Đề tài Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh trường THCS Thạnh Đức

Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Từ thời cổ xa xưa con người đã biết sử dụng chạy để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn khi bị chúng tấn công. Qua nhiều năm tháng, chạy trở thành môn thể thao hấp dẫn chinh phục thời gian trên những đoạn đường quy định, thể hiện khả năng sức nhanh và sức bền của con người. Ngày nay, môn chạy được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, chạy bền có nhiều cự ly như: 800 m, 1500 m, 2000 m, 3000 m. Nhưng ở trường trung học cơ sở chương trình lớp 8 chỉ học chạy cự ly 800 m. Chạy bền có tác dụng giúp cho học sinh nâng cao năng lực hoạt động của nội tạng, đồng thời phát triển các tố chất cần thiết như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và linh hoạt. Bên cạnh đó tạo cho các em ý chí cao thắng được cảm giác mệt mỏi, chủ quan. Nó cũng góp phần phát triển cơ thể toàn diện, làm cơ sở để học tập các môn: Nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ, bóng đá và các môn thể thao khác, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, cũng như trực tiếp phục vụ cho yêu cầu sống hằng ngày hay trong tập luyện và thi đấu thể thao.

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10059 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh trường THCS Thạnh Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh trường THCS Thạnh Đức” Họ và tên tác giả: Nguyễn Quốc Quy. Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Đức. Lý do chọn đề tài: Để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy môn chạy bền THCS theo quy định đào tạo mới và trang bị học sinh một số kiến thức kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp tập luyện, giúp học sinh tự rèn, tự tập luyện. Từ đó, có đủ sức khoẻ, trí thông minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc. Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng mà có sự hứng thú học tập và có biện pháp tập luyện tốt, để có thành tích cao trong thi đấu. đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức năm học 2006 – 2007. Đề tài đưa ra giải pháp mới: Áp dụng các bài tập vận động để nâng cao thể lực. Nâng cao thành tích chạy bền học sinh khối 8. Biện pháp hiệu quả áp dụng: Nâng cao thành tích môn chạy bền học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức. Phạm vi áp dụng: Khối 8 trường THCS Thạnh Đức. Áp dụng các khối còn lại của trường. Áp dụng các trường trong toàn huyện. Thạnh Đức, ngày tháng năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Quốc Quy SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh trường THCS Thạnh Đức” MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Từ thời cổ xa xưa con người đã biết sử dụng chạy để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn khi bị chúng tấn công. Qua nhiều năm tháng, chạy trở thành môn thể thao hấp dẫn chinh phục thời gian trên những đoạn đường quy định, thể hiện khả năng sức nhanh và sức bền của con người. Ngày nay, môn chạy được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, chạy bền có nhiều cự ly như: 800 m, 1500 m, 2000 m, 3000 m. Nhưng ở trường trung học cơ sở chương trình lớp 8 chỉ học chạy cự ly 800 m. Chạy bền có tác dụng giúp cho học sinh nâng cao năng lực hoạt động của nội tạng, đồng thời phát triển các tố chất cần thiết như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và linh hoạt. Bên cạnh đó tạo cho các em ý chí cao thắng được cảm giác mệt mỏi, chủ quan. Nó cũng góp phần phát triển cơ thể toàn diện, làm cơ sở để học tập các môn: Nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ, bóng đá và các môn thể thao khác, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, cũng