Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế nước nhà, sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là tất yếu. Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Ngày 20 tháng 7 năm 2000 trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và cũng là trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được thành lập. Như vậy từ đây nền kinh tế Việt Nam đã có thêm một kênh huy động vốn mới, đây là một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Theo kinh nghiệm của các nước thị trường chứng khoán chỉ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định mà đặc biệt là đặc biệt của hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu dựa vào hệ thống các ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Không một nước nào trên thế giới có thị trường chứng khoán phát triển mà không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Tuy nhiên ở Việt Nam các ngân hàng thương mại hoạt động vẫn còn thiếu năng động và kém hiệu quả với các nghiệp vụ truyền thống, với trình độ công nghệ truyền thống. Vì vậy đổi mới hoàn thiện và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là vấn đề bức xúc và cần được quan tâm.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế nước nhà, sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là tất yếu. Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Ngày 20 tháng 7 năm 2000 trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và cũng là trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được thành lập. Như vậy từ đây nền kinh tế Việt Nam đã có thêm một kênh huy động vốn mới, đây là một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Theo kinh nghiệm của các nước thị trường chứng khoán chỉ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định mà đặc biệt là đặc biệt của hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu dựa vào hệ thống các ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Không một nước nào trên thế giới có thị trường chứng khoán phát triển mà không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Tuy nhiên ở Việt Nam các ngân hàng thương mại hoạt động vẫn còn thiếu năng động và kém hiệu quả với các nghiệp vụ truyền thống, với trình độ công nghệ truyền thống. Vì vậy đổi mới hoàn thiện và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là vấn đề bức xúc và cần được quan tâm.
Chính vì lẽ đó mà em đã chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Đức Hiển người đã giúp em hình thành lên ý tưởng và tư duy cần thiết cho việc hoàn thành đề án này.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái niệm và bản chất thị trường chứng khoán (TTCK)
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán
Quan điểm thứ nhất cho rằng TTCK và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: thị trường tư bản (Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản.
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng “thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu Công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi sở hữu.
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, được trình bày trong giáo trình là:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng.
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Marker), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Cver - The Counter Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.2. Vai trò của thị trường chứng khoán.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Thị trường chứng khoán tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính.
Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các Công ty và giúp họ tránh được các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các Công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vỗn đầu tư nước ngoài. Đây là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.
Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp giữa lợi ích chủ sở hữu, nhả quản lý và những người làm công.
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các Công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các Công ty trong nước.
Thứ năm, TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạp áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các Công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy, giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của Công ty và không trở thành cơ sở để phân phôí một cách có hiệu quả các nguồn lực.
Một số tiêu cực khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện tương xung đột quyền lực làm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư và như vậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo cho chính hiệu quả của thị trường.
Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán có thực sự được phát huy hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường và sự quản lý của Nhà nước.
1.3. Các hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán.
Thực hiện chức năng cơ bản là biến tiết kiệm thành đầu tư, hoạt động của thị trường chứng khoán chủ yếu diễn ra thông qua các giao dịch - mua, bán và đầu cơ chứng khoán. Tuy vậy có thể nói rằng các hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra rất đa dạng, phong phú và rất phức tạp. Chúng ta chỉ có thể nghiên cứu và mô phỏng một số các hoạt động cơ bản diễn ra trên thị trường cấp I và thị trường cấp II như dưới đây mà thôi.
1.3.1. Các hoạt động trên thị trường cấp I: phát hành và chuẩn bị giao dịch.
Hoạt động trên thị trường cấp I bao gồm phát hành chứng khoán và chuẩn bị đưa chứng khoán vào giao dịch ở thị trường cấp II. Tại thị trường cấp I, những doanh nghiệp và Nhà nước có nhu cầu về vốn sẽ phát hành ra các công cụ tài chính để “gọi vốn” và các công cụ tài chính này sẽ được mua bán lần đầu tiên. Việc mua bán ở đây chỉ diễn ra giữa chủ thể phát hành ra chứng khoán với các tổ chức tài chính như các ngân hàng thương mại lớn và các tổ chức chuyên nghiệp trong kinh doanh chứng khoán. trong những trường hợp nhất định có thể có sự tham gia của cả Ngân hàng Trung ương, song chưa có những khách hàng - cá nhân, doanh nghiệp, hay những nhà đầu cơ. Người phát hành ra chứng khoán và chuyển chúng cho các tổ chức đại diện phát hành hay các trung gian tài chính nói trên. Để số chứng khoán này có thể được đưa vào giao dịch trên thị trường cấp II, đòi hỏi phải có sự đánh giá, phân loại theo một số những tiêu thức khác nhau. Một số những chứng khoán trong số đó hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước sẽ được lựa chọn quảng cáo và đưa vào niêm yết tại sở giao dịch. Số còn lại sẽ chỉ được giao dịch ngoài Sở, trên các thị trường bán tập trung và thị trường vô hình. Vì chưa có các đối tượng khách hàng và nhà đầu cơ do vậy giá cả của thị trường này sẽ được hình thành trên cơ sở mệnh giá, phụ thuộc vào chiến lược huy động vốn và lựa chọn cổ đông của người phát hành và phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường. Như vậy hoạt động chủ yếu của thị trường cấp I là những hoạt động phát hành, quảng cáo và chuẩn bị đưa các loại chứng khoán vào giao dịch.
