Đề tài Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên

Môi trường hiện nay đang là tâm điểm của mọi sự quan tâm, toàn thế giới kêu gọi bảo vệ môi trường, nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng, trái đất đang nóng dần, đất và nước bị ô nhiễm, tầng ozon bị thủng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn tất cả đều ảnh hưởng tới đời sống của con người. Ngày nay công nghiệp chế biến phát triển mạnh kéo theo sự gia tăng lượng thải: khí thải, chất thải, nước thải làm cho môi trường xuống cấp đe dọa tới mọi mặt của xã hội. Nước ta hiện nay có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó có nhiều làng nghề sản xuất và chế biến đặc biệt là chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Đi kèm với sự nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người nông dân thì một hệ quả kéo theo đó là chất thải từ sản xuất và chế biến không được xử lý gây ra ô nhiễm môi trường tại địa bàn làng nghề và các khu vực lân cận. Chất thải làng nghề không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng đất, nước, khí hậu làm ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt, mà nghiêm trọng hơn ô nhiễm môi trường còn gây nguy hiểm cho con người. Ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp, mắt, gây ra các căn bệnh như ung thư, khối u Những chất thải tùy loại, mức độ mà gây ảnh hưởng tới đời sống của con người. Một thực tế đáng buồn là đã từng có làng ung thư ở Phú Thọ do công ty hóa chất và phân bón Lâm Thao tạo ra, đó là một ví dụ điểm hình cho ô nhiễm môi trường tại nước ta. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề như hiện nay? Nguyên nhân từ nhiều phía. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên không có điều kiện và vốn để đầu tư xử lý chất thải; công nghê sản xuất lạc hậu; sự kém hiểu biết của người dân; chính sách bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ và thống nhất; sự thờ ơ, thiếu quan tâm của các cấp chính quyền. Tất cả đều kìm hãm sự phát triển của làng nghề và làm giảm đi chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu và uy tín về sản phẩm trên thị trường, và quan trọng hơn đó là môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới con ngời và xã hội.

doc73 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên Phần I: Mở đầu 1.1.     Tính cấp thiết của đề tài               Môi trường hiện nay đang là tâm điểm của mọi sự quan tâm, toàn thế giới kêu gọi bảo vệ môi trường, nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng, trái đất đang nóng dần, đất và nước bị ô nhiễm, tầng ozon bị thủng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn … tất cả đều ảnh hưởng tới đời sống của con người. Ngày nay công nghiệp chế biến phát triển mạnh kéo theo sự gia tăng lượng thải: khí thải, chất thải, nước thải làm cho môi trường xuống cấp đe dọa tới mọi mặt của xã hội.               Nước ta hiện nay có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó có nhiều làng nghề sản xuất và chế biến đặc biệt là chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Đi kèm với sự nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người nông dân thì một hệ quả kéo theo đó là chất thải từ sản xuất và chế biến không được xử lý gây ra ô nhiễm môi trường tại địa bàn làng nghề và các khu vực lân cận.               Chất thải làng nghề không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng đất, nước, khí hậu làm ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt, mà nghiêm trọng hơn ô nhiễm môi trường còn gây nguy hiểm cho con người. Ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp, mắt, gây ra các căn bệnh như ung thư, khối u … Những chất thải tùy loại, mức độ mà gây ảnh hưởng tới đời sống của con người. Một thực tế đáng buồn là đã từng có làng ung thư ở Phú Thọ do công ty hóa chất và phân bón Lâm Thao tạo ra, đó là một ví dụ điểm hình cho ô nhiễm môi trường tại nước ta.               Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề như hiện nay? Nguyên nhân từ nhiều phía. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên không có điều kiện và vốn để đầu tư xử lý chất thải; công nghê sản xuất lạc hậu; sự kém hiểu biết của người dân; chính sách bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ và thống nhất; sự thờ ơ, thiếu quan tâm của các cấp chính quyền. Tất cả đều kìm hãm sự phát triển của làng nghề và làm giảm đi chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu và uy tín về sản phẩm trên thị trường, và quan trọng hơn đó là môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới con ngời và xã hội.               Làng nghề sản xuất và chế biến bột dong tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên cũng đang trong tình trạng ô nhiễm. Nghề làm bột ở đây đã có từ rất lâu , khi sản xuất bột dong ra đời đã giúp rất nhiều cho cuộc sống của người dân nơi đây. Nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm đang ảnh hưởng lớn tới người dân trong xã và các xã lân cận cả thành phố Hưng Yên cũng bị ảnh hưởng bởi chất thải của làng nghề này.               