DAI03302 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 [1] MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 6 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 6 5. Mẫu khảo sát ........................................................................................................ 6 6. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 7 7. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 7 8. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 9. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 9 1.1. Tổng quan về nhu cầu đi du lịch ....................................................................... 9 1.2. Khái quát về nhu cầu đi du lịch của sinh viên ................................................ 15 CHƯƠNG 2. NHU CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................................................19 2.1. Khái quát về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .19 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 20 [2] 2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................... 31 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................... 33 3.1. Xây dựng mô hình “Bạn đồng hành du lịch” .................................................. 33 3.2. Thành lập Câu lạc bộ “Sinh viên Du lịch” ..................................................... 35 3.3. Thiết kế website “Easy Travelling” ................................................................ 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 42 [3] PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và đang dần khẳng định vị trí trên trường quốc tế. Bên cạnh đó đời sống văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, họ không những cần đầy đủ về nhu cầu vật chất mà còn mong muốn thỏa mãn về nhu cầu tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Thực tế hiện nay, du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đóng góp một phần GDP không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến năm 2017, nước ta đã thu hút hơn 12 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 20161. Do vậy, đi du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Đối với sinh viên, nhu cầu đi du lịch cũng rất quan trọng, giúp họ giải tỏa áp lực sau những tiết học căng thẳng, đồng thời khám phá về thế giới xung quanh. Nói đến việc đào tạo nhân lực du lịch và hướng tới hội nhập thị trường khu vực ASEAN, Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở uy tín hàng đầu trong việc đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Do đó, sinh viên Bộ môn sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp, biết thích ứng với môi trường làm việc áp lực cao. Trong suốt bốn năm đào tạo, sinh viên được tham gia các chuyến thực tập thực tế với mục đích tiếp cận các nhân tố có liên quan đến hoạt động du lịch, từ đó đưa ra những đề xuất trong các bài báo cáo tổng kết. Bàn về nhu cầu đi du lịch đối với sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận ra điều đó thực sự cần thiết. Họ cũng là những người có tri thức, có đời sống tinh thần phong phú và mong muốn ngày càng được trau dồi, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. Hơn thế nữa, sinh viên Bộ môn Du lịch là nguồn nhân lực tiềm năng cho ngành du lịch nước nhà trong tương lai. Do đó, nhu cầu được di chuyển đến các tuyến điểm cũng như trải nghiệm dịch vụ từ các sản 1 www.vietnamtourism.com, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2017, 02/01/2018. [4] phẩm du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch là cần thiết hơn bao giờ hết. Sinh viên học ngành Du lịch không chỉ đi để thỏa mãn nhu cầu giải trí cá nhân mà còn đi để tiếp nhận kiến thức thực tế phục vụ quá trình học tập chuyên ngành. Từ những trải nghiệm trên chuyến đi, họ có thể sáng tạo thêm những sản phẩm du lịch mới mẻ trên quan điểm của một người hoạt động trong ngành “công nghiệp không khói”. Tuy nhiên, hiện trạng chung của sinh viên Bộ môn Du lịch hiện nay vẫn chưa sắp xếp được thời gian và điều kiện tài chính để có thể đi du lịch. Họ chỉ được tiếp cận với các chương trình du lịch thông qua những chuyến thực tập thực tế hằng năm đã lên kế hoạch từ Bộ môn. Chính vì lí do trên nhu cầu đi du lịch của sinh viên Bộ môn vẫn chưa được đáp ứng một cách chủ động. Họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hóa những chuyến đi của riêng mình. