Giày da là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong hơn 5 năm qua giá trị kim ngạch của ngành luôn đạt trên 3tỷ USD, đã vượt qua 4tỷ trong hai năm 2008 và 2009 chiếm hơn 5% giá trị xuấ khẩu cả nước. Xét về kinh nghiệm ngoại thương, giày dép cũng là mặt hàng lâu năm với hơn 20 năm xuất khẩu đem về ngoại tệ cho nước nhà. Nhưng thực trạng chỉ ra rằng, doanh thu cao nhưng suất sinh lời thấp. Nguyên nhân là ở đâu? Có quan điểm cho rằng ngành giày dép “lấy công làm lãi”, giá trị xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị gia tăng thấp, nguyên nhân chính là sự phụ thuộc quá lớn (hơn 60% giá trị sản phẩm) vào nguồn nguyên liệu, phải nhập khẩu. Và theo quan điểm này, giải pháp để tăng giá trị xuất khẩu ngành phải nổ lực xây dựng phát triển ngành công nghiệp hổ trợ, ngành sản xuất nguyên phụ liệu. Cũng có quan điểm cho rằng, Việt Nam với lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, nên tập trung phát triển phân khúc đang có trong chuỗi cung ứng sản phẩm giày dép của thế giới. Có thể nói, mỗi quan điểm, mỗi nhận định đều có những lý lẽ thuyết phục và đâu là sự lựa chọn tốt hơn đó thật sự là câu hỏi lớn.
Chúng tôi, nhóm sinh viên kinh tế, cùng chung một mục tiêu, tìm ra giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam. Nhưng do hạn chế về kiến thức, chúng tôi giải quyết vấn đề ở góc độ nhỏ hơn, tập trung vào việc sử dụng phương thức xuất khẩu. Ngành xuất khẩu giày da hơn 70% sử dụng phương thức gia công xuất khẩu. Trong tình hình hiện nay, việc hiệu suất vận dụng phương thức này vẫn chưa cao, nó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành da Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
( (
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chon đề tài: 3
2.Mục tiêu nghiên cứu 4
3.Đối tượng nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG. 5
1.1.1Khái niệm. Các hình thức gia công xuất khẩu 5
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu. 6
1.2 NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 13
1.2.1Bài học từ Trung Quốc 13
1.2.2Bài học từ Hàn Quốc 15
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM 18
2.2.SƠ LƯỢC NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM. 18
2.2.1.Những đặc điểm và cột mốc đáng nhớ. 18
2.2.1.1 Những cột mốc đáng nhớ: 18
2.2.1.2 Đặc điểm của ngành da giày Việt Nam : 20
2.2.2 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam. Vị trí trên trường quốc tế. 23
2.2.3.1. Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam. 23
2.2.3.2. Vị trí trên trường quốc tế : 25
2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DA VIỆT NAM 28
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 28
2.3.2. Thị trường xuất khẩu: 32
2.4 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ: 39
2.4.1. Những thành công : 39
2.4.2. Những hạn chế : 41
2.2.2 Nhân tố khách quan 44
2.2.2.2 Thị trường EU: 44
2.2.2.3 Thị trường Mỹ 45
2.2.2.4 Những nhân tố khách quan từ trong nước 46
2.2.2.5 Nhân tố chủ quan 47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP 49
3.1 KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ 49
3.2 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 50
KẾT LUẬN 51
PHỤ LỤC 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chon đề tài:
Giày da là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong hơn 5 năm qua giá trị kim ngạch của ngành luôn đạt trên 3tỷ USD, đã vượt qua 4tỷ trong hai năm 2008 và 2009 chiếm hơn 5% giá trị xuấ khẩu cả nước. Xét về kinh nghiệm ngoại thương, giày dép cũng là mặt hàng lâu năm với hơn 20 năm xuất khẩu đem về ngoại tệ cho nước nhà. Nhưng thực trạng chỉ ra rằng, doanh thu cao nhưng suất sinh lời thấp. Nguyên nhân là ở đâu? Có quan điểm cho rằng ngành giày dép “lấy công làm lãi”, giá trị xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị gia tăng thấp, nguyên nhân chính là sự phụ thuộc quá lớn (hơn 60% giá trị sản phẩm) vào nguồn nguyên liệu, phải nhập khẩu. Và theo quan điểm này, giải pháp để tăng giá trị xuất khẩu ngành phải nổ lực xây dựng phát triển ngành công nghiệp hổ trợ, ngành sản xuất nguyên phụ liệu. Cũng có quan điểm cho rằng, Việt Nam với lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, nên tập trung phát triển phân khúc đang có trong chuỗi cung ứng sản phẩm giày dép của thế giới. Có thể nói, mỗi quan điểm, mỗi nhận định đều có những lý lẽ thuyết phục và đâu là sự lựa chọn tốt hơn đó thật sự là câu hỏi lớn.
