Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông nghiệp, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về diện tích (9 triệu ha năm 2011), nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử dụng đất chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Hồng Lộc là một xã nằm ở phía nam của huyện Lộc Hà, cách thị trấn Lộc Hà khoảng 10km; là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với lợi thế là có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, với diện tích đồi núi nhiều, tuy nhiên đời sống của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, đặc biệt là đất đai sử dụng chưa hợp lí.
52 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6334 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hồng Lộc - Huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lôøi Caûm Ôn
Sau hôn 4 naêm coá gaéng vöôït qua khoù khaên ñeå hoïc taäp naâng cao trình ñoä chuyeân moân; ñöôïc söï quan taâm taïo ñieàu kieän, giuùp ñôõ cuûa Cô quan vaø caùc ñoàng nghieäp; söï uûng hoä giuùp ñôõ cuûa gia ñình vaø baïn beø; Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá vaø caùc thaày giaùo, coâ giaùo ñaõ taän tình truyeàn ñaït kieán thöùc; ñeán nay toâi ñaõ hoaøn thaønh chöông trình ñaøo taïo ñaïi hoïc chuyeân ngaønh kinh teá noâng nghieäp vaø chuyeân ñeà naøy.
Toâi xin chaân thaønh caûm ôn caùc thaày giaùo, coâ giaùo trong Ban Giaùm hieäu Nhaø tröôøng, Phoøng Ñaøo taïo, coâ giaùo chuû nhieäm lôùp cuøng toaøn theå caùc thaày giaùo, coâ giaùo cuûa Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá vaø caùc thaày, coâ giaùo khaùc cuøng tham gia giaûng daïy ñaõ nhieät tình giaûng daïy, höôùng daãn, taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ toâi hoaøn thaønh ñeà taøi naøy.
Toâi xin chaân thaønh caûm ôn UBND xaõ Hoàng Loäc, caùc anh chò, caùc coâ chuù ñaõ taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ toâi hoaøn thaønh ñeà taøi naøy.
Ñaëc bieät, toâi xin traân troïng caûm ôn PGS.TS Traàn Vaên Hoøa ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn taän tình vaø ñoùng goùp nhieàu yù kieán giuùp toâi hoaøn thaønh ñeà taøi naøy.
Tuy ñaõ coù nhieàu coá gaéng nhöõng luaän vaên naøy cuõng khoâng traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Kính mong ñöôïc caùc thaày giaùo, coâ giaùo vaø caùc ñoàng nghieäp tieáp tuïc chæ baûo, giuùp ñôõ ñeå luaän vaên ñöôïc hoaøn thieän hôn.
Haø Tónh, ngaøy 10 thaùng 03 naêm 2013
Sinh vieân
Hoà Syõ Giang
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH của xã Hồng Lộc năm 2012 19
Bảng 2. Biến động số lượng đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 21
Bảng 3. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm 2010 - 2012 22
Bảng 4. Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu xã Hồng Lộc năm 2012 23
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 24
Bảng 6. Mức chi phí trung gian cho cây lúa các hộ điều tra(BQ/sào) 25
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của cây lúa ở các hộ điều tra (BQ/ sào) 26
Bảng 8: Chi phí trung gian của cây sắn ở các hộ điều tra (BQ/sào) 27
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra 27
Bảng 10: Chi phí trung gian của cây khoai ở các hộ điều tra (BQ/sào) 28
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất khoai ở các hộ điều tra 29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Diễn giải
1
UBND
Ủy ban nhân dân
2
CSHT
Cơ sở hạ tầng
3
ĐNN
Đất nông nghiệp
4
BQC
Bình quân cộng
5
BQNK
Bình quân nhân khẩu
6
SXNN
Sản xuất nông nghiêp
7
TLSX
Tư liệu sản xuất
8
NSBQ
Năng suất bình quân
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông nghiệp, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về diện tích (9 triệu ha năm 2011), nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử dụng đất chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Hồng Lộc là một xã nằm ở phía nam của huyện Lộc Hà, cách thị trấn Lộc Hà khoảng 10km; là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với lợi thế là có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, với diện tích đồi núi nhiều, tuy nhiên đời sống của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, đặc biệt là đất đai sử dụng chưa hợp lí.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hồng Lộc - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Về mặt không gian: xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh.
+ Về mặt thời gian: Từ ngày 25/12/2012-20/3/2013.
+ Về mặt nội dung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở phân tích, phát hiện những thuận lợi, khó khăn; những mặt được và chưa được trong việc sử dụng đất.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Hồng Lộc, UBND huyện Lộc Hà.
