Sau khi đã được tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ thế giới sinh vật ở sinh học 6 và sinh học 7, ở sinh học 8 học sinh sẽ được nghiên cứu về chính bản thân mình qua môn học: Cơ thể người và vệ sinh. Học sinh sẽ được tìm hiểu sâu hơn về chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cấu tạo với chức năng của chúng, tìm ra quy luật hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt chương trình sinh học 8 cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người, do loài người có nguồn gốc từ động vật nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hóa nhờ có lao động, tư duy, tiếng nói, chữ viết. Sinh học 8 đã dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu chức năng sinh lý và vệ sinh, chú ý đến việc giáo dục sức khỏe cho tuổi vị thành niên. Trên cơ sở đó đề tài đã đề ra các biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể bảo vệ tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả học tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài ra mục đích của đề tài còn đề ra những biện pháp làm sao tạo cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học, luôn có tinh thần say mê tăng cường tích cực trong hoạt động nhận thức của mình. Vậy việc vận dụng kiến thức sinh học 8 phải như thế nào trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ, tăng cường sức khỏe để học tập, lao động có năng suất và hiệu quả, đồng thời những hiểu biết về con người giúp học sinh hoàn chỉnh những kiến thức cơ bản về thế giới sinh vật đã được học ở môn sinh học 6, 7 đó là lý do của việc chọn đề tài.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục biện pháp giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua bộ môn sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
ĐỀ TÀI:
&
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhạn
Tây Ninh, Ngày 10 tháng 04 năm 2010
GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 8
BẢN TÓM TẮT ĐỀ
Tên đề tài : GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Hồng Nhạn
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
1. Lý do chọn đề tài:
Chương trình sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người, đặc biệt chương trình sinh học 8 đã dành thời gian giáo dục học sinh về kiến thức vệ sinh liên hệ thực tế trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ tăng cường sức khỏe để học tập, lao động có năng suất và hiệu quả. Đồng thời những hiểu biết về con người giúp học sinh hoàn chỉnh kiến thức sinh học 6, 7 đó là lý do chọn đề tài.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Con người là đối tượng nghiên cứu cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu trong các bài học quy định trong chương trình và sách giáo khoa sinh học 8 từ chương I đến chương IX, về các kiến thức vệ sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ quan hoặc liên hệ thực tế trong đời sống học tập và lao động.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Khai thác được nội dung giáo dục biện pháp giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua một số chương, bài cụ thể.
- Giảng dạy bằng việc trực tiếp, việc lồng ghép hoặc bổ sung hay mở rộng kiến thức nhưng luôn đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn, tránh làm nhàm chán và làm nặng nề thêm các nội dung sẵn có.
- Sưu tầm thêm tranh ảnh thực tế để làm thêm phong phú nội dung bài học.
4. Hiệu quả áp dụng:
Đa số học sinh nắm được kiến thức vệ sinh đã được khai thác trong các bài học hay qua việc liên hệ kiến thức thực tiễn
5. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng trong việc dạy chương trình sinh học 8 tại trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Tây Ninh, ngày 10 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Nhạn
Đề tài: GIẢI PHÁP KHOA HỌC
GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 8
A. Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Sau khi đã được tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ thế giới sinh vật ở sinh học 6 và sinh học 7, ở sinh học 8 học sinh sẽ được nghiên cứu về chính bản thân mình qua môn học: Cơ thể người và vệ sinh. Học sinh sẽ được tìm hiểu sâu hơn về chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cấu tạo với chức năng của chúng, tìm ra quy luật hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt chương trình sinh học 8 cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người, do loài người có nguồn gốc từ động vật nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hóa nhờ có lao động, tư duy, tiếng nói, chữ viết. Sinh học 8 đã dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu chức năng sinh lý và vệ sinh, chú ý đến việc giáo dục sức khỏe cho tuổi vị thành niên. Trên cơ sở đó đề tài đã đề ra các biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể bảo vệ tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả học tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài ra mục đích của đề tài còn đề ra những biện pháp làm sao tạo cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học, luôn có tinh thần say mê tăng cường tích cực trong hoạt động nhận thức của mình. Vậy việc vận dụng kiến thức sinh học 8 phải như thế nào trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ, tăng cường sức khỏe để học tập, lao động có năng suất và hiệu quả, đồng thời những hiểu biết về con người giúp học sinh hoàn chỉnh những kiến thức cơ bản về thế giới sinh vật đã được học ở môn sinh học 6, 7 đó là lý do của việc chọn đề tài.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Con người là đối tượng nghiên cứu của sinh học 8 cũng là đối tượng mà đề tài khai thác, một đối tượng rất gần gũi với học sinh là bản thân các em, là bạn bè và mọi người xung quanh nên các em có những hiểu biết liên hệ thực tế liên quan đến đời sống, đến hoạt động học tập hằng ngày của các em để từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và vệ sinh trong việc vận dụng kiến thức sinh học 8 vào việc giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe trong quá trình “học tập” cho bản thân, cộng đồng…. Qua đó giáo viên
cũng rút ra được vấn đề thực tế khi tiếp xúc với học sinh trong quá trình “giảng dạy”.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong các bài học quy định trong chương trình và sách giáo khoa sinh học 8 từ chương I đến chương IX, các kiến thức vệ sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ quan hoặc liên hệ thực tế trong đời sống học tập và lao động.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu:
Sách giáo khoa sinh học 8, sách giáo viên sinh học 8, sách cơ bản và nâng cao sinh học 8.