như trực tiếp phục vụ cho yêu cầu sống hằng ngày hay trong tập luyện và thi đấu thể thao. Chạy bền là môn thể thao vận động góp phần giáo dục học sinh trở thành con người có đủ đức – trí – thể – mỹ phục vụ tốt cho việc học tập. Học sinh cũng thấy được mình có thu được kết quả và đang tiến bộ. Do môn chạy bền có những tác dụng như thế nên trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đến những yêu cầu sau: Phải coi trong về tố chất bền của học sinh và kỹ năng. Giảng dạy trên lớp kết hợp với việc tập luyện ngoài trời; đưa ra những kiến thức cơ bản, những bài tập cần thiết để học sinh tự rèn luyện thêm ngoài giờ học. Giáo viên không nên phân tích kỹ thuật động tác quá nhiều mà nên để dành thời gian cho học sinh tập luyện. Phải chú ý đề phòng chấn thương, đảm bảo an toàn trong tập luyện. Do yêu cầu và tác dụng của bộ môn chạy bền rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Xuất phát từ những nhận thức trên để đạt được mục tiêu cần đạt trong môn chạy bền, về vấn đề bảo vệ thành tích đạt được, hàng năm tham gia hội thao, hội khoẻ phù đổng các cấp. Bản thân tôi luôn tìm tòi và có những giải pháp để nâng cao hiệu quả nên tôi chọn đề tài này. II. Đối tượng nghiên cứu: Đối với học sinh: Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức. Đối với giáo viên: Dựa trên phân phối chương trình, nội dung bài học mà giao bài tập cụ thể cho học sinh thực hiện tập luyện. Hướng dẫn cho học sinh về tự tập. Nhắc nhở học sinh loại bỏ những động tác không cần thiết đến nội dung học. III. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức năm học 2006 – 2007. Có thể áp dụng giải pháp này cho các khối còn lại trong trường THCS Thạnh Đức và các trường khác trong toàn huyện Gò Dầu. IV. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành làm đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm hổ trợ và đề ra những giải pháp hoặc những kinh nghiệm lựa chọn áp dụng. + Phương pháp so sánh đối chiếu: Có số liệu so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện. + Áp dụng kinh nghiệm giải pháp mới trên lớp học. + Đánh giá kết quả bước 1 và điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc. Giả thiết khoa học: Có người cho rằng ở trường học, học sinh chỉ chạy bền trên hình thức bắt buộc cho có chứ không thấy có tác dụng gì, thì thành tích làm sao có. Giáo viên thường giao khoán cho học sinh tập và hướng dẫn sơ sài các bài tập. Có người lại cho rằng: Rèn luyện thể thao là việc không thể thiếu để giữ cho cơ thể trẻ trung. Luyện tập 30 phút mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương và một vài chứng ung thư. Rèn luyện thể dục và rèn luyện thân thể làm rắn chắc cơ bắp, tăng sự linh hoạt và nâng cao sức bền tế bào trong cơ thể sẽ tiếp nhân thêm nhiều ô xy, lượng nhiên liệu thừa trong cơ thể sẽ bị đốt góp phần cải thiện dáng vóc, rèn luyện thân thể bù đắp thêm năng lượng giúp vận động viên tránh rơi vào tình trạng thái quá sức mà điều này đồng nghĩa với sự lão hoá từ đó có những bài tập nâng cao cho thành tích như: Chạy đạp sau, nhảy bật ba bước, 5 bước,…. Từ những giả thiết trên, để chứng minh cho việc tập luyện của học sinh như thế nào sẽ rõ ở phần nội dung và giải pháp. ² ² ² ² ² ² NỘI DUNG: Cơ sở lý luận: Phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích ảo trong giáo dục” ngay ngày khai giảng năm học 2006 – 2007. Tại lễ khai giảng thủ trưởng đơn vị tổ chức cho cán bộ giáo viên cam kết, bản thân tôi không có hành động tiêu cực, toàn đơn vị phòng giáo dục Gò Dầu không để xảy ra bệnh thành tích ảo… Phương pháp giảng dạy là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục. Đối với giáo viên việc áp dụng phương pháp cải tiến giảng dạy là phải thường xuyên được vận dụng với