Đề tài Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở Kiên Giang
Nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất của mọi xã hội, nếu nguồn nhân lực được quan tâm phát triển đúng mức sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, song nếu nguồn nhân lực đó không được sử dụng tốt, việc làm không được giải quyết, nạn thất nghiệp gia tăng, trở thành một gánh nặng, một sức ép về kinh tế, nảy sinh tiêu cực xã hội, thậm chí gây chấn động đất nước. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế tư sản điển hình như John Maynard Keynes, đưa ra "lý thuyết về việc làm" và coi việc làm là một vấn đề trung tâm của xã hội tư sản hiện đại. Ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của mọi quốc gia, liên quan đến đời sống hàng tỷ người trên hành tinh chúng ta. Theo sự đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về việc làm (Global Employment Crisis) [13,22], kể cả ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở nông thôn cũng như thành thị, trong khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Tình hình việc làm ở nước ta cũng gay gắt, trở thành vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương đúng đắn, biện pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động trong tình hình mới. Hơn 10 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách kinh tế phù hợp, nhờ đó đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trở thành một nước có nền kinh tế năng động và phát triển tương đối nhanh trong khu vực. Song, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân mới, do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra như nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội. Trong các vấn đề ấy thì vấn đề lao động, việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính cơ bản lâu dài ở nước ta. Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung mới là không chỉ đơn thuần trong phạm vi chính sách xã hội và cũng không chỉ đơn thuần là thanh toán nạn thất nghiệp. Giải quyết việc làm bao gồm cả một hệ thống vấn đề: tạo điều kiện cho công dân được giáo dục đào tạo và chuẩn bị tốt hơn để bước vào lập thân, lập nghiệp, được hưởng quyền lợi làm việc, tự do lao động, sáng tạo và hưởng thụ thành quả chính đáng, được bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ và vật chất do mình làm ra theo đúng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cống hiến cho cộng đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVA~2.DOC
- BIA.DOC
- MUCLUC.DOC
- TLTKHAO.DOC
- TOMTATLV.DOC