- Điều tra:
Kiểm tra thường xuyên học sinh về việc vệ sinh lớp học, vệ sinh thân thể.
- Giả thuyết khoa học:
Nghiên cứu các tài liệu tranh ảnh, sách báo, y tế, giáo dục, .... Giáo viên nắm vững các kiến thức vệ sinh. Từ đó hướng dẫn, giúp các em vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể , nhất là lứa tuổi dậy thì các em cần phải có kiến thức để đưa ra biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Để thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” “lý luận gắng liền với thực tiễn” nên trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết, giáo viên cần liên hệ thực tế để học sinh vận dụng những hiểu biết của mình vào việc giữ vệ sinh nhằm nâng cao thể lực cho bản thân hơn nữa. Học sinh lớp 8 ở độ tuổi 13- 14 tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, giai đoạn quá độ chuyển từ thiếu niên sang thanh niên cơ thể phát triển mạnh về kích thước và thể lực, đồng thời có những chuyển biến mạnh về mặt sinh lý. Chính những chuyển biến đó ở các em là những vấn đề kích thích nhu cầu tìm hiểu về bản thân mình. Đồng thời sự phát triển cơ bắp khiến các em ham thích được hoạt động, tính năng động cao. Tuy nhiên mức độ phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến hoàn thiện, do đó các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn xong cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế do đó việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh trong quá trình học tập là điều rất cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng
học sinh.
- Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong dạy học kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, về sự phát triển trí tuệ cùng các kỹ năng tư duy, về giáo dục đạo đức, về sự chuyển biến thái độ hành vi.
- Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Giáo viên cần giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.
- Phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng không phải phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giáo viên mà xuất phát từ:
+ Mục tiêu đào tạo: Hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
+ Mục đích lí luận dạy học: Nhằm gây ý thức, động cơ học tập, tri giác, tài liệu mới hay củng cố, ôn tập, kiểm tra.
+ Nội dung bài học: Thuộc thành phần kiến thức nào là kiến thức giải phẫu hay kiến thức sinh lý, sinh thái hoặc kiến thức vệ sinh (Kiến thức ứng dụng).
+ Đặc điểm tâm sinh lý.
+ Điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của bộ môn.
- Phương pháp đặt thù của bộ môn là phương pháp trực quan và thực hành. Đối với việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. Hai phương pháp này sẽ giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự giành kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được trở thành tài sản riêng của các em. Vì các em hiểu bài sâu và nắm vững hơn.
- Trong các phương pháp hiện nay có phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là một trong những phương pháp dạy học tích cực cần được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy môn sinh học ở trường THCS. Thực hiện dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống. Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển phương pháp thực hành, phương pháp trực quan, theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện. Là giáo viên dạy môn sinh học 8 chúng ta phải sử dụng phương pháp nào mà sau tiết học từng đối tượng học sinh của mình có thể nắm được kiến thức trọng tâm của bài hay kiến thức thực tế mà học sinh đã được liên hệ lồng ghép vào nội dung bài học theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Do đó giáo viên cần tổ chức thường xuyên hoạt động dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ của tiết học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Trong đổi mới phương pháp cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy học ở địa phương.
3. Nội dung vấn đề:
* Vấn đề đặt ra:
- Việc vận dụng kiến thức sinh học 8 vào việc giữ vệ sinh rèn luyện sức khỏe được giáo viên liên hệ thực tế đó là những vấn đề giúp học sinh dễ dàng vận dụng lý thuyết vào thực tế và ngược lại.