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn “Giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình thu thập dữ liệu, chúng tôi đã tiếp cận với một số công trình và tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. “Nhập môn khoa học Du lịch” của Trần Đức Thanh (in lần thứ tư, năm 2005) là một trong những tài liệu cần thiết đối với sinh viên ngành Du lịch. Những khái niệm cơ bản như: lịch sử hình thành và phát triển của ngành Du lịch, động cơ và các loại hình du lịch, điều kiện để phát triển du lịch, tính thời vụ trong du lịch, nhu cầu du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch v.v Tương tự, “Giáo trình Kinh tế du lịch” của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội do Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên (trực thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng đề cập đến những kiến thức nền tảng trong du lịch nhưng ở một góc nhìn khác. “Giáo trình Xã hội học đại cương” (năm 2011 của nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) của Tạ Minh cũng là một tài liệu tham khảo về khái niệm nhu cầu và tháp nhu cầu của Maslow. [5] Đinh Tiên Minh với “Giáo trình Marketing căn bản” cũng có khai thác sâu hơn về định nghĩa nhu cầu và nhu cầu du lịch ở khía cạnh Marketing. Ngoài ra, nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành một đề tài nghiên cứu cho môn học “Lý thuyết Thống kê” liên quan đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên. Đó là đề tài “Khảo sát nhu cầu đi du lịch, dã ngoại của sinh viên làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Có thể nói, đây là đề tài có cách tiếp cận vấn đề tương tự với đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu (về phương pháp, mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại tập trung vào việc khảo sát và thu thập số liệu về nhu cầu đi du lịch và dã ngoại của sinh viên làng Đại học mà chưa phân tích nguyên nhân cụ thể cũng như chưa đưa ra giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề đó. Hơn nữa, có một thực tế là phần lớn những nguồn tài liệu đó đều được viết dưới hình thức là giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những mảng kiến thức riêng lẻ ở từng học phần trong chương trình đào tạo. Đó chưa phải là dạng tài liệu nghiên cứu thực tiễn tình hình cũng như nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu đi du lịch của con người nói chung và sinh viên nói riêng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu thập được một số tài liệu liên quan đến sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tiên, đề tài nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt của sinh viên khoa Ngữ văn Anh khoá 15, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” đã đi sâu nghiên cứu về mức độ nhận thức của sinh viên khoa Ngữ văn Anh khoá 15, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về hiện tượng sử dụng tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày. Để thực hiện được mục tiêu ấy, nhóm sinh viên nghiên cứu đã giải quyết ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, người đọc sẽ nhận được những hiểu biết chung thế nào là xen lẫn ngôn ngữ Anh- Việt. Vấn đề thứ hai, thực trạng đó đang xảy ra như thế nào với đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Tiếp theo, chúng tôi tiếp cận một tài liệu có đối tượng nghiên cứu khác liên quan tới “Thực trạng tự học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chi Minh”. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết tường minh thực trạng tự học của sinh viên Bộ môn Lưu trữ học và [6] Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, sinh viên còn biết được các phương pháp và tầm quan trọng của việc tự học thông qua nghiên cứu đề tài. Đồng thời, sinh viên Bộ môn có thể chọn ra phương pháp tự học tốt nhất cho bản thân mình để đem lại kết quả tốt nhất và tiết kiệm thời gian, chi phí học tập. Cuối cùng, một tài liệu khác mà chúng tôi tiếp cận được có liên quan đến khách thể nghiên cứu là công trình “Thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm sinh viên Khoa Địa lý. Đề tài được thực hiện với mục đích nâng cao ý thức của sinh viên trong việc sử dụng thư viện trường sao cho hợp lí. So với những đề tài nói trên, đề tài mà nhóm tác giả lựa chọn để khai thác thể hiện tính mới. Những đề tài khác tuy rất thiết thực đối với sinh viên nhưng nó chỉ tập trung vào việc khai thác các hiện trạng mà chưa đem đến giải pháp cần thiết, cụ thể có tính chiều sâu. Chúng tôi mang đến đề tài này với nhằm mục đích sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Du lịch có thể vừa có cơ hội học tập, vừa có thể ứng dụng vào hoạt động giải trí sau giờ học. Trên cơ sở đó, chúng tôi kế thừa và tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch của sinh viên bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi thời gian: Từ tháng 2/2018 đến tháng 4/2018 5. Mẫu khảo sát Sinh viên Bộ môn Du lịch khóa 2016-2020 và khóa 2017-2021, Trường [7] Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 6. