Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex

MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN I: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX5 1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex5 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp5 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp.7 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh9 1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp giầy Barotex11 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại xí nghiệp giầy Barotex.14 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán14 1.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán16 1.3. Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp giầy Barotex.23 1.3.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp23 1.3.2. Kế toán NVL trực tiếp24 1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp36 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung47 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang56 1.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex.60 PHẦN II: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX63 2.1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex63 2.2. Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp65 2.2.1. Yêu cầu hoàn thiện65 2.2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện66 KẾT LUẬN69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phát triển và hội nhập là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc mở rộng quan hệ kinh tế hàng hóa- tiền tệ, quan hệ thị trường cùng với các quy luật khắt khe của nó như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả. đang ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải liên tục vận động, đổi mới đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả như các biện pháp tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng doanh thu để làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Trong hàng loạt các biện pháp đó, các chuyên gia kinh tế không thể không đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý chi phí để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tối thiểu hóa chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Muốn vậy, phải hạch toán chi phí một cách chính xác, tính giá thành hợp lý. Từ đó mới xác định đúng đắn về khả năng hiện có của chính doanh nghiệp mình.

docx72 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX 5 1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex 5 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 5 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp. 7 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 9 1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp giầy Barotex 11 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại xí nghiệp giầy Barotex. 14 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 14 1.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán 16 1.3. Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp giầy Barotex. 23 1.3.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 23 1.3.2. Kế toán NVL trực tiếp 24 1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 36 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 47 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 56 1.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex. 60 PHẦN II: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX 63 2.1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex 63 2.2. Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 65 2.2.1. Yêu cầu hoàn thiện 65 2.2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện 66 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÊT TẮT STT  Viết tắt  Diễn giải   1  XNK  Xuất nhập khẩu   2  TK  Tài khoản   3  NVL  Nguyên vật liệu   4  P/x  Phân xưởng   5  TSCĐ  Tài sản cố định   6  TK  Tài khoản   7  SXKDDD  Sản xuất kinh doanh dở dang   8  NVLTT  Nguyên vật liệu trực tiếp   9  NCTT  Nhân công trực tiếp   10  BHXH  Bảo hiểm xã hội   11  BHYT  Bảo hiểm y tế   12  KPCĐ  Kinh phí công đoàn   13  CCDC  Công cụ dụng cụ   14  CPSX  Chi phí sản xuất   15  CTGS  Chứng từ ghi sổ   DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất tại xí nghiệp giầy Barotex 5 Sơ đồ 1.2. Bộ máy quản lý tại xí nghiệp giầy Barotex 7 Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp năm 2005 và năm 2006 9 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp 12 Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại xí nghiệp 19 Bảng 3.1. Phiếu xuất kho 23 Bảng 3.2. Phiếu chi 24 Bảng 3.3. Phiếu nhập kho 25 Bảng 3.4. Chứng từ ghi sổ số 61A 27 Bảng 3.5.Chứng từ ghi sổ số 61B 28 Bảng 3.6. Chứng từ ghi sổ số 61C 29 Bảng 3.7. Sổ chi tiết tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp 30 Bảng 3.8. Sổ tổng hợp tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp 31 Bảng 3.9. Sổ cái tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp 32 Bảng 3.10. Sổ đăng ký CTGS 621 33 Bảng 3.11. Chi tiết đơn giá tiền lương 34 Bảng 3.12. Hệ thống thang bảng lương áp dụng tại xí nghiệp giầy Barotex 35 Bảng 3.13. Bảng chấm công tháng 12 năm 2006 37 Bảng 3.14. Bảng tổng hợp lương sản phẩm 38 Bảng 3.15. Bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2006 39 Bảng 3.16. Chứng từ ghi sổ số 62A 40 Bảng 3.17. Chứng từ ghi sổ số 62A 41 Bảng 3.18. Sổ chi tiết tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp 41 Bảng 3.19. Sổ cái tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp 42 Bảng 3.20. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 622 43 Bảng 3.21. Hóa đơn bán lẻ 43 Bảng 3.22. Bảng tổng hợp thanh toán tiền mua vật dùng 46 Bảng 3.23. Hóa đơn giá trị gia tăng 47 Bảng 3.24. Chứng từ ghi sổ 67A 48 Bảng 3.25. Chứng từ ghi sổ 67B 49 Bảng 3.26. Sổ chi tiết tài khoản 627 50 Bảng 3.27. Sổ cái tài khoản 627 51 Bảng 3.28. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 627 52 Bảng 3.29. Chứng từ ghi sổ số 54A 52 Bảng 3.30. Chứng từ ghi sổ số 54B 54 Bảng 3.31. Sổ chi tiết tài khoản 154 55 Bảng 3.32. Sổ cái tài khoản 154 56 Bảng 3.33. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 154 57 Bảng 4.1. Bảng tính giá thành sản phẩm giầy Spring VAS- 01 59 LỜI MỞ ĐẦU Phát triển và hội nhập là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc mở rộng quan hệ kinh tế hàng hóa- tiền tệ, quan hệ thị trường cùng với các quy luật khắt khe của nó như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả.. đang ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải liên tục vận động, đổi mới đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả như các biện pháp tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng doanh thu để làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Trong hàng loạt các biện pháp đó, các chuyên gia kinh tế không thể không đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý chi phí để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tối thiểu hóa chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Muốn vậy, phải hạch toán chi phí một cách chính xác, tính giá thành hợp lý. Từ đó mới xác định đúng đắn về khả năng hiện có của chính doanh nghiệp mình. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí, giá thành và qua quá trình khảo sát thực tế, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex” để làm chuyên đề thực tập với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế để nâng cao kiến thức của mình về vấn đề chi phí, giá thành trong kế toán. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề gồm có hai phần chính sau: Phần I : Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex. Phần II: Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex. PHẦN I THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX 1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Tách ra từ Tổng công ty ( XNK) thủ công mỹ nghệ, công ty XNK Mây tre Việt Nam được thành lập vào tháng 04 năm 1971, đến nay đã hơn 30 tuổi. Hơn một phần ba thế kỷ đã qua, cùng với những biến đổi lớn lao của đất nước, Công ty XNK Mây tre tuy trải qua những thăng trầm khác nhau nhưng không ngừng được củng cố và phát triển. Từ bối cảnh ban đầu còn khó khăn và thiếu thốn do mới được thành lập, công ty đã tìm mọi giải pháp để khai thác tiềm năng lao động, nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất và tạo nguồn hàng xuất khẩu, thực hiện nhiệm vụ Bộ và Nhà nước giao cho. Từ khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất hoạt động của công ty được mở rộng, công ty đã lần lượt thành lập các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để khai thác nguồn hàng thủ công các tỉnh miền Trung và phía Nam. Nhiều chủng loại hàng được đưa vào thị trường xuất khẩu như mây, tre, lá, mành tre, mành cọ, bàn ghế song mây… với chục triệu sản phẩm mỗi năm, hàng trăm cơ sở