Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Đà Lạt

1.Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Các quốc gia đang đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác của mình với các quốc gia khác trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng đó, với mối quan hệ lâu dài, Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh mối quan hệ của mình trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Ngân hàng tài chính trở thành một trong những ngành kinh tế năng động hiện nay. Hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng khẳng định vai trò trung gian tài chính, luân chuyển và điều phối nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là các hoạt động của dịch vụ thanh toán đòi hỏi ngày càng phải nâng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trên cơ sở quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt nói riêng đã được thành lập. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn Ngân hàng đã không ngừng đổi mới hoàn thiện mình ngày càng khẳng định được vị trí và niềm tin của khách hàng. Với xu thế phát triển hiện nay đã đặt ra không ít thách thức với Ngân hàng và đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao hoạt động của mình để tạo lợi thế riêng có trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để tạo lợi thế riêng, có trong một môi trường cạnh tranh đầy gay gắt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt” là đề tài nghiên cứu thực tập. Qua thời gian thực tập dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, mong sự hướng dẫn, đóng góp của quý thầy cô, quý lãnh đạo cơ quan, các anh chị và các bạn nhằm cho đề tài được hoàn thiện hơn. Sau cùng xin cảm ơn thầy Trần Mạnh Quý đã hướng dẫn tận tâm, chu đáo để tôi hòan thành tốt đề tài này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt đã chỉ dẫn tận tình chu đáo và đã chỉ những kinh nghiệm quý báu. Cảm ơn các anh chị trong đơn vị luôn giúp đỡ tận tình trong thời gian qua. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về dịch vụ thanh toán phục vụ doanh nghiệp trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Đà Lạt. Đề xuất một số giải pháp cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt và một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụ doanh nghiệp trong phạm vi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Đà Lạt. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Phân tích-Tổng hợp. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài thực tập được kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng về chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụ các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Các quốc gia đang đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác của mình với các quốc gia khác trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng đó, với mối quan hệ lâu dài, Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh mối quan hệ của mình trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Ngân hàng tài chính trở thành một trong những ngành kinh tế năng động hiện nay. Hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng khẳng định vai trò trung gian tài chính, luân chuyển và điều phối nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là các hoạt động của dịch vụ thanh toán đòi hỏi ngày càng phải nâng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trên cơ sở quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt nói riêng đã được thành lập. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn Ngân hàng đã không ngừng đổi mới hoàn thiện mình ngày càng khẳng định được vị trí và niềm tin của khách hàng. Với xu thế phát triển hiện nay đã đặt ra không ít thách thức với Ngân hàng và đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao hoạt động của mình để tạo lợi thế riêng có trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để tạo lợi thế riêng, có trong một môi trường cạnh tranh đầy gay gắt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt” là đề tài nghiên cứu thực tập. Qua thời gian thực tập dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, mong sự hướng dẫn, đóng góp của quý thầy cô, quý lãnh đạo cơ quan, các anh chị và các bạn nhằm cho đề tài được hoàn thiện hơn. Sau cùng xin cảm ơn thầy Trần Mạnh Quý đã hướng dẫn tận tâm, chu đáo để tôi hòan thành tốt đề tài này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt đã chỉ dẫn tận tình chu đáo và đã chỉ những kinh nghiệm quý báu. Cảm ơn các anh chị trong đơn vị luôn giúp đỡ tận tình trong thời gian qua. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về dịch vụ thanh toán phục vụ doanh nghiệp trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Đà Lạt. Đề xuất một số giải pháp cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt và một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụ doanh nghiệp trong phạm vi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Đà Lạt. