Hoạt động tài trợ thương mại đang là mảng hoạt động đem lại nguồn thu dịch vụ tốt nhất cho VIB qua các năm.
Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, nhưng doanh số hoạt động tài trợ thương mại của VIB vẫn giữ vững trong năm 2009. Doanh số xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 839,28 triệu USD, bằng 98,35% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó doanh số hoạt động nhập khẩu đạt 643,6 triệu USD, bằng 87,48% so với cùng kỳ năm 2008. So với năm 2008,mặc dù doanh số thanh toán nhập khẩu có giảm nhưng chất lượng của các giao dịch thanh toán hàng nhập vẫn rất tốt do NH đã kiểm soát tốt chất lượng của các khoản tín dụng trong kinh doanh XNK lẫn chất lượng của các giao dịch thanh toán XNK thông qua nghiệp vụ tư vấn cho KH từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu chọn phương thức thanh toán100% các giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu đều được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHỦ YẾU VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngày 15/6/2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật 20/2004/QHII sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997, theo đó, điều 20 quy định: “Ngân hàng (NH) là loại hình Tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác và các loại hình NH khác”.
Theo khoản 1 và 7 Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD): “ TCTD là doanh nghiệp (DN) được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Như vậy, NHTM là TCTD thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng, đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Trong tư bản luận, Các Mác đã đánh giá cao vai trò “ bà đỡ” của ngân hàng như sau: “ Ngân hàng ra đời với vai trò tài chính trung gian đã tập trung những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đem đến cho các nhà doanh nghiệp và công chúng vay”. Thông qua các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, ngân hàng đã tập hợp những khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức, cá nhân và thực hiện cung ứng vốn cho nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, góp phần vào lưu thông hàng hoá tiền tệ. Ngoài ra, ngân hàng còn là công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW, đảm bảo thực hiện được chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền tệ. Đó chính là nét nổi bật nhất trong vai trò của Ngân hàng tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
1.1.3. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung và tăng dần dưới nhiều hình thức: huy động thêm vốn từ các cổ đông, Nhà nước cấp, lợi nhuận bổ sung.
- Nhận tiền gửi các loại: Các NHTM có thể huy động được các loại tiền gửi sau đây:
+ Tiền gửi không kì hạn
+ Tiền gửi có kì hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm
- Đi vay: Tổ chức tín dụng có thể vay ở các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành kì phiếu, trái phiếu hoặc vay ở Ngân hàng Trung ương dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá.
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
* Cho vay: Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+ Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
+ Cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
+ Hùn vốn dưới tổ chức liên doanh, liên kết.
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+ Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
+ Cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
+ Hùn vốn dưới tổ chức liên doanh, liên kết.
* Gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác
* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
* Bảo lãnh
* Ủy thác đầu tư
1.2. NHẬN THỨC CHỦ YẾU VỀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về dịch vụ của ngân hàng thương mại
Trên góc độ thoả mãn nhu cầu khách hàng thì có thể hiểu: Sản phẩm DVNH là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng. DVNH được hiểu là các nghiệp vụ về vốn, tiền tệ, thanh toán...mà NH cung cấp cho khách hàng, nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng, lưu giữ, bảo quản...và NH thu lãi hay thu phí thông qua các dịch vụ đó.
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng
1.2.2.1 Tính vô hình
Đây chính là đặc điểm chính để phân biệt dịch vụ ngân hàng với các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm ngân hàng không thể nhìn thấy được, cảm nhận được, nghe được trước khi mua chúng như bất cứ các dịch vụ vẫn được cung cấp
1.2.2.2. Tính không thể tách biệt
Quá trình cung cấp và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ ngân hàng được diễn ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ. Đồng thời mỗi dịch vụ lại tuân theo một quy trình nhất định không thể chia cắt được thành các loại thành phẩm khác nhau như quy trình thẩm định, quy trình cho vay…
1.2.2.3 Tính không ổn định
Chất lượng của các dịch vụ ngân hàng thường không xác định, nó phụ thuộc vào người thực hiện dịch vụ, thời gian, địa điểm thực hiện. Đồng thời, giữa các ngân hàng khác nhau thì chất lượng dịch vụ khác nhau tuỳ trình độ chuyên môn, nhận thức mà cung ứng dịch vụ với mức độ khác nhau
1.2.2.4 Tính không lưu giữ được
Các dịch vụ ngân hàng mang đặc tính vô hình, do vậy cũng không thể lưu kho được.
