Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng bậc nhất của một công ty chứng khoán. nó góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Môi giới chứng khoán đem lại lợi ích không chỉ cho khách hàng, cho nhà môi giới, cho công ty chứng khoán mà nó còn đem lại lợi ích cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm, cho đến nay, các công ty chứng khoán đều được thực hiện nghiệp vụ này và đã thu được những kết quả nhất định; tuy nhiên còn nhiều tồn tại và hạn chế cần được khắc phục. Thực trạng này bắt nguồn không chỉ từ bản thân các công ty chứng khoán mà còn do sự hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như những bất cập trong các văn bản pháp quy. Những vấn đề này làm cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán nói chung và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” để làm chuyên đề tốt nghiệp

doc86 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng bậc nhất của một công ty chứng khoán. nó góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Môi giới chứng khoán đem lại lợi ích không chỉ cho khách hàng, cho nhà môi giới, cho công ty chứng khoán mà nó còn đem lại lợi ích cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm, cho đến nay, các công ty chứng khoán đều được thực hiện nghiệp vụ này và đã thu được những kết quả nhất định; tuy nhiên còn nhiều tồn tại và hạn chế cần được khắc phục. Thực trạng này bắt nguồn không chỉ từ bản thân các công ty chứng khoán mà còn do sự hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như những bất cập trong các văn bản pháp quy. Những vấn đề này làm cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán nói chung và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” để làm chuyên đề tốt nghiệp 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung và nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại các CTCK trên Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Chứng khoán NHNo&PTNTVN trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này tại Công ty TNHH Chứng khoán NHNo&PTNTVN. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sỏ sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng khoán , duy vật lịch sử, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh ngân của doanh nghiệp. Đề tài đã hệ thống lý thuyết, kết hợp với thực tiễn để phân tích, đánh giá rút ra những kết luận và những đề xuất chủ yếu. Đồng thời đề tài còn sử dụng phương pháp mô hình hoá, lượng hoá làm vấn đề trở nên trực quan hơn, thông qua các bảng, biểu và đồ thị. 4. Kết cấu của đề tài Bên cạnh phần giới thiệu chung, đề tài gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán NHNo&PTNTVN. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán NHNo&PTNTVN. Mặc dù có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức thực tế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, là một bộ phận chủ yếu của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng đối với quá trình huy động vốn và sử dụng vốn của nền kinh tế thị trường. Giao dịch trên thị trường chứng khoán hoạt động không phải trực tiếp do nhứng người muốn mua hay bán thực hiện. Việc quy định giao dịch trên thị trường chứng khoán thông qua môi giới sẽ đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và hợp pháp, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, từ đó giúp thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn, công bằng và hiệu quả. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoá, chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ. Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Sự phát triển của công ty chứng khoán gắn chặt với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nhiều nền kinh tế coi công ty chứng khoán là hạt nhân của ngành công nghiệp chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.2 Phân loại công ty chứng khoán: Theo loại hình tổ chức Hiện nay có 3 loại hình tổ chức cơ bản của công ty chứng khoán đó là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Công ty hợp danh Là loại hình kinh doanh 2 chủ trở lên Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại, các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong giới hạn góp vốn của họ vào công ty. Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn trong số vốn mà các thành viên có thể đóng góp. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà họ đã góp vào công ty. Vì thế điều này có thể gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối với người đầu tư. Mặt khác, về phương diện huy động vốn cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị giới hạn bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. Vì những lý do đó, hiện nay rất nhiều công ty chứng khoán hoạt động dưới hình thức trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị của công ty. Hội đồng này sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vị quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra. Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản của công ty. Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty thay đổi. Do ưu điểm của loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn so với công ty hợp danh mà hiện nay các công ty chứng khoán được tổ chức chủ yếu dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Theo hình thức kinh doanh: Theo tiêu thức này, công ty chứng khoán chia thành 6 loại sau: Công ty môi giới (The member firm): Loại công ty này còn được gọi là công ty thành viên vì nó là một thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty môi giới là mua và bán chứng khoán cho khách hàng của họ trên Sở giao dịch chứng khoán mà công ty đó là thành viên. Công ty đầu tư ngân hàng (The Investment banking firm): Loại hình này phân phối mới được phát hành cho công chúng qua việc mua chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và bán lại cho công chúng theo giá tính gộp cả lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty này còn gọi là bảo lãnh phát hành. Công ty giao dịch phi tập trung (The over the counter firm): Công ty này mua bán chứng khoán tại thị trường OTC. Hiện nay nhiều công ty có vốn lớn được luật pháp cho phép hoạt động trên cả 3 lĩnh vực trên. Công ty dịch vụ đa năng (Muliservices firm): Những công ty này không bị giới hạn hoạt động ở một lĩnh vực nào của ngành công nghiệp chứng khoán. Ngoài 3 dịch vụ trên, họ còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán, uỷ nhiệm các giao dịch buôn bán cho khách hàng trên thị trường OTC. Sự kết hợp giữa các sản phẩm và kinh nghiệm của công ty sẽ quyết định cơ sở những dịch vụ mà họ có thể cung cấp cho khách hàng. Công ty buôn bán chứng khoán: Là công ty đứng ra mua bán chứng khoán với chi phí do công ty tự chịu. Công ty này phải cố gắng bán chứng khoán với giá cao hơn giá mua vào. Vì vậy, loại công ty này hoạt động với tư cách là người uỷ thác chứ không phải đại lý nhận uỷ thác. Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: Là công ty này nhận chênh lệch giá qua việc mua bán chứng khoán, do đó họ còn được gọi là nhà tạo lập thị trường, nhất là trên thị trường giao dịch OTC. Các công ty chứng khoán là đối tượng quản lý của các nguyên tắc, quy chế do Uỷ ban chứng khoán ban hành. Các quy chế này chi phối kinh doanh của các công ty này, kiểm soát họ trong quan hệ giữa các công ty chứng khoán với nhau và giữa công ty chứng khoán với khách hàng của họ. Tuy nhiên, ít khi khách hàng biết được tất cả các nguyên tắc, quy định này. Vì vậy, các nhà môi giới phải đóng vai trò là “người bảo vệ” cho khách hàng của họ, đảm bảo các tài liệu của họ phù hợp với những quy định đang áp dụng nếu họ muốn tiến hành một hoạt động kinh doanh hợp lệ. 