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Phân tích-Tổng hợp. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài thực tập được kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng về chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụ các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG I :NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm và vai trò của dịch vụ thanh toán trong Ngân hàng thương mại: 1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ thanh toán: Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá. Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất.Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dịch vụ. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ… 1.1.2. Dịch vụ thanh toán ngân hàng: Dịch vụ thanh toán tại ngân hàng là các quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng. Các dịch vụ thanh toán tại ngân hàng còn được hiểu là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng.Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách Ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản. Hình thức này chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại. Sự phát triển rộng khắp của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá phát triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước và ngoài nước càng lớn thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. 1.1.3. Quá trình cung cấp dịch vụ của Ngân hàng thương mại: 1.1.3.1. Cung ứng các loại hình tài khoản tiền gửi thanh toán: Sự ra đời của tài khoản tiền gửi thanh toán (Demand Deposit) đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các Ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Tài khỏan tiền gửi yêu cầu ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức các chỉ thị của khách hàng cho một cá nhân, tổ chức hoặc cho một bên thứ ba được chỉ rõ là người hưởng thụ trong các chứng từ giao dịch. Do tính chất linh hoạt mà tài khoản tiền gửi có nhiều tiện ích: + Về phía ngân hàng: Giúp thu hút được nhiều nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời phục vụ cho hoạt động chi trả kể cả là cho vay; nhiều dịch vụ đi kèm với nó ngày càng xuất hiện nhiều đem lại nguồn thu có xu hướng ngày càng tăng; giúp thuận tiện cho dịch vụ cơ bản khác của ngân hàng như tín dụng – thu lãi, gốc vay tự động khi đến thời hạn từ tài khoản tiền gửi... + Về phía khách hàng: Thuận tiện trong thanh toán mà không dùng trực tiếp tiền mặt; xoá đi những chi phí và bất tiện của việc giữ tiền; có thể được hưởng lãi đối với loại hình tiền gửi hưởng lãi... Có nhiều cách thức để phân loại các loại hình tiền gửi thanh toán: - Theo từng đối tượng khách hàng, tài khoản tiền gửi có thể mở theo các hình thức sau đây: (1) Tài khoản tiền gửi của tổ chức: là tài khoản mà chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của tổ chức mở tài khoản. (2) Tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản: là tài khoản có ít nhất hai người trở lên cùng đứng tên mở tài khoản, đồng chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức. (3) Tài khoản tiền gửi của cá nhân: Là tài khoản mà chủ tài khoản là một cá nhân độc lập đứng tên mở tài khoản, tiền gửi giao dịch tạo tiền đề cho sự ra đời nhiều dịch vụ mới sau này và nó giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán. - Theo tính chất của tài khoản tiền gửi, tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi không hưởng lãi và tài khoản hưởng lãi. Mục đích của tài khoản tiền gửi thanh toán là phục vụ cho các hoạt động thanh toán của khách hàng, lãi suất không phải là đặc trưng bản chất của nó. Tuy nhiên trong cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đã làm xuất hiện một hình thức thu hút tiền gửi thanh toán của các Ngân hàng bằng cách trả lãi cho các khoản tiền gửi thanh toán kể cả không kỳ hạn. Việc xuất hiện tài khoản tiền gửi thanh toán có hưởng lãi ban đầu cũng có nhiều tranh cãi, từng có quan điểm cho rằng trả lãi làm tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Nhìn vào thực tế có thể thấy tài khoản tiền gửi có hưởng lãi cũng có hàm chứa vấn đề, xuất phát từ tính chất không ổn định của tiền gửi thanh toán cùng với lãi tiền gửi làm cho dự báo về khối lượng nguồn vốn và nhu cầu chi trả trở lên khó đo lường, thêm nữa là kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi thanh toán cũng là ngắn nhất và khó dự báo nhất. 1.1.3.2. Dịch vụ thanh toán bằng Séc (Cheque, Check) Khái niệm Séc là lệnh trả tiền của chủ khoản được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trao cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Như vậy, chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm người phát hành, người thụ hưởng và ngân hàng, mỗi bên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong thanh toán séc. Theo bản công ước chung về séc được ký năm 1931 tại Hội nghị quốc tế Genève: Người ký phát là người lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ, séc. Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ,  séc theo lệnh của người ký phát. Người chấp nhận là người bị ký phát sau khi  ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ. Người thụ hưởng là người sở hữu công cụ chuyển nhượng với tư cách của một trong những người sau đây: Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định của người ký phát, người phát hành; Người nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này; Người cầm giữ công cụ chuyển nhượng có ghi trả cho người cầm giữ. Người phát hành là người lập và ký phát hành hối phiếu nhận nợ. Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng bằng cách ký tên trên công cụ chuyển nhượng với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng và người bảo lãnh. Người thu hộ là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán  khác được phép của Ngân hàng Nhà nước làm dịch vụ thu hộ công cụ chuyển nhượng. Bắt đầu từ ngày 01/04/1997, chế độ thanh toán séc mới theo nghị định 30/CP của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07- TT/NH1 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán séc bao gồm những loại sau: Séc chuyển khoản Là lệnh trả của người phát hành séc đối với Ngân hàng phục vụ mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của mình cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc. Séc chuyển khoản thường được áp dụng đối với những khách hàng tín nhiệm lẫn nhau, có quan hệ làm ăn lâu dài, thường xuyên. Chính vì vậy, séc chuyển khoản bao giờ cũng được hạch toán theo nguyên tắc: Nợ trước – Có sau. Séc bảo chi Là tờ séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành, bảo đảm khả năng chi trả bằng cách trích từ tài khoản tiền gửi đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản đảm bảo séc bảo chi) và đánh dấu séc bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng. Đối tượng áp dụng là thanh toán tiền hàng, dịch vụ do yêu cầu của đơn vị bán hoặc theo quyết định của Ngân hàng đối với chủ tài khoản vi phạm quy định của phát hành séc. Tờ séc nộp vào nếu khách hàng mở tài khoản cùng một Ngân hàng, một hệ thống thì Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng có quyền ghi “Có” ngay vào tài khoản người thụ hưởng sau khi kiểm tra thấy rằng tờ séc đó là hợp lệ. Sau đó báo “Nợ” cho Ngân hàng phát hành séc để ghi “Nợ” vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi. Trường hợp hai Ngân hàng khác hệ thống thì không được phép ghi “Có” ngay mà phải giao nhận chứng từ đồng thời tại phiên giao dịch để thực hiện ghi “Nợ” trước – “Có” sau. Ngoài cách phân loại séc như trên, séc còn được phân loại theo hình thức chuyển nhượng. Theo đó có các loại séc: Séc ký danh: được ghi rõ tên người hưởng thụ trên séc. Séc vô danh: không ghi rõ tên người hưởng thụ trên tờ séc, bất cứ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận được đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng. Séc theo lệnh: ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyểnnhượng theo thủ tục ký hậu. 1.1.3.3. Dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế (remittance, remise). Trong việc tổ chức thanh toán giữa các tổ chức tín dụng ở các quốc gia khác nhau để thực hiện các khoản thu chi liên quan đến hoạt động kinh tế chính trị – xã hội đều diễn ra qua việc xử lý các giấy tờ thanh toán nhất định gọi là nghiệp vụ thanh toán quốc tế.  Phương thức chuyển tiền Trong thanh toán quốc tế, một khách hàng (người trả tiền) có thể yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng hai cách: Chuyển tiền điện hay chuyển tiền bằng thư. Phân biệt nội dung 2 cách này là thời gian nhanh hay chậm, phí cao hay thấp. Nếu khách hàng chuyển tiền ra nước ngoài thì việc thanh toán thực hiện bằng ngoại tệ, nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá… Phương thức uỷ thác thu hay nhờ thu: Đây là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. Phương thức nhờ thu gồm nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức tín dụng chứng từ: Trên cơ sở hợp đồng Thương mại đã ký kết, người nhập khẩu lập thủ tục xin mở thư tín dụng.Ngân hàng mở thư tín dụng thông báo nội dung và chuyển thư tín dụng qua Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu là Ngân hàng thông báo.Ngân hàng thông báo, báo tín cho người xuất khẩu về nội dung thư tín dụng đã mở. Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền cho Ngân hàng, nếu không, có quyền từ chối trả tiền. Phương thức thư tín dụng: Các loại thư tín dụng thương mại chủ yếu gồm: Thư tín dụng có thể huỷ ngang; Thư tín dụng không thể huỷ ngang; Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận; Thư tín dụng chuyển nhượng. Đây là một nghiệp vụ được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng trong điều kiện quốc tế hoá thị trường hiện nay. Ngoài những phương thức trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác (biên lai tín thác), hoặc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ thanh toán….Việc thực hiện giao dịch có thể qua đường thư, telex hoặc mạng máy tính qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication): Hiệp hội tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu. 1.1.3.4. Uỷ nhiệm thu – nhờ thu và Uỷ nhiệm chi – lệnh chi: Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập Uỷ nhiệm thu nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua theo thoả thuận sau hợp đồng. Uỷ nhiệm thu chủ yếu được sử dụng mua bán giữa các bên tín dụng lẫn nhau, bên mua bà bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán Uỷ nhiệm thu đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng của bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện Uỷ nhiệm thu. Uỷ nhiệm thu được lập theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố và ký tên, đóng dấu của đơn vị trên tất cả các Uỷ nhiệm thu. Khi nhận được Uỷ nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ bên mua trả tiền ngay cho người thụ hưởng để hoàn thành tất việc thanh toán. Nếu tài khoản của bên trả tiền không đủ số tiền thanh toán thì bên trả tiền sẽ bị phạt vì chậm trả tiền. Mức phạt theo quy định giữa bên mua và bên bán tuỳ theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng, thông thường được tính như sau: Số tiền phạt chậm trả = Số tiền ghi trên UNT * Số ngày trả chậm * Tỷ lệ phạt Uỷ nhiệm chi - lệnh chi Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích sẵn một số tiền nhất định trên tài khoản củamình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng. Uỷ nhiệm chi ra đời khá lâu, được sử dụng phổ biến trong quan hệ thánh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán có mở tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Uỷ nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc Uỷ nhiệm chi do tổ chức cung ứng dịch vụ thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). 1.1.3.5. Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ: Khái niệm: Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của ngườimua hàng (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người bán một số tiềntrong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủnhững điều kiện quy định trong bức thư đó . Khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều phải dựa vào: “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” ” (Unifrom customs and practicefor documentary credit) do phòng Thương mại quốc tế Pais ban hành, mang ký hiệu ấn phẩm CPU 500. Theo thể thức này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền hàng. Quy trình mở và thanh toán: Mở thư tín dụng tại Ngân hàng bên mua: Đơn vị mua lập 06 liên giấy mở thư tín dụng theo quy định của ngân hàng. Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán cho một khách hàng địa phương. Mức tối thiểu của mỗi thư tín dụng là 10 triệu đồng, thời hạn hết hiệu lựccủa mỗi thư tín dụng là 3 tháng. Chỉ thanh toán 1 lần. Nếu không sử dụng hết thìtrả lại tài khoản đơn vị mở thư tín dụng, thư tín dụng không được thanh toán bằngtiền mặt. Kế toán Ngân hàng bên mua sử dụng 06 liên như sau: Liên 1: Ghi nợ tài khoản đơn vị mua (mở thư tín dụng) Liên 2: Báo nợ đơn vị mua Liên 3: Ghi có TK 4662 - tiền ký gửi mở thư tín dụng Liên 4,5,6: Gửi Ngân hàng bên bán 1.1.3.6. Dịch vụ thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn liền với kỹthuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng.Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán chokhách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ và để lĩnh tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động.Có 3 loại thẻ ở Việt Nam hiện nay gọi chung là Card thanh toán: Thẻ ghi Nợ: Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng ở ngânhàng, áp dụng với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên,có tín nhiệm với Ngân hàng và do ngân hàng phát hành. Đây còn được gọi làthẻ loại A. Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng khách hàng. Muốn sử dụng lại thẻ này thì khách hàng phải lưu ký một khoản tiền gửi vào tài khoản riêng ở Ngân hàng (số tiền này chính là hạn mức thẻ). Khách hàngchỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi số tiền lưu ký. Thẻ ký quỹ cònđược gọi là thẻ loại B. Thẻ tín dụng: Áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện ngân hàng đồng ýcho vay. Số tiền vay chính là hạn mức thẻ, khách hàng chỉ được phép sửdụng trong phạm vi hạn mức cho vay trên thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ cótrách nhiệm thanh toán ngay số tiền trên biên lai do ngân hàng đại lý chuyển đến. 1.1.4. Chức năng thanh toán của ngân hàng: Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân
Luận văn liên quan