Đề tài Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

. Sự cần thiết nghiên cứu. Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì bộ mặt của toàn nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Thị trường bán lẻ là một trong những thị trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp phương thức phân phối chủ yếu của thị trường bán lẻ là tem phiếu. Số lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá đều do sự chỉ đạo mang tính chủ quan của Nhà nước. Sau những năm 90 thì hình thức phân phối này hoàn toàn bị thay thế. Thay vào đó là hình thức phân phối mang tính chất thị trường. Giá cả, số lượng, chủng loại hàng hoá sản xuất hay nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ và các doanh nghiệp bán lẻ thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Các doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước mất dần vai trò phân phối chủ đạo của mình trên thị trường bán lẻ. Lúc này, thị trường bán lẻ thực sự thể hiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúc đẩy sản xuất, tái sản xuất. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội song không ít thách thức đối với thị trường bán lẻ còn yếu kém của Việt Nam. Nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam để đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp là việc rất cần thiết. Bởi vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, từ đó rút ra những điểm yếu điểm mạnh của thị trường, để đề xuất một số giải pháp đổi mới, phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn phát triển các loại hình bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO. 4. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (2005 – 2009) 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp dựa trên các tài liệu, sách báo có liên quan. 6. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở bài, kết luận kết cấu của bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về thị trường bán lẻ. Chương 2. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 3 1.1. Quan niệm chung về bán lẻ 3 1.1.1. Khái niệm thị trường bán lẻ 3 1.1.2. Các loại hình bán lẻ 3 1.1.3. Vai trò của hoạt động bán lẻ 5 1.1.4. Chức năng của hoạt động bán lẻ 6 1.2. Thị trường bán lẻ. 7 1.2.1. Khái niệm thị trường bán lẻ 7 1.2.2. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ. 7 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tới thị trường bán lẻ. 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM. 14 2.1. Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO. 14 2.2. Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam. 14 2.2.1. Thị trường bán lẻ từ năm 1968 - nay 14 2.2.2. Nhu cầu đa dạng về hàng hóa 15 2.3. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam. 16 2.3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. 16 2.3.2. Mạng lưới phân phối. 18 2.3.3 Các doanh nghiệp bán lẻ. 19 2.3.4. Giá cả hàng hoá. 22 2.4. Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam. 24 2.4.1. Ưu điểm 24 2.4.2. Hạn chế 25 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 26 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 30 1. Quy hoạch tổng thể thị trường. 30 1.1. Quy hoạch mạng lưới bán lẻ. 30 1.3. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối. 31 1.4. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng. 32 2. Hoàn thiện khung pháp lý. 33 3. Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. 35 4. Đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp. 36 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu. Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì bộ mặt của toàn nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Thị trường bán lẻ là một trong những thị trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp phương thức phân phối chủ yếu của thị trường bán lẻ là tem phiếu. Số lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá đều do sự chỉ đạo mang tính chủ quan của Nhà nước. Sau những năm 90 thì hình thức phân phối này hoàn toàn bị thay thế. Thay vào đó là hình thức phân phối mang tính chất thị trường. Giá cả, số lượng, chủng loại hàng hoá sản xuất hay nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ và các doanh nghiệp bán lẻ thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Các doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước mất dần vai trò phân phối chủ đạo của mình trên thị trường bán lẻ. Lúc này, thị trường bán lẻ thực sự thể hiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúc đẩy sản xuất, tái sản xuất. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội song không ít thách thức đối với thị trường bán lẻ còn yếu kém của Việt Nam. Nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam để đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp là việc rất cần thiết. Bởi vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, từ đó rút ra những điểm yếu điểm mạnh của thị trường, để đề xuất một số giải pháp đổi mới, phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn phát triển các loại hình bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO. 4. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (2005 – 2009) 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp dựa trên các tài liệu, sách báo có liên quan. 6. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở bài, kết luận kết cấu của bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về thị trường bán lẻ. Chương 2. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 1.1. Quan niệm chung về bán lẻ 1.1.1. Khái niệm thị trường bán lẻ Bán lẻ là hoạt động bán các sản phẩm hoàn chỉnh và dịch vụ cho người tiêu thụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình. Nói cách khác, bán lẻ gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. Người bán lẻ là các cá nhân hay tổ chức làm công việc bán lẻ thông qua các hình thức đa dạng như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại, bán hàng qua internet… Các loại hình bán lẻ Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình... Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường bán lẻ theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hoá kinh doanh. Theo đó, trong thị trường bán lẻ các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ: - Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hoá và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. Các địa điểm bán hàng này tuỳ theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng mà người ta phân loại ra các loại cửa hàng khác nhau. Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau: Chợ: Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hoá khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định. Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xuất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh doanh không linh hoạt như giá cả tại chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho... Quy định này tuỳ thuộc vào cơ quan quản lý. Cửa hàng bán lẻ độc lập: Loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa hàng này thường thuộc sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hoá tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hoá. Sự liên kết này dựa trên sự tự nguyện, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hoá từ các nguồn ngoài hợp tác xã. Cửa hàng bách hoá: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng hàng hoá. Các cửa hàng bách hoá thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng hoá tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định. Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu xuất hiện tại Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này thường được kí hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hoá dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn và địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu của một hãng đã nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, các cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực...từ đơn vị trao quyền kinh doanh. Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu ,các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định. Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình cửa hàng kinh doanh chuyên sâu. Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hoá nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ:cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hoá như quần áo, giày dép...hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên bán hàng cho trẻ em, người già... Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hoá với giá thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm. Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng này thường không trưng bày hàng hoá, không quảng cáo nhằm tận dụng diện tích và chi phí. Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản xuất. Đây là kênh phân phối của trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng. - Bán lẻ không qua cửa hàng: Theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng… - Bán lẻ dịch vụ: Tức là, ở đây hàng hoá là dịch vụ chứ không phải là hàng hoá đơn thuần. Các loại hình bán lẻ dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện… Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điện tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống ... tăng lên kéo theo các loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng. Vai trò của hoạt động bán lẻ Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hoá. Nó điều tiết hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hoá ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hoá công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn. Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết ít chịu ảnh hưởng của nhà nước của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hoá phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được những hàng hoá tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Trong nền sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một nền sản xuất hàng hoá lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Khi xã hội càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu này ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó. Chức năng của hoạt động bán lẻ Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng. Nhưng các chức năng chính của bán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị trường. - Chức năng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh giá trị các loại hàng hoá dịch vụ. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của các nhà bán lẻ chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hoá bán ra và mua vào. Do đó để tối đa hoá lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng lớn và giá cao. - Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hoá nào đó. Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần cho nhà sản xuất. Việc thực hiện chức năng này tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. -Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện ở hai chiều. Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, qua hoạt động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ là những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. - Chức năng vận tải: dựa vào việc mua bán hàng hoá của nhà sản xuất để bán cho người tiêu dùng thì nhà bán lẻ có thể tự mình thực hiện chức năng vận tải hàng hoá trong hệ thống phân phối của mình. - Chức năng phân loại và tiêu chuẩn hoá các loại hàng hoá: Người tiêu dùng có nhu cầu, thu nhập rất đa dạng. Người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với người tiêu dùng ở thành thị. Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hoá khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số lượng hàng hoá gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hoá là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho nhau. - Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hoá đều có thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định. Chức năng này của hoạt động bán lẻ là đảm bảo hàng hoá đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người tiêu dùng. Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. - Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hoá của mình thì sự chia sẻ rủi ro bằng không. Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hoá của nhà sản xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hoá cho khách hàng. Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển tới nhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó. Trong trường hợp các nhà sản xuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà sản xuất thì rủi ro được chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đến khi bán, bảo hành xong sản phẩm. - Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực hiện chức năng chế biến nhất là đối với hàng thực phẩm. Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn thực hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác... Tóm lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng. Nó được coi là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng đảm bảo cho quá trình này thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Thị trường bán lẻ. Khái niệm thị trường bán lẻ Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. Những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ. Sơ đồ 1.1. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ. * Dù hàng hoá được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ về cơ bản bao gồm 3 thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng. - Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó. Đôi khi người sản xuất cũng là người bán thẳng hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian. - Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hoá tới người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại...). Sơ đồ 1.2 : Minh hoạ cho các cửa hàng làm người trung gian bán lẻ. - Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hoá đó. Họ nhận hàng hoá đó với mục đích để tiêu dùng. * Do sự đa dạng của khâu trung gian mà hàng hoá có thể đến tay của người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau: - Người sản xuất trực tiếp đưa hàng hoá của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác. Hàng hoá được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng... + Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hoá tiêu thụ nhanh chóng. Vì hàng hoá đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn. Đồng thời, do không phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng. +Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hoá theo con đường này và đảm bảo được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, rất khó doanh nghiệp có thể tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó. Dễ gây xung đột lợi ích giữa nhà bán sản phẩm cho công ty và công ty. + Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán những hàng hoá có giá trị lớn, những hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàng tươi sống, hàng lâu bền)... Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. - Người sản xuất đưa hàng hoá của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đến người bán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng. Trường hợp hàng hoá theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ: + Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng được uy tín của hàng hoá. Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng của mình. + Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này lợi nhuận đã bị phân chia một phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối hàng hoá của mình do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu nhiều người bán lẻ khác nhau. + Ứng dụng: Các người sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bán buôn thì áp dụng trường hợp này. Các người bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu cầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi. Trường hợp hàng hoá theo con đường trung bình là qua người bán buôn đến người bán lẻ rồi đến người tiêu dùng. + Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất cần phải có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hoá. Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó, để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người bán buôn. + Nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng hoá chắc chắn sẽ tăng lên, từ dó người sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Người sản xuất cũng không thể tự mình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người bán buôn. + Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hoá. - Ngoài ra, hàng hoá có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài hơn. Hàng hoá đi từ nhà môi
Luận văn liên quan