1.2.3. Các loại dịch vụ ngân hàng
1.2.3.1. Các dịch vụ thu, trả lãi
* Dịch vụ nhận tiền gửi:
- Nhận tiền gửi của dân cư (cá nhân và hộ gia đình )
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: gồm 2 loại
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn:
- Tiền gửi của các ngân hàng khác
- Dịch vụ huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.
* Dịch vụ cho vay
Dịch vụ cho vay bao gồm:
- Cho vay ngắn hạn, gồm:
+ Chiết khấu thương phiếu
+ Thấu chi ( tín dụng không có đảm bảo )
+ Tín dụng bằng chữ ký ( tín dụng bảo lãnh )
+ Tín dụng theo mùa
- Cho vay trung và dài hạn
+ Tín dụng thuê mua
+ Cho vay đồng tài trợ
1.2.3.2. Các dịch vụ thu phí
Nhóm dịch vụ truyền thống
* Dịch vụ bảo lãnh
* Dịch vụ thanh toán bằng séc
* Dịch vụ thanh toán trong nước
* Thanh toán quốc tế
Nhóm dịch vụ NH hiện đại
* Thanh toán bằng thẻ
• Thẻ ghi nợ (Debit card)
• Thẻ tín dụng (Credit card)
• Thẻ rút tiền tự động ATM
* Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý
Có nhiều hình thức kinh doanh ngoại tệ khác nhau trên thị trường ngoại hối, bao gồm:
- Giao dịch mua bán giao ngay (Spot Operations)
- Giao dịch có kỳ hạn (Forward Operations)
- Giao dịch hoán đổi (Swap Operations)
- Giao dịch hợp đồng tương lai (Future Operations)
- Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option Operations)
* Dịch vụ cho thuê tài chính
* Quản lý tài sản cho cá nhân và doanh nghiệp.
* Dịch vụ bảo quản và ký gửi
* Dịch vụ tư vấn:
* Dịch vụ ngân hàng trực tuyến
1.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng
* Đối với nền kinh tế
- Là cơ sở hạ tầng trọng yếu ảnh hưởng đến tổng thể các hoạt động của nền kinh tế
- Thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế: Dịch vụ ngân hàng đóng vai trò đưa nguồn vốn đầu tư tới nơi sử dụng có hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thu nhập
- Tăng cường sự lưu chuyển các dòng vốn và tính ổn định của hệ thống tài chính
* Đối với các chủ thể kinh tế, cá nhân
- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng đối với các DN. Nó có vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn
- Giúp DN tự đánh giá được năng lực hoạt động của mình, thông qua việc đề xuất phương án vay vốn thì bản thân DN phải cung cấp thông tin và đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, và NH sẽ chỉ cho vay đối với những phương án thực sự có hiệu quả
- DN có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn của NH về đầu tư, về tài chính để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
- Các cá nhân cũng có thể sử dụng rất nhiều các sản phẩm dịch vụ NH hiện nay để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình
* Đối với bản thân ngân hàng
- Các sản phẩm dịch vụ tạo cho ngân hàng một danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú giúp NH có thể cạnh tranh trên thị trường.
- Mỗi ngân hàng có thể có một số các sản phẩm dịch vụ khác biệt để tạo hình ảnh riêng trong lòng khách hàng, tạo nên hình ảnh uy tín cho bản thân các NH.
