1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay trong xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, ngoại thương đã trở thành một hoạt động được đặc biệt chú trọng đối với mỗi quốc gia bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội những bước thay đổi rõ rệt, là động lực để thúc đẩy và mở rộng sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cho cá nhân và cộng đồng. Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại bởi vì nó có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và có hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và làm nền tảng thu ngoại tệ cho phát triển kinh tế trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân.
Với Trà Vinh, một miền đất nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, được thiên nhiên mang đến nhiều ưu đãi thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Với lợi thế sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thiên nhiên đạt được hiệu quả trong đó phải kể đến cây dừa, một loại cây dễ trồng, ít chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, Trà Vinh là địa phương có diện tích dừa nhiều đứng thứ hai chỉ sau Bến Tre, khoảng 14.301 ha tương đương gần 3,6 triệu cây. Với sản lượng mỗi năm hơn 142 triệu trái, cây dừa thật sự là một cây trồng có thế mạnh trong khu vực kinh tế nông nghiệp.
Toàn bộ quả dừa đều có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Trong đó, các mặt hàng than gáo dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, mùn dừa, đang được chú trọng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm nhất là lao động dư thừa ở nông thôn. Nhận thức được giá trị từ cây dừa và tiềm năng phát triển của thị trường, Công ty cổ phần Trà Bắc (Trabaco) đã quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây dừa. Tính đến nay, sản phẩm của công ty có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên khắp các châu lục. Trong đó, cơm dừa sấy khô và than hoạt tính là hai sản phẩm chủ lực của công ty mang lại doanh thu xuất khẩu hàng năm gần 200 tỷ đồng. Riêng than hoạt tính, dù công ty đã gia tăng sản xuất với sản lượng 3.500- 4.000 tấn/ năm nhưng vẫn không đủ để xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu rất lớn như Châu Âu và Nhật Bản. Thêm vào đó, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty còn gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh gây ra những hạn chế không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực xuất khẩu của mình. Chính vì những lý do trên, trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh”. Em mong rằng thông qua việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn có thể cùng công ty giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và nhất là xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm từ dừa. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị của cây dừa cũng như phát triển bền vững nghành công nghiệp chế biến dừa của tỉnh nhà.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Trà Bắc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011. Từ đó, đề ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Trà Bắc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011.
Mục tiêu 2: Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của công ty để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần Trà Bắc.
101 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay trong xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, ngoại thương đã trở thành một hoạt động được đặc biệt chú trọng đối với mỗi quốc gia bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội những bước thay đổi rõ rệt, là động lực để thúc đẩy và mở rộng sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cho cá nhân và cộng đồng. Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại bởi vì nó có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và có hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và làm nền tảng thu ngoại tệ cho phát triển kinh tế trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân.
Với Trà Vinh, một miền đất nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, được thiên nhiên mang đến nhiều ưu đãi thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Với lợi thế sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thiên nhiên đạt được hiệu quả trong đó phải kể đến cây dừa, một loại cây dễ trồng, ít chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, Trà Vinh là địa phương có diện tích dừa nhiều đứng thứ hai chỉ sau Bến Tre, khoảng 14.301 ha tương đương gần 3,6 triệu cây. Với sản lượng mỗi năm hơn 142 triệu trái, cây dừa thật sự là một cây trồng có thế mạnh trong khu vực kinh tế nông nghiệp.
Toàn bộ quả dừa đều có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Trong đó, các mặt hàng than gáo dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, mùn dừa,… đang được chú trọng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm nhất là lao động dư thừa ở nông thôn. Nhận thức được giá trị từ cây dừa và tiềm năng phát triển của thị trường, Công ty cổ phần Trà Bắc (Trabaco) đã quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây dừa. Tính đến nay, sản phẩm của công ty có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên khắp các châu lục. Trong đó, cơm dừa sấy khô và than hoạt tính là hai sản phẩm chủ lực của công ty mang lại doanh thu xuất khẩu hàng năm gần 200 tỷ đồng. Riêng than hoạt tính, dù công ty đã gia tăng sản xuất với sản lượng 3.500- 4.000 tấn/ năm nhưng vẫn không đủ để xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu rất lớn như Châu Âu và Nhật Bản. Thêm vào đó, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty còn gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh gây ra những hạn chế không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực xuất khẩu của mình. Chính vì những lý do trên, trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh”. Em mong rằng thông qua việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn có thể cùng công ty giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và nhất là xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm từ dừa. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị của cây dừa cũng như phát triển bền vững nghành công nghiệp chế biến dừa của tỉnh nhà.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Trà Bắc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011. Từ đó, đề ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Trà Bắc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011.