Chúng tôi, nhóm sinh viên kinh tế, cùng chung một mục tiêu, tìm ra giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam. Nhưng do hạn chế về kiến thức, chúng tôi giải quyết vấn đề ở góc độ nhỏ hơn, tập trung vào việc sử dụng phương thức xuất khẩu. Ngành xuất khẩu giày da hơn 70% sử dụng phương thức gia công xuất khẩu. Trong tình hình hiện nay, việc hiệu suất vận dụng phương thức này vẫn chưa cao, nó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Và cũng chính lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài “ giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.”
Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được tốt hơn cũng như để chúng tôi rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau. Xin chân thành cám ơn!
2.Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu chính là tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da, chúng tôi đề ra 3 mục tiêu thứ cấp sau :
+Xác định được hạn chế hiện nay của ngành giày da
+Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức gia công của ngành
+Học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính được nghiên cứu là việc sử dụng phương thức gia công xuất khẩu của ngành giày da Việt Nam. Nó được đặt trong mối quan hệ, chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Do đó, đối tượng cần nghiên cứu được xem xét thêm là mối quan hệ giữa đối tượng chính và các yếu tố khách quan chủ quan của môi trường mà nó bị chi phối.
4.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 2 phương pháp chính
-Phân tích thông kê để tìm ra những thành công và hạn chế
-Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố môi trường và đối tượng chính được nghiên cứu nhằm dự đoán các tác dộng tiêu cực hoặc tích cực
5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu và phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động gia công xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam. Thông qua đó rút ra những kết luận và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục vấn đề biết khó khăn thành lợi thế.
Sau thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng hiện nay phương thức gia công xuất khẩu giày dép Việt Nam có 3 vấn đề chính. Một, doanh nghiệp bị động trong việc giải quyết nguồn cầu. Hai, ngành giày dép chủ tập trung vào lợi thế nhân công rẻ, mà đó là lợi thế không bền vững. Ba, qui mô sản xuất nhỏ, không có sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Vấn đề thứ nhất sẽ là cơ sở của các vấn đề sau. Và tiếp theo, nó sẽ là động lực cho các doanh nghiệp phải tìm hiểu và giải quyết các vấn đề thứ hai, ba. Điều này được thể hiện rõ trong chương hai. Các giải pháp cho doanh nghiệp sẽ được trình bài trong chương cuối của đề tài . Ngoài ra, vai trò của Nhà nước trong các giải pháp là không thể thiếu. Nhà nước với tư cách là người điều tiết nền kinh tế, phải tiên phong tạo ra môi trường công bằng về lợi ích, chặt chẽ về cơ chế, tất nhiên môi trường phải thỏa mãn tiêu chí hữu dụng để doanh nghiệp có động lực và tin tưởng khi tham gia. Bằng kiến thức có được, chúng tôi cũng có những kiến nghị với chính phủ để hoàn thiện cho những giải pháp cho các doanh nghiệp.
Để bạn đọc dễ theo dõi chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính của các chương:
Chương I: tìm hiểu lý thuyết về phương thức gia công xuất khẩu. Mục tiêu, phân tích ưu điểm và khuyết điểm của phương thức này
Chương II : Tìm hiểu về thực trạng của ngành. Mục tiêu, tìm ra những thành công, hạn chế; tìm hiểu các nhân tố thị trường để phân tích tác động đến việc sử dụng phương thức gia công xuất khẩu của ngành giày dép
Chương III : Những kiến nghị với nhà nước và giải pháp cho các doanh nghiệp
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG.
1.1.1Khái niệm. Các hình thức gia công xuất khẩu
Gia công hang xuất khẩu là một phương thức sản xuất hang xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẫm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da…
Có 3 hình thức gia công quốc tế chính:
a) Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm ( không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trã phí gia công. Thực chất, đây là hình thức làm thuê cho bên đặt gia công,bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra. Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xaut61 nghuyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa tạo được nguyên vật liệu có chất lượng cao.
b) Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài:Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm.
Trong trường hợp này, quyền sở hữu về nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Vì vậy, khi nhập trở lại các giá trị thực tế tăng them đều phải chịu thuế quan . Thực chất, đây là hình thức bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính , còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
c) Kết hợp 2 hình thức trên: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận ghia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
d)Ngoài ra còn có hình thức gia công chuyển tiếp: Hình thức gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam ( theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)
Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp. Theo đó:
Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu.
a) Ưu điểm:
Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu vế luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng ; qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới.
Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn…
Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu rất ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ ( ở khía cạnh nào đó, đây là hình thức xuất khẩu lao động phổ thong tại chỗ)
Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu, loại hình gia công xuất khẩu
b) Hạn chế:
Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa các đon vị nhận gia công.
Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dụng chiến lược ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thể xây dụng chiến lược phát triển sản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối; xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm.
Trên thực tế không phải lúc nào DN nước ngoài cũng thanh toán tiền công cho DN gia công của VN, mà có thể thay thế bằng hình thức khác (như sản phẩm, nguyên phụ liệu thừa, máy móc thiết bị...). Bởi vậy, một số DN đề nghị không nên yêu cầu DN xuất trình chứng từ thanh toán tiền công khi thanh khoản hợp đồng.
1.2 LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU.
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Quy định chung
Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.
Điều 12. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;
b) Tên, số lượng sản phẩm gia công;
c) Giá gia công;
d) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
đ) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;
e) Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);
g) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.
h) Địa điểm và thời gian giao hàng;
i) Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
k) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều 13. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công. Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Điều 14. Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công
1. Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công.
2. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, kể cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để thực hiện hợp đồng gia công phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu công nghệ và quản lý xuất nhập khẩu.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu vật tư gia công theo thoả thuận tại hợp đồng gia công;
b) Nhận và đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép tiêu thụ, tiêu huỷ, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam;
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công;
b) Được thuê thương nhân khác gia công;
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ liệu, vật tư mua trong nước
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
Điều 16. Thủ tục Hải quan
Căn cứ nội dung hợp đồng gia công đã được các bên ký kết theo quy định tại Điều 12 Nghị định này, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và theo dõi việc xuất, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
Điều 17. Gia công chuyển tiếp
1. Gia công chuyển tiếp là hình thức gia công mà sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác. 2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
3. Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Điều 18. Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công
1. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. Đối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.
2. Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
3. Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thoả thuận của hợp đồng gia công và phải được Bộ Thương mại chấp thuận.
4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất cho bên đặt gia công.
5. Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:
a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng;
b) Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.
c) Được Bộ Thương mại chấp thuận.
Những hạn chế chủ yếu.
Thứ nhất, về cơ chế chính sách. Nội dung của Luật Thương mại còn lạc hậu, chưa bao quát mọi loại hình kinh doanh, mọi lĩnh vực kinh doanh thương mại; tốc độ sửa đổi luật và các văn bản dưới Luật Thương mại còn chậm, mang nặng tính tình huống "chữa cháy".
Thứ hai, về tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý trên thị trường nội địa, đều bộc lộ sự thiếu am hiểu về nội dung các hiệp định hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức về cơ hội và những thách thức, khó khăn do hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại còn không rõ, hoặc chưa chính xác. Nguyên nhân của tình trạng đó một phần do việc tuyên truyền về hội nhập chưa đầy đủ; đối tượng được mời nghiên cứu các hiệp định về hội nhập chưa chuẩn xác, chủ yếu chỉ mời các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, chất lượng các buổi báo cáo tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa tốt do chất lượng đội ngũ báo cáo viên còn hạn chế.
Thứ ba, tốc độ phát triển xuất khẩu cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế. So với các nước ASEAN- 6, thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn so với nhập khẩu, dẫn tới nhập siêu lớn (gần 5 tỉ USD trong năm 2003).
Thứ tư, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đã được cải tiến nhưng còn lạc hậu, chủ yếu xuất khẩu hàng sử dụng nhiều lao động, hàng nông sản ít qua chế biến, giá trị thấp mà tính bất ổn trong xuất khẩu cao, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn như sản phẩm chăn nuôi chưa được phát huy.
Thứ năm, sự phụ thuộc của xuất khẩu nước ta vào 4 nhóm thị trường (Mỹ, EU, Nhật, ASEAN). Vì thế, bất cứ sự biến động nào của thị trường thế giới cũng đều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước.
Thứ sáu, phương thức kinh doanh xuất khẩu còn lạc hậu. Tỷ lệ xuất khẩu gia công còn lớn; tỷ lệ thực hiện phân phối trực tiếp trên thị trường nước nhập khẩu còn nhỏ. Sự tác động của ngành thương mại đối với sản xuất hàng xuất khẩu còn yếu, chủ yếu mới thực hiện thương mại cái gì ta có. Rất ít các nhà kinh doanh tác động đến sản xuất bằng đơn đặt hàng (hướng dẫn sản xuất) bằng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Chưa có tập đoàn thương mại lớn có khả năng chi phối thị trường Việt Nam và tạo được ảnh hưởng trên thị trường khu vực và quốc tế.
Thứ bảy, thị trường nội địa chưa được coi trọng, chưa xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa trong tương lai. Phương thức kinh doanh thương mại trên thị trường nội địa còn lạc hậu, manh mún. Quản lý thị trường nội địa chưa khoa học, còn quá nhiều kẽ hở nên hiện tượng buôn lậu, hàng gian, hàng giả, lừa đảo