Đề tài Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện Tứ Kỳ

Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi tích cực. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ chủ trương đó mà các thành phần kinh tế có điều kiện tự do phát triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Với định hướng phát triển như trên, cải cách thuế được kịp thời và thuế GTGT ngày càng được sửa đổi cho phù hợp với xu thế đổi mới nền kinh tế, nhằm tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập, một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng thất thu thuế. Cùng với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế cá thể ngày càng phát triển đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà Nước. Huyện Tứ Kỳ là một quận có tình hình kinh tế phát triển với nhiều trung tâm thương mại lớn. Số hộ kinh doanh trên địa bàn tăng khá nhanh góp phần làm cho số thu trên địa bàn ngày càng tăng lên. Tuy nhiên sự phức tạp trong quản lý thu thuế đổi với thành phần kinh tế cá thể là điều không thể tránh khỏi. Sự thất thu về thuế đối với thành phần kinh tế cá thể không những ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà Nước mà còn không đảm bảo sự công bằng về thuế. Vì vậy nhiệm vụ của ngành thuế nói chung và của chi cục thuế Hoàn Kiếm nói riêng là cần phải có biện pháp quản lý chống thất thu thuế. Trong đó chống thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể là một mảng quan trọng và khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó, sau một thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế thực tập tại phòng Phòng kê khai, kế toán thuế và tin học ở Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm, em xin mạnh dạn đi sâu tìm hiểu: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ”. Mục đích của chuyên đề là đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Tứ Kỳ. Từ đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chưa phù hợp với thực tiễn và ngược lại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp có tính khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của quận, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT. Toàn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Phần 1: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ở chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ Phần 2: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ.

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện Tứ Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐTNT: Đối tượng nộp thuế. UBND: Uỷ ban Nhân dân. CTN- DV- NQD : Công thương nghiệp- dịch vụ- ngoài quốc doanh. TNCN : Thu nhập cá nhân GTGT : Giá trị gia tăng. MST : Mã số thuế UNT: Uỷ nhiệm thu HĐND: Hội đồng Nhân Dân NNT: Người nộp thuế TT- HT NNT: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế CQSDĐ: Chuyển quyền sử dụng đất LỜI MỞ ĐẦU Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi tích cực. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ chủ trương đó mà các thành phần kinh tế có điều kiện tự do phát triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Với định hướng phát triển như trên, cải cách thuế được kịp thời và thuế GTGT ngày càng được sửa đổi cho phù hợp với xu thế đổi mới nền kinh tế, nhằm tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập, một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng thất thu thuế. Cùng với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế cá thể ngày càng phát triển đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà Nước. Huyện Tứ Kỳ là một quận có tình hình kinh tế phát triển với nhiều trung tâm thương mại lớn. Số hộ kinh doanh trên địa bàn tăng khá nhanh góp phần làm cho số thu trên địa bàn ngày càng tăng lên. Tuy nhiên sự phức tạp trong quản lý thu thuế đổi với thành phần kinh tế cá thể là điều không thể tránh khỏi. Sự thất thu về thuế đối với thành phần kinh tế cá thể không những ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà Nước mà còn không đảm bảo sự công bằng về thuế. Vì vậy nhiệm vụ của ngành thuế nói chung và của chi cục thuế Hoàn Kiếm nói riêng là cần phải có biện pháp quản lý chống thất thu thuế. Trong đó chống thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể là một mảng quan trọng và khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó, sau một thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế thực tập