- Vận dụng kiến thức vệ sinh phải được động viên, nhắc nhở thường xuyên trong quá trình giảng dạy, học tập nhằm tạo thói quen hay các biện pháp vệ sinh có liên quan đến việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
- Trong quá trình thực hiện giảng dạy việc giáo dục biện pháp giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua bộ môn học sinh học lớp 8 gặp nhiều thuận lợi:
+ Về sách giáo khoa, sách tham khảo có đầy đủ.
+ Một số em rất ham thích đọc thêm sách tham khảo, tự tìm tòi giải thích được các bài tập có liên quan đến thực tế.
+ Cơ sở vật chất về phòng học thuận lợi cho việc học tập bộ môn.
+ Có mô hình, tranh ảnh phục vụ cho việc tìm hiểu về cấu tạo chức năng và vệ sinh cơ thể người.
+ Cấu trúc chương trình thuận lợi cho việc thực hiện đề tài là sau khi nêu qua ý nghĩa, tầm quan trọng của từng hệ cơ quan trong hoạt động sống chung của cơ thể, sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu cấu tạo và hoạt động sinh lý của các cơ quan trong hệ. Cuối cùng, nêu lên các vấn đề vệ sinh dựa trên những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ quan hoặc ứng dụng vào đời sống, học tập và lao động.
+ Học sinh có nếp tham gia học nhóm đã được rèn ngay từ lớp 6.
- Bên cạnh thuận lợi xong trong quá trình thực giảng dạy sinh học 8 cũng như việc vận dụng đề tài vẫn còn gặp phải một số khó khăn:
+ Tranh vẽ trong cấp học còn hạn chế, mô hình người dễ vỡ
+Theo trình tự các bước phương pháp học nhóm đôi lúc còn bị hạn chế thời gian cho việc liên hệ kiến thức thực tế.
+ Một số học sinh chữ viết cẩu thả, quá xấu, ghi bài rất chậm, nhận thức chậm có những nội dung giáo viên đã giúp các em tìm hiểu phân tích, so sánh, liên hệ thực tế rút ra nhận xét, kết luận rất rõ ràng nhiều lần, nhưng khi trình bày lại thì trình bày không được, gây khó khăn cho hoạt động chung của lớp.
* Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:
-Trong cuộc sống sức khỏe là quan trọng nhất đối với mọi người, sức khỏe tốt thì mới học tập và lao động tốt. Muốn cho học sinh học tốt chế độ học tập phải phù hợp với khả năng học sinh, tránh học trước quên sau, một số học sinh chán học vì không đảm bảo được chế độ học tập, vậy muốn cho học sinh nhớ bài lâu thì phải làm cho mọi giác quan như: mắt, tai các hoạt động của cơ bắp và nếu có thể cả vị giác, khứu giác cũng được tham gia vào sự nhớ bài đó.
- Phương pháp vệ sinh trong giảng dạy là làm thế nào giáo viên tốn ít hơi sức mà học sinh dễ hiểu bài và khắc sâu kiến thức, làm cho bài học khó cũng trở thành nhẹ nhàng, dễ hiểu, trở nên hứng thú. Muốn vậy, người giáo viên cần phải nắm vững một số nguyên tắc sau:
+ Phải quan tâm chung đến vệ sinh lớp trước khi bắt đầu vào tiết học.
* Như lớp đã sạch chưa, học sinh có ngồi ngay ngắn, thoải mái không, bàn ghế kê thẳng chưa? Việc chuẩn bị khăn lau, phấn, bảng… ra sao? Những kiến thức chung về vệ sinh nhà trường của một phòng học, người giáo viên cần quan tâm, tránh vào lớp thực hiện giảng dạy và học tập ngay mà không cần biết đến những sai sót khác.
+ Phải chú ý các bước lên lớp:
* Nói chung về sinh lý hoạt động của não, thì ngay lúc vào học khoảng 5 đến 10 phút đầu khả năng tiếp thu của học sinh chưa cao (nhất là tiết đầu và tiết thứ ba sau khi ra chơi), vì bấy giờ ở học sinh chưa chuyển ngay được từ trạng thái vui chơi thoải mái sang học tập. Bao nhiêu chuyện ngoài lớp còn dư âm trong tâm lý học sinh như: Cảnh nhộn nhịp sân trường với bao trò chơi, lời nói, cảnh vật…nên ở thời gian này chỉ coi là bước khởi động chuẩn bị ổn định trật tự, nhắc lại một số điểm đã học, nêu yêu cầu của bài học mới. Ở phần kiểm tra bài cũ cần đặt những câu hỏi gợi mở trắc nghiệm có tính chất động não ở học sinh.