môn học giáo dục thể chất với môn học giáo dục thể chất cần phải sử dụng nhiều phương pháp để giảng dạy trong học tập và huấn luyện đội tuyển nhằm nâng cao thành tích cho thi đấu với chất lượng học tập của học sinh. Môn thể dục là môn học chính khoá (nhưng trái buổi) trong nhà trường việc cải tiến phương pháp giảng dạy đối với chương trình và việc học tập để nâng cao chất lương học tập và thành tích trong thi đấu thể thao với môn chạy bền cần có giải pháp tập luyện phù hợp, hợp lý theo từng học sinh nhằm giúp các em có hứng thú trong tập luyện và thi đấu. Mục tiêu giáo dục THCS như đã được xác định trong luật giáo dục là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn mực học sinh tiếp tục học tập lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc…” Tiếp tục rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên giữ gìn vệ sinh, tác phong nhanh nhẹn, lành mạnh, kỷ luật, tinh thần tập thể và cùng nhau phòng tránh các chất gây hại như: Rượu, thuốc lá, ma tuý, HIV,… Khoa học đã chứng minh lứa tuổi học sinh có thể bắt đầu tập chạy bền từ 10 – 13 tuổi là thời kỳ thuận lợi cho con người phát triển toàn diện về thể chất và hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống. Chính vì vậy tập luyện thể dục có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở nhằm rèn luyện hình thành nhân cách học sinh có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở trường. Cơ sở thực tiển: Phương pháp là hoạt động của người hướng dẫn người tập được hoạch định tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết, sự định mức một cách hợp lý, việc cải tiến phương pháp dạy học, huấn luyện thể dục được quan tâm và thường xuyên áp dụng đối với giáo viên hướng dẫn tập luyện cho học sinh là vấn đề thực tiển cần được áp dụng trong dạy học. Đặc thù môn học chạy bền là đưa trọng tâm cơ thể nhanh hơn, nhịp điệu mới cuộc sống mới đang dâng tràn thì thành tích càng nhanh hơn. Theo đặc điểm tâm sinh lý thể thao đối với môn chạy bền trong một hoạt động chu kỳ có cường độ lớn thực hiện trong điều kiện thiếu ô xy với cường độ gần tới giới hạn (95 %). Trong khi đó, quá trình giảng dạy chạy bền chưa cao, đồng thới cũng góp phần ảnh hưởng đến các em còn yếu. Bên cạnh đó chưa đáp ứng được sức bền khi xuất hiện “trạng thái mệt mỏi” trong trạng thái mệt mỏi học sinh thấy chân nặng, tức ngực, khó thở, đau cơ, có ý muốn bỏ cuộc,...... Xuất phá từ những vấn đề trên, để nâng cao thành tích môn học chạy bền học sinh khối 8 trường THCS mà bản thân tôi đang tiến hành nghiên cứu nhằm đề ra giải pháp hợp lý giúp các em học tập tốt bộ môn thể dục trong trường THCS. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào các phương pháp và bài tập sẽ tạo cho các em phát triển tốt sức bền ý chí, các tố chất thể dục nhằm đạt được thành tích cao trong học tập và thi đấu TDTT (Đặc biệt là hội khoẻ phù đổng các cấp). Nội dung vấn đề: Dạy kỹ thuật chạy bền để nâng cao thành tích thì môn học phải dựa trên cơ sở người học đã được trang bị kỹ thuật xuất phát – kỹ thuật chạy giữa quãng – kỹ thuật chạy trên đường vòng – chạy về đích. Để tiến hành thực hiện đề tài này, trước khi áp dụng tôi đã tiến hành thu thập số liệu qua kết quả kiểm tra sơ bộ môn chạy bền của học sinh khối 8 đầu năm học 2006 – 2007. + Học sinh khối 8 năm học 2005 – 2006: Tổng số học sinh: 237. Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Giỏi 3’20”02 đến 2’50”08 50 21,1% Khá 3’50”12 đến 3’20”02 140 59,1% Trung bình 4’20”06 đến 3’50”12 47 19,8% Yếu 4’50”04 đến 4’20”06 0 0 Ngay từ đầu năm, tôi đã đưa bài tập vận động vào cho học sinh khối 8 trường luyện tập, thông qua các tiết học nội khoá môn chạy bền, các bài tập phát triển thể lực từ tiết chương trình 3 đến tiết chương trình 70 của môn thể dục lớp 8 trường trung học cơ sở tập luyện, thông qua các lớp học nội khoá môn chạy bền, các bài tập phát triển thể lực từ tiết 3 đến tiết 70 của môn thể dục lớp 8. Tiếp đó, trong giờ học thể dục nội khoá những bài học hổ trợ, phát triển thể lực chung và chuyên môn, được thường xuyên tập luyện, mỗi tuần tổ chức ngoại khoá hai lần. Riêng bản thân đã tự khảo sát riêng và lập đội tuyển môn chạy bền, có kế hoạch tập luyện 2 buổi trong tuần gồm: STT Họ và tên học sinh Lớp Ghi chú 1 Nguyễn Thị Phương Thảo 8a1 2 Trương Anh Hào 8a1 3 Trương Việt Bình 8a2 4 Nguyễn Thị Thuý Ngoan 8a3 5 Võ Thị Phường 8a3 6 Bùi Quốc Chương 8a4 7 Lê Tấn Đạt 8a4 8 Nguyễn Hoàng Bảo Trung 8a5 9 Lại Ngọc My 8a6 10 Võ Thành Tâm 8a6 Những em trong đội tuyển đã duy trì tập luyện ngay từ đầu, đã có thành tích chạy bền từ 3’20”02 đến 2’50”08 trở lên. Tôi đã có áp dụng các bài tập vận động phù hợp với năng lực của học sinh trong trường học – bài tập được áp dụng như sau: TT Nội dung bài tập Lượng vận động Tỷ lệ % 1 Chạy bước nhỏ 12 – 15 m 2 – 3 lần 70% 2 Chạy nâng cao đùi di chuyển về trước tăng dần tầng số bước. 10 – 15 m 3 – 4 lần 40% 3 Chạy đạp sau 15 – 21 m 3 lần 55% 4 Chạy nhanh 50 – 100 m 3 lần nghỉ giữa 3 phút. 65% 5 Chạy biến tốc 300 – 400 m 3 lần nghỉ giữa 3 phút 60% 6 Chạy lên dốc 100 – 200 bậc 3 lần nghỉ giữa 3 phút 75% 7 Chạy xuống dốc 200 – 300 bậc 3 lần nghỉ giữa 3 phút 80% 8 Nhảy dây tăng dần 1’10” – 1’20” 3 lần nghỉ giữa 3 phút 70% 9 Chạy bền có tăng tốc độ ở cuối cự ly 400 – 800 m Từ 3’50”12– 2’50”08 85% 10 Trò chơi vận động các hình thức thi đấu. 90% Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy bền như sau: + Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: Giới thiệu, phân tích và làm mẫu kỹ thuật. Xem tranh ảnh, mô phỏng kỹ thuật. Cho tập chạy bền để xác định kỹ thuật chạy. + Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy giữa quãng thông qua các biện pháp sau: Phân tích, làm mẫu kỹ thuật. Kỹ thuật chạy giữa quãng, thân người hơi ngã về trước (40 60). Lúc này hông của người chạy cần chuyển nhiều về trước, chân tiếp xúc với đầt bằng nửa trước bàn chân, sau đó chuyển cả bàn, khi chạy bàn chân đặt thẳng theo hướng chạy. Giai đoạn đạp sau là giai đoạn quan trọng nhất, đạp sau cần tích cực và duỗi được hoàn toàn các khớp hông, gối, bàn chân. Góc độ đạp sau tương đương 50 – 550. Trong lúc đưa chân lăng về trước cần chú ý hết sức thả lỏng cẳng chân. Khi ở trên không, cần giữ thân thể thăng bằng và thả lỏng các cơ thân mình. Hình minh hoạ Độ dài bước chạy cự ly trung bình khoảng 160 210 cm, tần số bước chạy khoảng 160210 bước/phút. Kỹ thuật đánh tay phải nhịp nhàng, thoải mái theo nhịp bước chân, phải thả lỏng các cơ ở vai. Kỹ thuật đánh tay rất quan trọng cho việc giữ thăng bằng thân thể trong khi chạy. Chú ý: Học sinh cần thực hiện đúng cách đặt chân, động tác đạp sau, nâng đùi, đánh tay trong khi chạy. + Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật đường vòng thông qua các biện pháp sau: Kỹ thuật chạy trên đường vòng, thân trên hơi đổ về bên trái để chống lại lực ly tâm, tay phải khi ra trước đánh vào trong, tay trái ra sau đánh hơi ra ngoài, bàn chân hơi đặt chếch vào trong đường chạy. Chạy bền trên đường vòng có bán kính lớn và nhỏ. Chạy từ đường thẳng vào đường vòng rồi từ đường vòng ra đường thẳng. Chú ý: Cần thực hiện hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng rồi tập kỹ thuật chạy trên đường vòng. Điểm đặt chân, tư thế của thân trên. + Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát thông qua các biện pháp sau: Tập tư thế chuẩn bị xuất phát học sinh đặt chân khoẻ ở trước, ngay sau vạch xuất phát, chân kia đặt sau cách chân trước 3050cm và tiếp xúc với đất bằng nửa bàn chân