tại phòng Phòng kê khai, kế toán thuế và tin học ở Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm, em xin mạnh dạn đi sâu tìm hiểu: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ”. Mục đích của chuyên đề là đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Tứ Kỳ. Từ đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chưa phù hợp với thực tiễn và ngược lại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp có tính khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của quận, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT. Toàn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Phần 1: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ở chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ Phần 2: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ. Hải Dương, ngày tháng năm 2010 Học viên: Vũ Thành Am PHẦN 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở CHI CỤC THUẾ HUYỆN TỨ KỲ. 1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ HUYỆN TỨ KỲ: 1.1.1: Đặc điểm kinh tế xã hội Huyện Tứ Kỳ có dân số 143.528 người, diện tích 5,29 km2 (số liệu tháng 4/2009) với 18 đơn vị hành chính phường, bao gồm: Cửa nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân. Với chợ Đồng Xuân- một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như: Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào….Hoàn Kiếm đã đang trở thành trung tâm thương mại lớn của Tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội là sự đầu tư mạnh mẽ trong xây dựng các công trình cao ốc, các toà văn phòng nổi tiếng như Hải Dương Tower. Do lợi thế về vị trí địa lý, Hoàn Kiếm trở thành quận có nhiều tiềm năng nhất trong việc phát triển mạnh mẽ loại hình dịch vụ cho thuê văn phòng. Nhận thức được thế mạnh của quận, những năm qua quận Hoàn Kiếm đã tiến hành tổ chức lại các hoạt động kinh tế của địa bàn; phát triển cơ cấu kinh tế "Thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và xuất nhập khẩu"… Trong các loại hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận, các hộ cá thể là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Hiện nay trên toàn quận có trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, kinh doanh, dịch vụ phân bố rải rác trên khắp các phường, chợ. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị xuất khẩu như chạm khắc, kim hoàn, may, thêu, ren, đồ da, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa giấy…đang phục hồi. Trong số 18 phường, chợ, chợ Đồng xuân có số hộ kinh doanh cao nhất 2.092 hộ với số thuế thu được là trên 1.460 triệu đồng (tháng12-2009), phường Trần Hưng Đạo có số hộ thuê nhà cao nhất với 54 hộ. Các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ ăn uống, tiểu thủ công nghiệp. Đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ. Sự tập trung của các hộ kinh doanh vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã góp phần đáp ứng được nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân có tác dụng thúc đẩy trở lại đối với sản xuất. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô, các hộ kinh doanh đã có những đóng góp đáng kể vào tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận. Tuy nhiên, do số lượng hộ kinh doanh lớn nên công tác quản lý thuế khá phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của các cấp. 1.1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy thu thuế Chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ là một trong 14 chi cục Thuế quận, huyện của cục thuế Thành phố Hải Dương. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Cục thuế Hải Dương về nghiệp vụ cũng như về thực hiện chỉ tiêu được giao hàng năm và sự lãnh đạo trực tiếp về nhiều mặt của UBND Huyện Tứ Kỳ. Chi cục là một bộ phận trong bộ máy chung của ngành thuế Nhà Nước và được bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế quy định. Chi cục Thuế Huyện Tứ Kỳ được thành lập theo quyết định số 315/TC-QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài Chính về việc thành lập chi cục Thuế Nhà Nước, có chức năng trực tiếp tổ chức công tác thu thuế trên địa bàn Quận với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể là: Lập kế hoạch thu thuế hàng năm, hàng quý, hàng tháng trên địa bàn Huyện Tứ Kỳ. Thực hiện các nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với các ĐTNT, đối tượng chịu thuế theo đúng quy định của Nhà Nước: tính thuế, lập