Vấn đề đặt ra là làm thế nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời người dân vẫn mở rộng sản xuất và xây dựng cho bột dong nơi đây một thương hiệu mạnh và bền vững? Những giải pháp nào khả thi nhất để hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường đã gây ra? Giải pháp nào để chính người dân thực hiện bảo vệ môi trường sống và làm việc của mình? Xuất phát từ thực tế trên tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên” nhằm tìm được giải pháp thực tế nhất. 1.2.     Mục tiêu nghiên cứu ·      Mục tiêu chung: đánh giá thực trạng ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong, đề xuất các giải pháp kinh tế phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất và chế biến bột dong ở xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. ·      Mục tiêu cụ thể: -         Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. -         Thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong. -         Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường. -         Phân tích tình hình sử dụng các biện pháp kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. -         Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp kinh tế qua đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn. 1.3.     Câu hỏi nghiên cứu ·      Những yếu tố nào dẫn tới ô nhiễm trường ở địa bàn? ·      Sản xuất bột ở xã Tứ Dân đã gây ra ô nhiễm môi trường và gây ra ảnh hưởng như thế nào tới dân cư địa bàn xã và lân cận? ·      Chính quyền địa phương, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội đã có những biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường? ·      Cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp kinh tế góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường? 1.4.     Đối tượng  và phạm vi nghiên cứu ·      Đối tượng: -         Các hộ nông dân sản xuất và chế biến bột dong tại xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. -         Qúa trình phát thải gây ô nhiễm môi trường. -         Nghiên cứu các giải pháp. ·      Phạm vi nghiên cứu: -         Phạm vi nội dung: tập trung phân tích các yếu tố gây ra ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm và các hậu quả kéo theo; nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất và chế biến bột dong. -         Phạm vi không gian: làng nghề sản xuất và chế biến bột thuộc hai thôn Phương Đường và Phương Trù xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. -         Phạm vi thời gian: số liệu tình hình chung của địa phương từ năm 2009 tới năm 2011; Số liệu điều tra hộ năm 2011; thời gian hoàn thành khóa luận từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012. Phần II: Cơ sở thực tiễn và lý luận về đề tài 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm Môi trường Ô nhiễm môi trường Sản xuất Chế biến 2.1.1.1. Khái niệm môi trường “Môi trường là hậu quả của quá khứ có tác động ảnh hưởng đến hiện tại nhưng có ý nghĩa quyết định tương lai”. Đầu tiên môi trường được hiểu là tất cả những yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh chúng ta, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (tại khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam, 2005). Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn về môi trường: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn, các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ”. Như vậy môi trường là nơi con ngươi  tồn tại bằng cách sống, lao động, học tập, giao tiếp với mọi người thông qua tất cả những yếu tố xung quanh chúng ta. Môi trường  là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật,  là nơi cung cấp tài nguyên, nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Thế hệ hiện tại cần phải bảo vệ môi trường không những cho hiện tại mà còn cho tương lai. Chính vì tầm quan trọng trên mà chất lượng môi trường là điều mà chúng ta đều cần phải quan tâm. 2.1.1.2. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm là sự hiện diện của các vật chất ở các dạng lỏng, rắn, khí và năng lượng có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo với một hàm lượng vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Như vậy ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào hai yếu tố: tác động lý – hóa – sinh của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy.               Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm do các tác nhân như chất thải dạng lỏng, rắn, khí chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh, hóa học và các dạng năng lượng như bức xạ, nhiệt xạ… Ô nhiễm môi trường được chia làm ba loại chính. Đó là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm môi trường không khí. 2.1.2. Mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến nông sản với môi trường Hiện nay môi trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, các chất thải từ làng nghề…. Tất cả khiến môi trường đang ngày một xuống cấp, một thực tế là ngay trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp những loại phân hóa học, thuốc trừ sâu tồn dư trong đất, nước làm thoái hóa đất làm giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí. Trong sản xuất chế biến nông sản, để tạo ra các sản phẩm nông sản con người cũng thải ra môi trường rất nhiều phế thải gồm cả các chất thải rắn, lỏng, khí … Những phế thải này nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường. Khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của