1.3.2. Các hoạt động trên thị trường cấp II.
Khác với hoạt động trên thị trường cấp I, hoạt động của thị trường cấp II diễn ra rất đa dạng phong phú và rất phức tạp với sự góp mặt của đầy đủ các chủ tyể và thông qua tất cả các phương thức giao dịch khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu hoạt động của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động của Sở giao dịch, hoạt động của thị trường bán chính thức và các hoạt động của thị trường vô hình.
* Hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán
Nhìn chung các hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán diễn ra trên sàn giao dịch. Tại đây các nhà môi giới, các tổ chức kinh doanh chứng khoán thương lượng và đấu giá mua bán chứng khoán trên cơ sở các lệnh đặt hàng của khách hàng. Lệnh đặt hàng chính là yêu cầu của khách hàng về số lượng, giá cả và thời gian thực hiện các giao dịch nhằm đạt được những lợi ích mong muốn.
Khách hành muốn mua hay bán chứng khoán sẽ kết hợp một hợp đồng với Công ty môi giới và lệnh đặt hàng sẽ được xác lập để cụ thể hoá hợp đồng đã được ký kết. Như vậy vấn đề cơ bản về hoạt động của sở giao dịch là các loại lệnh do khách hàng đặt hàng đối với những người môi giới của mình và những người môi giới chuyển các lệnh đó đến sàn giao dịch để các chuyên gia chứng khoán hay còn gọi là người môi giới lập giá thực hiện. Các hoạt động của sở giao dịch luôn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, rất nghiêm ngặt bao gồm nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai.
* Hoạt động của thị trường bán tập trung (thị trường OTC)
Như chúng ta đã biết, thị trường bán tập trung không phải là thị trường hiện hữu, trái lại trên thị trường này các giao dịch chứng khoán hoàn toàn được thực hiện bởi các thành viên - các cttt chứng khoán - thông qua hệ thống thông tin và máy tính điện tử đã được nối mạng với nhau. Điều đáng chú ý là các thành viên của thị trường OTC không phải là thành viên của bất kỳ sở giao dịch chứng khoán nào, và họ thực hiện phần lớn nhưn giao dịch cho chính mục đích kinh doanh chứng khoán chứ không phải thực hiện lệnh của khách hàng. Nói cách khác, các Công ty chứng khoán hay các thành viên của thị trường OTC cũng chính là khách hàng, là người giao dịch hay những người tạo ra thị trường. Trên thị trường OTC “hàng hoá” là các loại chứng khoán chưa được niêm yết giá tại bất kỳ sở giao dịch nào. Đây chính là sự khác biệt giữa thị trường OTC với Sở giao dịch chứng khoán - từ đó là Sàn giao dịch truyền thống hay sàn giao dịch điện tử.
* Hoạt động của thị trường phi tập trung
Đây là thị trường mà hoạt động mua bán chứng khoán của bất kỳ chủ thể kinh tế nào, thông qua môi giới hoặc trực tiếp, diễn ra suốt ngày đêm ở khắp mọi nơi với phần lớn là các giao dịch theo phương thức trao ngay. Chính vì điều này mà người ta thường ít quan tâm đến thị trường phi tập trung hoặc coi đó là thị trường vô hình. Trên thực tế, hoạt động của thị trường vô hình lại chính là cơ sở hình thành và phát triển của thị trường chính thức và ngay cả khi thị trường chính thức đã ra đời và phát triển thì những giao dịch của thị trường vô hình vẫn có ý nghĩa rất quan trọng. Thị trường vô hình không chỉ làm tăng tính sôi động mà còn góp phần vào ổn định giá cả và lượng cân bằng trên thị trường chính thức, đặc biệt là những giao dịch với khối lượng lớn từ 10.000 chứng khoán - giao dịch khối.
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại (NHTM)
2.1.1. Quan niệm về Ngân hàng tmn
Đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
Là một doanh nghiệp NHTM cũng có tổ chức hoạt động theo mô hình như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, dựa trên cơ sở pháp lý và mục đích lợi nhuận. Điều khác biệt của một NHTM với một loại hình doanh nghiệp nào đó chính là ở đối tượng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã rất đặc biệt - tiền tệ và tín dụng. Ngoài ra do các hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng của NHTM luôn có những ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế do vậy mà các NHTM luôn được coi là những doanh nghiệp đặc biệt. Chính vì điều này mà ngoài những quy định pháp lý chung đối với các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng được quản lý theo những luật định và các cơ quan chức năng nhất định của Nhà nước.
