Năm 2010, chịu tác động dưâm của cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới, thị
trường tài chính, tiền tệcó nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động của ngành Ngân
hàng ngày càng khó khăn, các Ngân hàng Thương mại muốn tồn tại và phát triển thì
phải không ngừng tựhoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung,
đặc biệt là nửa cuối năm với những biến động mạnh vềtỷgiá USD và vàng trên thị
trường đã làm tỷlệlạm phát tăng cao 11,75% (tăng 4,87% so với năm 2009), đồng
tiền trởnên mất giá, và với mức thu nhập nhưhiện nay, phần lớn người tiêu dùng
không thểcó khảnăng chi trảngay lập tức cho tất cảcác khoản mua sắm đặc biệt là
các vật dụng đắt tiền.
Trước thực tế đó, các Ngân hàng Thương mại đã thực hiện cung cấp các khoản
vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời mởrộng hoạt
động kinh doanh, tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng. Trong những năm gần đây,
hình thức tín dụng này đã tạo được sựhấp dẫn, sốlượng khách hàng tìm đến Ngân
hàng yêu cầu cung cấp hình thức tín dụng này tăng lên đáng kểvà tạo ra nguồn thu
nhập lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, với tiềm năng lớn nhưng khai thác chưa hiệu
quảnên tín dụng tiêu dùng vẫn chiếm tỷlệnhỏtrong tổng dưnợtín dụng tại các
Ngân hàng Thương mại hiện nay.
109 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 2010, chịu tác động dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị
trường tài chính, tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động của ngành Ngân
hàng ngày càng khó khăn, các Ngân hàng Thương mại muốn tồn tại và phát triển thì
phải không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung,
đặc biệt là nửa cuối năm với những biến động mạnh về tỷ giá USD và vàng trên thị
trường đã làm tỷ lệ lạm phát tăng cao 11,75% (tăng 4,87% so với năm 2009), đồng
tiền trở nên mất giá, và với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng
không thể có khả năng chi trả ngay lập tức cho tất cả các khoản mua sắm đặc biệt là
các vật dụng đắt tiền.
Trước thực tế đó, các Ngân hàng Thương mại đã thực hiện cung cấp các khoản
vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời mở rộng hoạt
động kinh doanh, tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng. Trong những năm gần đây,
hình thức tín dụng này đã tạo được sự hấp dẫn, số lượng khách hàng tìm đến Ngân
hàng yêu cầu cung cấp hình thức tín dụng này tăng lên đáng kể và tạo ra nguồn thu
nhập lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, với tiềm năng lớn nhưng khai thác chưa hiệu
quả nên tín dụng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng tại các
Ngân hàng Thương mại hiện nay.
Nhận thức được xu hướng, yêu cầu khách quan của nền kinh tế, của Ngân
hàng, của các tầng lớp dân cư. Sau thời gian lao động thực tế tại TECHCOMBANK
chi nhánh TP.HCM, tác giả nhận thấy tại chi nhánh cũng đã áp dụng các sản phẩm
tín dụng tiêu dùng, nhưng vẫn còn những tồn tại nhiều vướng mắc, chưa thể phát
huy hết tiềm năng về hoạt động này. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: ”Giải pháp mở
rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM”, để làm đề tài nghiên cứu khoa
học của mình. Đồng thời, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm giúp chất
lượng hoạt động của ngân hàng ngày một tốt hơn.
2
2 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay, tín dụng tiêu dùng đang là mối quan tâm lớn trong xã hội hiện. Đối
với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người có thu nhập thấp, họ không thể đợi
đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô, trang thiết bị đồ dùng gia đình,...
Tín dụng tiêu dùng sẽ giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ,
bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực để làm việc, có thể
tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái. Từ việc tín dụng tiêu dùng phát triển, sẽ giúp các
doanh nghiệp kéo nhu cầu trong tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh,
mức độ đổi mới, phong phú, chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho
toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và
hiệu quả hơn. Về phía các Ngân hàng thì hoạt động này mang lại một nguồn thu
nhập đáng kể. Đó chính là nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này:
• “Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Thị Xuân Thảo, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế (2007)
• “Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu -
Chi nhánh Chợ Lớn”, Luận văn tốt nghiệp (2006)
• “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh
NHNo & PTNT Tam Trinh”, Luận văn tốt nghiệp (2008)
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tiêu dùng trong NHTM
- Đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng tại TECHCOMBANK chi nhánh
TP.HCM
- Đưa ra những giải pháp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
tiêu dùng tại TECHCOMBANK chi nhánh TP.HCM
3
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng
tại TECHCOMBANK chi nhánh TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM sinh sống trên địa bàn TP.HCM.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp mô tả tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam chi nhánh TP.HCM trong những năm vừa qua.
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích những
số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả huy động vốn, doanh số cho vay,
dư nợ cho vay, tình hình về hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM trong ba năm qua.
- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Phương pháp điều tra thu thập thông
tin thông qua bảng câu hỏi.
+ Lập bảng câu hỏi về những yêu tố liên quan đến hoạt động tín dụng tiêu
dùng của Ngân hàng. Khảo sát các khách hàng cá nhân có lịch sử vay tiêu
dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM.