các chất thải (rắn, lỏng và khí) không đựợc xử lý triệt để khi thải ra nguồn môi trường xung quanh ngày càng gia tăng Những năm qua, thực trạng các cơ sở chế biến nông sản đã và đang ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến đời sống, sức khỏe của nhân dân và sự phát triển bền vững của địa phương. Hiện nay báo trí, dư luận vẫn xôn xao các câu chuyện; Sản xuất “quên” bảo vệ môi trường. Theo báo cáo hiện nay nước ta có khoảng 3.856 cơ sở chế biến nông sản đang trực tiếp xả thải gây ô nhiễm môi trường. Điều này chứng tỏ, quá trình phát triển ngành kinh tế chế biến nông sản đã và đang tác động không nhỏ đến vấn đề môi trường xung quanh, mà nguyên nhân chính vẫn là thiếu kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Thời gian qua, một số cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn cả nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thành Vũ (tỉnh Gia Lai). Theo kết quả kiểm tra tại mương xả nước, các chỉ tiêu BOD, COD vượt hơn 480 lần, chỉ tiêu độc hại cyanur vượt gấp 3 lần cho phép, chất rắn lơ lửng vượt hơn 8 lần. Nghiêm trọng nhất là nhà máy đã xả thải xuống suối Cạn (nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân địa phương) các chất độc hại vượt chỉ tiêu cho phép nhiều lần. Hay Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Quán Quân – Tây Nguyên nước thải ra từ nhà máy đã “đầu độc” các con suối xung quanh khiến đời sống sản xuất, sinh hoạt của hơn 200 hộ dân lân cận gặp rất nhiều khó khăn, phiền toái… Bên cạnh đó, các khu công nghiệp như Tân An, Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) do thiếu đầu tư hệ thống xử lý chất thải đã gây ô nhiễm môi trường nguồn nước sông Sêrêpôk, hồ Ea Trum và người dân sống xung quanh khu vực này. Ở các công ty, cơ sở chế biến cà phê áp dụng quy trình công nghệ chế biến ướt, do quy trình này cần một lượng nước khá lớn để thực hiện các công đoạn như rửa, phân loại quả, xát tươi, đánh nhớt, rửa nhớt... nên vấn đề xả thải ra môi trường là một điều không tránh khỏi. Để sản xuất ra 1 tấn cà phê nhân phải cần từ 7 đến 10 m3 nước, theo đó một cơ sở sản xuất trong thời kỳ cao điểm, lượng nước thải ra lên đến 1.500 đến 2.000 m3 nước/ngày đêm và nước thải này trực tiếp thải ra ao hồ, dòng chảy tự nhiên. Với những cơ sở sản xuất “quên” xử lý chất thải như trong thời gian qua, thì vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương sẽ đi về đâu và cuộc sống người dân sẽ ra sao trước những thách thức từ ô nhiễm môi trường sống.  Hiện nay các làng nghề truyền thống, các kàng nghề chế biến nông sản cũng đang không ngừng đe dọa tới của môi trường. Điển hình là các làng nghề chế biến miến nông sản thực phẩm ( bột sắn, bột dong, miến, mạch nha…) xã Dương Liễu, huyện Hoaid Đức thành phố Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường gần 2triệu m3 nước thải, và hơn 150 nhìn tấn bã thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hay làng nghề chế biến miến Lại Trạch xã Yên Phú huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, hàng năm thải ra mô trường hàng ngàn m3 nước thải chứ các chất phụ gia hóa học như KMnO4, NaSO3, H2SO4, Phèn chua, chất tạo màu, và đất cát, sạn, bột giả… 2.1.3. Tiêu chuẩn môi trường và các công cụ quản lí Đánh giá chất lượng môi trường được căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm: ·      Tiêu chuẩn môi trường nước: nước mặt nội địa, nước ngầm, nước thải… ·      Tiêu chuẩn môi trường không khí: khí thải, khói bụi… ·      Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. ·      Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. ·      Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử. ·      Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, trong lòng đại dương. Theo Luật BVMT thì hiện nay nước ta có trên 200 tiêu chẩn môi trường quy định chất lượng môi trường. Từ những tiêu chuẩn này chúng ta kiểm định mức độ chuẩn của môi trường cũng như mức độ vi phạm của môi trường. Quản lý môi trường Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên tối ưu. Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có thể nêu tóm tắt, quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên và hướng tới phát triển bền vững. Công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và 2phát triển bền vững kinh tế - xã hội ( Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Có 3 loại công cụ chính thường được sử dụng nhiều nhất trong quản lý môi trường, đó là: Các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và các công cụ kỹ thuật, tuyên truyền vận động, thuyết phục. Công cụ kinh tế Công cụ kinh tế là một nhóm biện pháp trong số nhiều công cụ của quản lý môi trường. Chúng có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho các công cụ khác của quản lý môi trường. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Công cụ kinh tế là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến môi trường, ngăn ngừa các tác động tới môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường (2000), Báo cáo của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị các bên đối tác trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội). Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí... đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường ( Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Để hiểu rõ hơn về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, chúng ta sẽ xem xét bản chất, vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và một số loại công cụ kinh tế được áp dụng trong quản lý môi trường ở các phần tiếp theo. Công cụ kinh tế và các công cụ quản lý môi trường khác               Các công cụ kinh tế: là các biện pháp khuyến khích về kinh tế, được xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá, được sử dụng để gây ảnh hưởng đối với hành vi của người gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thực hiện quyết định. Các biện pháp khuyến khích kinh tế cho phép cân nhắc, trù tính kỹ lưỡng giữa cái “được” và cái “mất” của từng phương án hành động, nhằm tạo điều kiện cho việc lựa chọn phương án có lợi nhất cho môi trường, so với khi không sử dụng công cụ khuyến khích đó. Khác với công cụ pháp lý là những điều khoản mà người gây ô nhiễm bắt buộc phải thực hiện, các công cụ kinh tế cho phép người gây ô nhiễm có nhiều khả năng lựa chọn hơn, linh hoạt hơn trong khi ra các quyết định về các phản ứng cần phải có đối với các tác động từ bên ngoài. Hiểu theo nghĩa hẹp, các công cụ kinh tế là các khuyến khích về tài chính nhằm làm cho người gây ô nhiễm tự nguyện thực hiện các hoạt động có lợi hơn cho môi trường. Bởi các công cụ kinh tế được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cho bản thân những người gây ô nhiễm giảm thiểu những tác hại này, vì quyền lợi của chính họ. Trong trường hợp ngân sách nhà nước còn eo hẹp, nhất là các khoản dành chi cho các mục tiêu môi trường còn chưa lớn, thì các công cụ kinh tế có thể được coi là các biện pháp vừa giúp tăng các nguồn thu cho ngân sách, vừa giúp đạt được các mục tiêu môi trường với những chi phí nhỏ hơn. Thông thường các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm các mục tiêu sau: - Tăng nguồn thu cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; - Khuyến khích thực hiện tốt hơn các quy định về bảo vệ môi trường; - Tác động tích cực đến năng lực sáng tạo và khuyến khích tinh thần đổi mới trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Các công cụ pháp lý: là các biện pháp mang tính thể chế (luật, các quy chế, hệ thống các tiêu chuẩn hoặc quy phạm pháp luật khác) được thực hiện nhằm mục đích gây ảnh hưởng đối với các hoạt động liên quan đến môi trường của các chủ thể kinh tế, thông qua việc điều chỉnh bằng các quy định pháp luật đối với quy trình sản xuất, hoặc các sản phẩm được sử dụng. Tức là các biện pháp bắt buộc người gây ô nhiễm phải huỷ bỏ toàn bộ, hoặc hạn chế bớt một số hoạt động gây tổn hại đối với môi trường trong phạm vi một khoảng thời gian, một vùng lãnh thổ hay một lĩnh vực hoạt động. Các biện pháp cụ thể thường được sử dụng là cấp phép, xác lập các tiêu chuẩn, khoanh vùng lãnh thổ, các quy định về thưởng, phạt vv... Nói cách khác, đây là các công cụ điều chỉnh trực tiếp đối với quan hệ tương tác giữa con người và môi trường. Các quy định pháp lý này tác động trực tiếp đến hành vi của các cá nhân, của các tổ chức, đến hoạt động của các nhà máy, công xưởng, các quy trình kỹ thuật, và các sản phẩm đầu vào, đầu ra của sản xuất. So với các công cụ chính sách khác, thấy rằng các công cụ luật pháp có những ưu điểm là: ảnh hưởng của chúng đối với môi trường chắc chắn hơn, trực tiếp hơn; đối với các cơ quan, tổ chức, các thể chế nhà nước. Các công cụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục: là các công cụ nhằm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với chủ thể gây ô nhiễm, với mục đích nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cá nhân của họ về bảo vệ môi trường khi ra quyết định, hoặc nhằm vào việc đạt được các quyết định có lợi hơn cho môi trường. Các công cụ này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước đã được chứng minh là có những tác động rất đáng kể. Từ trước đến nay, nhiều chính phủ đã có xu hướng thực hiện các chính sách môi trường thông qua các công cụ điều chỉnh bằng pháp luật, chủ yếu giảm sát và xử phạt khi có vi phạm. Lợi thế của các biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật là ở chỗ chúng cho phép chính quyền có thể trực tiếp kiểm soát hành vi của các đối tượng, giám sát hậu quả của các hành vi này đối với môi trường. Chính vì vậy, các công cụ pháp luật hiện nay vẫn được duy trì để bảo đảm tính bắt buộc đối với việc tuân thủ các quy định luật pháp. Trong khi đó các công cụ kinh tế và các công cụ tuyên truyền, thuyết phục có thể đảm bảo ở mức cao hơn tính mềm dẻo, linh hoạt và tính hiệu quả trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, nhất là trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, phải nói rằng trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt một cách rõ ràng  giữa các loại hình công cụ nói trên. Cụ thể là có nhiều trường hợp, các công cụ được sử dụng vừa mang tính chất của các công cụ kinh tế, lại vừa mang tính chất của những quy định về luật pháp. Hơn nữa, kinh nghiệm thực tế khi thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường của nhiều nước cho thấy các loại hình công cụ này cũng thường được phối hợp với nhau để đạt mục tiêu cuối cùng là cải t
Luận văn liên quan