Từ 25 đến 30 phút giữa tiết học mới có thể coi là những phút giành phần chính cho bài học.
Những phút cuối cùng 5 đến 10 phút, do mệt mỏi nên khả năng tập trung tiếp thu của học sinh dần dần kém đi, vì vậy cần phải coi là lúc thực hiện việc củng cố bài, tóm tắt những điều chính, tìm hiểu về mục em có biết, dặn dò vấn đề chuẩn bị cho tiết sau.
+ Phải chú trọng tiết giải lao của học sinh trước khi bước vào tiết học kế, vì quá trình học và nghỉ là một chuỗi mắt xích nối tiếp liên quan như quá trình hưng phấn và ức chế. Trong thời gian này là giải thích cho học sinh tránh nghỉ thụ động vì lối nghỉ ở trong lớp như bằng cách ngồi tại chỗ để chờ tiết vào học thì việc giải lao này không có hiệu quả vì khí Cacbonic (CO2) còn cao trong lớp (Vận dụng qua bài giảng: Trao đổi chất) hơi nóng nhất là lúc nhiệt độ cao chưa được thoát ra hết. Giáo viên cần hướng dẫn các em lối nghỉ giải lao tích cực là phải ra ngoài, đi lại
vận động, tham gia tốt việc tập thể dục giữa giờ giúp cho cơ thể sản khoái, thải được axit lactic (giáo dục học sinh về hiện tượng chống mỏi cơ ở bài: “Sự hoạt động của cơ ”)
- Trong quá trình giảng dạy, để học sinh dễ hiểu bài, cần phải phối hợp nhiều giác quan cho sự nhớ bài đó.
Trong quá trình giảng dạy sinh học 8 cụ thể ở một số tiết dạy như sau:
+ Nếu giải thích kết hợp với tranh vẽ và thực nghiệm như bài “Hoạt động hô hấp” giáo viên chuẩn bị một lọ nước vôi trong, ống thổi, một tấm kính trong để thí nghiệm chứng tỏ trong khí thở ra có khí CO2 làm nước vôi đục và chứng tỏ có hơi nước làm tấm kính mờ, nhờ thí nghiệm đã tạo nên một hình ảnh sinh động, khi củng cố lại đa số khoảng từ 95% trở lên học sinh tiếp thu bài tốt.
+ Giải thích và kết hợp với tranh vẽ như ở bài “Cấu tạo và tính chất của cơ ”, “Tuần hoàn máu và bạch huyết” thì chỉ có khoảng 50% học sinh ở lớp tiếp thu bài tốt.
+ Còn chỉ nói suông không dựa vào trực quan thì kết quả chỉ có 1 số ít nhắc lại bài tốt, khoảng ¼ lớp (25%).
- Vậy giảng dạy cần phải cụ thể, kết hợp lời giải thích bằng nhiều hình ảnh sinh động và liên hệ thực tế, bản thân…
- Trong quá trình giảng dạy cần chú ý về nề nếp học của học sinh, để phát hiện cách ngồi không ngay ngắn (giáo dục việc bảo vệ cột sống tránh bị cong vẹo ở bài “cấu tạo và tính chất của xương”), không trật tự, không cùng hoạt động nhóm hay không ghi chép bài của học sinh, hay có hiện tượng học sinh ngủ gật hoặc bị bệnh xảy ra. Để giáo viên kịp thời uốn nắn, giáo dục học sinh về việc vệ sinh cột sống như ngồi học đúng tư thế, khoảng cách giữa mắt với tập và sách, kích thước bàn ghế cho từng cấp học, ánh sáng….
- Đối với bài có ý nghĩa vệ sinh rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, thì việc truyền đạt phải chính xác, đảm bảo tính khoa học. Học phải kết hợp với hành, thực hành ngay tại lớp, như để thở khí thoáng, sạch bụi thì khi quét sân trường cần phải đeo khẩu trang để hạn chế sự xâm nhập của bụi vào cơ thể cũng như ở trong lớp việc tránh bụi phấn cũng là khâu quan trọng nên bông bảng cần được nhúng ướt, ráo trước khi dùng. (liên hệ thực tế trong bài vệ sinh hô hấp). Từ đó giáo dục cho các em trồng và bảo vệ cây xanh ở trường, ở lớp.
- Hãy giáo dục học sinh biện pháp bảo vệ cơ thể, tránh gây thương tích thì tốt nhất là trong giờ ra chơi cần tham gia sinh hoạt với những hình thức vui chơi nhẹ nhàng, trò chơi ít vận động để tránh mệt mỏi làm ảnh hưởng sự tiếp thu ở tiết sau hoặc để tránh hiện tượng mất máu do chấn thương gây ra (giáo dục trong bài: “Đông máu và nguyên tắc truyền máu” hay bài: “Vệ sinh hệ vận động ”).