Mục tiêu 2: Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của công ty để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần Trà Bắc.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần Trà Bắc
Địa chỉ: số 216, Bạch Đằng, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian của số liệu được sử dụng trong đề tài là năm 2008, 2009, 2010
và 6 tháng đầu năm 2011.
Luận văn được thực hiện từ ngày 18/09/2011 đến ngày 22/11/2011.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về tình hình xuất khẩu sản phẩm được chế biến từ của công ty Trà Bắc gồm: than hoạt tính, xơ dừa, cơm dừa sấy khô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
“Chiến lược Marketing của công ty Dừa Việt nhằm xuất khẩu gạch men làm từ gáo dừa sang thị trường Hàn Quốc” của tác giả Nguyễn Minh Trí (2008). Nội dung của đề tài là đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạch men sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2005 đến năm 2007. Tác giả còn đưa ra những thông tin có ảnh hưởng đến hoat động xuất khẩu tại thị trường này như môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá và các tiêu chuẩn về sản phẩm nhập khẩu. Cuối cùng, thông qua xây dựng và đánh giá các yếu tố trong ma trận SWOT tác giả đề ra chiến lược marketing nhằn giúp công ty đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu gạch men làm từ gáo dừa sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.
“Chiến lược xuất khẩu thủ công mỹ nghệ từ dừa của công ty TNHH TM Thanh Long sang Canada” của tác giả Trần Bảo Như (2009). Nội dung của đề tài là phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa của công ty sang thị trường Canada từ năm 2006 đến năm 2009. Tác giả còn tập trung phân tích những tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Từ đó, qua việc xây dựng ma trận SWOT, tác giả đề ra cho công ty những chiến lược đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế biến từ dừa sang thị trường Canada nói chung và hướng đến toàn bộ khu vực Bắc Mỹ trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về thị trường
2.1.1.1 Khái niệm thị trường:
Thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với những tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của khách hàng
2.1.1.2 Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp
Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh doanh, vừa là mục tiêu vừa là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị trường.
Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào các kết quả điều tra, thu thập thông tin thị trường để quyết định kinh doanh mặt hàng gì? Cho ai? Bằng phương thức kinh doanh nào?
Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa khách hàng với doanh nghiệp, là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của mình. Thông qua doanh thu bán hàng, tốc độ phát triển thị trường, phán ứng của khách hàng,... doanh nghiệp sẽ có quyết sách phù hợp.
Trong cơ chế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh là điều tất yếu, thị trường được chia sẽ cho nhiều doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển thị trường.
2.1.1.3 Khái niệm về thị trường xuất khẩu hàng hóa
Thị trường xuất khẩu hàng hoá là tập hợp những người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau hoạt động với nhau để xác định giá cả, sản lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường của thế giới) là tập hợp những khách hàng tiềm năng của công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài (khác nước xuất khẩu).
2.1.2 Các vấn đề cơ bản của xuất khẩu
2.1.2.1 Khái niệm
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia, trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia.
Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Là một phần của hoạt động thương mại quốc tế nên cũng có những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế,…
Không giống như hoạt động buôn bán trong nước ở đặc điểm là có sự tham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nước ngoài.
Diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Đối với Công ty cổ phần Trà Bắc, do có bộ phận riêng biệt để nghiên cứu thị trường cũng như kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, nên công ty đã chọn hình thức trực tiếp xuất khẩu cho hàng hóa của mình. Đây là hình thức mà hàng hóa được bán trực tiếp ra nước ngoài không qua trung gian. Theo hình thức này đơn vị kinh doanh trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương. Các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó bán các sản phẩm cho khách hàng nước ngoài, có thể qua một số công đoạn gia công chế biến.
( Ưu điểm:
- Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, do hai bên (mua và bán) chủ động thoả thuận và quyết định.
- Lợi nhuận thu được không phải chia, giảm được chi phí trung gian.