- Không có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì không có sự tồn tại của hệ thống các NHTM hiện nay và sự lưu thông tiền tệ sẽ trở nên hết sức khó khăn.
- Tạo doanh thu, lợi nhuận cho bản thân các NH
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng
Phát triển chủng loại và khối lượng đáp ứng nhu cầu KH.
Chất lượng DVNH
Thái độ và trách nhiệm của cán bộ cung ứng DVNH.
Năng lực cạnh tranh của dịch vụ
Giá cả dịch vụ hợp lý
Sự khác biệt của dịch vụ so với ngân hàng khác.
Sự gia tăng về số lượng khách hàng.
Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng không ngừng tăng lên.
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
- Mục tiêu hoạt động của NH
- Nguồn lực tài chính của NHTM
- Chất lượng nguồn nhân lực của NH
- Chất lượng hoạt động Marketing của NHTM
- Mức độ rủi ro của NH trong hoạt động kinh doanh
1.3.3.2. Nhân tố khách quan
* Môi trường xã hội
* Môi trường pháp lý
Các chính sách về thuế
Chính sách giá cả
Chính sách tiền tệ
Chính sách tỷ giá
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (tên gọi tắt là VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QD/NH5 ngày 25/01/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam
VIB bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng cùng với 23 cán bộ nhân viên, tháng 8/2004, VIB đã thực hiện cuộc tái cơ cấu triệt để nhằm tạo dựng những giá trị mới.
2.1.2.Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam thời gian gần đây
Đến 31/12/2009, quy mô tổng tài sản của VIB đạt gần 40.000 tỷ đồng, vượt 57.3% so với kế hoạch đầu năm, tăng 138% so với năm 2008, tăng gần 20 lần so với năm 2003, với mức tăng trưởng trung bình hơn 100%/năm. Trong đó tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng hơn 95.64% (hơn 2,07% so với năm 2007). Đến 31/12/2009, vốn điều lệ của VIB đạt mức 3.000 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%.
Kết quả kinh doanh: Thu thuần từ lãi, từ hoạt động dịch vụ và từ hoạt động ngoại hối đều tăng so với năm 2008, trong đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 60%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 506%
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Doanh số huy động vốn theo các nguồn năm 2008,2009
Huy động vốn
Doanh số năm 2008
(đơn vị: tỷ đồng)
Doanh số năm 2009
(đơn vị: tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng trưởng
( đơn vị: %)
Dân cư
20,905
25,490
21.93
Tổ chức kinh tế
10,877
14,297
31,44
Tổng
31,782
39,787
25,19
( Nguồn: Báo cáo huy động vốn các năm 2008, 2009 của VIB)
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hoá công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. NH VIB đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Trong năm 2009, dư nợ cho vay đối với đối tượng này chiếm gần 60% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2009 của VIB)
Hình 2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng của VIB năm 2009
2.1.2.3. Hoạt động đầu tư
Trong năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục giảm điểm, VN Index sụt giảm 66% so với cuối năm 2008. Những tác động này đã ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của VIB do nhiều khoản mục đầu tư bị giảm giá theo xu thế của thị trường hoặc doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ Trong năm 2009, đầu tư vào các chứng từ có giá đạt 4.818 tỷ đồng, giảm 28,6% so với năm 2008 trong đó VIB dang nắm giữ 2.745 tỷ trái phiếu chính phủ (chiếm 56%).
2.1.2.4. Hoạt động tài trợ thương mại
Hoạt động tài trợ thương mại đang là mảng hoạt động đem lại nguồn thu dịch vụ tốt nhất cho VIB qua các năm.
Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, nhưng doanh số hoạt động tài trợ thương mại của VIB vẫn giữ vững trong năm 2009. Doanh số xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 839,28 triệu USD, bằng 98,35% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó doanh số hoạt động nhập khẩu đạt 643,6 triệu USD, bằng 87,48% so với cùng kỳ năm 2008. So với năm 2008,mặc dù doanh số thanh toán nhập khẩu có giảm nhưng chất lượng của các giao dịch thanh toán hàng nhập vẫn rất tốt do NH đã kiểm soát tốt chất lượng của các khoản tín dụng trong kinh doanh XNK lẫn chất lượng của các giao dịch thanh toán XNK thông qua nghiệp vụ tư vấn cho KH từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu chọn phương thức thanh toán100% các giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu đều được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
2.1.2.5. Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
Dịch vụ thanh toán: luôn luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ, số lượng điện thanh toán trong nước đạt 150.996 điện, tăng 97% so với năm 2008; số lượng điện quốc tế đạt 12.723 điện, tăng 104% so với năm 2008.
Dịch vụ kiều hối: Năm 2009 được coi là năm bội thu của kiều hối khi lượng tiền chuyển về Việt Nam đạt gần 10 tỷ USD, tăng 166% so với năm 2008. Năm qua, tổng doanh số kiều hối của VIB đạt khoảng 76,9 triệu USD, tăng trưởng 200% so với năm 2008, vượt 23% kế hoạch đề ra, phí hoa hồng đạt khoảng 132,500 USD, tăng 186% so với năm 2008, vượt kế hoạch gần 25%
Bảng 2.2. Doanh số chuyển tiền kiều hối
(Đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
2008
2009
Doanh số kiều hối
38,45
76,9
Phí hoa hồng
0,07
0,13
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của VIB
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.2.1. Các dịch vụ thu, trả lãi
2.2.1.1. Dịch vụ nhận tiền gửi
Theo báo cáo thường niên qua các năm của VIB, có thể thấy rõ trong tổng nguồn vốn, vốn huy động từ dân cư là chủ yếu, năm 2006 chiếm tỷ trọng 78,2%, năm 2007 chiếm 72,8% và sang đến năm 2008, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư chiếm 65,8%. Như vậy, cũng đã có sự chuyển dịch sang nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và tổ chức (năm 2006 chiếm 21,8%, năm 2007 chiếm 27,2% thì sang năm 2008 tăng lên 34,2%).
Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 39.787 tỷ đồng, tăng 25,19% so với thời điểm cuối năm 2008. Trong đó, huy động vốn dân cư đạt 25.490 tỷ đồng, tăng 21,93%, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 14.297 tỷ đồng, tăng 31,44%.
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của VIB trong năm 2006-2007
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn:Báo cáo thường niên các năm của VIB)
Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của VIB trong năm 2007-2008
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của VIB)
Bảng 2.5. Tình hình huy động vốn của VIB trong năm 2008-2009
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của VIB)
Trước biến động bất thường của thị trường, và sức ép thanh khoản của nhiều NH, VIB vẫn giữ vững tình hình thanh khoản và đảm bảo hoạt động một cách an toàn. Bằng sự kết hợp tốt giữa huy động vốn từ nền kinh tế và hoạt động trên thị trường liên NH nên VIB luôn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động NH đồng thời làm tăng hiệu quả hoạt động của NH trong năm qua.
2.2.1.2. Dịch vụ cho vay
Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng của VIB được thể hiện qua hình 2.4
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm VIB)
Hình 2.4 Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2007 -2009
Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng đạt 20.763 tỷ đồng, tăng 18,1% so với dư nợ 31/12/2008. Tổng dư nợ chiếm 82,54% so với tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,84% so với mức 3,5% của toàn hệ thống NH trong bối cảnh nền kinh tế và ngành NH có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.2.2. Các dịch vụ thu phí
Nhóm dịch vụ truyền thống
2.2.2.1. Dịch vụ thanh toán trong nước
Bảng 2.6. Tình hình thanh toán trong nước của VIB
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của VIB)
2.2.2.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Thanh toán chuyển tiền tại VIB là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng thứ hai (sau phương thức tín dụng chứng từ L/C) trong tổng doanh số TTQT (khoảng 40%).