2.1.2.Phân loại.
* NHTM quốc doanh: Là NHTM được thành lập từ 100% vốn ngân sách Nhà nước
* NHTM cổ phần: Là NHTM được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần trong đó có một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do NHNN quy định.
* Ngân hàng nước ngoài: Là ngân hàng được thành lập theo pháp lệnh ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo pháp lệnh Việt Nam.
* Ngân hàng Liên doanh: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên NHVN và bên ngân hàng nước có có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp lệnh Việt Nam.
* Ngân hàng đầu tư và phát triển: là ngân hàng quốc doanh, nhận vốn đầu tư phát triển từ NHNN để đầu tư cho các dự án phát triển kỹ thuật củann và huy động vốn trung, dài hạn trong nước, ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn là chủ yếu.
2.2. Các hoạt động của NHTM thị trường chứng khoán
2.2.1. Mỗi ngân hàng là một nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
Ngân hàng thương mại ngày nay không chỉ thực hiện vai trò là một trung gian tài chính sử dụng nguồn vốn huy đoọng được để tiến hành cho vay mà còn thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán như một nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư này cho chính ngân hàng bằng nguồn vốn kinh doanh của mình (trong điều kiện luật pháp quốc gia cho phép các ngân hàng thực hiện kinh doanh chứng khoán) nhưng cũng có thể là ngân hàng mua bán, kinh doanh chứng khán theo sự uỷ thác của khách hàng.
Cùng với việc đầu tư, các ngân hàng còn có thể đầu cơ chứng khoán trên thị trường. Qua việc đầu cơ chứng khoán, các ngân hàng có thể thu hút được lợi nhuận bằng cách tiến hành mua chứng khoán để bán chứng khoán tại các thời điểm khác nhau khi có sự biến động về tỷ giá.
Hai hoạt động này chính là nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp cua các ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Các ngân hàng có thể kiếm được nhiều lời hơn trong loại chứng khoán nào và họ cũng giảm được chi phí giao dịch do tiến hành mua chứng khoán đối với khối lượng lớn.
2.2.2. Ngân hàng thực hiện thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán.
Cùng với việc áp dụng công nghệ tin học và viên thông hiện đại mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, kỹ thuật tin học phát triển khiến cho công nghệ thanh toán qua ngân hàng trở nên ngày càng hiện đại. Ngày nay, ngành ngân hàng đã và đang phát triển một hệ thống thanh toán bù trừ tiền và những giấy tờ có giá riêng cho ngành. Hệ thống này có thể mở rộng và cho phép thanh toán bù trừ ghi sổ trong một thời gian rất nhanh chóng. Nhờ có hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng mà hoạt động thanh toán chứng khoán đảm bảo được yêu cầu về thời gian, độ chính xác nhằm phục vụ cho các đối tượng mua bán chứng khoán trên thị trường.
Ngoài ra, ngân hàng với cơ sở vật chất, độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như những kinh nghiệm trong hoạt động bảo quản và các giấy tờ có giá vốn rất được tín nhiệm của công chúng sẽ đảm nhiệm tốt dịch vụ lưu ký chứng khoán bao gồm bảo quản an toàn chứng khoán, giữ gìn bí mật về thông tin chứng khoán, thực hiện thanh toán cho tất cả các chứng khoán gia dịch. Đồng thời, khi khách hàng lưu ký có liên quan như thu lãi chứng khoán hộ khách hàng hay chuyển nhượng chứng khoán theo sự uỷ quyền của khách hàng.
2.2.3. Ngân hàng thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Ngân hàng thương mại hoàn toàn có khả năng bảo lãnh chứng khoán và làm đại lý thực hiện bao tiêu số chứng khoán sắp phát hành đồng thời cũng là người xác định giá cả, khối lượng chứng khoán phát hành. Khi muốn phát hành chứng khoán ra thị trường, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức chính phủ cần phải có sự bảo lãnh của các ngân hàng thương mại, bởi vì với sự bảo lãnh này thì công chúng sẽ tin tưởng và dễ dàng chấp nhận đối với các chứng khoán mới. Với mạng lưới tổ chức rộng rãi gồm nhiều chi nhánh, những kinh nghiệm trong kinh doanh, những quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao nên các ngân hàng thương mại lớn có thể thực hiện thành công việc bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp.
Kết hợp với các Công ty chuyên nghiệp kinh doanh chứng khoán, các ngân hàng thương mại có thể tham gia vào quảng cáo, cung cấp những thông tin cần thiết về các loại chứng khoán mới phát hành tạo nên điều kiện thuận loaị cho các chứng khoán giao dịch ở thị trường cấp hai. Như vậy, với việc tham gia vào thị trường chứng khoán, các ngân hàng vừa