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn 40 hộ sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Hệ thống hoá các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực này.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG ITỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
Đất trồng cây hằng năm;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất.
Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ.
Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng.
Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá…
Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối.
Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp: Là một phần trong đất nông nghiệp, bao gồm hai loại đó là đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…
Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa-lúa, lúa-màu, màu-màu,…
Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu…
Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm.
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
+ Đất NN là TLSX đặc biệt duy nhất, là nơi sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người và xã hội.
Từ xa xưa, ông, cha ta có câu “phi nông bất ổn”, còn ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Khổng Tử đã nói rằng “Dân dĩ thực vi thiên” (Dân lấy ăn làm trời). Con người chúng ta muốn tồn tại phải có cái ăn, muốn có cái ăn không thể chỉ dựa vào những sản vật sẵn có trong tự nhiên do thiên nhiên ban tặng mà phải lao động sản xuất ra của cải vật chất là lương thực thực phẩm để nuôi sống con người và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Và nơi duy nhất để sản xuất ra của cải vật chất chính là đất NN.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội đến nay đã trải qua các thời kỳ khác nhau từ kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp chuyển sang kinh tế hàng hoá, từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá có quy mô lớn và hiện đại, tất thảy trong sản xuất NN thì bao giờ đất đai cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đó của đất NN cũng phát triển theo.
+ Đất NN là môi trường sống, môi trường không gian để SXNN
SXNN có đặc thù là sản xuất ở ngoài trời, phải tiếp xúc với tự nhiên. Cây phải sống trên đất, quang hợp nhờ ánh nắng mặt trời, hút nước từ trong đất, cá phải sống dưới nước sông, hồ, biển; gia súc, gia cầm phải có chuồng trại, có bãi chăn thả; con vật nuôi phải có thức ăn, mà thức ăn lại chính là các động thực vật được sản xuất từ trong NN. Tất cả những yếu tố đó chính là môi trường sống, là không gian để sản xuất. Muốn sản xuất phát triển thì chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ môi trường, không vi phạm các quy luật tự nhiên, không chỉ biết khai thác đất đai mà còn phải biết bồi bổ đất đai, tạo lập môi trường sống tốt nhất cho cây trồng vật nuôi.
+ Đất NN là TLSX chủ yếu để sản xuất hàng hoá
Như đã nêu trong phần đặc điểm của đất NN, khi tham gia vào quá trình sản xuất, đất NN vừa là TLSX đặc biệt vừa là đối tượng lao động. Để SXNN theo hướng hàng hoá đối với bất kỳ nông sản nào trước hết phải có diện tích đất NN đủ lớn, kết hợp với các yếu tố khác như lao động, công cụ lao động, KHKT, chất lượng giống, phân công lao động theo từng chuyên khâu v.v…thì mới có điều kiện tạo ra khối lượng nông phẩm hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài những điều kiện như đã nêu, sản xuất hàng hoá trong NN còn có thể khai thác yếu tố lợi thế về đặc thù riêng có của những vùng đất như: Vải thiều có năng suất và chất lượng tốt thuộc vùng Lục Ngạn, Bắc Giang; Thanh Hà, Hải Dương, bưởi Năm Roi ở miền Tây Nam bộ; nhãn lồng Hưng Yên…
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay do khoa học công nghệ phát triển mạnh con người có thế sản xuất ra những sản phẩm mà không cần sử dụng đất: như công nghệ đột biến gen, công nghệ nuôi cấy mô, nhân bản vô tính, sản xuất trong nhà kính bằng phương pháp thuỷ canh v.v… Song trên thực tế điều đó chưa phải là phổ biến, sản xuất theo phương pháp đó chi phí giá thành sản phẩm quá cao, không hiệu quả, không thể tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn. Cho đến nay hình thức sản xuất này chỉ mang tính nghiên cứu, ứng dụng không thể mở rộng một cách phổ biến được. Và suy cho đến cùng, dù có ứng dụng khoa học công nghệ cao bao nhiêu đi chăng nữa SXNN vẫn cần phải có không gian đất NN nhất định. Vì vậy đất NN vẫn đóng vai trò hàng đầu trong SXNN hàng hoá hiện nay.
+ Trong điều kiện thị trường bất động sản được hình thành thì đất NN có vai trò là phương tiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh liên kết hoặc cho thuê để phát triển sản xuất.
Trong công cuộc đổi mới đất nước đối với lĩnh vực phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp lớn để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển trong đó có giải pháp hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, đi đôi với việc tạo lập các khung khổ pháp lý bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tiếp cận với thị trường trong đó có thị trường bất động sản.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất; mở rộng cơ hội cho các công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được dễ dàng có đất và sử dụng đất lâu dài cho sản xuất kinh doanh”. “Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ và tập trung đất canh tác trong một số vùng có điều kiện”.
