Đề tài Giải pháp nguồn vốn nhỏ cho người nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh
1/ Ðặt vấn đề Xây dựng một xã hộikhông có người nghèolà điều mà các tổ chức, các nhà làm chính sách luôn luôn quan tâm. Trong tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, kêu gọi xây dựng một xã hội hoà đồng và thịnh vượng dựa trên các giá trị: tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn trọng thiên nhiên. Quan niệm tự do ở đây không bó hẹp trong phạm vi thoát khỏi tình trạng nghèo đói mà trên cơ sở ghi nhận rằng, con người một khi còn phải đấu tranh cho sự sinh tồn thì không bao giờ có bình đẳng và tự do. Chủ Tịch Hồ Chí Minh khi sinhthời đã từng mơ ước về một nước Việt Nam không còn bị nghèo đói.Thế hệ của chúng ta có thể thực hiện được ước mơ đó của người, đồng thời đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.Chúng ta có công nghệ, tri thức và nguồn lực để đạt được các mục tiêu to lớn đó.Tất cả những gì chúng ta cần, là ý chí và lòng quyết tâm phấn đấucho một xã hội không có người nghèo. Thành công của Việt Nam trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo thường được coi như là, một ví dụ điển hình cho thấy, những gì chúng ta có thể đạt được tuy chỉ trong một thời gian ngắn.Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam với con số ước tính là 58% năm 1993 đã giảm xuống còn 24% năm 2004. Như vậy xét về trung bình quốc gia thì Việt Nam đã đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) là giảm một nữa tỷ lệ người dân sống trong cảnh nghèo cùng cực. Song việc đạt được mục tiêu không có nghĩa Việt Nam đã hoàn thành công việc của mình. Hiện nay còn gần 33 triệu ngươì dân Việt Nam vẫn sống với mức thu nhập vừa trên chuẩn nghèo. Như vậy cứ 10 người dân Việt nam thì 4 người có nguy cơ bị tái nghèo sau một cú sốc về kinh tế hay một trận thiên tai. Những cơn bảo liên tiếp (chanchu, Durian, Utor, ) trong năm 2006 vừa qua nhắc nhở chúng ta rằng, những biến cố bất ngờ có thể nhanh chóng đảo ngược những kết quả mà chúngta thu được sau bao nhiêu năm lao động vất vả của những người nghèo,cận nghèo và của tất cả nguồn lực xã hội, trong việc giúp đỡ để vượt qua những khó khăn do các biến cố bất ngờ gây ra. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố năng động phát triển, tuy nhiên một bộ phận người nghèo, cả những người địa phương hay do nhập cư cũng là mối quan tâm của những nhà làm chính sách. Theotiêu chí mới (2004-2010) thì có 7,99% hộ nghèo, có 92.193 hộ có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm. Chúng ta cần làm gì để thành phố chúng ta không cònhộ nghèo đến năm 2010 là một câu hỏi cần có rất nhiều giải pháp tổng hợp mới có thể giải quyết được. 2/ Mục tiêu của đề tài -Đánh giá tình hình xoá đói giảm nghèo hiện nay -Giải pháp hiệu quả của tín dụng nhỏ cho người nghèo, hộ nghèo -Gợi ý các chính sách nhằm tạo điều kiện cho tài chính vi mô hoạt động tốt hơn, tác động giảm nghèo nhanh hơn 3/ Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi có nguồn vốn đầu tư lớn, phát triển mạnh trong cả nước, cũng là vùng chịu áp lực lớn của quá trình đô thị, didân lớn nhất trong nước. Đối tượng là người nghèo, các tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh 4/ Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu các quan điểm chính sách các mô hình xoá đói giảm nghèo. -Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh phân tích tìm ra những mấu chốt chính của người nghèo, tìm ra giải pháp tốt hơn trong chính sách giảm nghèo. 5/ Ý nghĩa của đề tài Giúp các nhà làm chính sách quan tâm hơn trong lĩnh vực cung cấp nguồn vốn nhỏ cho người nghèo, một công cụ hiệu quả giúp người nghèo vượt nghèo. Giúp những người làm công tác giảm nghèo có cái nhìn bao quát hơn, có chiều sâu hơn trong công táctiếp cận với người nghèo. Mở ra một hướng nghiên cứu mới về mô hình lượng hoá tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo, thoát nghèo bền vững thông qua đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.