+ Chọn mẫu: khoản 100 khách hàng trên địa bàn TP.HCM có lịch sử vay tiêu
dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM.
+ Tiến hành phát phiếu khảo sát đến khách hàng để thu thập dữ liệu.
+ Thu hồi phiếu khảo sát đã phát ra và tiến hành tổng hợp và phân tích số
liệu.
- Sử dụng phương pháp thống kê phân tích số liệu bằng phần mềm tin học ứng
dụng SPSS 16.0
+ Tổng hợp toàn bộ thông tin dữ liệu đã tổng hợp được từ các phiếu khảo sát
đã phát ra. Tiến hành làm sạch dữ liệu.
+ Chạy mô hình
+ Chạy các kiểm định
4
+ Tiến hành phân tích các yếu tố.
Xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến sự hài
lòng của khách hàng đến vay tiêu dùng của ngân hàng. Đưa ra nhận xét theo quan
điểm cá nhân dựa trên kết quả phân tích vừa có được, từ đó đề xuất những ý kiến để
góp phần nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
6 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trong những đề tài đã nghiên cứu về vấn đề tín dụng tiêu dùng, các tác giả
cũng đã nghiên cứu về vấn đề mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
nhưng chỉ đơn thuần dựa trên nền tảng về thực trạng tại ngân hàng, từ đó đề ra giải
pháp, định hướng cho sự phát triển của đơn vị ngân hàng mà các tác giả nghiên cứu.
Tuy nhiên, xét về hoàn cảnh kinh tế cụ thể các giải pháp đưa ra còn mang tính vĩ
mô, chung chung nên các đơn vị ngân hàng khó có thể áp dụng vào thực tiễn.
Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu theo phương pháp khảo sát thực tế,
dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Từ đó phân tích sâu hơn về những nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng và đưa ra những giải pháp cụ thể, có
khả năng dự báo phù hợp với khả năng của ngân hàng và tình hình kinh tế hiện nay.
7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên
cứu khoa học có ba chương lớn như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỒNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credittum (tin tưởng, tín nhiệm).
Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian của Việt Nam là tin mà cho vay.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ
vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, người cho
vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ (vốn) thuộc sở hữu
của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại người cho vay một
lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận (vốn và lãi). [3]
Khái niệm tín dụng có thể được biểu hiện qua sơ đồ sau:
1.1.2 Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quá trình vận động của giá trị vốn tín dụng từ chủ thể này sang
chủ thể khác rồi sau một thời gian lại vận động về nơi xuất phát. Để hiểu rõ bản
BÊN
CHO VAY QUAN HỆ TÍN DỤNG
VỐN
VỐN + LÃI
BÊN
ĐI VAY
Nguồn: Tín dụng Ngân hàng– TS.Nguyễn Đăng Dờn [3]
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ biểu hiện tín dụng
6
chất tín dụng chúng ta phải xem xét mối quan hệ kinh tế trong quá trình vận động
của giá trị vốn ban đầu thể hiện qua 3 giai đoạn sau:
• Giai đoạn phân phối tín dụng: Tương ứng với giai đoạn cho vay, tức vốn tiền
tệ hay hàng hóa được chủ thể cho vay chuyển sang chủ thể đi vay trên cơ sở tin
tưởng chủ thể này sẽ thực hiện cam kết.
• Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng: Ở giai đoạn này, sau khi nhận được vốn tín
dụng, chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị đó trong một khoảng thời gian đã
thỏa thuận vào mục đích nhất định. Tuy nhiên, quyền sở hữu giá trị vốn tín dụng
vẫn thuộc về chủ thể cho vay.
• Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần
hoàn tín dụng. Sau khi kết thúc thời gian sử dụng vốn tín dụng, chủ thể vay vốn
chuyển trả chủ thể cho vay giá trị vốn gốc và một phần giá trị tăng thêm, gọi là lợi
tức tín dụng.
Sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng,
là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác. [6]
1.1.3 Chức năng của tín dụng
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế: Nhờ vào sự vận động
của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần vốn tiền tệ từ các chủ thể
khác trong xã hội để phục vụ sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng. Vốn tín dụng có
thể được phân phối dưới 2 hình thức :
+ Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối từ chủ thể tạm thời thừa vốn sang chủ
thể trực tiếp sử dụng vốn đó đề sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
+ Phân phối gián tiếp: Việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các định
chế tài chính trung gian như Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Công ty tài chính…
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt: Do đặc điểm của lưu thông tiền mặt là thường
hay gặp rủi ro và phí lưu thông cao. Vì thế, các hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt của ngân hàng thương mại ngày càng trở nên phổ biến. Điều này sẽ làm
7
giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt và
hạn chế rủi ro trong thanh toán. Đồng thời cho phép nhà nước điều tiết linh hoạt
khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng
hóa.
- Tạo ra các công cụ lưu thông tiền tệ và tiền tín dụng cho nền kinh tế: Thông
qua hoạt động tín dụng đã làm phát sinh các công cụ lưu thông tín dụng như thương
phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu,…. Các công cụ này có thể lưu thông, chuyển nhượng, có
thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt lưu hành.
