Là một doanh nghiệp tự chủ là chính, Công ty CP thép Việt Thành Long An đã vượt qua bao khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, Công ty cũng còn có những khó khăn từ chính bản thân công ty cũng như từ phía khách quan đem lại. Công ty CP thép Việt Thành Long An chấp nhận cạnh tranh và thu được lợi nhuận không nhỏ, đứng vững trong cơ chế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp – hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.
Với đề tài: " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CP thép Việt Thành Long An " nhằm mục đích trình bày vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời phân tích những thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Những tồn tại, thành tích đạt được trên cơ sở phân tích các vấn đề thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
53 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt Thành - Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
Khái niêm về hiệu quả 1
Khái niệm 1
Bản chất 2
Phân loại …4
Hiệu quả kinh doanh 4
Hiệu quả kinh tế xã hội 5
Hiệu quả tổng hợp 5
Hiệu quả của từng yếu tố 6
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 7
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 7
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực 7
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 7
Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí 7
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của doanh nghiệp 8
Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh 8
Các nhân tố chủ quan 8
Nhân tố chủ quan 8
Nhân tố vốn 9
Nhân tố về kỹ thuật 9
Các nhân tố khách quan 10
B.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN. 10
Lịch sử hình thành và phát triển 10
Sản phẩm cung cấp 11
Thị trường tiêu thụ 11
Các vị trí chủ chốt trong công ty 11
Nhân lực công ty 11
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 12
Hội đồng cổ đông 12
Hội đồng quản trị 13
Ban kiểm soát. 13
Giám đốc. 13
Phòng kế toán. 14
Phòng kinh doanh 14
Phòng kế hoạch 14
Phòng tài chính kế toán 15
Phòng marketing 15
Phòng hành chính 16
Phòng nhân sự 16
Phòng kỹ thuật 16
Chức năng, nhiệm vụ của công ty 17
Chức năng 17
Nhiệm vụ 17
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN 17
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây
Những thành tựu đạt được. 17
Tình hình sản xuất 18
Tình hình tiêu thụ 20
Kim ngạch xuất khẩu 20
Tiêu thụ trong nước 22
Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty 23
Hiệu quả về sử dụng lao động 23
Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp 24
Ưu, nhược và những nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 25
Ưu điểm 25
Kế hoạch sản xuất 25
Sự đa dạng của các chủng loại hàng 25
Liên kết chặt sẽ với các đơn vị khác 25
Giá cả phù hợp 26
Đảm bảo chất lượng 26
Nhược điểm 26
Thị trường mở rộng. 26
Những nguyên nhân tồn tại 26
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN 27
Định hướng phát triển của công ty 27
Quan điểm về định hướng phát triển công ty 27
Định hướng phát triển trong giai đoạn 2010 – 2013 28
Định hướng chung 28
Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty đến năm 2013
29
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 33
Nâng cao chất lượng sản phẩm 33
Chất lượng sản phẩm 33
Nâng cao tay nghề của công nhân 34
Đa dạng về mẫu mã 35
Hoàn thiện kênh phân phối 35
Phát triển mạng lưới tiêu thụ 35
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 36
Tăng cường liên kết với các đối tác khác 39
Tăng cường nghiên cứu thị trường 39
Điều tra nghiên cứu thị trường 39
Chiến lược thị trường 40
Mở rộng thị trường .42
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 42
Khắc phục việc lãi suất cao 43
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 44
Kiến nghị với nhà nước và các cấp lãnh đạo 44
Kết luận 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niêm về hiệu quả
Khái niệm
Đối với tất cả các doanh nghiệp, việc tối đa hóa lợi nhuận là vô cùng quan trọng, vậy hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó".
Thực chất của quan niệm này là đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa. Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…). Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí…
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ta có thể đưa ra khái niệm chung như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Bản chất
Phản ảnh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tới hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta cần làm những vấn đề sau:
Thứ nhất: hiệu quả kinh doanh so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối:
H = K - C trong đó:
H: hiệu quả kinh doanh
K: kết quả đạt được
C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Về so sánh tương đối:
H = K/C
Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong, cân, đo, đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…. Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
Thứ hai: phân biệt hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường … Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
Thứ ba: hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài:
Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả của doanh nghiệp là lợi nhuận.
Xét về tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Trong thực tế để thực hiện mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp không đạt được mục tiêu về lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng chỉ tiêu liên quan đến các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp là cao. Vì vậy, chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả.
Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
Phân loại
Hiệu quả kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu nhập mang lại.
Theo cách hiểu suy luận: Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của tổ chức đó nhằm đảm bảo thu được kết quả cao nhất theo những mục tiêu đã đặt ra với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét 1 cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng:
Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Thông qua việc tính toán hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được ở mức độ nào), mà cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có thể định tính: "hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển".
Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi ích chung để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích.
Hiệu quả tổng hợp
Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những chi phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó). Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần. Nhưng trong thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác. Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra.
Hiệu quả của từng yếu tố
Hiệu quả sử dụng vốn:
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.
Vốn lưu động:
Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua mức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng dẫn đến chi phí thấp về tiền lương.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp:
Kết quả đầu ra ( Tổng doanh thu)
Hiệu quả SXKD tổng hợp =
Chi phí đầu vào (Tổng chi phí)
Ý nghĩa: cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
Doanh thu thuần
NSLĐ bình quân =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh
Doanh thu thuần
Tỷ suất DT/ vốn KD =
Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí:
Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí
Doanh thu thuần
Tỷ suất DT/CP =
Tổng chi phí trong kỳ
Ý nghĩa: cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của doanh nghiệp:
Những chỉ tiêu này là:
Mức đóng góp cho ngân sách,
Số lao động được giải quyết việc làm,
Đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dung,
Cải thiện môi trường.
Ýnghĩa: Nếu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là cao, điều đó sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, tạo uy tín cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
Còn rất nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên do điều kiện có hạn, luận văn này chỉ giới hạn trong việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Thép Việt Thành Long An.
Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
Các nhân tố chủ quan.
Nhân tố chủ quan:
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.
Nhân tố vốn:
Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.
Nhân tố về kỹ thuật:
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay, vai trò của kỹ thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Các nhân tố khách quan.
Đó là những nhân tố tác động từ bên ngoài, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và lao động, xu hướng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của nhà nước và các yếu tố khác có liên quan.
Môi trường vi mô: bao gồm các yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Đối với nhân tố khách quan, không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏ hay thay đổỉ được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tích cực hoặc không hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo của các nhà quản lý ở từng doanh nghiệp.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Được thành lập vào tháng 07 năm 2004 với tên: CÔNG TY TNHH SX TM THÉP VIỆT THÀNH LONG AN, vốn điều lệ ban đầu là: 45.000.000.000Đ diện tích hơn 50.000 m2, với công suất thiết kế ban đầu là 5.000 tấn/tháng.
Đến cuối tháng 12 năm 2008, công ty được đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THÀNH LONG AN. Vốn điều lệ được nâng lên thành 180.000.000.000Đ ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh luyện cán thép hình, tròn, gai, tấm và các loại ống thép, cán tole cuộn nguội, xà gồ, đầu tư xây dựng khu cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, kinh doanh phát triển nhà, dịch vụ môi giới bất động sản, cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, mua bán hóa chất, diện tích mở rộng lên 100.000 m2. Công suất sản xuất hiện tại: thép lá cán nguội: trên 15.000/tháng, thép hình các loại: trên 9.000 tấn/tháng.
Đến tháng 02 năm 2010: vốn điều lệ được nâng lên thành: 296,000,000,000 Đ. Diện tích mở rộng lên 145,000 m2, ngành nghề kinh doanh được bổ sung thêm: thép băng mạ kẽm, thép hình mạ kẽm các loại.Công suất sản xuất mặt hàng mới: thép băng mạ kẽm: 5,000 tấn/tháng, thép hình mạ kẽm các loại: 3,000 tấn/tháng.
Sản phẩm cung cấp:
Sản xuất kinh doanh luyện cán thép hình, tròn, gai, tấm và các loại ống thép bao gồm ( thép băng cán nguội dạng cuộn, ống thép vuông, ống thép chữ nhật, xà gồ thép, thép mạ kẽm dạng cuộn).
Sản phẩm đầu tiên của công ty được cung cấp ra thị trường vào tháng 07 năm 2006.
Thị trường tiêu thụ
Công ty nhà máy sản xuất thép hình các loại, các công ty thương mại, Thị trường tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu các nước, nhiều nhất là khu vực Đông Nam Á nhất là Campuchia.
Các vị trí chủ chốt trong công ty:
Gia Thi Châu: Chủ tịch hội đồng cổ đông, kiêm giám đốcGia Thi Ngà: Cổ đông sáng lậpGia Văn Hóa: Cổ đông sáng lậpTrương Văn Chì: Giám đốc sản xuất
Nhân lực công ty:4 kỹ sư30 kinh doanh30 kỹ thuậtCông nhân 340 ngườiTài xế 30 người (18 xe 8-22 tấn)
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng cổ đông
Biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới.
Giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển của công ty.
Bầu chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ đã hết nhiệm kỳ.
Hội đồng quản trị.
Quyết định chiến lược, phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của công ty.
Kiến nghị loại cổ phần, tổng số loại cổ phần được chào bán của từng loại.
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi cổ phần chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn thêm theo hình thức khác nhau.
Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
Quyết định mua lại cổ phần.
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của luật hoặc điều lệ công ty.