- Có điều kiện thâm nhập, kịp thời tiếp thu được ý kiến trực tiếp từ khách hàng, nhanh chóng khắc phục được sai sót.
- Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong điều kiện thị trường biến động.
( Nhược điểm:
- Đối với việc thâm nhập thị trường mới có nhiều bở ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán.
- Khối lượng mặt hàng phải lớn để có thể bù đắp được chi phí giao dịch như: thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường,...
- Công ty phải thực hiện mọi hoạt động trên các mặt của công tác xuất khẩu như: khảo sát thị trường, chuẩn bị sản phẩm, tìm khách hàng, chuẩn bị các tài liệu về sản phẩm, đàm phán, chuẩn bị các hợp đồng hàng hoá, chuẩn bị giấy tờ xuất khẩu, chuẩn bị giấy tờ về tài chính, vận chuyển hàng; theo dõi để chuẩn bị cho đợt vận chuyển hàng tiếp theo. Vì vậy, đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của cán bộ phụ trách phải sâu, có nhiều kinh nghiệm.
Vai trò của xuất khẩu
( Đối với quốc gia
- Là một trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
- Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
( Đối với doanh nghiệp
Là một cách để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng của sản phẩm xuất khẩu, tiết kiệm các nguồn lực để hạ giá thành.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
2.1.2.1 Doanh thu
Doanh thu bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanh toán) trong một kỳ kinh doanh nào đó.
D=
Trong đó:
D: Doanh thu
Q: Sản lượng hàng hóa xuất khẩu
G: Đơn giá bán hàng
i: Mặt hàng
n: Loại mặt hàng
2.1.2.3 Lợi nhuận
Là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp các khoản chi phí hợp lý. Đây là chỉ tiêu kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu – Giá vốn hàng bán – Tổng chi phí bán hàng
2.1.4 Các tỷ số đánh giá nguồn tài chính
2.1.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp và cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
x 100
=> Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.3.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
x 100
=> Tỷ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.32 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần. ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng cho bình quân vốn cổ phần thường
x 100
=> Tỷ số ROE cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông thường.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ:
- Các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất khẩu từ năm 2008- 6/2011 tại phòng kế hoạch- thị trường của công ty cổ phần Trà Bắc.
- Tạp chí, sách báo và các website (www.trabaco.com.vn, www.vinacorp.vn, www.rauquavietnam.vn,…).
- Thông tin trao đổi từ các anh chị và ban lãnh đạo phòng kế hoạch- thị trường.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa 2 mức độ của cùng một chỉ tiêu ở 2 thời kỳ hay 2 thời điểm để thấy được sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.
Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
∆y = y1-y0
Trong đó:
y0: Là chỉ tiêu năm trước
y1: Là chỉ tiêu năm sau
∆y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỷ lệ của số tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
ti=yi / yi-1
Trong đó:
yi: là mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo)
yi-1: Là mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở)
ti: Là tốc độ tăng trưởng
Mục đích: so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại hay khác loại nhưng có quan hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
2.2.2.3. Phương pháp xây dựng và phân tích ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT là đưa ra những cơ hội và những nguy cơ của môi trường vĩ mô. Đồng thời đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lại của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau
Bảng 1 : MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT
SWOT
Mặt mạnh (Strengths)
Mặt yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities)
Chiến lược kết hợp SO
Chiến lược kết hợp WO
Nguy cơ (Threats)
Chiến lược kết hợp ST
Chiến lược kết hợp WT
Các bước thực hiện:
Liệt kê các cơ hội từ bên ngoài công ty.
Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của công ty.
Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.
Các chiến lược kết hợp
Chiến lược SO: tất cả các nhà quản trị đều mong muốn ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng, cơ hội bên ngoài rất thuận lợi để phát triển và đạt hiệu quả cao.
Chiến lược WO: kết hợp các điểm yếu bên trong doanh nghiệp với các cơ hội ở bên ngoài để cải thiện các điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.
Chiến lược ST: kết hợp những điểm mạnh bên trong với những nguy cơ bên ngoài để tránh khỏi hay làm giảm đi những đe dọa ảnh hưởng đến công ty.
Chiến lược WT: kết hợp những điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài. Từ đó biết được công ty có những yếu kém nào để tránh và có biện pháp phòng thủ hiệu quả.