Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An

Như chúng ta đã biết, đặc điểm nổi bật của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó quá trình phát triển Đất nước gặp rất nhiều khó khăn , xuất phát điểm thấp, nền kinh tế lạc hậu, khoa học kỹ thuật thấp, trình độ quản lý còn yếu kém Từ đó có thể thấy Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực rất nhiều, sau hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng., nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định , lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh , là vấn đề cần được xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Nghị Quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ : Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng các dân tộc và các nhóm dân cư ; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là : thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định Tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.

pdf49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ------ PHẠM THỊ HƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH LƯU – NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Vinh, tháng 03 năm 2012 Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH LƯU – NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Cần Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hường MSSV : 0854027505 Lớp : 49B2 – TCNH Vinh, tháng 3 năm 2012 Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8 3 . Đối tượng , phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8 4. Nội dung bài báo cáo : ............................................................................. 8 PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH HUYỆN QUỲNH LƯU ................... 9 1.1.Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 9 1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: ..................................................... 10 1.3.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ..................................................... 11 1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................... 11 1.3.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 11 1.4. Các đặc điểm về nguồn lực .................................................................... 13 1.4.1. Đặc điểm về nguồn lao động………………………………………….7 1.4.2. Đặc điểm về nguồn vốn ...................................................................... 15 1.4.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ : ............................... 16 1.4.4.Kết quả các mặt hoạt động kinh doanh ................................................ 16 PHẦN 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH LƯU. ...................................................................... 21 2.1. Khái quát về tình trạng đói nghèo của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An 2.1.1 Khái quát chung về huyện Quỳnh Lưu ......................................................... 21 2.1.2. Tình hình đói nghèo của Huyện Quỳnh lưu ........................................ 22 2.1.3. Đặc điểm của người nghèo huyện Quỳnh Lưu .................................... 23 2.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo ................................................. 24 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu. ............................................................ 25 2.2.1. Khái quát về quy trình cho vay hộ nghèo được áp dụng tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Lưu ................................................................. 25 2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH huyện Quỳnh Lưu ........................................................................ 28 2.2.2.1 Về nguồn vốn cho vay ....................................................................... 28 2.2.2.2 Về hoạt động cho vay ....................................................................... 29 2.3. Nhân xét, đánh giá về hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH huyện Quỳnh Lưu........................................................................ 36 2.3.1. Những thành quả đạt được .................................................................. 36 2.3.2. Một số tồn tại , hạn chế và nguyên nhân: ............................................ 38 Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH 2.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NHCSXH QUỲNH LƯU ......................................... 41 2.4.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng chính sách trong thời gian tới .. 41 2.4.2. Các giải pháp ...................................................................................... 42 2.4.2.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy của NHCSXH ..................................... 42 2.4.2.2.Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ nghèo .................................. 43 2.4.2.3. Giải pháp về phía chính quyền địa phương và người dân ................. 45 2.4.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................... 46 2.4.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin......................................... 46 2.4.3 Một số kiến nghị, đề xuất .................................................................... 46 KẾT LUẬN .................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Lưu ... 12 Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của NHCSXH huyện Quỳnh Lưu năm 2009 - 2011 ..................................................................................................................... 14 Bảng 1.2: Kết cấu vốn huy động của Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2009-2011 ..................................................................................... 16 Bảng 1.3. Kết quả tài chính 2009 – 2011 ...................................................... 19 Bảng 2.1 Số liệu về số hộ và tỷ lệ hộ nghèo của ........................................... 23 huyện Quỳnh Lưu 2009 – 2010 .................................................................... 23 Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghè tại NHCSXH huyện Quỳnh Lưu......................................................................................... 26 Bảng 2.2. Bảng số liệu về tỷ lệ nguồn vốn cho vay hộ nghèo thời gian đoạn 2009 - 2010 ........................................................................................ 29 Bảng 2.3: Kết quả vốn vay đối với hộ nghèo của ngân hàng 2009-2011 ....... 32 Biểu đồ 2.1 : Dư nợ cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2009 – 2011 ......................................................................................... 33 Bảng 2.4: Tình hình uỷ thác qua các tổ chức hội năm 2011 .......................... 35 Biểu đồ 2.2: Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2009 – 2011 ................................. 37 Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHTM : Ngân hàng thương mại HDQT : Hội đồng quản trị TT : Thông tư TK&VV : Tổ tiết kiệm và vay vốn XĐGN : Xóa đói giảm nghèo NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường XKLD : Xuất khẩu lao động UBND : Ủy ban nhân dân TW : Trung ương TD : Tín dụng CBNV : Cán bộ nhân viên Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, đặc điểm nổi bật của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó quá trình phát triển Đất nước gặp rất nhiều khó khăn , xuất phát điểm thấp, nền kinh tế lạc hậu, khoa học kỹ thuật thấp, trình độ quản lý còn yếu kém…Từ đó có thể thấy Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực rất nhiều, sau hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng., nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định , lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh , là vấn đề cần được xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Nghị Quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ : Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng các dân tộc và các nhóm dân cư ; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là : thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định Tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002 , Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TT thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm đảm bảo cho sự Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Chuyên đề với đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu” nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay đối với người nghèo tại một địa phương cụ thể là huyện Quỳnh Lưu. 2. Mục đích nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, hệ thống những vấn đề cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo.  