Ngày nay tiền giấy được phát hành vào lưu thông đã tách rời với dự trữ vàng
của NH. Nhưng việc phát hành tiền vẫn thực hiện thông qua con đường tín dụng
như: tái cấp vốn cho các NH trung gian, cho vay đối với NHNN…Đây là cơ sở đảm
bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện thanh toán
phục vụ lưu thông hàng hóa được bình thường. [3]
1.1.4 Tín dụng Ngân hàng
1.1.4.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH
sang cho khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong một thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng
giữa NH với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức: NH đứng ra
huy động vốn bằng tiền và cho vay với các đối tượng trên.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát
triển của hệ thống ngân hàng. Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ,
trong đó: NH là người cho vay còn tổ chức, cá nhân là người đi vay.
Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh
do gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là tín dụng tiêu dùng, không
gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
luôn đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:
8
• Hoàn trả nợ đúng hạn cả vốn gốc và lãi.
• Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích cam kết và có hiệu quả.
• Tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản (trừ trường hợp cho vay tín
chấp, không có tài sản đảm bảo). [3]
1.1.4.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng
Bản chất của tín dụng nói chung là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa
người cho vay và người đi vay. Qua đó, vốn được vận động từ chủ thể này sang
chủ thể khác trên nguyên tắc có hoàn trả để đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau
trong nền kinh tế xã hội. [7]
1.1.4.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm các loại sau:
• Cho vay (Loan)
• Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá (Discount)
• Bảo lãnh (Guarantee)
• Cho thuê tài chính (Financial Leasing)
Trong đó hình thức cho vay phát triển nhất.
1.1.4.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Tín dụng có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế-
xã hội. Song nội tại bên trong của tín dụng có tồn tại hai mặt đối lập nhau: tính tích
cực và tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Nếu tín dụng phát triển
một cách tràn lan, không kiểm soát được sẽ dẫn đến việc lượng tiền trong lưu
thông quá lớn, cung vượt quá cầu sẽ dẫn đến lạm phát gây ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế - xã hội. Do vậy, tín dụng thực sự phát triển với các vai trò tích cực sau:
- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:
9
+ Tín dụng ngân hàng giúp điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp
phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được
thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa
tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát
triển cho xã hội.
- Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu
vĩ mô:
+ Ngày này, các nhà nước đều sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để
điều tiết quá trình kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
+ Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng thắt chặt
hay mở rộng tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với
chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch
định trước.
+ Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được
giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người
nghèo, tín dụng đối với sinh viên…; các chính sách phát triển kinh tế nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế,…đều được thực hiện
thông qua chính sách tín dụng.
- Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước:
thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cũng như ưu
đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã
hội, nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của
mình.
- Tạo điều kiện để mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại: thông qua
việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng
nước ngoài… tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối
ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. [2]
10
1.2 QUY TRÌNH TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận
nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi Ngân hàng ra quyết định cho vay, giải
ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. [4]
1.2.2 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Về mặt hiệu quả:
+ Quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi
ro tín dụng.
- Về mặt quản trị:
+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn
của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn
về mặt hành chính.
+ Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong
hoạt động tín dụng.[4]
1.2.3 Quy trình tín dụng cơ bản
Hầu hết các Ngân hàng thương mại đều tự thiết lập cho mình một quy trình tín
dụng riêng, thông thường một quy trình tín dụng cơ bản bao gồm các bước sau:
11
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng. Nó được
thực hiện ngay khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những
thông tin sau :
+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.
+ Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.
+ Thông tin về bảo đảm tín dụng.
Để thu thập được các thông tin căn bản như trên, Ngân hàng thường yêu cầu
khách hàng phải lập và nộp cho Ngân hàng các loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Bước 2:Phân tích và thẩm định tín dụng.
Bước 3 : Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Bước 4 : Giải ngân
Bước 5 : Giám sát tín dụng
Bước 6 : Thanh lý hợp đồng tín dụng
Nguồn: Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều [4]
Sơ đồ 1.2 :Sơ đồ quy trình tín dụng cơ bản
12
+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng như: giấy phép
thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.
+ Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
+ Báo cáo tài chính thời kì gần nhất.
+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc đảm bảo nợ vay.
+ Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
Bước 2: Phân tích và thẩm định tín dụng
Phân tích và thẩm định tín dụng là việc đánh giá khả năng hiện tại và khả
năng tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả
năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích và thẩm định tín dụng là
tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho Ngân hàng, tiên lượng
khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và
hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích và thẩm định tín dụng còn quan
tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ
đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cấp tín dụng đối với
một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong qui trình
tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và
hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có hai loại sai lầm cơ bản thường
xảy ra trong khâu này :
+ Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt.
+ Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam
kết trong hợp đồng. Đây là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần vào phát hiện
13
và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải
ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng
mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận
động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc mục dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả
năng thu hồi nợ sau này. Bên cạnh đó, giải ngân cần đảm bảo nguyên tắc thuận
lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Mục đích của việc giám sát tín dụng là đảm bảo cho tiền vay được sử dụng
đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp
thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các
phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng.
+ Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ.
+ Giám sát khách hàng thông qua việc tr