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh? 7. Giả thuyết nghiên cứu Để đáp ứng nhu cầu đi du lịch, sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh cần phải: - Xây dựng mô hình “Bạn đồng hành du lịch” - Thành lập câu lạc bộ “Sinh viên Du lịch” - Thiết kế website và sổ tay “Easy Travelling” 8. Phương pháp nghiên cứu Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, nhóm chúng tôi sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đó là: phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu là để thu thập những thông tin sau: cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu, thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê2. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu về đối tượng nghiên cứu là “nhu cầu đi du lịch” và khách thể nghiên cứu “sinh viên Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một cuộc phỏng vấn, nhưng không đối thoại trực tiếp bằng lời, mà bằng cách đưa những câu hỏi in sẵn trên 2 Vũ Cao Đàm (2012), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 77. [8] giấy, gửi trước đến những người được phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra3. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phát 50 bảng hỏi cho sinh viên Bộ môn Du lịch khóa 2016-2020 và 50 bảng hỏi cho sinh viên Bộ môn Du lịch khóa 2017- 2021. 9. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên của nhóm chúng tôi được kết cấu thành 3 chương và 8 tiết. 3 Vũ Cao Đàm (2012), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 89. [9] PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Tổng quan về nhu cầu đi du lịch 1.1.1. Định nghĩa về nhu cầu của Maslow Trong lĩnh vực tâm lý học, có rắt nhiều thuyết khác nhau nghiên cứu về nhu cẩu của con người. Trong đó phổ biến và có tính xác thực nhất là “Lý thuyết về nhu cầu của Maslow”. Cấu trúc của “Tháp nhu cầu” có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. 5 tầng trong “Tháp nhu cầu của Maslow”: Tầng thứ nhất: Nhu cầu sinh lý (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. [10] Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, tôn trọng (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng. Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. Những nhu cầu trong “Tháp nhu cầu Maslow” cho ta thấy rằng ở mỗi cấp độ cao hơn, nhu cầu của con người càng trở nên đa dạng hơn. Bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản, đáp ứng được yếu tố vật chất thì càng lên cao, những nhu cầu đó lại thiên về phương diện thỏa mãn yếu tố tinh thần. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là khi nhu cầu mới được nảy sinh thì người ta phủ nhận và có thể bỏ qua những nhu cầu thấp (cũ) hơn. Tất cả những nhu cầu đó đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm đảm bảo một cuộc sống hoàn thiện. Lấy ví dụ như con người không thể thỏa mãn nhu cầu tự hoàn thiện mà không đảm bảo được nhu cầu đảm bảo tính mạng hoặc không được đáp ứng những nhu cầu về sinh lý (không thể không ăn, không uống được) Do sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu của con người ngay càng trờ nên phong phú, đa dạng hơn, do vậy về sau Maslow đã bổ sung thêm hai thang bậc nhu cầu hoàn thiện, đó là: Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp; Nhu cầu hiểu biết. Tuy nhiên, theo Giáo sư Hellmut Schette trường kinh doanh INSEAD (Pháp), các nhu cầu trong bậc thang MasIow chỉ phản ánh những giá trị trong văn hoá phương Tây. Ông cho rằng nhu cầu “tự khẳng định mình” (đề cao chủ nghĩa cá nhân trong văn hoá phương Tây) sẽ không được chấp nhận như nhu cầu cao nhất trong các xã hội châu Á vốn đề cao các giá trị tập thể. Sự thoả mãn cao nhất không bắt nguồn từ hành động của bản thân mỗi cá nhãn mà xuất phát từ phản ứng của [11] người khác đối với một hành động nào đó. Dựa theo thuyết Maslow, Giáo sư Hellmut Schette đề nghị một mồ hình, gọi là “Hành vi người tiêu dùng châu Á” như sau: - Nhu cầu cơ bản (physiological) - Nhu cầu an toàn (safety) - Nhu cầu thuộc về một nhóm (belonging) - Nhu cầu danh tiếng (prestige) - Nhu cầu tự khẳng định mình (self-actualisation) Dù vậy, đến tận bây giờ, “Lý thuyết về nhu cầu của Maslow” vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong xã hội. Do đó, nghiên cứu này của nhóm tác giả sẽ vẫn dựa trên cơ sở lý thuyết đó của Maslow để phân tích và diễn giải. 1.1.2. Định nghĩa và đặc điểm về nhu cầu du lịch Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất trong xã hội. Trình độ sản xuất trong xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng trở nên gay gắt hơn. Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại, đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Về lý luận hay thực tiễn thì cũng phải thừa nhận rằng “Tháp nhu cầu Maslow” có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nghiên cứu nhằm nắm bắt nhu cầu du lịch của du khách, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà có được sự cộng hưởng từ nhiều