- Đối với bài có tính chất phòng dịch giáo viên cần giáo dục học sinh thấy được ý nghĩa của “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” để động viên các em (100%) tiêm chủng ở địa phương hoặc ở trường (giáo dục trong bài: “ bạch cầu và miễn dịch”).
- Giáo viên nên khai thác luôn vốn hiểu biết và kinh nghiệm mà học sinh tích lũy được thông qua hoạt động nhóm ( trao đổi, thảo luận) để tìm ra các biện pháp vệ sinh đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh đồng thời còn là thành viên tuyên truyền giúp cộng đồng hiểu biết sâu về những kiến thức mà học sinh tiếp thu được như trong bài “Đại dịch AIDS – thảm họa nhiễm HIV và cơ sở khoa học về các biện pháp phòng tránh chủ yếu…”
- Dạy học và phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau, đây là con đường bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo có hiệu quả, đồng thời cũng là cách rèn luyện phương pháp nhận thức tích cực cho học sinh, làm sao những câu hỏi và bài tập đề ra đòi hỏi học sinh phải vận dụng những tri thức đã lĩnh hội trước đó, để giải quyết một số hiện tượng thực tế như:
+ Tại sao khi mệt hoặc buồn ngủ, lúc trời rét lại hay ngáp
+ Vì sao “Trời nóng chóng khát, lúc trời mát chóng đói?”
+ Vì sao nhai kỹ no lâu?
+ Phân tích câu ca dao “ Ăn có nhai, nói có nghĩ ”
+ Tại sao ăn xong không nên tắm ngay, làm việc ngay?
+ Tại sao mới đi ngoài nắng về hay vừa lao động xong không nên tắm ngay ?
- Còn trong bài “Vệ sinh da” cho học sinh quan sát tranh ảnh về bệnh ngoài da và giới thiệu thêm một số bệnh như: Tiêm phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh và người mẹ, cách giảm nhẹ tác hại của bỏng. Ở nơi phát sinh nhiều bọ như: bọ chét,… cần diệt ổ cư trú bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng phun vào các ổ, các bụi cây…
- Bên cạnh một số vấn đề đã được nêu trên, để xứng đáng là một tấm “gương sáng” cho học sinh noi theo về nếp sống văn minh của người giáo viên rất vô cùng cần thiết như ở bài “Cấu tạo và chức năng của da” có câu hỏi (câu 1 trang 133) Da có cấu tạo thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẽ lông mày tạo dáng không? Vì sao? Với câu hỏi như vậy mà giáo viên thực hiện không tốt thì thử hỏi tác dụng của câu hỏi trong bài giảng sẽ hạn chế đi rất nhiều và sẽ làm giáo viên ngần ngại khi học sinh nhờ giải đáp thực tế câu hỏi này.
- Cuối các bài thường có mục “em có biết?” cung cấp một số số liệu hoặc dẫn liệu có liên quan đến bài nhằm gây hứng thú và mở rộng tầm hiểu biết đối với học sinh đặt biệt có những bài học liên quan đến kiến thức vệ sinh như bài: “Chứng xơ vữa động mạch” (trang 53), “vai trò của nước bọt” (trang 83), “sỏi thận” (trang 125), “vệ sinh mắt” (trang 161)
Ví dụ như bài: “ Vệ sinh tiêu hóa” giáo viên cần phải giáo dục cho các em học sinh về việc ăn uống hợp vệ sinh là như thế nào? Từ đó vệ sinh cá nhân sau khi ăn và trước khi đi ngủ để chống bệnh sâu răng. Đồng thời giáo dục cho các em ăn uống hàng rông không hợp vệ sinh, không rõ nguồn gốc. Qua bức tranh sau:
* Kết quả so sánh:
Đa số học sinh đều vận dụng được kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh trong rèn luyện thân thể cụ thể học sinh đã tự bạch được qua các câu hỏi thực tế về kiến thức vệ sinh thể hiện qua làm bài, kết quả cụ thể qua
khảo sát vòng 1và vòng 2 ở năm học này. Câu hỏi về kiến thức vệ sinh các lớp bản thân giáo viên dạy đều đạt yêu cầu:
Lớp
Sỉ số
KSCL Vòng 1 đạt yêu cầu
KSCL Vòng 2 đạt yêu cầu
Tổng số
%
Tổng số
%
8A1
37
25
67,6
30
81,1
8A2
33
22
66,7
32