Nghiên cứu Luật Đất đai năm 2003 cho thấy: Tại Điều 105 Mục 1 quy định: “Quyền của người sử dụng đất được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”;
Điều 106 quy định: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”; Điều 113 Mục 7 quy định: “Thế chấp, bảo lãnh, bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất kinh doanh”.
Đối với Luật Đầu tư số 59/2005/QH tại Điều 3 Mục 1 có nêu: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” và Mục 7 có nêu: “ Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”.
Như vậy có thể nói đất SXNN có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để tham gia vào thị trường bất động sản, thị trường vốn trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế đã có rất nhiều mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong NN rất đa dạng và phong phú như:
- Người nông dân góp cổ phần trong doanh nghiệp NN bằng quỹ đất và tham gia lao động ngay tại doanh nghiệp NN đó;
- Cá nhân hoặc tổ chức có đất NN do thiếu vốn sản xuất có thể thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng nhân dân để vay vốn sản xuất;
- Hộ nông dân có đất SXNN nhưng do thiếu kinh nghiệm, thiếu lao động thì dùng quỹ đất liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất…
Như vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay thì vai trò của đất NN là phương tiện góp vốn, thế chấp, huy động vốn, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh được nhà nước khuyến khích và có đầy đủ cơ sở pháp lý thuận lợi giúp các hộ nông dân khai thác và sử dụng quỹ đất sản xuất một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
1.1.2.2. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Ở mỗi quốc gia đất đai đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được biểu hiện cụ thể:
Một là, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định "đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và là nguồn vốn to lớn của đất nước" .
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Vì đất nông nghiệp vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào tạo ra sản phẩm.
Đất nông nghiệp là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng, như cày, bừa, lên luống... quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Ngược lại, khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác dụng lên cây trồng.
Trong quá trình này đất nông nghiệp đóng vai trò là tư liệu lao động. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho đất nông nghiệp trở thành tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.
Hai là, đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thể di chuyển được
Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tài nguyên thiên nhiên không sinh sản được. Bởi vì, không giống như vốn, chúng không thể sản sinh thêm thông qua quá trình sản xuất. Đất nông nghiệp có vị trí cố định không di chuyển được và có khả năng tái tạo được.
Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, nhưng hầu hết đều không có khả năng tái tạo lại được. Ngược lại, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, nhưng lại có vị trí cố định không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Đặc tính này đồng thời nó quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của đất đai, địa hình, khí hậu, kết cấu đất, độ màu mỡ, vị trí của đất... vị trí của đất nông nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác sử dụng đất. Thông thường, đất nông nghiệp ở gần các khu đô thị, thuận tiện về giao thông thường được khai thác sử dụng triệt để hơn đất đai ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, và do đó vị trí đất mang lại cho đất nông nghiệp đặc tính xã hội là có giá trị sử dụng lớn hơn.
Mặt khác, cùng với xu thế đô thị hoá ngày càng nhanh, chủ thể sử dụng đất có xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác để thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ba là, đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của nó lại là không giới hạn.
Do đặc điểm tự nhiên của đất đai quy định, cho nên diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác luôn bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm: giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Xét trên góc độ giới hạn tuyệt đối thì diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là những con số hữu hạn, có thể lượng hoá bằng những con số cụ thể.
Tuy nhiên, dù bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất nông nghiệp lại không có giới hạn, nghĩa là trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nếu không ngừng tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất thì số lượng sản phẩm đem lại trên một đơn vị sản phẩm là ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn. Đây là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội. Adam Smith đã viết: "đất, trong hầu hết các tình huống, sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động"
Như vậy, xét về tổng thể, quỹ đất tự nhiên nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng luôn bị giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu về nông sản phẩm của con người ngày càng tăng lên. Do đó, phải sử dụng đất nông nghiệp hết sức tiết kiệm và xem xét kỹ lưỡng hợp lý khi bố trí sử dụng các loại đất. Mặt khác, phải chú ý ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai.
Bốn là, đất nông nghiệp vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động
Đất nông nghiệp vốn là sản phẩm của tự nhiên, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất nông nghiệp được hình thành do quá trình phong hoá đá và sự tác động của vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... và do con người tiến hành khai phá, đưa vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người. Trong quá trình lịch sử lâu dài đó, lao động của con người qua nhiều thế hệ đã được kết tinh vào đó. Do đó, ngày nay đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. C.