Đề tài Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây
Trong những năm qua ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy lượng sữa sản xuất ra cho tới nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xuất phát từ nhu cầu trên, Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển sữa quốc gia giai đoạn 2001 đến 2010. Trong đó tỉnh Hà Tây là một vùng trọng điểm, tập trung phát triển với số lượng 20000-25000 con bò sữa đến năm 2010. Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây. Bước đầu tiếp xúc, đi sâu tìm hiểu về công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất đối với lĩnh vực chăn nuôi bò sữa từng bước gắn với tìm hiểu tình hình phát triển sản xuất đàn bò ở Hà Tây trong thời gian qua em nhận thấy: Chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây là một nghề mới, tuy với số lượng còn ít, qui mô nhỏ nhưng đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của nó trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tận dụng tối đa diện tích đất đồi gò, bãi sông. Vì vậy, xem xét và nghiên cứu tìm ra những ưu điểm và hạn chế để phát triển ngành chăn nuôi ở Hà Tây là cần thiết, do đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu. -Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của chăn nuôi bò sữa. -Đánh giá những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. -Phân tích thực trạng phát triển nghề chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây. -Chỉ ra phương hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển nghề chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để đạt được mục đích trên, đề tài ngoài sử dụng các phương pháp chung, còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh cần đặc biệt chú ý các phương pháp sau: a.Nghiên cứu lý luận phải gắn với nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. b.Kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm địa phương và kinh nghiệm địa phương khác. 4.Phạm vi nghiên cứu: Toàn tỉnh Hà Tây.