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán: Trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào hoạt động của thị trường, lại vừa là cầu nối giữa nhà phát hành và những nhà đầu tư khác, cung cấp dịch vụ cần thiết phục vụ hoạt động của thị trường. Công ty chứng khoán còn giữ vai trò góp phần duy trì và thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán. Cho dù thị trường chứng khoán mang hình thức Sở giao dịch hay OTC thì sự có mặt của các công ty chứng khoán là điều không thể thiếu. Đối với từng chủ thể khác nhau trên thị trường thì vai trò của công ty chứng khoán là khác nhau. Đối với các tổ chức phát hành Mục tiêu khi tham gia thị trường chứng khoán của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán. Công ty chứng khoán có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là các kênh dẫn vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn). Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán. Đối với nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với hàng hoá thông thường, mua bán trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên, đối với thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên của giá chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. Đối với thị trường chứng khoán : công ty chứng khoán có 2 vai trò chính: _ Thứ nhất, góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua hình thức đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò to lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty đã giành những tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. _ Thứ hai, góp phần làm tăng tính thanh khoản của tài sản chính. Thị trường chứng khoán có vai trò là một môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thực hiện tốt vai trò này vì công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, do thực hiện hoạt động như bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán trên thị trường thứ cấp. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao dịch mua và bán, các công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Đối với các cơ quan quản lý thị trường: Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường. Các công ty chứng khoán thực hiện được vai trò này do họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của công ty chứng khoán vì công ty chứng khoán cần phải minh bạch và công khai trong mọi hoạt động. Các thông tin công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua bán trên thị trường trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư v.v… Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống lại các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường. Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành, đối với cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung. Những vai trò này được thể hiện thông qua các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 1.1.4 Khái quát các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán. Môi giới chứng khoán (giao dịch chứng khoán theo uỷ thác): Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. Tự doanh chứng khoán: Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chinh nguồn vốn kinh doanh của công ty chứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi của chính công ty và gánh chịu mọi rủi ro từ việc đầu tư của mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của các công ty chứng khoán được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự như lệnh giao dịch của khách hàng. Trên thị trường OTC, các hoạt động này có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hoặc thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (Ví dụ như ở Mỹ). Trong hoạt động này, công ty chứng khoán đóng vai nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá. Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng , trong hoạt động tự doanh công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình. Vì vậy, đòi hỏi công ty chứng khoán phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường. Đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức bảo lãnh thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán sẽ giúp tổ chức phát hành nắm chắc khả năng huy động vốn và có kế hoạch sử dụng vốn huy động. Qua hoạt động bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán thu được hoa hồng bảo lãnh (phí bảo lãnh). Hoa hồng này có thể là cố định, có thể là tuỳ ý của từng công ty chứng khoán. Đại lý phát hành chứng khoán là hoạt động trong đó công ty chứng khoán nhận bán chứng khoán cho tổ chức phát hành trên cơ sở thoả thuận. So với bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành có nội dung công việc hẹp hơn, chỉ bao gồm việc phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư. Tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc các công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. Hoạt động này đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Mặt khác, tính trung thực của công ty chứng khoán có tầm quan trọng lớn trong công việc thu hút khách hàng. Thông thường, hoạt động tư vấn đầu tư luôn đi kèm với các hoạt động khác như môi giới, bảo lãnh phát hành, lưu ký chứng khoán… Các hoạt động phụ trợ Lưu ký chứng khoán: Là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán. Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Tín dụng (giao dịch mua bán chịu): Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính 1.2. NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Khái niệm Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quy trình trao đổi hàng hoá diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, phương thức trao đổi hàng hoá ngày càng đa dạng. Đỉnh cao của nền kinh tế thị trường là sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Như ta đã biết, trên thị trường chứng khoán, người ta mua bán một loại hàng hoá đặc biệt, đó là các tài sản tài chính. Tài sản tài chính là những hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên cho người sở hữu, mặt khác nó cũng có thể tích luỹ giá trị, khi cần người sở hữu có thể bán đi để kiếm lời. Nhưng không phải ai cũng có thể nhìn nhận đánh giá được giá trị của nó nên cần phải có các chuyên gia được trang bị kiến thức, hơn nữa kiến thức của họ phải được thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng. Đó là các nhà tư vấn. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán hết sức phong phú, phức tạp.Thị trường càng phát triển ở trình độ cao, sản phẩm và dịch vụ càng dồi dào về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, tinh tế và nhạy cảm trong vận hành chức năng. Theo đó, đòi hỏi về việc cung cấp cho người đầu tư những thông tin cần thiết, những ý tưởng đầu tư, những lời khuyên mang tính thời điểm hay mang tính chiến lược và giúp cho người đầu tư thực hiện các giao dịch theo cách có lợi nhất, đòi hỏi phải có hoạt động môi giới chứng khoán phát triển mang tính chuyên nghiệp cao, hay nói cách khác, trở thành một nghề. Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải có đăng ký và được cấp giấy phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều có hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công minh và uy tín của ngành,