sản xuất, thu hút hàng triệu người lao động ở thành thị cũng như các làng nghề ở nông thôn, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho nhân dân lao động. Giữa lúc tình hình kinh doanh và thị trường của công ty đang có nhiều thuận lợi thì từ năm 1991 trước sự tan rã và sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô ( cũ) đã đưa công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về thị trường tiêu thụ. Là đơn vị có tới 95% hàng xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô, việc mất phần lớn thị trường tiêu thụ đã đặt ra cho công ty nhiều khó khăn nan giải, song với tinh thần vượt khó và phát huy truyền thống trong hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã tập trung định hướng lại thị trường, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, thăm dò….Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm từ khi mất thị trường cũ, công ty đã mở đựoc thị trường sang các nước khác và tự khẳng định được mình trong giai đoạn mới. Cho đến nay, công ty đã quan hệ với gần 300 thương nhân, hãng kinh doanh và tổ chức thương gia quốc tế thuộc trên 56 nước Với kết quả sau nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty XNK Mây tre Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng 7 huân chương lao động cho Doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc Công ty, nhiều năm được Chính phủ và Bộ Thương Mại tặng cờ luân lưu của ngành về công tác XNK khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của công ty thực sự chuyển mình kể từ khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp của Nhà Nước. Ngày 23 tháng 08 năm 2000 công ty XNK Mây tre Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần XNK Mây tre Việt Nam theo quyết định số 1189/QĐ-BTM của Bộ Thương Mại. Hiện nay, công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006399 của Sở Kê hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 05/01/2000. Để phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường và hình thức tổ chức hoạt động, quản lý mới của công ty cổ phần, ban giám đốc công ty đã đa dạng hóa các loại hình hoạt động cũng như sản phẩm sản xuất kinh doanh như kinh doanh hàng nông sản, sản phẩm gỗ, khoáng sản, vật tư, NVL máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; kinh doanh bất động sản, khách sạn nhà hàng, sản xuất các mặt hàng giầy dép, hàng giả da…. Ngoài trụ sở chính tại 100 Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội và 2 chi nhánh XNK mây tre ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, công ty còn thiết lập thêm chi nhánh XNK mây tre ở Hải Phòng, xí nghiệp tre trúc TP Hồ Chí Minh và xí nghiệp giầy xuất khẩu Barotex ( xí nghiệp giầy Barotex).Như vậy, xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex là một đơn vị thành viên trực thuộc công ty cổ phần XNK mây tre Việt Nam. Sau khi được Bộ Thương Mại phê duyệt dự án đầu tư xuất khẩu giầy thể thao số 162/TM-KH-ĐT ngày 12 tháng 3 năm 1999 và quyết định số 122/TM- TCCB ngày 20 tháng 07 năm 1999 của công ty Barotex Việt Nam, xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex được chính thức thành lập với quyết định số 196/TM-TCCB vào ngày 22 tháng 7 năm 2000. Xí nghiệp giầy Barotex hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0113006787 ngày 17/01/2000 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp, có trụ sở giao dịch và sản xuất tại địa bàn xã Barotex, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh hàng mây tre, thủ công mỹ nghệ, giầy dép hàng giả da… Như vậy, xí nghiệp giầy Barotex là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Tuy còn khá non trẻ với thời gian hoạt động chưa đầy 6 năm nhưng xí nghiệp giầy Barotex đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu luôn đạt khá cao với mức lợi nhuận liên tục tăng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào thành tích của toàn công ty. Nhờ đó, quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động nói chung và giúp giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động ở một địa bàn ngoại thành còn nhiều khó khăn của Hà Nội. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp. Mô hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Xí nghiệp giầy Barotex tiến hành sản xuất gia công sản phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu chính mà đối tác cung cấp sau đó xuất khẩu thành phẩm ( tức là một đơn vị sản xuất gia công) nên đặc điểm chính của tổ chức sản xuất là: Theo dõi các đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài, tiến hành sản xuất và giao gọn hàng cho từng đơn đặt hàng. Lập kế hoạch chuẩn bị NVL, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng đi được theo sát. Do đặc điểm của sản xuất là theo đơn đặt hàng nên sự chuẩn bị NVL mang tính đồng bộ cao. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất được nhập từ hai nguồn: NVL chính được nhập từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan, bao gồm: da thật, giả da, vải hóa học, chỉ, keo dán, một số loại tem nhãn, vật liệu đóng gói theo yêu cầu của khách. Toàn bộ NVL chính đều do đối tác TMC ( Tawain Marchandise Coporation) cung cấp và quản lý. Chúng được nhập theo định mức tiêu hao của từng đơn hàng.Loại NVL này không được xem là một khoản mục chi phí đối với xí nghiệp xí nghiệp chỉ có trách nhiệm tiếp nhận nó để đưa vào sản xuất theo định mức. NVL phụ do xí nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng cho sản xuất. Nguồn vật liệu này được mua từ các cơ sở trong nước như:dây giầy, hộp carton, mút xốp, nylon, chun buộc…Những vật liệu này khi sử dụng cho sản xuất được hạch toán vào giá thành. Quá trình luân chuyển nguyên vật liêu & quy trình sản xuất như sau: Trên cơ sở các đơn đặt hàng và định mức đã ký với đối tác, xí nghiệp nhập khẩu các NVL chính của xí nghiệp. Tại đây, quá trình kiểm tra chất lượng và định lượng được tiến hành. Các hướng dẫn sử dụng NVL và định mức tiêu hao cũng được lập và kiểm chứng. Các nhóm vật tư thuộc các loại như xốp, giả da, tri cót, terion… được chuyển qua kho bán thành phẩm, phân xưởng cắt để gia công chi tiết và xử lý giầy. Các nguyên liệu cho may như chỉ, keo may, dầu ngâm chỉ.. được chuyển qua kho nguyên liệu bán thành phẩm, phân xưởng cắt may để may thành phẩm mũ, giầy. Các loại keo gò, đế, dây giầy…được chuyển qua kho nguyên liệu bán thành phẩm,phân xưởng gò để hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm sản xuất của xí nghiệp là các loại giầy da thật, giả da, giầy nam, nữ, trẻ em… tuỳ theo từng đơn đặt hàng. Chúng được sản xuất trên 3 dây chuyền , trong đó 1 dây chuyền sản xuất giầy thể thao & 2 dây chuyền sản xuất giầy vải. Giầy chủ yếu được sản xuất trên máy, chỉ có một số khâu bằng thủ công như quét keo, đóng hộp, dán nhãn hiệu…. Đối tác chủ yếu của xí nghiệp là Tawain Marchandise Coporation. Đây là một công ty Đài Loan đã có nhiều năm hoạt động và kinh doanh giầy, có uy tín trên thị trường giầy quốc tế. Nó vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp NVL chính cho xí nghiệp. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng với kế hoạch hàng tháng, quý, năm đã đựơc ký kết giữa xí nghiệp với đối tác. Hiện trên thị trường có rất nhiều các cơ sở, công ty sản xuất giầy da xuất khẩu đang là đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp cả về chất lượng và giá cả. Do đó, nếu xí nghiệp không chủ động tìm kiếm thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm thì có thể sẽ bị mất đi bạn hàng truyền thống và thị phần vốn có của mình. Đây vừa là khó khăn, thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để xí nghiệp tự khẳng định sự tồn tại của mình trên thương trường. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình lao động, mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp giầy Barotex như sau: Trong doanh nghiệp, giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc phụ trách vấn đề tài chính và kinh doanh, một trợ lý giám sát kiêm phụ trách sản xuất. Cấp dưới là các bộ phận chức năng bao gồm 5 phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán- tài vụ, Phòng Kỹ thuật KCS, Phòng Kế hoạch vật tư, Phòng xuất nhập và 5 phân xưởng: P/x Cắt, P/x May, P/x Gò ráp, P/x Đế, P/x Cơ điện.  Ban giám đốc: gồm 4 người ( 1Giám đốc+ 3 Phó giám đốc) Giám đốc: Là đại diện tư cách pháp nhân của xí nghiệp, là người phụ trách chung về tình hình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành công việc theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước xí nghiệp và pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện. +Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Kiểm tra, giám sát về tình hình hoạt động cụ thể từng phân xưởng, bộ phận. +Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách công việc mua bán, thực hiện công tác Marketing, chào hàng, giao dịch với đối tác. +Phó giám đốc phụ trách vật tư: Chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị sản xuất, NVL…để đảm bảo cho quá trình sản xuất được đầy đủ. Các bộ phận chức năng: Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận bao gồm ban tổ chức lao động tiền lương, hành chính quản trị. Phòng kế toán tài vụ: là công cụ xí nghiệp giúp giám đốc thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế, thống kê tài chính, thông tin kinh tế cho xí nghiệp. Ngoài ra, phòng kế toán tài vụ còn có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính theo quy định. Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quan trọng là kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn trong sản xuất trên từng công đoạn. Phòng kế hoạch vật tư: Dựa trên các đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh chuyển sang, các định mức vật tư phòng kỹ thuật chuyển tới để lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng, kế hoạch mua sắm, dự trữ, cấp phát vật tư sau khi đã kiểm tra lại các định mức. Phòng xuất nhập: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tìm nguồn cung cấp NVL, tìm đối tác kinh doanh, ký kết hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm, làm thủ tục xuất thành phẩm, nhập NVL 1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp giầy Barotex Xí nghiệp giầy Barotex là một đơn vị kinh doanh còn non trẻ, lại chủ yếu sản xuất gia công cho khách hàng nên mức lợi nhuận đạt được hàng năm chưa cao, đặc biệt trong những năm đầu thành lập còn thua lỗ. Hoạt động sản xuất của xí nghiệp còn phụ thuộc vào các đơn hàng của đối tác do đó, kết quả hoạt động kinh doanh cũng thường xuyên biến động theo. Có những quý đạt mức lợi nhuận khá cao do sử dụng được tối đa công suất của máy móc, công nhân, tiết kiệm được chi phí nhưng cũng có những kỳ, xí nghiệp bị thua lỗ do đơn hàng ít, các mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận thấp trong khi đó các chi phí bất biến như chi phí khấu hao, bảo dưỡng, bảo trì máy móc…vẫn phát sinh.Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, do đổi mới công nghệ sản xuất và hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên mức lợi nhuận hàng năm đã tăng dần. a)Về tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu Tính đến 31/12/2006: Nguồn vốn kinh doanh của công ty bao gồm: vốn góp, thặng dư vốn và vốn khác. Các nguồn này đều tăng với mức tổng cộng là 1,437,291,304 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 5.54%. Các quỹ Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng: 582,763,000 đồng, tương ứng với 53.14% Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh và Quỹ dự phòng tài chính giảm 741,454,215 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 23.54% Lợi nhuận chưa phân phối tăng 5%. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được tăng lên qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. b)Về tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tại xí nghiệp. Theo kết quả của các biên bản kiểm kê tài sản cố định và công cụ dụng cụ được tiến hành vào cuối năm 2006 thì: Tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình :16,154,385,374 VNĐ Trong đó: Nhà cửa, vật kiến trúc :8,444,791,564 VNĐ Máy móc, thiết bị : 6,155,078,544 VNĐ -Phương tiện vận tải : 1,578,529,125 VNĐ Thiết bị, dụng cụ quản lý : 145, 339,370 VNĐ Tài sản cố định vô hình : 12,000,000 VNĐ Xây dựng cơ bản dở dang : 21,813,341 VNĐ Công cụ, dụng cụ đang dùng :14,331,398 VNĐ c) Về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp Trong 2 năm 2005 và 2006, xí nghiệp giầy Barotex đã đạt được các kết quả sau: Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp năm 2005, 2006 Chỉ tiêu  Đơn vị tính  Năm 2005  Năm 2006   Tài sản ngắn hạn  VNĐ  4,203,181,965  6,383,784,845   Tài sản dài hạn  VNĐ  13,413,863,449  16,037,796,815   -Trong đó:Tài sản cố định  VNĐ  12,163,919,503  15,160,836,991   Nợ phải trả  VNĐ  14,142,014,507  18,985,892,885   Nguồn vốn chủ sở hữu  VNĐ  3,475,030,907  3,435,688,775   Doanh thu từ hoạt động kinh doanh  VNĐ  12,369,458,360  18,704,673,083   Lợi nhuận sau thuế  VNĐ  245,638,723  210,465,791   1.Số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng  Ngày  47  59   2.Số vòng quay hàng tồn kho  Ngày  30.2  24.67   3.Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn      3.1 Bố trí cơ cấu tài sản 
Luận văn liên quan