sổ thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu về thuế và thu khác, đôn đốc thực hiện nộp đầy đủ kịp thời mọi khoản thu vào kho bạc Nhà Nước, xem xét, đề nghị miễn giảm thuế thuộc thẩm quyền và thực hiện quyết toán thuế. Kiểm tra và xử lý các vi phạm chính sách, chế độ thuế, vi phạm kỷ luật trong nội bộ ngành, giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền. Thống kê, kế toán. Thông tin và báo cáo tình hình kết quả thu nộp thuế. *Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ như sau: *Mô hình cơ cấu tổ chức gồm : - Ban lãnh đạo chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ bao gồm 4 đồng chí: 01 đồng chí Chi cục trưởng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách Đội Kê khai- Kế toán thuế và tin học, Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ và Đội kiểm tra nội bộ, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế về toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế. 03 đồng chí Phó Chi cục trưởng phụ trách 23 đội còn lại (các đội thuế phường, 2 đội kiểm tra, Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác…), chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. - Các đội thuế trong chi cục : Chi cục được biên chế thành 26 Đội thuế. Trong đó: Các đội chức năng: 06 Đội Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội Kê khai – kế toán thuế và tin học Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân Đội nghiệp vụ - Dự toán Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Các đội thuế phường, chợ (quản lý thuế cá thể ): 17 Đội (có 04 Đội thuế liên phường, chợ) 01 Đội thu lệ phí trước bạ 02 Đội Kiểm tra thuế Với cơ cấu tổ chức như trên chi cục Thuế Huyện Tứ Kỳ luôn đáp ứng được mục tiêu chức năng nhiệm vụ của ngành Thuế. 1.2. KẾT QUẢ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN CHI CỤC TRONG THỜI GIAN QUA Chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ được giao nhiệm vụ quản lý tất cả các nguồn thu thuế, lệ phí phát sinh trên địa bàn quận. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi cục thuế đã áp dụng theo đúng các quy định trong luật quản lý thuế, các quy đinh về quyền hạn, tổ đội trong cơ quan thuế, các quyết định về quy trình quản lý thuế hiện hành. Trong quá trình thực hiện chi cục đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc cả về khách quan lẫn chủ quan nhưng với sự nỗ lực công tác của toàn thể cán bộ trong đơn vị, liên tục qua các năm chi cục thuế Hoàn kiếm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt năm 2009 trong điều kiện không thuận lợi, giá cả biến động. lạm phát tăng cao…ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đồng thời ảnh hường lớn đến công tác thuế tại chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ. Cụ thể như sau : Bảng 1 : Kết quả thực hiện công tác thu thuế trên địa bàn ĐV : triệu đồng Loại thuế  Thực hiện năm 2008  Thực hiện năm 2009  Tỷ lệ so sánh      Tuyệt đối  Tương đối(%)   Tồng thu trên địa bàn  1.225.532  1.854.361  628.83  150,5   Số cục thuế thu  624.763  1.208.871  584.11  192,6   Số thu chi cục  598.42  640.132  41.712  106.9   Trong đó :               1. Thuế CTN-NQD  429.985  329.317  -100.7  76,6   + Môn bài  14.117  14.848  731  105,2   2. Thuế nhà đất  2.978  5.34  2.362  179,3   3. Tiền thuê đất  39.311  43.448  4.137  110,5   4. Thuế CQSDĐ  14.722  2.106  -14.72  0,001   5. Tiền sử dụng đất  4.415  17.41  12.995  394,3   6. Phí, lệ phí  5.139  10.193  5.054  200,8   7. Lệ phí trước bạ  87.751  183.269  95.518  208,6   8. Thuế TNCN  13.958  49.047  35.089  338,6   9. Thu khác  2.349  5.358  3.009  228   Dự toán năm 2009, thành phố giao cho quận 1.037.080 triệu đồng, phần chi cục thuế là 509.460 triệu đồng, trong đó thuế CTN- DV- NQD là 335 tỷ 55 triệu đồng tăng 5% so với dự toán pháp lệnh. Với nhiệm vụ thu như vậy là một thách thức lớn đối với cán bộ công chức chi cục thuế, nhưng ngay từ đầu năm, được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo chi cục và các chính quyền chi cục thuế Hoàn Kiếm đã thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể : Tổng số thu của chi cục là 640 tỷ 132 triệu đồng tăng 41.712 triệu đồng và bằng 106.9% so với năm 2008. Thu thuế CTN- DV- NQD: 329 tỷ 317 triệu đồng giảm 100.668 triệu đồng, chỉ bằng 76,6% so với năm 2008. Thuế nhà đất : 5 tỷ 340 triệu đồng tăng 2.362 triệu đồng và bằng 179,3 % so với năm 2008. Thu tiền