Phân tích , đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Quỳnh Lưu.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH huyện Quỳnh Lưu. 3 . Đối tượng , phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo  Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Lưu.  Số liệu phân tích giới hạn trong 3 năm 2009 - 2011 4. Nội dung bài báo cáo : Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì báo cáo gồm 2 phần : Phần 1 : Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu. Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH HUYỆN QUỲNH LƯU 1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại ra đời, tồn tại và phát triển với mục đích huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay trên nguyên tắc bù đắp chi phí hoạt động và có lãi. Bởi vậy là một hoạt động kiếm lời, nên NHTM có những quy định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho mình, dẫn đến không phải ai cần vốn cũng đều được NHTM cho vay, đặc biệt là người nghèo, những người không đủ điều kiện tín dụng đảm bảo. Vì thế người nghèo luôn phải sống trong vòng luẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập thấp hơn”. Đời sống người dân nghèo trên địa bàn huyện cũng luôn gặp khó khăn mà đặc biệt là thiếu vốn đầu tư vào những ngành nghề cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Họ không tiếp cận được với khoa học tiên tiến. Từ đó năng suất lao động và chất lượng hàng hóa thấp, hạn chế khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ. Nhiều hộ sản xuất ra sản phẩm không có thị trường tiêu thụ đã rơi vào tình thế “ tiến thoái lưỡng nan”. Đặc biệt là nạn cho vay nặng lãi với lãi suất cao đã làm cho người nghèo đi vào con đường bế tắc. Từ những nhu cầu khách quan đó cho thấy ra đời một ngân hàng dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách là hoàn toàn cần thiết và kịp thời. Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật các tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ X,Quốc hội khoá X về chính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại nhà nước, cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ – CP ngày 14 tháng 10 năm 2012 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/QĐ – TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội ( viết tắt là NHCSXH) tên giao dịch Quốc tế : Viet Nam Bank For Social Polices (VBSP) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phuc vụ người nghèo được thành lập và hoạt động từ tháng 8 năm 1995. NHCSXH là một chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận ; được Nhà nước cấp , giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước để ủy thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài... và các đối tượng chính sách khác . NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên Ngân hàng trong nước ; thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế. NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước, có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Lưu được thành lập theo quyết định số 478/QĐ- HĐQT. Ngày 10/05/2003 của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2003 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Ngân hàng phục vụ người nghèo huyện Quỳnh Lưu. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. NHCSXH đã tạo ra một kênh tín dụng riêng, tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện nay, phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Lưu được đặt tại xóm 5 xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sự ra đời của NHCSXH đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế- xã hội địa phương nói riêng và đời sống làm việc, lao động sản xuất của người dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Là điều kiện mở rộng thêm các đối tượng phục vụ hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi…Do đó rất được các tổ chức đoàn thể quan tâm. 1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Là bộ phận Ngân hàng phuc vụ người nghèo,hiện nay tại phòng giao dịch NHCSXH Quỳnh Lưu đã triển khai thực hiện 9 chương trình cho vay sau:  Cho vay hộ nghèo  Cho vay giải quyết việc làm  Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn  Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn  Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài  Cho vay các hộ gia đình sản xuất kinh doanh thuộc vùng khó khăn.  Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH  Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn  Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 1.3.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tài chính của nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:  Tổ chức huy động vốn  Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.  Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:  Cung ứng các phương tiện thanh toán  Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước  Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt  Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.  Tham mưu ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện triển khai các hoạt động của phòng giao dịch NHCSXH Quỳnh Lưu kiểm tra giám sát các đối tượng vay vốn, các tổ chức ủy thác vay vốn trong việc sử dụng vốn, chấp hành các quy chế, chính sách nghiệp vụ tín dụng mà NHCSXH huyện Quỳnh Lưu đề ra.  Thực hiện một số nghiệp vụ khi có điều kiện được giám đốc NHCSXH tỉnh Nghệ An cho phép  Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Lưu phải kí hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác trên địa bàn huyện, tổ chức nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân cư. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH Từ khi mới thành lập NHCSXH huyện Quỳnh Lưu đã thực hiện mô hình cơ cấu tổ chức như sau: Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Lưu ( Nguồn NHCSXH huyện Quỳnh Lưu ) Nhìn chung bộ máy quản lý của Ngân hàng tương đối gọn nhẹ : Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn đơn vị tính đến thời điểm này là 16 người, trong đó biên chế 15 người, hợp đồng bảo vệ 1 người. Về cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm:  Ban giám đốc gồm : 2 người. Giám đốc: Là người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo và Điều hành chung hoạt động của đơn vị, là đại diện pháp nhân của NHCSXH trước pháp luật. Phó giám đốc: có nhiệm vụ điều hành tham mưu, giúp việc cho giám đốc, quản lý trực tiếp tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và điều hành các hoạt động khác khi có ủy quyền của giám đốc.  Tổ kế toán - ngân quỹ gồm : 4 người  Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHCSXH. TỔ KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ TỔ KHNV TÍN DỤNG BAN GIÁM ĐỐC Báo cáo thực tập GVHD : Lê Văn Cần Phạm Thị Hường Lớp: 49B2 - TCNH  Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương tại phòng giao dịch trình cấp trên phê duyệt.  Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHCSXH.  Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.  Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ, chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.  Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHCSXH giao.  Tổ KHNV tín dụng gồm : 7 người và 1 người học việc Có nhiệm vụ :  Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách tiếp cận phù hợ
Luận văn liên quan