Tính đến hết năm 2009, cơ cấu về lượng và giá trị trong doanh số nhập khẩu nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2008. Đứng đầu vẫn là hoạt động L/C mở chiếm tỷ trọng 85% về lượng và 96% về giá trị.; Nhờ thu chiếm 12% về lượng so với năm 2008. Cơ cấu doanh số xuất khẩu năm 2009 cả về lượng và giá trị có sự thay đổi so với năm 2008, đứng đầu vẫn là bộ chứng từ gửi đi, chiếm 80% về lượng và 82% về giá trị; tăng trưởng cao nhất là hoạt động nhờ thu gửi đi, tăng 48% về lượng và 224% về giá trị
2.2.2.3. Dịch vụ tài trợ thương mại
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm của VIB)
Hình 2.6.Doanh số thanh toán quốc tế (Triệu USD)
Nhóm dịch vụ hiện đại
2.2.2.4. Dịch vụ thẻ
Năm 2009 là một năm đầy biến động nhưng cũng là một năm đáng ghi nhớ đối với VIB khi hoạt động thẻ đã đạt được nhưng con số khả quan với 309.126 thẻ ghi nợ nội địa, tăng 80% so với năm 2008, 115.118 thẻ tín dụng, tăng 78%, 47.903 thẻ trả trước, tăng 700%, nâng tổng lũy kế thẻ do VIB phát hành tính đến ngày 31/12/2009 lên 372.000 thẻ Bên cạnh số lượng thẻ phát hành không ngừng tăng trưởng, VIB tiếp tục tăng cường triển khai mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ với 584 POS (điểm chấp nhận thẻ) và 47 ATM (máy rút tiền tự động) được lắp mới trong năm 2009, nâng tổng số máy ATM và POS toàn quốc lên 2.118 POS và 140 ATM. VIB cũng là một ngân hàng tiên phong trong việc phát triển POS không dây sử dụng mạng lưới GPRS để thanh toán thẻ.
2.2.2.5. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Mặc dù diễn biến cả năm 2009 là tình trạng thị trường ngoại hối biến động không ngừng, VIB đã cố gắng duy trì trạng thái cân bằng để giảm rủi ro, đồng thời phục vụ nhu cầu của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng VIB tăng trưởng qua các năm thể hiện rõ trên hình 2.7.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VIB về cơ bản đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng để phục vụ thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trả nợ vay ngoại tệ của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngoại tệ của người Việt Nam ra nước ngoài.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngoại tệ VIB)
Hình 2.7. Doanh số mua bán ngoại tệ của VIB (Nghìn USD)
2.2.2.6. Dịch vụ kiều hối
Bảng 2.7. Doanh số chuyển tiền kiều hối các năm 2008,2009
(Đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
2008
2009
Doanh số kiều hối
38,45
76,9
Phí hoa hồng
0,07
0,13
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của VIB)
Theo bảng 2.7, có thể thấy doanh số kiều hối năm 2009 đạt 76,9 triệu USD, phí hoa hồng kiều hối đạt 0.13 triệu USD, tăng 200% so với năm 2008.
2.2.2.7. Dịch vụ NH trực tuyến E-banking
Hệ thống NH điện tử của VIB không chỉ dừng lại ở việc phát triển Internet Banking có tính năng vượt trội tại thị trường Việt Nam mang lại giá trị gia tăng cho KH về phương thức giao dịch mới, VIB còn phát triển nền tảng thanh toán đa dạng khác thông qua chiến lược liên kết dịch vụ với hàng loạt các đơn vị trung gian thanh toán như: Mobivi, Smartlink, VN Pay, VTC, PAYNET, VIETPAY, cung cấp tới KH các DV: thanh toán hóa đơn, top up tài khoản, ví điện tử, mua bán trực tuyến, mua vé máy bay, kết nối chứng khoán…và nhiều hình thức thanh toán khác.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.3.1