thuê đất : 43 tỷ 448 triệu đồng tăng 4.137 triệu đồng và bằng 110,5% so với năm 2008. Thu lệ phí trước bạ : 183 tỷ 269 triệu đồng bằng 142,5% so với kế hoạch và bằng 208,6% so với năm 2008. Thuế chuyển quyền sử dụng đất : 2 tỷ 106 triệu đồng giảm 14.719 triệu đồng và chỉ bằng 0,001% so với năm 2008 Thu tiền sử dụng đất : 17 tỷ 410 triệu đồng tăng 12.995 triệu đồng và bằng 394,4% so với năm 2008. Phí, lệ phí : 10 tỷ 193 triệu đồng tăng 5.054 triệu đồng và bằng 200,8% so với năm 2008. Thuế TNCN : 49 tỷ 047 triệu dồng tăng 35.089 triệu đồng và bằng 338,6% so với năm 2008. Thu khác : 5 tỷ 358 triệu đồng tăng 3.009 triệu đồng và bằng 228% so với năm 2008. Các hộ kinh doanh cá thể là đối tượng quản lý chủ yếu cả về mặt số lượng lẫn giá trị tiền thuế ở chi cục Thuế Hoàn Kiếm. Số thu từ hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng không nhỏ so với tổng thu ngoài quốc doanh của chi cục và luôn đứng đầu thành phố. Bảng 2 : Kết quả thu thuế hộ kinh doanh cá thể Chỉ tiêu  Năm 2008  Năm 2009   Tổng thu Ngoài quốc doanh  429.985.000.000  329.317.000.000   Thuế thu từ khu vực cá thể  218.750.000.000  120.000.000.000   Tỷ trọng khu vực cá thể so với tổng thu NQD  55,7%  37,7%   Tuy đạt được những kết quả cao trên nhưng tình trạng thất thu thuế vẫn xảy ra nhiều và gây không ít khó khăn cho công tác quản lý thu thuế, đặc biệt là đối với thành phần kinh tế cá thể, do ý thức của người nộp thuế không cao, tình hình quản lý chưa thực sự sâu sát hết tấc cả các đối tượng nộp thuế, công tác tuyên truyền còn chưa mạnh mẽ, nội dung chưa nhấn mạnh vào trọng tâm. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ta đi tìm hiểu về thực trạng quản lý thuế đối với hộ cá thể. 1.3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ 1.3.1 : Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế ( ĐTNT) : Trong thời gian qua, ban lãnh đạo, các cán bộ thuế chi cục thuế Hoàn Kiếm đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, nhất là đối với thành phần kinh tế cá thể. Chi cục thuế thường xuyên cung cấp tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn các hộ mới ra kinh doanh kê khai, đăng ký thuế. Cán bộ thuế nhận và kiểm tra hồ sơ thuế của từng hộ kinh doanh, khi nhận cán bộ thuế ghi vào sổ nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh doanh không quá 10 ngày làm việc. Cán bộ thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, đối chiếu các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai đăng ký thuế, sau đó nhập tờ khai vào hệ thống máy tính. Đội kê khai lập danh bạ hộ kinh doanh đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế, đồng thời thông báo cho đội thuế phường biết để đưa vào sổ bộ thuế. Thông qua trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh trên chi cục thuế đã thống kê được tình hình kinh doanh trên địa bàn. Các đội thuế phường, UNT thường xuyên hướng dẫn người nộp thuế có trách nhiệm đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế. UNT gửi thông báo thuế và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế, tổ chức thu nộp thuế và cung cấp chứng từ cho người nộp thuế. Ngoài ra, các đội thuế phường và UNT còn phối hợp với đội kiểm tra thuế, lực lượng an ninh phường thường xuyên rà soát các ĐTNT. Tính đến tháng 12 năm 2009 chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ quản lý 12.226 hộ kinh doanh cá thể, trong đó hộ kê khai là 1.200 hộ chiếm 9,81%, số hộ còn lại theo hình thức ấn định trên doanh thu. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Tứ Kỳ chủ yếu là các hoạt động buôn bán nhỏ, tình hình thực hiện sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ chưa tốt, chưa đáp ứng được chế độ kế toán hộ kinh doanh. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý thu nộp thuế GTGT vì có nhiều hộ ấn định thuế sẽ ảnh hưởng đến việc thu đúng, thu đủ tiền thuế, dễ gây ra nhiều sơ hở gây thất thu thuế cho Nhà Nước. Để thấy được việc quản lý số hộ cá thể ta có thể xem khái quát qua bảng số liệu sau : Bảng 3 : Số hộ kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài Bậc môn bài  Năm 2008  Năm 2009  So sánh      Tuyệt đối  Tỷ lệ %   Bậc 1  6.380  6880  500  7,83   Bậc 2  1.087  1.170  83  7,64   Bậc 3  1.479  1.549  70  4,73   Bậc 4  1.321  1228  - 93  -7,04   Bậc 5  261  331  70  26,81   Bậc 6  1.028  1.068  40  3,89   Tổng cộng  11.557  12.226  669  5,79   Tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn năm 2009 tăng lên 669 hộ tương ứng với tỷ lệ là : 5,79%. Số hộ sản xuất kinh doanh theo bậc môn bài đều biến động cụ thể như sau : Bậc 1 : tăng lên 500 hộ tương ứng với tỷ lệ 7,83% Bậc 2 : tăng lên 83 hộ tương ứng với tỷ lệ 7,64% Bậc 3 : tăng lên 70 hộ tương ứng với tỷ lệ 4,73% Bậc 4 : giảm 93 hộ tương ứng với tỷ lệ -7,04% Bậc 5 : tăng lên 70 hộ tương ứng với tỷ lệ 26,81% Bậc 6 : tăng lên 40 hộ tương ứng với tỷ lệ 3,89%. Ta thấy số hộ kinh doanh bậc 5 là tăng nhiều nhất (26,81%) và tăng ít nhất là bậc 3 (4,73%), bên cạnh đó hộ kinh doanh bậc 4 còn giảm 93 hộ so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ 7,04%. Như vậy sự biến động về tốc độ tăng quy mô kinh doanh giữa các bậc không đồng đều và phức tạp. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chi cục và UBND các phường, các đội thuế cùng toàn thể hội đồng tư vấn thuế, phối hợp với ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các hộ đã đăng ký nộp thuế, các hộ chưa đưa vào quản lý thuế. Chi cục thuế đã đưa được nhiều hộ thực tế sản xuất kinh doanh vào diện nộp thuế, kết quả được thực hiện qua bảng sau : Bảng 4 : Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Chỉ tiêu  Tháng 12/2008  Tháng 12/2009  So Sánh      Tuyệt đối  Tương đối(%)   Số hộ kinh doanh thực tế  11.607  12.269  662  5,7   Số hộ quản lý  11.557  12.226  669  5,79   Số hộ chưa quản lý  50  43  -7  86   Qua biểu số liệu trên, ta thấy rằng, số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn Huyện Tứ Kỳ năm 2008 là : 11.607, năm 2009 là : 12.269, so với năm 2008 số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn quận tăng 662 hộ tương ứng với tỷ lệ 5,7%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm càng sôi động hơn. Đồng thời số hộ quản lý trên sổ bộ năm 2009 so với năm 2008 cũng tăng 669 hộ (5,79%), con số này nói lên phần nào sự cố gắng của chi cục trong việc quản lý hộ kinh doanh và số lượng hộ kinh doanh qua các năm là tương đối ổn định. Số hộ chưa quản lý được có xu hướng giảm xuống còn 7 hộ tương ứng với tỷ lệ 86% như vậy số hộ chưa được quản lý trên bộ vẫn giảm chưa nhiều do số hộ mới ra kinh doanh tăng trong khi chưa đưa được số hộ này vào diện quản lý. Bảng 5 : Tình hình quản lý hộ theo ngành nghề Ngành nghề  Tháng 12/2008  Tháng 12/2009    Số hộ thực tế (1)  Số hộ quản lý (2)  Chênh lệch (1)-(2)  Số hộ thực tế (3)  Số hộ quản lý (4)  Chênh lệch (3)-(4)   Ngành sản xuất  156  154  2  62  61  1   Thương nghiệp  7.881  7.856  25  8.378  8.357  21   Ăn uống  779  767  12  1.096  1.081  15   Dịch vụ  1.187  1.179  8  1.664  1.659  5   Khác  1.604  1.601  3  1.069  1.068  1   Tổng  11.607  11.557  50  12.269  12.226  43   Bảng trên cho thấy ngành bỏ sót nhiều nhất là ngành thương nghiệp và ăn uống ; tháng 12/2008 ngành thương nghiệp bỏ sót 25 hộ, ngành ăn uống bỏ sót 12 hộ. Đến tháng 12/2009 ngành thương nghiệp bỏ sót 21 hộ, ngành ăn uống bỏ sót 15 hộ. Như vậy số hộ bỏ sót ngành thương nghiệp giảm 4 hộ, ngành ăn uống tăng 3 hộ, trong khi đó ngành dịch vụ tháng 12/2009 bỏ sót 5 hộ giảm xuống 3 hộ. Ngành sản xuất số hộ bị bỏ sót giảm 1 hộ. Tổng số hộ bị bỏ sót tháng 12/2009 giảm so với tháng 12/2008 là 7 hộ từ 50 hộ xuống còn 43 hộ. Tuy tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn một số hộ bị bỏ sót chưa quản lý được. Nguyên nhân của tình trạng bỏ sót là do một số hộ không tự giác kê khai nộp thuế, cố tình trốn lậu thuế. Cũng có trường hợp hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh do không am hiểu về pháp luật thuế. Ngoài ra còn có nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cán bộ thuế chưa đi sâu sát nắm vững tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ cá thể trên địa bàn, diễn biến của các hộ, công tác kiểm tra còn lỏng lẻo chưa có sự phân nhiệm, quy trách nhiệm cho từng người. Công tác phối hợp với các ban ngành còn mang tính chất định kỳ, chưa thường xuyên. Để tìm hiểu cụ thể hơn ta đi xem xét một vài trường hợp sau : Trường hợp 1 : Nhiều hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh. Tìm hiểu về thực trạng quản lý các hộ nghỉ kinh doanh trong thời gian vừa qua, ta đi xem xét bảng số liệu sau : Bảng 6 : Tình hình hộ nghỉ kinh doanh ĐV: 1000 đồng Ngày  Tháng 12/2008  Tháng 12/2009    Nghỉ tạm  Nghỉ hẳn  Nghỉ tạm  Nghỉ hẳn    Số hộ  Thuế  Số hộ  Thuế  Số hộ  Thuế  Số hộ  Thuế   Sản xuất  8 
Luận văn liên quan