trước. Chạy bền cự ly 800 m khi nghe lệnh “sẳn sàng” người chạy hơi khuỵ chân xuống, thân trên đổ về trước, trọng tâm thân thể dồn vào chân trước, tay ngược bên với chân đặt trước hơi gập để tự nhiên ở phía trước, tay kia cơ tự nhiên đặt phía sau. Khi có lệnh người chạy đạp mạnh chân lao ra với những bước chạy dài dần, tốc độ tăng dần từ 2030 m chuyển vào bước chạy bình thường. Tập xuất phát cao, chạy lao kết hợp với chạy thả lỏng 6070m. Xuất phát cao ở đầu đường vòng 50 100 m. Chú ý: Tư thế đầu, tầm nhìn của mắt, độ ngả của chân. + Nhiệm vụ 5:Dạy kỹ thuật chạy về đích thông qua các biện pháp sau: Tập khoảng cách rút về đích và sức lực còn lại của học sinh. Khi chạy về đích, tay đánh nhanh hơn, độ ngả chân tăng lên, gốc độ đạp sau giảm, tốc độ chạy tăng chủ yếu nhờ tăng tần số bước. Chú ý: Học sinh cần phải giữ tốc độ tối đa không được giảm tốc độ khi chạy về đích. + Nhiệm vụ 6: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly trung bình thông qua các biện pháp sau: Chạy bền trên đường thẳng với cự ly 100 200 m. Chạy biến tốc cự ly 400 m. Chạy tăng tốc độ 40 60 m theo chu kỳ. Chạy bền xuất phát cao cự ly 400800 m cần tăng tốc độ ở cuối cự ly. Thi đấu kiểm tra đánh giá kết quả. Chú ý: Học sinh có thể chạy bền cự ly 800 m với tốc độ trung bình. Qua áp dụng bài tập vận động (sáng kiến kinh nghiệm) và phương pháp giảng dạy hợp lý đã nêu trên phân phối chương trình môn thể dục phần chạy bền từ tiết chương trình thứ 3 đến tiết chương trình 70, tôi đã tiến hành kiểm tra so sánh với kết quả đầu năm mà tôi khảo sát với học sinh khối 8 trường THCS chưa áp dụng bài tập và sau khi cho áp dụng năm học 2006 – 2007 kết quả cho thấy: Tổng số học sinh khối 8_ năm học: 2006 – 2007 là 245 học sinh. Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Giỏi 3’20”02 đến 2’50”08 79 32,3% Khá 3’50”12 đến 3’20”02 151 61,6% Trung bình 4’20”06 đến 3’50”12 15 6,1% Yếu 4’50”04 đến 4’20”06 0 0 Vậy kết quả so sánh: Năm học TSHS Giỏi % Khá % T.bình % Yếu % 2005 -2006 237 50 21,1 140 59,1 47 19,8 0 0 2006 -2007 245 79 32,3 151 61,6 15 6,1 0 0 Qua kết quả thực hiện đề tài đã đối chiếu so sánh cho thấy học sinh khối 8 qua tập luyện bài tập vận động hợp lý đã nâng cao rõ thành tích hơn học sinh bình thường không có bài tập hỗ trợ. Em Võ Thị Phường và Nguyễn Thị Thuý Ngoan trong đội tuyển của trường đã đạt huy chương vàng cự ly 800 m và 1500 m trong kỳ hội khoẻ phù đổng vòng huyện năm học 2006 – 2007. Vậy bài tập vận động tôi áp dụng đã có tác dụng nâng cao thành tích học tập đối với môn chạy bền của học sinh khối 8 trong thời điểm kiểm tra đánh giá sơ bộ môn chạy bền. Do đó áp dụng bài tập, phương pháp hợp lý sẽ giúp cho các em có hứng thú học tập, có sức khoẻ tốt, nâng cao thành tích học tập bộ môn và nâng cao chất lượng giáo dục. * Những mặt làm được: - Thời gian học tập hợp lý không gây ức chế việc tập luyện của học sinh. - Nâng cao sức khoẻ cho học sinh trong học tập. - Giúp học sinh phát triển các tố chất, thể lực tốt, học tập có thành tích cao trong thi đầu. - Luôn luôn tạo tiết học sinh động, vui vẻ để học sinh gắn bó đoàn kết, có ý thức kỷ luật cao. * Những mặt cần tránh: - Những vấn đề không liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. - Không đưa những động tác quá kỹ thuật, quá cầu kỳ làm học sinh khó tiếp thu bài. — & – KẾT LUẬN: Bài học kinh nghiệm: Muốn có thành tích cao trong học tập giảng dạy thì phải luôn vận dụng tốt các phương pháp và cách thức đưa bài tập vận động phù hợp cho từng nội dung, cho từng tiết học. Bài tập cần phải vừa sức phù hợp lứa tuổi, giới tính, học sinh khối 8 có được một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ nâng cao thể lực. Thông qua bài học cần tổ chức nhiều trò chơi v
Luận văn liên quan